Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Trung Hoa - Phi Châu : xác tín và hoài nghi

Cuộc thảm-sát Thiên An Môn vào năm 1989 và sự sụp đổ của đế-quốc sô-viết vào năm 1991 đã tạo ra việc tiến sát lại với nhau của Trung-Hoa/Phi-châu sau thời kỳ chiến tranh lạnh.Thực ra,hai biến-cố này đã cho thấy sự không thích-ứng của các chế-độ cộng-sản trong một thế giới tự-do chiến-thắng,và lo rằng phải thay thế Liên Sô trong vai trò kẻ thù số một của thế-giới Tây phương, Trung-Hoa đã quyết-định xử-dụng chánh-sách Phi-Châu để kháng-cự lại các áp-lực của họ.
Nếu như Ngân Hàng Thế Giới đã tuyên dương năm 2005 là năm của Châu Phi, năm 2006 rõ ràng là năm của Trung-Hoa tại Phi-Châu.Thực thế,ngày 12 tháng giêng 2006,chánh phủ Trung-Hoa đã công bố tài-liệu chánh-thức thứ nhất về "chánh-sách của Trung-Hoa đối với Phi-Châu".Nhưng, phải chăng là Trung-Hoa đã có một chánh-sách khá rõ rệt về Phi-Châu? Đương nhiên là có,các nhà lãnh-đạo Trung-Hoa đã từ lâu coi "việc tăng-cường và phát-triển việc hợp-tác thân-hữu với các nước Phi-Châu là một phần quan-trọng trong chánh-sách đối-ngoại hoà-bình và độc-lập của nước Trung-Hoa". Thêm vào đó năm 2006 cũng là năm kết-hợp việc thiết-lập quan-hệ ngoại-giao Trung-Hoa/Ai-Cập (ngày 30 tháng năm 1956),mối liên-hệ đã mở cửa ngõ Phi-Châu cho CHNDTQ,và đồng thời cũng là năm có một Diễn-đàn mới về hợp-tác Trung-Hoa/Phi-Châu tại Bắc-Kinh, "Diễn-đàn Bắc-Kinh" , một thượng-đỉnh được khai-mạc vào năm 2000,một diễn đàn mà đà tiến Á-Phi của hội-nghị Bangdung năm 1955 đã nhờ thế tìm lại được những cội nguồn sâu thẳm.  
Ngay hôm sau khi ấn-hành tài-liệu kể trên,các giới truyền-thông Trung-Hoa đã cho in hai thông cáo báo chí đáng kể.Trong thông-cáo thứ nhất,Trung-Hoa nhắc lại sự tôn-trọng nguyên-tắc không can-thiệp vào nội-bộ các quốc-gia Phi-Châu;thông cáo kia cho biết Trung -Hoa chi ra 3 tỉ đô-la để thủ đắc quyền hạn trong vùng mỏ dầu Akpo của Nigeria.Hai thông-cáo này đã hoàn-toàn bày tỏ các đặc-tính của mối quan-hệ Trung-Hoa/Phi-Châu hiện nay.Nhưng chúng ta cần phải đi xa hơn nữa để biết hai mảnh trong bản gắn ghép lớn này (grand puzzle) thuộc về tập-hợp nào.
·        Hai nền tảng cho nước Trung-Hoa.
Ảnh-hưởng gia-tăng của Trung-Hoa liên hệ với hai khung mang đặc tính của việc hệ-thống hóa: sự trỗi dậy của Trung-Hoa và ngõ cụt của chủ-thuyết thế-giới thứ ba.Khung cảnh đầu hướng về việc sửa đổi cách cấu-trúc thế-giới trong khi khung cảnh thứ nhì đã làm thay đổi trầm-trọng tư-tưởng và chiều hướng chánh-trị của Trung-Quốc.
Người Mỹ đã dự liệu sự trỗi dậy tất yếu của Trung-Hoa dưới ba góc cạnh : một vận-hội cho doanh-vụ, một thách-đố cho sắp xếp cơ-cấu quốc-tế,và gần như một sự đe dọa do việc tối-tân-hoá các lực lượng quân-sự Trung-Hoa. Richard Armitage,thứ-trưởng ngoại-giao Hoa-Kỳ, lượng-định rằng nước Trung-Hoa trỗi dậy như "một thế-lực quốc-gia toàn diện" mang một ý-định và một khả-năng tăng-tiến các quyền-lợi của họ xuyên qua việc khai thác các quyền-lực và vũ-lực.Tuy nhiên chiến-lược Trung-Hoa trên bình-diện toàn-cầu hãy còn khó mà nhận rõ hay đánh giá vì đặc-biệt.

Sự trỗi dậy của Trung-Hoa là một thực tế đáng kể:chính vì thế mà đề-tài "sự đe dọa của Trung-Hoa " thường xuyên xuất-hiện trong dư-luận Mỹ.Nước Trung -Hoa khác biệt và duy nhất : các nhà lãnh-đạo Trung-Hoa hãnh-diện về kiểu mẫu phát-triển "mang tính chất đặc thù Trung-Hoa".Nước Trung-Hoa vừa mạnh vừa yếu: nước Trung-Hoa chưa bao giờ mạnh như thế này trong lịch sử hiện-đại, nhưng sự phồn-thịnh kinh-tế có nguy cơ đình-trệ lâu dài nếu như Trung Hoa phải xét lại một cách đúng đắn giá-trị tiền tệ của họ như nước Nhật đã buộc phải làm vào những năm 90. Nước Trung-Hoa độc-lập và lệ-thuộc; thật vậy, nó sẽ đi vào sự hỗn loạn nếu như việc tiếp-vận dầu thô từ nước ngoài bị cắt đi ,trong lúc Trung-Hoa có được sự tự-do rộng lớn để hành-động nhờ ở những khả-năng lớn mạnh của quốc-gia.
Quan-tâm đến việc tự-túc,Trung-Hoa đã lao mình vào "bước tiến nhảy vọt",một phong trào vay mượn của chủ-thuyết thế giới thứ ba và tiên-liệu rằng "sẽ vượt qua Anh-Quốc và ngang hàng với Hoa-Kỳ". .Kết quả bi-thảm, do đó để tiếp theo, là một chánh-sách cải cách và mở ngõ ,với sự thành công như người ta biết đến. Hố sâu giữa nước Trung-Hoa của Mao Trạch Đông, hoàn toàn lạc hậu, và với Trung-Hoa của Đặng Tiểu Bình và những người kế-nhiệm,với một bộ mặt hoàn toàn khác hẳn,đã biểu lộ hoàn toàn sự khác biệt giữa huyền-thoại và thực-tế của ý-thức-hệ Trung-Hoa về thế-giới thứ ba,ngay cả khi Trung-Hoa tuyên bố to lớn việc họ nằm trong phong-trào thế-giới thứ ba, cùng lúc hiện nay vẫn mở cửa ra bên ngoài.
Loại bỏ "lỏi khoá giáo điều " , nước Trung-Hoa càng có nhiều cơ-hội để trở thành một cường quốc bình thường và cuối cùng xây dựng "một quốc-gia giàu và một quân đội mạnh". CHNDTQ vì thế nghĩ đến việc tạo ra một bối-cảnh bên ngoài thuận lợi cho việc trỗi dậy của nó như là một cực tự trị trên thế-giới,cũng như việc tăng cường khả năng quốc gia xuyên qua "tứ hiện đại",đẩy mạnh để có được các phương tiện chế ngự môi-trường quốc nội cũng như quốc ngoại.Nhưng làm thế nào để cho cuộc thách đố này có một nội dung cụ thể? Kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh,vấn-đề qui-chế thế-giới thứ ba của Trung-Hoa đã bị xét lại do sức sinh-động kinh-tế và tham vọng chánh-trị thế-giới của nó.Vì rằng,Trung-Hoa giương cao ngọn cờ chánh-nghĩa thuộc về thế giới thứ ba để biện minh nhắm vào một trật tự thế giới mới về chánh-trị cũng như về kinh-tế.Phi-Châu ngày nay hãy còn là một trong những nơi hiếm hoi cung ứng một "loa cộng-hưởng" cho ý-thức-hệ Trung-Hoa này. Bởi vậy,François Lafarge đã diễn-tả Trung-Hoa như là một "cường-quốc Phi-Châu",vì ông ta đã nhìn thấy trong sự hiện-diện gia-tăng và muôn mặt của Trung-Hoa ở Phi-Châu như một cách để nâng cao vị-trí của Trung-Hoa trên thế-giới và đặc-biệt hơn nữa vai trò lãnh-đạo của nó trong thế-giới thứ ba.
·        Bốn lợi-ích Trung-Hoa ở Phi-Châu
Kể từ nay,Phi-Châu thể-hiện bốn lợi-ích đặc biệt cho Trung-Hoa,ở nhiều tầm vóc và nhiều hình thức:
1°) Xếp đặt lại tương-quan lực-lượng.

Chiến-tranh lạnh đã là lý-do khiến Trung-Hoa liên-kết với Phi Châu, nước Trung-Hoa chẳng bao giờ chấp-nhận tính-cách lưỡng cực.Nhưng, mục-tiêu này ngày nay cho thấy đã làm nảy sinh một sứ mạng mới:đó là việc phải tạo một thế-giới đa-cực có khả-năng bẻ gẫy việc bao vây của Mỹ dựa trên "lý thuyết hiểm họa Trung-Hoa".Ý-niệm của Trung-Hoa về một thế-giới đa-cực đối với người Trung-Hoa có nghĩa là nền hoà-bình kiểu Mỹ (pax americana) không còn dùng được nữa.Người Trung-Hoa coi nền hoà-bình kiểu Mỹ là việc cung-hiến một sự ổn-định bá-quyền trong một khu-vực có sự hiện-diện của nó.Đối-phó với các 'quốc-gia lưu-manh' hay là những 'quốc-gia đang phá-sản',nền hoà-bình kiểu Mỹ đã biến-dạng với bề ngoài chủ trương các thể chế và các tiêu-chuẩn quốc-tế nên phù hợp với các tiêu-chuẩn của Hoa-thịnh-đốn. Trật-tự Hoa-Kỳ đã đi vào giai-đoạn 'quản trị bá-quyền' nghịch lại 'quản-trị toàn bộ'.
Nhân chuyến viếng thăm ba nước Phi-Châu vào tháng tư 2006,Chủ-Tịch nước Trung-Hoa Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao)đã đề nghị một 'hợp tác chiến lược' giữa hai phần của thé giới : tăng cường sự tin tưởng chánh-trị hai bên, mở rộng hợp tác kinh tế 'đôi bên đều lợi' (gagnant-gagnant), gia-tăng hoạt động văn-hóa với nhau, tăng cường hợp tác về an-ninh và duy trì việc hợp tác mật thiết trong các vấn đề quốc-tế.Chuyến công du của thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) vào tháng sáu năm 2006 hầu như là để đánh bóng hình ảnh nước Trung-Hoa ở Phi Châu và sự 'hợp tác chiến-lược' do Ôn Gia Bảo, đề nghị lại đã phải đặt trên chủ-đề 'sự thành-thực,tình thân-hữu,sự bình-đẳng và quyền-lợi hổ-tương'.Ý-tưởng không phải mới,nhưng ít ra nó không ép buộc một điều kiện nào về chánh-trị,vì,như Ôn Gia Bảo nhấn mạnh,'nước Trung-Hoa không muốn xuất cảng những giá-trị và mô thức phát triển của mình ',như thế là không có sự đe dọa của Trung-Hoa đối với Phi-Châu.Luôn luôn trong cách nhìn thiết lập hợp tác chiến lược,ông Hồ Cẩm Đào đã bó buộc phải trở lại Phi Châu lần nữa vào đầu năm 2007.
2°) Hướng về việc tái thống nhất quốc-gia.
Không có sự cạnh-tranh của Đài-Loan,hẳn là lợi-ích của Trung-Hoa đối với Phi-Châu sẽ ít đậm nét.Chuyển sang Phi Châu 'vấn-đề Đài-Loan',điều mà Trung-Hoa vẫn coi là 'vấn-đề nội-bộ',như thế là do mục tiêu muốn giảm thiểu giới-hạn hoạt động quốc-tế của Đài-Bắc.Hơn thế,qua cách này,Bắc-Kinh hy-vọng sẽ giới-hạn được nỗ-lực của Đài-Bắc nhằm quốc tế hoá các tranh chấp 'giữa Trung-Hoa với nhau'.Sau khi có việc Nam Phi xoay chiều thuận lợi cho Bắc-Kinh vào năm 1998,cuộc chiến ngoại-giao giữa hai nước Trung Hoa đã có một giai đọan "êm dịu' ở Phi-Châu.Việc mất Liberia vào năm 2003 cũng đã nhẹ gánh nặng cho Đài Bắc tiếp theo cuộc nội chiến nổ bùng lại ở nước này.Hai năm sau đó,đến lượt Sénégal quyết định gián-đoạn với Đài Bắc,do chánh sách ngoại giao mới của Abdoulaye Wade đề ra.Vào ngày 05 tháng tám 2006,đến lượt Tchad quay lưng với Đài Bắc.Từ đó,Đài Bắc chỉ còn duy trì liên-hệ ngoại-giao với năm nước Phi Châu:Burkina Faso,Gambie, Malawi, São Tomé-et-Pricipe và Swaziland.
Cuộc thăm viếng chớp nhoáng của Tổng Thống Đài Loan Chen Shui-Bian (Trần Thuỷ Biển) ở Phi Châu đã làm Bắc-Kinh rất ngạc-nhiên và không phải là không có hậu-quả vì những đề-tài quan-trọng đã được thảo-luận với Khadafi.Hoa-thịnh-đốn,hơi khó chịu,tuy thế cũng đã tái-lập liên-hệ ngoại-giao với Tripoli, cách sau đó có ba ngày.Đó là một thành-công ngoại-giao cho Đài Loan,nhưng bị mờ nhạt đi vì việc mất đồng-minh Tchad ít lâu sau đó.
3°) Chinh-phục thị-trường mới.
Việc thương-mãi Trung-Hoa/Phi-Châu phát triển nhanh chóng cho thấy chủ-nghĩa Phi-Châu lạc-quan (afro-optimisme) không còn là một huyền-thoại.Đối với Trung-Hoa,tiềm-năng của thị-trường Phi-Châu cho thấy một hỗ-trợ lý-tưởng cho việc bành-trướng kinh-tế của nước họ trong tương-lai.Trung-Hoa bán cho Phi-Châu những sản-phẩm có giá vốn thấp với một nội-dung kỹ-thuật có phần kém mà cũng có phần cao, những sản phẩm thích-ứng cho nhu-cầu địa-phương và khả dĩ mua được.Và thêm vào đó,Bắc-Kinh chấp-thuận một loạt cho vay tiền,thực sự là một'con ngựa thành Troie'.Các tín-dụng khoản của Trung-Hoa được Phi-Châu mở rộng vòng tay đón tiếp vì không có điều-kiện mà cũng chẳng có sự đòi hỏi "trong-suốt ". Mặc dù thế,cán cân thương-mãi Trung-Hoa/Phi-Châu không phải lúc nào cũng nghiêng phần thuận lợi cho Trung-Hoa vì lẽ phải nhập cảng ào-ạt dầu thô.
Về giá-trị tương-đối thương-mãi Trung-Hoa/Phi-Châu hãy còn kém,mới ở mức 2,5% tổng số giao-hoán quốc-ngoại của Trung-Hoa,dù cho rằng đây là điều khích-lệ : năm 2005,các giao hoán thương mãi Trung-Hoa/Phi-Châu đã đạt tới con số kỷ-lục 39,74 tỉ so với 1,66 tỉ vào năm 1990.Với sụ tăng vọt nầy, nước Trung-Hoa trở nên nước quan-trọng thứ ba ở Phi-Châu, đứng ngay sau Hoa-Kỳ và Pháp..Tổng số tri-giá thương-mãi Trung-Hoa/Phi-Châu còn cao hơn trị-giá thương-mãi Hoa -Nga,trong khi Nga là một hợp-tác viên thương mãi đương nhiên.

4°)Lối đi đến các tài-nguyên thiên-nhiên.

Dầu hoả là tài-nguyên thiên-nhiên chiến-lược đầu tiên mà Trung-Hoa nhắm tới.Kể từ năm 1993,Trung-Hoa rõ ràng đã biến thành quốc-gia nhập cảng dầu thô.Nhịp điệu lượng-định cho năm 2010 là 3 triệu baris mỗi ngày,tức là 45% nhu cầu hằng ngày.Sự yếu kém này ảnh hưởng trầm-trọng đến nền an-ninh quốc-gia của Nhà Nước Trung-Hoa.Về phiá Phi-Châu họ cho thấy rất là hứa hẹn trong lãnh -vực này, nhờ việc tìm hấy các địa điểm mới và dễ đạt tới.Hiện nay,lục-địa này cung-cấp 28% hượng hydrocarbures do Trung-Hoa nhập-cảng, phần lớn là của các nước Angola,Soudan và Congo-Brazzaville.So với các nước cung cấp của lục-địa,Angola vượt xa.Nước này còn vượt qua ngay cả Arabie Saoudite về các nguyên liệu này trong ba tháng đầu của năm 2006.
Trung-Hoa đầu tư mạnh mẽ ở các vùng dầu hoả tại Soudan*,từ đó xuất hiện một quan-hệ phức-tạp "khách hàng và đồng-minh" và từ đó "một nền ngoại-giao dầu hoả" của Trung -Hoa.Chẳng hạn Trung-Hoa đã đe doạ vào tháng chín 2004 xử dụng quyền phủ-quyết với tư-cách thành-viên thường-trực Hội Đồng Bảo An LHQ để chống lại quyết-nghị 1564 do Hoa Kỳ đề ra nhắm vào trừng phạt về dầu hoả đối với nước Soudan vì các tranh-chấp trong vùng Darfour. Và vào tháng ba năm 2005, một lần nữa Trung-Hoa lại bày tỏ sự liên-đới với Soudan về chủ-đề biến cố ở Darfour bằng cách vắng mặt trong Hội Đồng Bảo An cho các quyết-nghị 1591(trừng-phạt quốc-tế) và 1593 (theo dõi và truy-tố trước pháp-luật các hình-phạm chiến-tranh) đối với Soudan. Nó còn vượt qua lằn ranh "nhậy cảm" khi gởi 200 cam-nhông quân-sự sang Soudan vào tháng tám 2005,trong mục tiêu né tránh việc phong-tỏa của Hoa-Kỳ về cấm bán vũ khí cho nuớc này.
·        Sự hiện-diện của Trung-Hoa mang đến những phát-triển nào ở Phi-Châu.
Kể từ khi có mặt,liên-minh Trung-Hoa/Phi-Châu đã luôn luôn luôn tạo cho Trung-Hoa một bổ túc hữu-ích trong mối liên-hệ với các đại cường thế-giới. Như chúng ta vừa mới thấy,cho đến nay Phi-Châu là một luân-hoán về chánh-trị và kinh-tế cho Trung-Hoa, ngày nay đã trở thành một người "hợp-tác ưu đãi" trong những liên-hệ đối-ngoại.
Kể từ biến cố 1989,Trung-Hoa có một chánh-sách đối-ngoại kín đáo và tìm cách nhích gần lại Phi-Châu đang chịu sự hờ hững của thế-giới cùng với sự biến dạng của thế-giới lưỡng-cực.Trung-Hoa đã chiếm lĩnh được một vị-trí lãnh-đạo trên lục-địa bằng việc mong muốn liên-kết 'một cộng-đồng định-mệnh' chung quanh vấn-đề nhân-quyền và sự đe dọa của quốc tế đòi can-thiệp trong chủ-quyền của mọi quốc gia. Ngày nay, ý-định Trung-Hoa muốn hiện-diện ở Phi-Châu luôn luôn đi song đôi với tham-vọng duy trì thế đứng trong thế-giới thứ ba và làm sáng tỏ tinh thần và ý tưởng cao cả bằng cách xử-dụng những gì trong vòng khả năng để tái xác-định một thế-giới đa-cực.

Phi-châu không còn là vùng săn bắn dành riêng cho tây-phương nữa, kể từ nay sẽ là một cuộc săn bắn giữa những đại-cường ở ngoài vùng:những nước mới đến như Trung-Hoa và Hoa-Kỳ,và những nước Âu-Châu mà sự hiện-diện của họ là kết quả của một truyền thống lịch-sử.Sự xuất-hiện liên-tiếp các thị xá Trung-Hoa (chinatown) trong các thủ đô Phi-Châu chứng tỏ sự lùi bước của truyền thống lịch sử này, ấy là vì Trung-Hoa đã dùng một chánh-sách uyển-chuyển phi-thường,được Trung-Hoa coi như là 'thực-tiễn' vì đã loại bỏ những cưỡng chế về chánh-trị; Trung-Hoa tránh không dính líu đến các vụ tranh-chấp,ngoại trừ những vụ có liên-quan đến quyền-lợi sinh-tử,trước mắt là vấn đề tiếp-vận về " dầu khí ". Thật vậy,Phi-Châu được coi là một vùng đất hoàng-kim (eldorado) nơi mà Trung-Hoa có thể mua được dầu thô một cách dễ dàng,nhờ sự thành công trong chánh-sách nhích lại gần các quốc gia 'bần cùng'(parias) , một cách "vô điều kiện" cũng chẳng xần phê phán về đạo đức.
Nhưng,những liên-lạc về kinh-tế rất chặt chẽ cũng chẳng nhất-thiết đưa đến sự đồng quy về chánh-trị, ngay như nếu Trung-Hoa thành-công trong việc được cử lên làm phát-ngôn-viên cho các quốc-gia "bị bạc đẵi ". Dưới ảnh-hưởng của việc toàn-cầu-hoá kinh-tế , nước Trung-Hoa đã trở thành công xưởng của thế giới và gậm nhấm các thị-trường trước đây của các nước Phi-Châu..Việc bãi bỏ các tỉ-lệ tổng-quát về xuất cảng vải vóc và y-phục vào tháng giêng 2005 là một thí-dụ rất hay.*Những thiệt-hại sẽ càng lúc càng quan-trọng vì các nhà sản-xuất Phi-Châu sẽ không cạnh-tranh nổi với các nhà sản xuất Trung-Hoa về mặt giá cả cũng như về khối lượng.Trung-Hoa càng xuất cảng nhiều sang Phi châu theo nguyên tắc 'cả hai được lợi '(gagnant-gagnant),thì càng làm Phi-Châu mất đi thị-trường thế-giới.Cuộc xâm lăng 'xuất cảng nạn thất-nghiệp' đã là đề tài cho nhiều cuộc biểu-tình chống đối các thương-gia Trung-Hoa nối tiếp nhau trên lục địa, và nhiều người Phi đã thấy trước một chủ nghiã đế-quốc hay thực dân mới của Trung-Hoa.
Trên quan-điểm lịch-sử,khó có thể tìm ra lý do ngày xưa cho là Trung-Hoa có quyền lợi chung với lục điạ Phi-Châu,ngoại trừ kỷ-niệm chung là sự khai-thác của đế quốc.Trong khi đó,Trung-Hoa tuyên bố đại-diện cho thế-giới thứ ba cạnh Hội Đồng Bảo An LHQ. Trung Hoa muốn xây-dựng một cơ-cấu quan-hệ giữa hai phần của thế giới và diễn-đàn Bắc Kinh tạo thành một khung trường (plate-forme) đối-thoại thường-trực.Sự hợp-tác này,được Bắc Kinh tạo ra như một định-hướng cho chính-sách đại-cường,hiện đang đặt dưới sự thử thách về vị thế của Trung-Hoa đối với hai ghế thường trực được dành cho những quốc-gia Phi Châu trong Hội Đồng Bảo An LHQ mở rộng,trong chương trình cải tổ đại cơ-sở quốc-tế này.Mà,ở trong hội đồng này,nước Trung-Hoa,như là nước đại-diện duy-nhất xuất-phát từ thế-giới thứ ba ,vẫn chưa sẵn sàng chia xẻ tính hợp-pháp,đạo đức và chánh-trị,với các 'bạn cố cựu' của lục điạ Phi-Châu.
Hẳn là Trung-Hoa càng phải nhích lại gần Phi-Châu nhiều hơn nữa ,đặc biệt là Phi-Châu 'đặc sủng' gồm một số quốc-gia có lợi ích cho mục-tiêu chiến-lược.

Ý-niệm chánh-sách Phi-Châu của Trung-Hoa đi từ viện-trợ liên-đới đến hành-động thương-mãi thông-qua chánh sách ảnh-hưởng,một sự nhích lại gần cho phép nước Trung-Hoa tạo dựng được một 'thế lực quốc gia toàn bộ' để có một cần bẩy ngoại giao cho sự trỗi dậy, và để xắp xếp lại trật tự thế giới..Đó là vì sao chánh-sách Phi-Châu của Trung-Hoa ngày nay cho thấy một bộ mặt khác hẳn với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên,sự nhich lại gần này, trong chiều sâu cũng như chiều rộng,tung ra không biết bao nhiêu thách-đố cho Trung-Hoa.
Chung-lian Jiang.
(Tiến-sĩ Khoa -Học Chánh-Trị Đại Học Sorbonne,Giám Đốc Sở Kinh Tế và Văn Hoá Đài Bắc tại Toronto -Canada)

- Chuyển ngữ từ bài "Chine- Afrique : Certitudes et Incertitudes " , Tạp chí " Défense Mai-Juin 2007, Số 127",tr. 25- tr.27, Paris, Institut des Hautes Etudes de Défense Nationale.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét