Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Việt Nam: giữa sức ép của Tàu và Mỹ - Phần II

Vĩnh Như

Một sách lược đặt nền tảng trên bản sắc dân tộc, dựa vào sức mạnh của toàn dân thích hợp với xu thế của thời đại mới hy vọng có đủ khả năng hóa giải tận gốc những mâu thuẫn kho'c liệt giữa Tàu và Mỹ cùng phe nhóm của họ đang hội tụ ở vùng đất Á châu và vùng biển Thái Bình Dương.
Con đường duy nhất là con đường nhân bản dân tộc (ở đâu có nhân bản thì ở đó có dân chủ và nhân chủ qua lăng kính bình đẳng và tự do) Nhưng phải là dân tộc, nhân bản đích thực, tức vì dân tộc, vì nhân phẩm, nhân quyền của người dân nói riêng, của con người nói chung, chứ không phải là chiêu bài dân chủ, nhân quyền để khống chế kẻ khác.
Nhân bản là lấy con người làm gốc, làm trung tâm cho mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm, con người chứ không phải thần linh, con người chứ không phải là vật chất (kinh tế...) con người chứ không phải là một nhóm người có ưu thế trong xã hội.
Mặt khác, một khi đánh mất ý thức dân tộc, không còn hồn dân tộc, con người sẽ sống giống như một loại cây bị trốc rễ, bậc gốc (vong bản) người ấy dần dần bị tha hóa, không còn bản sắc, mất đi nội lực và sống dật dờ như bọt bèo trên nước (Thường Nhược Thủy - Tủ Sách Việt Thường)
Nhưng chúng ta không chủ trương chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chỉ có ta mà không có người. Ông cha ta đã dạy: "rằng trong lẽ phải có người có ta" và "ghét người mình lại hóa ra ghét mình". Nói cách khác trong ta có người, trong người có ta. Con người thật sự là người chỉ khi con người ấy ở trong mối quan hệ đủ màu, đủ vẻ với người thì con người ấy mới là người trưởng thành thật sự.
Trước thực trạng hiện nay, người Việt ở trong nước và ở hải ngoại, muốn phục hoạt nội lực dân tộc là phải trở về với bản sắc dân tộc, nghĩa là trở về nguồn. Nguồn nào?
Chắc chắn không phải là Ấn Độ (Phật giáo), cũng không phải Trung Hoa (Nho giáo), nghĩa là không ngừng lại ở tam giáo (Nho - Lão - Phật). Phải chăng là trở về văn hóa Đông Sơn vối trống đồng Ngọc Lũ, hay văn hóa Phùng Nguyên thời các vua Hùng dựng nước, lúc người Việt chưa tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ?
Phải đi xa hơn nữa, vướt qua văn hóa Bắc Sơn với rìu Bắc Sơn nổi tiếng trên thế giới, đến tận văn hóa Hòa Bình muộn (từ 12.000 - 10.000 năm trước Tây lịch) nơi xảy cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước (Oryza Saliva - cây lương thực trọng yếu của loài người) cách ngày nay 6 - 7 ngàn năm.
Các nhà nghiên cứu văn hóa đều đồng thuận nông nghiệp - nông nghiệp trồng lúa nước là khởi điểm của văn minh nhân loại, trên lưu vực của những dòng sông lớn của thế giới ngày xưa.
Từ những hiểu nghiệm (những hiểu biết qua kinh nghiệm sống) và kinh nghiệm chiêm nghiệm thiên nhiên trong nền văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời (hài hòa, thích nghi, tinh thần tương trợ, tương thân, tương ai, tập quán "có việc thì đến hết việc thì đi" v...v…" bước vào ngôi nhà tâm linh, đến tận nguồn gốc văn hóa Việt - Thiên Thư Vô Ngôn Của Trời Đất, nơi chứa đựng những yếu tố tinh anh/ tinh ròng (hằng số) của văn hóa Việt, nền tảng của đạo sống Việt, Tâm Việt, Hồn Việt.
Trở về với bản sắc đích thực của dân tộc đồng nghĩa với phục hoạt tinh thần dân chủ được thể hiện qua nếp sống xã thôn tự trị (phép vua thua lệ làng) với quan niệm quan cần nhưng dân không vội, quan có vội, quan lội quan đi - và ở tinh thần dân chủ đại đoàn kết của Hội Nghị Diên Hồng thế kỷ thứ 13.
Đó cũng là xu thế tất yếu của thời đại, buộc ta phải hành động nhu thế, cưỡng lại cũng không được: một xu thế vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại.
Chúng ta vận dụng, điều hợp xu thế nào cho hợp với mô hình dân chủ mà Việt Nam có thể tự hào với thế giới: ông cha ta thể hiện tinh thần dân chủ độc đáo - thống nhất lòng vua, quan, dân về một mối - để ba lần đánh đuổi quân xâm lăng Nguyên, Mông, một đoàn quân bách chiến bách thắng, trên khắp các chiến trường từ Á sang Âu, cai trị Nga hơn 200 năm và Trung Hoa gần 100 năm.
Lịch sử 2000 năm quan hệ Việt Nam và Trung Hoa cho thấy rằng khi nào những người cầm quyền Việt Nam chia rẽ, không có hậu thuẫn của người dân (thời Hồ Quý Ly) thì khi ấy Trung Hoa mới có thể xâm chiếm Việt Nam; còn nếu nội bộ yên ổn cùng một lòng, người cầm quyền và quân dân đoàn kết, lòng người thu về một mối thì Trung Hoa không bao giờ thực hiện được ý đồ đánh chiếm Việt Nam. Suốt tám thế kỷ từ Ngô Quyền đến Quang Trung, Trung Quốc xâm lăng Việt Nam bảy lần nhưng hoàn toàn thất bại như đã trình bày ở phần trên.
Trở về với bản sắc dân tộc cũng đồng nghĩa với trở về dựa vào sức mạnh toàn dân, chứ không phải dựa vào phe nhóm, đảng phái hay một ý thức hệ ngoại nhập Tây, Nga, Tàu, Mỹ, Ấn Độ v.. v....
"Dân tộc nào để cho văn hóa ngoa.i lai ngự trị thì không thể có độc lập thực sự, vì văn hóa là linh hồn của một dân tộc (Nguyễn An Ninh - Lý Tưởng Của Thanh Niên Việt Nam)
Cho nên hiện nay, hơn lúc nào hết việc dân chủ hóa Việt Nam lại càng khẩn thiết và thúc bách.
Một chánh phủ được toàn dân ủng hộ như thời Lý, Trần thì các cường quốc khó có thể bắt chẹt được Việt Nam. Khi chính trị đã sửa đổi trên căn bản “dân chủ dân tộc” thì vấn nạn về nhân quyền không còn tồn tại, và mọi tôn giáo đều phải tuân theo luật pháp vì pháp luật đó được dân chúng tán đồng.
Dân chủ hóa Việt Nam trên tinh thần dân tộc là môi trường thuận lợi, tạo điều kiện thực hiện tinh thần dân chủ đại đoàn của Hội Nghị Diên Hồng.
Hơn nữa, hiện nay người Việt có mặt khắp nơi trên thế giới, mở rộng vòng tay, nối liền năm châu bốn bể tạo thành "một nước Việt Nam hải ngoại", mang tính quốc tế, bảo vệ quê mẹ đã được dân chủ hóa, trên nền tảng của bản sắc dân tộc.
Như vậy, Việt Nam hội đủ các yếu tố vật chất (dân chủ hóa, dựa vào sức mạnh của toàn dân) và tinh thần (bản sắc dân tộc, thay đổi cái nhìn, thống nhất tri thức và tâm thức) để phục hoạt nội lực của người Việt trong nước và người Việt hải ngoại.
Với nội lực tổng hợp trong nước và hải ngoại, các cường quốc khó có thể lung lạc được ý chí của dân tộc Việt Nam.
Đó là nền tảng để Việt Nam thực hiện sách lược lâu dài cho con đường sống của dân tộc, con đường nhân bản đích thực mà ông cha ta đã gói ghém trong thông điệp Thần Tổ Kép Tiên Rồng để con cái Việt noi theo.(Xem Đạo Sống Việt. Tủ Sách Việt Thường P.O. Box 720080 Houston, TX 77072)
Vấn đề không phải là theo Tàu (thế lực của đất - Tiên) hay dựa vào Mỹ (thế lực của biển: Rồng) hoặc với chiến thuật tạm thời đi đu dây giữa các cường quốc và các nước Đông Nam Á. Mà là hóa giải những mâu thuẫn của các cường quốc với tư tưởng đối lập thống nhất (biểu tượng thần tổ kép Tiên Rồng) mang tính thực tiễn và khoa học, với quan niệm đối lập là bổ sung, chấp nhận dị biệt (rằng trong lẽ phải có người có ta) đi đến hòa hợp trong tinh thần "hòa cả làng" để cùng nhau tồn tại, chứ không phải đối lập hủy diệt, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé như loài vật.
Cụ thể là thế lực đất (Tàu) cũng như thế lực biển (Mỹ) phải ý thức khoa học đang tiến bộ như vũ bão, tiến bộ từng ngày mà đầu óc con người, nhất là giới lãnh đạo chính trị và tinh thần lại vô cùng hẹp hòi , vẫn còn mang dấu ấn tự tôn tự hữu gốc du mục, chỉ có ta và cái của ta.
Làm sao có thể tự hào rằng nhân loại văn minh tiến bộ khi con người ngày càng tăng thù hận, bạo lực, khủng bố, chiến tranh xảy ra khắp nơi, và hết dạ tin sùng luật rừng “mạnh được yếu thua” và luật biển "cá lớn nuốt cá bé". Sư Viên Minh đã nói lên cái nghịch lý trong xã hội Tây Phương trong Thư Thầy Trò: "Thầy biết rằng không ai hiểu con giữa thế giới chia phân manh mún trên mọi lãnh vực đó. Không ai chia xớt nỗi khổ của con khi mà ở đó con người đang bận tâm tranh thủ cho cá nhân tài sản, quyền lợi, kiến thức, danh vọng, địa vị và phe phái.
Họ nói đến tự do nhưng thực chất là giam giữ con người trong nô lệ của ý thức hệ và tôn giáo. Họ chủ trương hòa bình nhưng thực chất là giành giựt nhau từ thể xác đến linh hồn. Họ hô hào tình thương, bác ái nhưng thực chất là hận thù đối nghịch. Họ cổ xúy bình đẳng đại đồng nhưng thực chất là tự tôn vị kỷ. Họ ca tụng văn minh nhưng thực chất là dã man cuồng loạn.
Hơn bao giờ hết con người đề cao hư danh hơn là sự thật, cao rao lý tưởng hơn là thực tế. Hy vọng tương lai hơn là hiện tại, và thân phận con người thật sự chỉ còn là khổ đau rách nát giữa những bảng quảng cáo vô cùng hoa lệ! (Thư Thầy Trò, Tr 86).
Sau đây là nhận định về những nghịch lý trong đời sống văn minh hiện nay của một học sinh trung học Columbine, thuộc tiểu bang Colorado. Tại trường này, cách đây khaỏng hai năm, đã xảy ra một thảm cảnh hai học sinh đem súng vào trường bắn lia lịa trong nhà ăn làm chết mười mấy mạng cả thầy lẫn trò:
“Trong lịch sử, cái nghịch lý của thời đại chúng ta là chúng ta có nhà chọc trời, nhưng tính tình thấp kém: những xa lộ rộng rãi hơn, nhưng tư tưởng hẹp hòi hơn; chúng ta tiêu nhiều tiền hơn, nhưng lại có ít hơn, chúng ta mua sắm nhiều, nhưng hưởng dụng ít,"
“Chúng ta có những căn nhà lớn hơn, nhưng gia đình lại nhỏ hẹp hơn; nhiều tiện nghị hơn, nhưng lại ít thì giờ; chúng ta có nhiều bằng cấp hơn, nhưng ít hiểu biết; nhiều khiến thức nhưng thiếu phán đoán; nhiều chuyên gia nhưng ít giải đáp; nhiều thuốc men, nhưng thiếu sức khỏe."
“Chúng ta đã gia tăng những vật sở hữu, nhưng giảm thiểu các giá trị. Chúng ta nói quá nhiều, nhưng yêu quá ít, thù ghét quá thường xuyên; chúng ta được giáo dục để kiếm sống, nhưng không biết xây dựng cuộc sống, chúng ta thêm năm tháng vào cuộc sống, nhưng không thêm sự sống vào năm tháng."
“Chúng ta đã từng lên mặt trăng rồi lại trở về, nhưng chúng ta không thể đi băng qua đường để thăm một người hàng xóm mới; chúng ta chinh phục đại vũ trụ, nhưng chúng ta lại bỏ quên tiểu vũ trụ; chúng ta thanh lọc không khí, nhưng lại để ô nhiễm tâm hồn; chúng ta có thể phân tách từng nguyên tử, nhưng chúng ta không thể gạt bỏ được những định kiến; chúng ta có lợi tức cao hơn, nhưng đạo đức lại kém hơn, chúng qua chú trọng nhiều vào lượng mà bỏ quên mất phẩm."
“Đây là thời đại của những vĩ nhân nhưng tấm lòng hẹp hòi; lợi tức cao hơn nhưng tình cảm lại nông cạn; đây là thời đại của hòa bình thế giới, nhưng chiến tranh trong gia đình, nhiều thú vui nhưng ít niềm vui, nhiều thực phẩm nhưng ít dinh dưỡng."
“Đây là thời đại của hai nguồn lợi tức, nhưng lại nhiều ly dị, nhiều nhà cửa đẹp hơn nhưng lại nhiều gia đình đổ vỡ hơn, đây là thời đại...
Cho nên, hiện nay thay đổi cái nhìn là vấn đề vô cùng khẩn thiết và thúc bách.
Thay đổi cái nhìn, thay đổi tư duy, có thay đổi cái đầu thì loài người mới có thể chung sống yên vui thanh bình; tất cả mới tồn tại để phát triển, tận hưởng cái mình đang có, thăng hoa cuộc sống và con người, nếu loài người không muốn tự hủy diệt do tham vọng mù quáng nhất thời. Ông cha ta dạy: “anh trước tôi sau, quay lại cái đầu anh sau tôi trước”. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu: "Cần phải có một cuộc cách mạng, chắc chắn là thế, nhưng không phải cách mạng chính trị, kinh tế, hoặc ngay cả kỷ thuật. Chúng ta đã có quá đủ kinh nghiệm của các thứ trên trong thế kỷ qua để hiểu biết rằng một khuynh hướng ngoại diện không thể nào đầy đủ. Điều tôi đề xướng là cuộc cách mạng tâm linh (Đạo Lý Cho Thế Kỷ Mới, trang 31).
... loài người có thể sống khá tốt đẹp mà không cần đến tín ngưỡng... cho nên tôi quan tâm đến việc cố gắng tìm ra một con đường phục vụ toàn nhân loại mà không cần kêu cầu đến tín ngưỡng (Đạt Lai Lạt Ma, sđd, trang 35).
Trong hơn 50 năm, kể từ 1929 đến ngày qua đời năm 1986, ông Krishnamurti đi khắp thế giới để kêu gọi con người thực hiện cuộc chuyển hóa tâm thức hầu thoát khỏi lối sống và nếp tư duy đang tù túng trong tình trạng bị điều kiện hóa hàng ngàn năm đưa đến những xung đột, phân hóa nội tâm, xã hội, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, v…v…Ông khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng tâm thức mới giải quyết được tận gốc những nghịch lý, mâu thuẫn, xung đột ở nội tâm, trong gia đình và ngoài xã hội.
Ông kêu gọi "phải tuyệt đối khẩn thiết phát động một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức con người, một cuộc chuyển hóa thật sự toàn bộ cơ cấu tâm lý con người" (Carlo Suares, Nói chuyện với Krishnamurti- NXB An Tiêm, năm 1970, trang 7)
Trong tình hình hiện tại của thế giới đầy mâu thuẫn, xung đột, cuộc cách mạng tâm linh, cuộc chuyển hóa tâm thức là vấn đề then chốt, khẩn thiết và thúc bách. Đó là con đường sống của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.
Riêng đối với Việt Nam, chừng nào Trung Quốc chưa gột rửa được (thay đổi cái nhìn) não trạng "bành trướng bá quyền" và hội chứng Đại Hán thì ngày đó sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ trong vùng còn bị đe dọa.
Chuyển hóa tâm thức, cách mạng tâm linh, là con đường duy nhất hóa giải tận gốc mọi mâu thuẫn, mọi xung đột, mọi sức ép, là nền tảng cho việc thay đổi cái nhìn, từ cái nhìn "đối lập hủy diệt” mạnh đưo.c yếu thua, sang cái nhìn đối lập là bổ sung, "đối lập thống nhất” để các dân tộc chấp nhận dị biệt trên nền tảng của hài hòa và tình thương, trên tinh thần thượng tôn pháp luật , ngõ hầu cùng nhau bước vào con đường nhân bản đích thực, tận hưởng những gì khoa học đa mang đến cho loài người.
Hãy tự mở lòng ra, học bài học vỡ lòng của tổ tiên để lại trong việc chuyển hóa tâm thức, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở (xem Giáo Dục Nhân Bản Tâm Linh Trong Nền Văn Hóa Việt - Tủ Sách Việt Thường)
Không thể tìm thấy sự hiện hữu tâm linh mình trong đôi bàn tay rộng mở của kẻ khác. Chiều sâu của tâm linh tương ứng với mức độ thời gian bỏ ra để tự hiểu biết mình. Ông cha ta đã chỉ dạy: trăm hay xoay vào lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bỡi mình.
Hãy bỏ thời gian ra để trở về với chính mình mỗi ngày, để cảm nhận và thấu hiểu nhiều hơn về chính mình. Càng tự hiểu biết mình, nguồn sáng nội tâm càng dễ phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi để hạt giống tình thương nẩy nở, phát triển hồn nhiên trong sáng.
Tình thương dưới ánh sáng của trí tuệ sẽ hóa giải mọi mâu thuẫn (thương nhau củ ấu cũng tròn) ở nội tâm, trong gia đình và ngoài xã hội; lúc đó chúng ta sẽ biết làm gì cho chính mình, cho gia đình, cho những người khác, dân tộc và nhân loại để chung sống yên vui trong thanh bình.
Mặt trận văn hóa giữa Việt và Tàu đang diễn ra vô cùng ác liệt. Nhưng dân tộc Việt Nam cũng sẽ tất thắng như trong quá khứ từ Ngô Quyền đến Nguyễn Huệ. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam là chiến thắng của chính nghĩa nhân bản qua lăng kính nhân chủ sẽ là tất yếu (không kể cuộc xâm lăng 1979) mà lịch sử đã chứng minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét