Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Chiến tranh sau chiến tranh

Bài phát biểu của tôi hôm nay tập trú vào hai vấn đề chính : thứ nhất là gải thích thêm về bài viết của Bác Sỹ Nguyễn Lưu Viên liên quan đến hệ thống tiền tệ Mỹ , sau đó bàn về vấn đề rất quan trọng khác do một vị thính giả đã đặt ra liên quan đến tương lai của nhân loại.
1  -  VỀ VẤN ĐỀ TIỀN TỆ  .
Trong bài viết bàn về mặt trái của hệ thống tiền tệ Mỹ và được Anh Toàn trình bày trên Diễn Đàn có thể đã làm cho một số thính giả thắc mắc nhất định . Cứ như quan điểm đã được nêu ra trong bài viết ấy , những ai không am hiểu về lịch sử kinh tế tài chánh nói chung có thể toàn nhìn thấy khía cạnh đen tối của chủ nghĩa Tư Bản . Nếu một mai có ai đó hoặc những ai đó có cơ hội điều hành đất nước sẽ phân vân không biết thực sự nên hành động như thế nào cho phải . Vì chưng nếu hệ thống tiền tệ tư bản là “không tốt “ thì lẽ đương nhiên họ sẽ cố sức đi tìm một hệ thống khác để thay thế , hoặc nếu phải miễn cưỡng chấp nhận hệ thống tiền tệ tư bản thì rồi họ vẫn cố công đi tìm một cách thức khác để “ Modify “ hệ thống ấy sao cho phù hợp với suy nghĩ của họ .
Những tính toán viển vông như vậy vẫn thường sảy ra tại nhiều nơi trên thế giới , cụ thể nhất là chủ trương của ông Hugoz Chavez nước Venezuela Nam Mỹ hiện nay . Ông tiêu biểu cho tinh thần Nam Mỹ , luôn muốn chống đối mà thực sự không biết chống đối cái gì và cũng chẳng biết cái gì của ngày mai sẽ ra sao . Điều đó chứng tỏ tinh thần phản kháng vô trách nhiệm mang đặc trưng tinh thần Nam Mỹ . Nam Mỹ với tài nguyên thiên nhiên phong phú , địa lý rất thuận lợi cho giao thương toàn cầu , độc lập đã lâu , không bị chiến tranh , thế mà vẫn chậm lụt so với thế giới vì chính họ không biết cái mà họ định xây dựng cho ngày mai là cái gì , hình dáng ra sao , có hoạt động hài hòa và tạo sung lực để tiến lên cho xã hội nói chung hay không .
Đối với Nam Mỹ dù sao cũng đã trải qua kinh nghiệm nhất định về hệ thống thị trường tự do có tổ chức , cũng như tác hại của thị trường tự do vô tổ chức mang tính cơ hội , tự phát mà còn suy nghĩ như vậy thì , thử hỏi các vùng đã chìm đắm lâu ngày trong thế giới suốt ngày chỉ nghe tuyên truyền về Xã Hội Chủ Nghĩa thì họ sẽ nghĩ sao ? Nhất là các xã hội mới thoát khỏi cái vòng kim cô ấy , trong khi các thế lực thủ cựu còn mạnh , thì chỉ một sự hiểu lầm nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những tai hại cực kỳ lớn đối với xã hội . Cái giá phải trả là vô cùng lớn lao đối với nhiều thế hệ sau đó , nhưng đôi khi không có cơ hội để trả vì xã hội ấy bị biến mất bởi trào lưu toàn cầu hóa rồi .
Đối với một đất nước đã bị đắm chìm trong chiến tranh , đã bị lầm lạc trong các tranh chấp ý thức hệ vô ích , nhân tâm ly tán như hiện nay , các thế lực bên ngoài đặc biệt kẻ thù bắc phương cho dù chúng có bị phân rã thì nanh vuốt của chúng vẫn còn nên ta không thể coi thường được , như vậy việc thống nhất về nhận thức là rất quan trọng . Phải thống nhất nhận thức trước khi nói đến các truyện khác như kinh tế giáo dục , quân sự ngoại giao …Như vậy thống nhất nhận thức như thế nào ?
Thực ra thì nước ta là một xã hội già nua nhưng lại rất non trẻ về mặt khoa học kỹ thuật . Một người già nhưng hiểu biết về khoa học kỹ thuật thấp kém , lúc nào cũng hãnh diện về tuổi tác của mình , thì việc thuyết phục về một hướng mới không  dễ dàng chút nào cả . Họ luôn nghĩ rằng họ khôn ngoan hơn người khác , biết cách tổng hợp cái hay của người khác với cái hay của mình , nên chả cần học hỏi ai cả ít ra là trong việc điều hành xã hội mà họ tự nhận là cây cao bóng cả . Đó là một nhận định cực kỳ nguy hiểm , vì chưa hề có bất cứ xã hội nào trong thời cận đại đạt đến thành công bằng vào việc chủ trương lấy hệ thống nọ kết hợp với hệ thống kia cả . Như vậy : khái niệm về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn sai lầm , dẫn đến toàn những lạm dụng thôi , bất công xã hội ngày càng tăng cao để rồi cuối cùng lại dẫn đến bất ổn lớn lao hơn .
Dân tộc ta hoàn toàn thiếu vắng sự hiểu biết về tính hệ thống . Sự hiểu biết về từng ngành riêng rẽ thì chúng ta có đấy nhưng ở mức độ còn giới hạn . Thực tế cho thấy mỗi người trong chúng ta dễ dàng thích nghi và đạt được sự thành công nhất định trong một hệ thống đã được thiết kế sẵn rồi . Nhưng nếu bảo rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng tự mình thiết kế lấy một hệ thống cho riêng mình thì câu trả lời rất rõ ràng là “ không” , chúng ta chưa có khả năng như vậy . Khi chưa có đủ kỹ năng như vậy mà đòi phê phán hệ thống này hệ thống kia là “ sai “ , chắc chắn sẽ để lại nhiều nguy hại cho mai sau . Chính trị hay khoa học xã hội không cho phép ta phạm sai lầm trong điều kiện cực kỳ mong manh  của văn minh nhân loại hiện nay .
Chúng ta như một em bé bắt đầu đi học võ , đành rằng mỗi môn võ đều có sở trường sở đoản của mình , chính vì vậy ta cần học tới nơi tới chốn một môn võ công , nắm vững bí quyết môn võ công ấy trước khi biết biến chiêu . Khi đã nắm vững bí truyền rồi thì ta sẽ thấy ngay rằng các môn võ công khác cũng chỉ cùng một nguyên tắc căn bản mà thôi . Sự học vốn mênh mông , ta nên học thật nghiêm chỉnh một trường phái , chẳng nên đứng núi này trông núi nọ . Mà nói cho cùng ra thì đó là điểm yếu kém nhất của dân tộc ta , khi ai cũng muốn lãnh đạo cả , chả ai chịu ai . Hô hào chữa căn bệnh này chỉ là các lời hô hào xuông . Học thật nghiêm chỉnh một trường phái , một GURU , thiết lập hoàn chỉnh một hệ thống theo trường phái ấy , tự nó sẽ làm tiêu diệt ngay căn bệnh “mỗi người Việt là một ông vua “ .
Số vị khác lại đặt ra vấn đề là như vậy ta đành để mất bản sắc dân tộc sao . Xin thưa ngay rằng : chẳng mất gì cả mà lại còn được củng cố vững trãi là khác . Vì theo quy luật tự nhiên : “ khi một hệ thống mới được thiết lập về mặt xã hội và làm cho xã hội ấy thăng tiến mãi lên thì bản sắc dân tộc không bị biến mất đi mà bản sắc ấy tự mình cách tân , vươn lên đến một mức độ mới sao cho phù hợp với đà phát triển mới “, các bài học Nhật Bản và Đại Hàn chứng minh điều đó . Vả lại khả năng kết hợp văn minh Đông Tây đòi hỏi một trình độ tri thức cực kỳ cao về cả hai nền văn minh ấy , nhưng đồng thời đòi hỏi phải có thực lực cũng như mối quan hệ quốc tế sâu rộng mới làm được . Số người Việt có thể đóng góp thực sự vào việc đó đâu có nhiều , nếu có được 10 vị như vậy đã là hãnh diện cho nòi Việt lắm rồi .
Trong tất cả các môn học được giảng dạy tại bất cứ viện đại học nào trên thế giới này đều nhắm đến một mục tiêu tối hậu là “ tạo dựng được những người có khả năng thiết kế hệ thống , điều chỉnh một hệ thống sao cho hệ thống ấy có khả năng tự thích nghi với đà tiến bộ mới “ . Đánh giá thành công của một nền giáo dục chính là đánh giá sự hình thành nhóm trí thức này khi họ được đặt trong toàn khối chứ không phải là từng cá nhân riêng lẻ . Thế giới hiện đại thay đổi mau chóng , một hệ thống được thiết lập đầu thế kỷ 20 thì đến giữa thế kỷ , hệ thống ấy đã phải đối diện với sự thay đổi về cơ bản rồi . Ngày nay khi nhân loại bước vào Toàn Cầu Hóa thì hệ thống ấy càng phải thay đổi ngay cho thích hợp . Thời gian đâu có chờ đợi ai , xã hội càng tiến nhanh thì sự đào thải càng mạnh và rất phũ phàng đến độ trở thành vô nhân , các rác rưởi do vòng quay nhanh ấy để lại đâu ít . Nhiều dân tộc ngày nay trở nên mất tinh thần vì họ không biết cách nào thích nghi với thế giới ngày càng quay nhanh như một máy gia tốc không có điểm ngừng . Dám làm cho cái máy gia tốc ấy quay chậm lại là một hành động can đảm đâu phải ai cũng làm được . Thảm cảnh của nhân loại sảy ra do tình huống trớ trêu đó . Kính xin mọi người quan tâm trên căn bản toàn hệ thống chứ không nên vì những chi tiết liên quan đến hệ thống , do thế các chi tiết ấy cần được đánh giá trên căn bản toàn hệ thống chứ không phải trên căn bản của chính chi tiết ấy đơn lập .
BÀN VỀ VẤN ĐỀ BÁC SỸ NGUYỄN LƯU VIÊN NÊU LÊN .
Trong bài viết của mình , Bác Sỹ Viên đã nhìn hệ thống tài chánh Mỹ theo tầm nhìn mang tính chi tiết , tôi không nói rằng tả khuynh vốn hay thịnh hành tại trường phái Pháp . Xin được tóm tắt vài điều như sau “ Hệ thống tiền mặt của Mỹ không được nhà nước kiểm soát việc in ấn cũng như phát hành , được Quỹ Dự Trữ Liên Bang gọi tắt là FED in trên căn bản cứ một đồng ký thác thì FED có quyền phát hành 9 đồng nữa để tung vào thị trường tiền tệ . Khi chính quyền Liên Bang thiếu tiền thì cứ vay của FED , trả tiền lời cho FED . Trong khi chính FED lại bị chi phối bởi một nhóm nhỏ tài phiệt Mỹ được đại diện bởi Rockerfeller thông qua chi nhánh FED tại New York . Như vậy hệ thống ấy chỉ phục vụ cho lợi ích của nhóm tài phiệt ảnh hưởng phía sau , bất chấp các hệ lụy mà giới lao động phải gánh chịu “
Bác Sỹ Viên khi đặt vấn đề này ra là muốn trách cứ hệ thống kinh tế tài chánh Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh trên quy mô toàn cầu hiện nay . Những khía cạnh liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay đã được trình bày trong các bài viết hoặc dịch trước đây và có đăng trên Web site của Diễn Đàn . Tôi thấy không cần phải trở lại . Hôm nay tôi chỉ góp phần giải thích thêm về tính hệ thống của vấn đề mà thôi .
Khi nói đến hệ thống tiền tệ tức là nói đến lý thuyết kinh tế căn bản rồi , dù chẳng mấy am tường môn võ công này , tôi chỉ xin tóm gọn lại đôi điều như sau có tính tiêu biểu .
Xin hãy khởi đầu với Công Xã Nguyên Thủy vốn được coi là hình thức kết hợp đầu tiên của xã hội loài người luôn là trên căn bản một dòng tộc . Xã hội ấy chỉ sản xuất bằng việc đi hái lượm hoặc săn bắt , thành quả kiếm được chia đều cho mọi thành viên trong công xã . Ở đấy không có trao đổi chẳng có thị trường .
Khi công xã nguyên thủy tìm được một loại thảo mộc nào đó hoặc khu vực nào đó có thể cung cấp cho họ điều kiện sinh sống tốt hơn các công xã khác . Điều này làm cho dân số trở nên đông hơn , mạnh mẽ hơn , họ dùng sức mạnh ấy để mở rộng vùng săn bắt . Họ trở nên khôn hơn khi biết cách tồn trữ lương thực dành cho lúc khó khăn , họ bắt đầu biết quan hệ với các công xã khác để trao đổi các sản vật tối cần thiết cho sự sống của công xã . Việc ấy đều do các bô lão trong công xã quyết định . Già làng còn là người hòa giải các tranh chấp , người đứng thương thuyết với các bộ lạc khác và cũng là người quyết định chiến tranh . Các trao đổi vật đổi vật hoàn toàn không đặt ra vấn đề về giá trị sản xuất hay kinh tế , tất cả dựa trên nhu cầu của đôi bên . Thí dụ một công xã nằm sâu trong nội địa không có muối , mà muối thì lại từ vùng biển hoặc vùng có mỏ muối nhưng cũng phải biết khai thác mới có muối , họ có thể đồng ý đổi một vài gram muối lấy một con gà . Đó là sự trao đổi sòng phẳng . Sự trao đổi như vậy bắt đầu hình thành thị trường bị chi phối bởi luật cung cầu rồi đấy .
Khi nhiều bộ tộc dù miễn cưỡng bắt buộc hay tự nguyện liên kết với nhau hình thành một khối lớn hơn thì một hình thái quốc gia kiểu sơ kỳ đã được hình thành . Việc trao đổi trở nên phức tạp hơn , cộng đồng cần có của ăn của để , cần có luật pháp , cần có sổ sách để ghi lại số hàng xuất nhập kho , cần có các thầy tư tế được coi như gạch nối giữa người với đấng chí tôn , cần có người lãnh đạo , cần có quân đội và cần có tiền bạc để thực hiện các trao đổi rộng hơn trên quy mô lớn hơn . Cấu trúc xã hội bắt đầu thay đổi , điều này đánh dấu thời kỳ cổ đại đối với lịch sử nhân loại . Khái niệm về cổ đại hay trung cổ đối với mỗi nền văn minh khác nhau .
Tiến đến giai đoạn này thì khái niệm về tiền bạc bắt đầu hình thành , thường dựa trên một phẩm vật căn bản nào đó mà một vùng nào đó coi là chuẩn mực để trao đổi . Không thấy có chỉ dấu nào chứng tỏ rằng văn minh Lưỡng Hà cổ biết xử dụng tiền bạc như đồng tiền vàng La Mã trong trao đổi buôn bán . Như vậy việc tiêu chuẩn hóa tiền bạc dựa vào một loại quý kim mà mọi người đều biết và đều ưa chuộng là một bước tiến đối với xã hội cổ về mặt kinh tế , để từng bước hình thành hệ thống tiền tệ mà thuật ngữ kinh tế gọi là “ kim bản vị ” .
Điều này làm cho việc trao đổi và tồn trữ trở nên dễ dàng hơn . Sự giầu nghèo trong xã hội cũng bắt đầu manh nha đặc biệt đối với giới có hiểu biết dám làm công việc buôn bán trao đổi hàng hóa đường dài . Họ trở thành những người tiên phong trong lãnh vực thương mại mà thuật ngữ kinh tế gọi là “ mercantilism “ tức là phái trọng thương . Phái trọng thương dạy ta điều sau đây : “ một quốc gia có thể làm giầu nhờ biết buôn bán để kiếm lời , đó cũng chính là mặt quan trọng trong việc làm cho một quốc gia trở nên hùng mạnh “ . Lịch sử cổ đại cho thấy người Libanese là người thành công nhất trong lãnh vực này tại vùng Địa Trung Hải .
Tiền bạc về căn bản mà nói là một loại hàng hóa , nước nào có nhiều vàng hơn thì nước ấy có khả năng đúc được nhiều tiền vàng hơn , họ có khả năng mua sắm mạnh hơn , họ trở nên giầu hơn và dĩ nhiên mạnh hơn các nước khác sở hữu ít vàng hơn . Muốn có vàng thì đi buôn để làm trung gian trao đổi , như người Ả Rập vẫn làm khi độc quyền buôn bán với vùng Đông Phi vốn được gọi là Duyên Hải Vàng , cũng như làm chủ đường dây buôn bán hương liệu và tơ lụa từ Viễn Đông sang . Hoặc cố tìm cách tìm đất mới để khai thác vàng như người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã làm khi chiếm Châu Mỹ . Đến vài thế kỷ sau khi khám phá ra Châu Mỹ , Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước cường thịnh nhờ số vàng cũng như nông sản khai thác được ở Châu Mỹ . Đây cũng là thời kỳ đánh dấu tầm quan trọng của thị trường thương mại xuyên Đại Tây Dương đa phần do tư nhân nắm giữ , để từng bước đẩy lùi thế giới Ả Rập Hồi Giáo Trung Đông vào giai đoạn suy tàn . Vì tại Trung Đông  thương mại vẫn bị kiềm chế , không phát triển trong vùng này trên căn bản tư nhân , vẫn chỉ là độc quyền của các nhà nước , Sultan hay Caliphate .
Cuộc cách mạng hình thành nước Mỹ đặt ra một chương mới đối với lịch sử thế giới về nhiều mặt . Nước Mỹ về mặt kinh tế mà nói , là quốc gia đầu tiên cho lưu hành tiền tệ bằng giấy như một bảo chứng về giá trị của nhà nước vào năm 1792. Dĩ nhiên đồng tiền giấy cũng trải qua nhiều thăng trầm mới có được giá trị phổ quát như ngày nay . Về phương diện lịch sử kinh tế mà nói thì đó là một cách tân rất lớn đối với thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua . Mặc dù bên nước ta thì nhà Hồ , tức là Hồ Quý Ly là nhà nước đầu tiên cho phát hành tiền giấy vào thế kỷ 15 . Cứ xem thành nhà Hồ thì thấy Hồ Quý Ly cũng dám có suy nghĩ lớn , chỉ tiếc là sỹ phu ta còn quá hủ lậu với giá trị cũ nên không dám chấp nhận các thay đổi , tính bảo thủ quá đáng này được lập lại một lần nữa trước các đề nghị cải cách của Ông Nguyễn Trường Tộ cũng như Bùi Viện đời nhà Nguyễn sau này , ngày nay tính bảo thủ ấy vẫn ngự trị trong suy nghĩ của đa số người Việt trong nước cũng như hải ngoại , điều này thực ra là kết quả tất yếu do trình độ thấp gây ra .
Đối với nước Mỹ khi mới thành lập thì việc in tiền dollar là một thỏa thuận giữa những người sáng lập ra nước Mỹ như một loại giấy bảo chứng của chính quyền Liên Bang được định giá trên căn 1 dollar gốc có giá trị tương đương với cân lượng vàng tiêu chuẩn . Nước Mỹ lúc mới thành lập hoàn toàn không có dự trữ vàng dưới dạng tiền tệ , nhưng kinh tế Mỹ sản xuất hàng năm một số lượng hàng hóa có giá trị lớn trên thị trường quốc tế . Họ tin tưởng rằng : đồng dollar Mỹ là một phương tiện thanh toán hoàn hảo nhất và uyển chuyển nhất so với đồng tiền đúc bằng vàng hay bạc . Chuyển đổi một hệ thống thanh toán như vậy đâu có dễ dàng , họ cũng đã vấp ngã khi đồng dollar bị mất giá nghiêm trọng . Nhưng họ học được một điều : “ các nhà làm chính sách kinh tế phải biết kiểm soát được một cách hữu hiệu nhất đối với khối tiền tệ lưu hành ngoài thị trường , trong trường hợp này tiền bạc cũng là hàng hóa tiêu chuẩn và bị chi phối nghiêm ngặt bởi Luật Cung Cầu “.
Từ đây khái niệm tiền tệ theo nghĩa hiện đại được hình thành dựa trên quan niệm mới (lúc đó chưa có khoa học kinh tế theo nghĩa hiện đại) khác hẳn với quan niệm cũ dựa vào hệ thống kim bản vị . Theo hệ thống cũ : anh có một đồng vàng thì anh được phép chi tiêu một đồng vàng ấy mà thôi , dù hàng hóa có dư thừa đổ đi trong khi anh biết chắc chắn rằng , chỉ ngày mai hàng hoa ấy sẽ thiếu hụt . Mua chịu hay vay nợ cũng có giới hạn vì lấy gì để bảo chứng khả năng thanh toán của anh khi anh không có sẵn đồng tiền vàng trong tay . Như thế khả năng trao đổi cũng như thanh toán theo hệ thống cũ rất giới hạn , không thể thúc đẩy sản xuất cũng như lưu chuyển hàng hóa . Đất nước không thể mạnh lên được vì thiếu hẳn động lực thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ . Đó là tiêu biểu cho xã hội chậm .
Theo hệ thống mới ( như dựa trên đồng tiền giấy dollar chẳng hạn ) một nền kinh tế không cần có đủ số vàng bảo chứng đối với khối tiền tệ phát hành , khi được tín nhiệm ; có thể phát hành một khối tiền tệ tung ra thị trường tiền tệ để thúc đẩy tiêu thụ ; cũng là thúc đẩy sản xuất để luôn giữ cho nền kinh tế hoạt động hài hòa giữa cung , cầu , giá cả . Các phát kiến mới về phương diện kinh tế  tài chánh nói chung đã thúc đẩy việc hình thành giới chuyên môn về tài chánh ngân hàng , kết hợp với giới công nghiệp để hình thành cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Âu Châu cũng như Bắc Mỹ . Kết quả là văn minh Âu Mỹ ngày càng bứt xa các vùng khác của thế giới , chủ nghĩa đế quốc thực dân hình thành , cách biệt giầu nghèo gia tăng , cách tân kỹ thuật bộc phát , chiến tranh trở nên ngày càng dữ dội hơn , nhân loại hợp nhất hơn trên căn bản thị trường toàn cầu .
Như vậy  môn kinh tế học chẳng dễ dàng chút nào . Vấn đề là làm thế nào để giữ cho khối tiền tệ lưu hành luôn luôn thích ứng với khối hàng hóa lưu hành ngoài thị trường , dựa trên dự đoán về khả năng tiêu thụ cũng như sản xuất đối với một thực thể kinh tế cụ thể nào đó . Mỗi thực thể kinh tế khác nhau thì tỷ lệ này khác nhau dựa trên hàng loạt các yếu tố trực tiếp hay gián tiếp gây tác động đến thị trường như luật pháp , tâm lý người tiêu thụ , đà cách tân kỹ thuật …Từ đó mới nói đến vận tốc V được thể hiện như thước đo đối với vòng quay của tiền tệ , việc này được áp dụng đối với mọi thực thể kinh tế như công ty chẳng hạn . Một công ty nếu thực hiện được vòng quay 5 lần trong một năm là rất giỏi rồi . Cho nên những nhà phân tích tài chánh trong cũng như ngoài công ty luôn tìm cách hạn chế tối đa các vay mượn , hạn chế tối đa số nguyên liệu tồn kho để bảo đảm rằng hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ ngay càng nhanh càng tốt .
Chính đó là bối cảnh ta quan sát hệ thống kinh tế tài chánh Mỹ cũng như toàn cầu hiện nay . Người Mỹ thu thập mọi dữ kiện liên quan đến xã hội , tức là liên quan đến con người-kinh tế , mọi dữ kiện liên quan đến mọi doanh nghiệp , mọi dữ kiện liên quan đến tác động của thiên nhiên khách quan , mọi dữ kiện liên quan đến chính tình thế giới , với một mục đích chính yếu là : “ dự đoán tương lai “ . Làm chủ tương lai của mình chính là đặc trưng của xã hội hiện đại , các xã hội khác không thể làm chủ tương lai của mình được nên tất yếu sẽ lệ thuộc vào Mỹ để có được các lời cố vấn là vậy . Sức mạnh Mỹ về mặt tinh thần cũng từ đó được củng cố ngày càng vững vàng hơn .
BÀN VỀ KINH TẾ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN .
Tại sao chủ nghĩa Cộng Sản suy tàn mau chóng ? ta không bàn về vấn đề chính trị hay quân sự ở đây nữa , chỉ bàn thêm về phương diện kinh tế thuần túy mà thôi . Người Cộng Sản chủ trương quốc hữu hóa mọi sự kể cả con người để cố đưa xã hội loài người về thời kỳ trao đổi hàng hóa trực tiếp . Đó là sự tụt hậu đến mấy trăm năm . Chủ nghĩa tư bản lúc sơ kỳ dựa trên quy luật cung-cầu khách quan là một phát kiến tiến bộ hơn hẳn so với bất cứ phát kiến nào trước đó . Nhờ thế con người- xã hội được giải phóng , nhờ thế con người-kinh tế có cơ hội độc lập như một chủ thể trong mối liên lập với các chủ thể khác trên căn bản cá nhân , quốc gia hay quốc tế . Trong buổi sơ kỳ của bất cứ chủ thể nào cũng có những lạm dụng , những sai sót , nhưng không thể vin vào đó để nói rằng : “ hệ thống đó sai , cần đập bỏ đi để xây dựng một cái khác được giả định là tiến bộ hơn “ . Điều được coi là giả định tiến bộ hơn thực tế chỉ là bánh vẽ .
Trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa , không có tiền bạc được quan niệm theo nghĩa hiện đại . Đó chỉ là một khái niệm được con số hóa để tiện bề sổ sách vì họ không thể ghi vào kế toán là bao nhiêu con bò , con heo . Họ cũng chẳng có kế toán khoa học , tỷ mỉ để có thể tính toán được giá thành của sản phẩm về phương diện kinh tế cũng như thị trường . Chẳng có vấn đề chiết cựu trong kế toán đúng nghĩa , chẳng có vấn đề lời /lỗ . Kế toán với họ chỉ là một bảng liệt kê sơ sài . Trong hệ thống ấy , chỉ được tính đến các sản phẩm vật chất có thể đong , đo được mà thôi , các giá trị tinh thần hoặc dịch vụ hoàn toàn không được ghi nhận . Họ chả biết gì đến Tổng Sản Lượng Quốc Gia hay khối tiền tệ lưu hành …Họ coi các khái niệm ấy là sản phẩm vô tích sự của văn minh tư bản chủ nghĩa .
Do thế , các sản phẩm vật chất cũng như dịch vụ do nhà nước cung cấp cho nhân dân ngày càng trở nên tồi . Xã hội hoàn toàn không được cách tân . Con người đúng là chủ thể cần được phục vụ nay trở thành công cụ phục vụ cho cái không tưởng , con người trở thành cái máy-người . Xã hội ấy tan rã là hoàn toàn đúng với quy luật khách quan .
BÀN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ MỸ .
Hoa Kỳ là một đất nước theo chủ nghĩa thực dụng , nhưng họ thực dụng thế nào là điều không phải ai cũng hiểu được . Về mặt nhận thức mà nói , với người Mỹ thì :” tất cả đều tương đối , mọi học thuyết kể cả tôn giáo là sản phẩm tất yếu của điều kiện sống lúc học thuyết ấy xuất hiện . Mọi học thuyết đều phải “ DỊCH” theo điều kiện khách quan mới . Vả lại mọi học thuyết cũng chỉ nói lên được một khía cạnh nào đó của cuộc sống đầy phức tạp và vi diệu mà thôi . Chỉ có con người là niên viễn nên con người phải biết tổng hợp tất cả cái hay đó lại và luôn biết tự mình cách tân để thích nghi với điều kiện mới “ .
Họ thực dụng về kinh tế như thế nào ? Họ nhìn nhận kinh tế thị trường dựa trên luật cung cầu là tất yếu lịch sử , họ nhìn nhận tầm quan trọng của thương mại trong việc làm giầu cho mỗi thành viên thuộc cộng đồng kinh tế ấy dựa trên việc khuyến khích tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất , không ngừng nâng cao giá trị sản phẩm nhờ cách tân kỹ thuật để từng bước củng cố địa vị của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu . Nhưng họ cũng thấy rất rõ là : hệ thống kim bản vị đã trở nên lỗi thời , đang trở thành lực kềm hãm sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm ngày càng làm ra nhiều hơn với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn . Nạn độc quyền xuất phát từ nhà nước hay từ chế độ thuộc địa phải bị đập tan để mở rộng thị trường trên quy mô toàn cầu . Từng bước một vững chắc họ tự khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của họ .
Người Mỹ sớm lên án hệ thống kim bản vị - đã được Âu Châu mở rộng nhờ phát kiến đầu tiên từ Hy Lạp vào năm 500 BC sau đó là La Mã - vì hệ thống ấy chỉ đơn thuần coi đồng tiền vàng là phương tiện trao đổi trung gian giữa vật đối vật thuần túy ; mà không đếm xỉa đến nhu cầu thị trường tiêu thụ cũng như sản xuất mà thuật ngữ kinh tế hiện đại gọi là Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross National Product , GNP ) , tức là bao gồm mọi giá trị hàng hóa vật chất cũng như tinh thần mà quốc gia ấy sản xuất được trong một năm tài chánh nhất định . Theo quan niệm cổ thì đồng tiền vàng chỉ là đồng tiền vàng thuần túy , về mặt này tự nó cũng chả khác gì với con bò , giạ lúa …, cho nên tự nó không có giá trị thống kê , kế toán để đo lường được tỷ lệ phát triển hàng năm đối với một nền kinh tế cụ thể . Hệ thống ấy cần được thay thế bằng hệ thống tiền tệ khác có thể đáp ứng được về mặt kế toán thống kê , đồng thời cũng thể hiện được chính xác các đòi hỏi theo luật cung cầu của thị trường , để giữ cho thị trường được ổn định .
Vấn đề là tại sao người Mỹ lại không ứng dụng hệ thống đã có sẵn tại Âu Châu , mà tự mình lại thiết lập một hệ thống cho riêng mình ngay từ lúc mới lập quốc . Việc này xuất phát từ quan niệm căn bản của họ về vai trò của chính quyền với tính cách là người cai trị cũng như đối với nhân dân mà chính quyền có bổn phận thiêng liêng phải phục vụ .
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này , ta cần so sánh hai quan niệm về tổ chức chính quyền tại Âu Châu so với Mỹ . Âu Châu là lục địa cổ , đấu tranh giai cấp khắc nghiệt kéo dài rất lâu để rồi đi đến sự dung hòa giữa nhiều thế lực luôn vướng mắc nhau về đủ mọi vấn đề . Đặc biệt là tại Anh , tranh chấp giữa nhà vua với nhân dân đã sảy ra sớm hơn bất cứ nơi nào khác tại Âu Châu để dẫn đến việc nhà vua cuối cùng phải chấp nhận Nghị Viện . Thực ra thì Nghị Viện đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ ngay từ năm 508 BC khi Cleisthenes thành Athen tập hợp quần chúng để đề ra chủ trương cải tổ quốc gia thành phố Athen , đến năm 378 BC thì Plato là triết gia Hy Lạp viết cuốn “ The Republic” bàn về một quốc gia lý tưởng . Các tranh chấp giữa người được cử lãnh đạo (gọi là Hoàng Đế hay là gì đi nữa) với Nghị Viện luôn sảy ra tại Hy Lạp cũng như La Mã . Thanh toán chính trị cũng nhiều , nhưng việc biểu quyết theo đa số đã được từng bước củng cố và Nghị Viện là một thực thể chính trị đóng vai trò đại diện cho nhân dân - cho dù là nhân dân có tài sản và thế lực đi nữa - thì hệ thống ấy vẫn tiến bộ hơn hẳn so với các chế độ tại Lưỡng Hà cổ .
Cuối cùng thì rồi Anh Hoàng cũng phải chấp nhận vai trò của nghị viện như một giải pháp dung hòa quyền lực , nhưng hệ thống tại Anh tỏ ra ổn định hơn so với Hy Lạp và La Mã , vì nhà vua mang tính thừa kế trong một xã hội mà vai trò của Nhà Thờ kết hợp với giới quý tộc tự nó tạo ra một tầng lớp lãnh đạo quân bình lực lượng và ổn định . Nhiều cuộc cách mạng sảy ra tại Lục Địa Âu Châu , nhưng cuối cùng thì cách thức tổ chức chính quyền kiểu Anh được Âu Châu chấp nhận . Người Pháp , người Nga vốn thích chơi nổi , ta chẳng lạ gì .
Theo hệ thống của Anh được coi là tiêu biểu cho chế độ Đại Nghị , đảng nào nắm đa số ở Nghị Viện , đảng đó cử Thủ Tướng để thành lập Nội Các . Trong Nội Các ấy , vị nào nắm Bộ Tài Chánh luôn được coi là sẽ lên thay thế Thủ Tướng , nên được gọi là Bộ Trưởng thứ nhất của Nội Các . Thực ra thì vị này chính là Bộ Trưởng Kinh Tế Tài Chánh . Ngân Hàng Quốc Gia , Bộ Thương Mại Kỹ Nghệ , Ngân Sách , Thuế Vụ thực tế do vị này nắm vai trò phối hợp . Về phương diện chi thu ngân sách , chính phủ muốn thi hành một dự án , việc đầu tiên là phải hỏi xem Bộ Tài Chánh có đồng ý hay không . Nếu vị Bộ Trưởng Tài Chánh lắc đầu thì dự án không thể tiến hành được .
Nhìn chung thì hệ thống này có vẻ hợp lý vì chính phủ trong thực tế chi phối hoạt động của Ngân Hàng Quốc Gia , vốn là tổ chức hợp doanh giữa chính phủ với tư nhân có nhiệm vụ chuyên trách giám sát các hoạt động của ngân hàng cũng như các định chế tài chánh khác thuộc khu vực tư . Người dân cảm thấy yên lòng hơn trước mối lo sợ bị giới tài phiệt thao túng . Cho nên tại Âu Châu người ta gọi là Bộ Tài Chánh , từ ngữ này mạng một ý nghĩa rất rộng . Âu Châu gọi là Bộ Kinh Tế Tài Chánh là nói lên cả một khối bao quát chi phối mọi sinh hoạt quốc gia .
Người Mỹ quan nệm khác xuất phát từ chỗ : nước Mỹ tạp chủng , nhiều văn hóa rất khác biệt và thường luôn mâu thuẫn nhau trong quá khứ cũng như hiện tại , họ đến đây sinh sống và phải chấp hành luật pháp Mỹ . Nước Mỹ tôn trọng quyền của công dân cũng như con người theo đúng tinh thần Hiến Pháp Mỹ , nhưng nước Mỹ cũng hoàn toàn không muốn nhóm này nổi lên để chi phối và bắt nạt nhóm kia . Tình huống như vậy sảy ra , Hoa Kỳ dễ đi đến tan rã . Cho nên người Mỹ rất sợ một chính quyền lớn (Big Government) can thiệp quá sâu rộng vào đời sống tinh thần cũng như vật chất của nhân dân , họ hoàn toàn không muốn nhìn thấy chính quyền trở thành một thứ bảo mẫu hay người anh cả đáng ghét . Nhưng nước Mỹ lại muốn một chính quyền Liên Bang mạnh (Strong Government) để đưa nước Mỹ trở thành thế lực chi phối toàn cầu . Như thế chính quyền lớn là chính quyền có quyền lực quá lớn đối với nhân dân so với chính quyền mạnh là chính quyền có khả năng can thiệp , ngăn ngừa các tình huống xấu trong phạm vi nước Mỹ cũng như toàn cầu là hai khái niệm khác nhau . Nên các cơ quan chính quyền Mỹ hoặc các tổ chức bên ngoài chính quyền luôn bị giám sát nghiêm ngặt bởi đủ mọi thứ tổ chức trong cũng như ngoài hệ thống của nhà nước theo Hiến Pháp . Hệ thống giám sát đó được thể hiện qua năm quyền tối thượng được Hiến Pháp và các Tu Chính Án của Hiến Pháp nhìn nhận như quyền tự do đi lại , hội họp , phát biểu , tôn giáo , báo chí . Hệ thống tài chánh Mỹ cũng không đi ra ngoài các nguyên tắc ấy .
Âu Châu khác với Mỹ , mỗi quốc gia Âu Châu là một cộng đồng nhỏ gần như một Tiểu Bang của Mỹ , nói chung thuần chủng cũng như thống nhất về văn hóa , nên hệ thống tài chánh của họ tương đối đơn giản gọn nhẹ . Đối với nước Mỹ , áp dụng một hệ thống như vậy sẽ không đáp ứng được các mục tiêu cũng như tham vọng của nước Mỹ . Nước Mỹ cần một hệ thống tài chánh vừa mạnh , uyển chuyển , năng động có khả năng tập trung cao nhưng lại có khả năng phân tán mỏng để đáp ứng với chủ nghĩa thực dụng - cá nhân kiểu Mỹ (Indivialist-Pragmatism) . Cho nên người Mỹ thành lập chế độ Tổng Thống chứ không theo Đại Nghi Chế như tại Âu Châu . Tổng Thống Chế về phương diện chính trị đáp ứng được với các yêu cầu trên .
Về phương diện chuyên môn , người Mỹ phân biệt thật rõ hai lãnh vực tài chánh công với lãnh vực tiền tệ . Nên họ không có Bộ Tài Chánh , họ thành lập Bộ Ngân Khố (Treasury Dept) để chuyên trách việc quản trị ngân quỹ của chính quyền Liên Bang bao gồm hai phần thâu và chi của Ngân Sách Liên Bang . Đối với người Mỹ thì thuật ngữ tài chánh quá mơ hồ và quá bao quát , được đề cập đến trong các báo cáo tài chánh hoặc các bản nghiên cứu mà thôi . Đi vào thực tiễn thì khái niệm này cần được cụ thể hóa bằng các ngôn ngữ của luật pháp , để không thể nhầm lẫn và dẫm chân lên nhau trong các hoạt động công quyền . Nói như vậy không có nghĩa là ông Bộ Trưởng Ngân Khố kém quan trọng , Ông đứng hàng thứ hai trong nội các , chỉ sau Ngoại Trưởng lại được gọi là Secretary of State , tức là Tổng Thư Ký của Quốc Gia .
Nhìn trên bình diện thương mại thì bất cứ cơ quan chính quyền nào cũng là một Pháp Nhân đứng về mặt luật pháp , nên bình đẳng với các pháp nhân khác về mặt luật pháp , kể cả một cá nhân cụ thể . Chính quyền Liên Bang cũng không có ngoại lệ nào cả . Nhưng Pháp Nhân nhà nước nắm một khối tài nguyên tương đương với 25% GNP , nếu nhìn như một công ty thì đó là công ty lớn nhất nước Mỹ có nhiệm vụ xử dụng khối tiền bạc do dân đóng góp để thi hành các chức năng Luật định . Một chức năng quan trọng là giám sát việc thi hành luật pháp đối với mọi pháp nhân khác (cá nhân cũng là pháp nhân) , theo dõi mọi diễn biến sảy ra trong xã hội để trực tiếp đề nghị hoặc phát biểu ý kiến đối với các dự luật được bàn luận ở  Nghị Viện . Đây là một thủ tục nhiêu khê , được tiến hành rất cẩn trọng cũng chỉ sảy ra tại Mỹ mà thôi . Nhiều vấn đề đối với nước khác thì đơn giản , nhưng đối với Mỹ  lại cực kỳ phức tạp là thế .
Xin đừng tưởng Bộ Ngân Khố chỉ lo vấn đề tài chánh công không thôi . Bộ phận lo về tiền tệ quốc nội chiếm 1/3 nhân lực của Bộ Ngân Khố . 1/3 nhân lực khác lo về tài chánh quốc tế . Tại đó rất nhiều chức vụ Phụ Tá Bộ Trưởng cũng như Phụ Tá Thứ Trưởng được thành lập như : Phụ Tá đặc trách về nợ quốc gia (Debt Mgt) , Phụ Tá đặc trách về chính sách tiền tệ , chính sách thuế khóa …Các bộ phận ấy tuy làm việc dưới quyền Bộ Ngân Khố , nhưng họ lại hợp tác rất mật thiết với FED cũng như các bộ phận khác có liên quan tại các Bộ khác để ban hành các chỉ thị cần thiết . Bất cứ quyết định nào được đưa ra đều là kết quả của các cuộc trao đổi đối với nhiều giới chức liên quan chứ chẳng cơ quan nào dám tự mình đưa ra quyết định , làm như vậy sẽ bị chống đối quyết liệt thường là phải từ nhiệm . Những người làm trong lãnh vực này luôn được tuyển chọn rất kỹ lưỡng , được thử thách và theo dõi liên tục . Vì rất dễ lạm dụng các tin tức mật bên trong để làm giầu .
Ngược lại tại Quỹ Dự Trữ Liên Bang , gọi tắt là FED . Người Mỹ không gọi là Ngân Hàng Quốc Gia như các quốc gia khác mà gọi là Quỹ Dự Trữ Liên Bang . Một lần nữa họ lại phân biệt một ngân hàng nhà nước với FED . FED không phải là Ngân Hàng mẹ đối với các ngân hàng con . Một khái niệm như vậy nếu được chấp nhận sẽ rất nguy hiểm về mặt nguyên tắc , khi đó FED có quyền quá rộng đối với các ngân hàng tư . Việc giám sát hoạt động của các ngân hàng tư về mặt chuyên môn là trách nhiệm chính yếu của FED , nhưng việc kiểm soát hoạt động của các ngân hàng tư cũng như của bất cứ định chế tài chánh nào trên lãnh thổ Mỹ , hoặc các công ty Mỹ ở hải ngoại lại thuộc thẩm quyền của Bộ Ngân Khố về cả hai phương diện luật pháp cũng như tài chánh .
Như thế FED làm cái gì ? Thẳng thắn mà nói FED nắm cái valve an toàn cho hệ thống tiền tệ Mỹ ngày xưa và thế giới ngày nay . Bên trên cái Valve ấy là cái thùng đựng tiền bạc nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh hoạt kinh tế . Giám sát hệ thống ngân hàng là trách nhiệm Luật Định đối với FED , nhưng FED lại không có thẩm quyền giám sát các Công Ty Tài Chánh , Công Ty Đầu Tư …Trong tầm nhìn tổng thể thì FED chính là một “ Think Tank về kinh tế “để biết lúc nào thì nên mở valve bơm tiền vào thị trường , lúc nào thì nên đóng valve . Khi đóng valve thì khối tiền tệ lưu hành lại quay trở lại thùng chứa ở phí trên được gọi là “ Thùng Dự Trữ” . FED là như vậy . Đó cũng là công việc của các ngân hàng quốc gia tại các nước khác .
Nhưng kinh tế không đơn giản chỉ là đóng hay mở valve . Bộ Ngân Khố đóng một vai trò chi phối đối với FED , vì FED tự mình không thể đề nghị luật được , đó là thẩm quyền Luật định của Bộ Ngân Khố . Sức mạnh của Bộ Ngân Khố còn tăng lên gấp bội khi họ có cả một bộ phận tình báo riêng được đặt tên bề ngoài là cơ quan kiểm soát Bia Rượu và Súng Đạn (DEA) , cơ quan này có quyền chả thua gì FBI vì anh nào phạm luật cũng là phạm về luật tài chánh đầu tiên , cứ lấy luật tài chánh mà bắt là chắc ăn . Vả lại Bộ Ngân Khố nắm 25 % giá trị Tổng Sản Lượng Quốc Gia qua phần chi của Ngân Sách hàng năm ( có quốc gia lên đến 40% GNP như tại Âu Châu chẳng hạn) ; cho nên họ lại nắm một cái valve khác , vừa bơm tiền vào thị trường vừa thu tiền từ thị trường qua thuế khóa . Trên toàn hệ thống thì hai thùng tiền này nói chung nối kết bằng một cái valve lớn hơn , phía nọ có thể chuyển qua phía kia một cách bí mật mà người ngoài chẳng thể hiểu nổi .Cho nên giới làm ăn lớn nhỏ của cả thế giới này đều quan tâm đến từng lời phát biểu của Ông Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang cũng như Ông Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ vì hai cơ quan đó là hai think tank khổng lồ đầy uy tín đối với hệ thống tài chánh toàn cầu .
Dù sao thì đó chỉ mới là một phần trong cả một hệ thống kiểm soát ngang dọc đan chéo vào nhau để bảo đảm cho toàn hệ thống hoạt động an toàn . Hệ thống tài chánh ở Mỹ là cả một hệ thống censor rất phức tạp , các biến động thường được báo trước , khi họ không giải quyết tức thì ta phải biết rằng họ cố tình không giải quyết nhằm một mục đích nào đó chỉ những bậc lão luyện mới biết được mà thôi . Cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay thể hiện chủ trương ấy.
TẦM QUAN TRỌNG CUA FED NEW YORK .
FED chia làm bảy khu vực địa lý kinh tế , mỗi khu vực có một Chủ Tịch chi nhánh tại địa phương , luôn theo dõi mọi hoạt động kinh tế tài chánh trong vùng trách nhiệm . Nhưng quan trọng nhất là chi nhánh FED New York . Tại sao như vậy ? vì đồng dollar là chỉ tệ quốc tế , nên FED không chỉ đơn thuần hoạt động trong phạm vi nước Mỹ không thôi , mà còn hoạt động trên phạm vi toàn cầu thông qua Ngân Hàng Thê Giới cũng như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế . Ngân Hàng Thế Giới trong trường hợp này hoạt động như một FED International . Người Mỹ mà nói ngay ra là quyền lực toàn cầu núp dưới danh nghĩa này để can thiệp về phương diện tài chánh vào các nước khác , cũng giống như thông qua LHQ về phương diện chính trị vậy thôi . New York lại là nơi tập trung của tất cả các đinh chế tài chánh quốc tế chủ chốt , trụ sở LHQ , thị trường chứng khoán New York chiếm trên 50% tổng khối lượng trị giá trao đổi toàn cầu . Thước đo của kinh tế toàn cầu đặt tại đây . Vai trò của FED New York quan trọng bậc nhất đối với các chi nhánh khác của FED là vậy .
Trước đây hơn 20 năm khi toàn cầu hóa chưa khởi đầu thì vị Chủ Tịch FED có thể là một ai đó cũng được , vì lúc đó hoạt động của FED chủ yếu tập trung vào nước Mỹ . Nay khác rồi , nên vị ấy phải là người am tường các vấn đề của kinh tế thế giới mới được . Gần 20 năm làm Chủ Tich FED của Ông Greenspan đã cho phép ông có điều kiện chuẩn bị nhân sự cho nhiều lớp khác nhau , Ông Bernanke , Summer là lớp đầu , lớp kế nữa là Tim Geisner . Xin đừng tưởng lầm về Tim Geisner , Ông này tuy tuổi trẻ nhưng tài cao đã lăn lộn tại Bộ Ngân Khố , FED, Ngân Hàng Thế Giới , được gởi đến Do Thái làm Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Do Thái trước khi được đưa lên làm Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ . Nhìn thế đủ biết việc chuẩn bị nhân sự công phu đến như thế nào . Chính các vị vừa nêu tên cùng với nhiều vị khác trong bóng tối là tác giả của cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay , phải bậc thầy về tài chánh mới làm được việc ấy chứ chơi sao .
SO SÁNH HAI HỆ THỐNG .
Nhìn chung thì hai hệ thống khác nhau về mặt tổ chức , nguyên tắc vận hành giống nhau . Người Mỹ quan niệm dứt khoát , triệt để theo tinh thần Mỹ ,nhằm đạt được mục tiêu chi phối kinh tế thế giới trong đường dài . Hệ thống tài chánh Mỹ thể hiện điều đó . Do vậy không thể đứng trên quan điểm của hệ thống nhỏ để phê phán hệ thống lớn được . Tại tất cả các quốc gia theo hệ thống thị trường tự do thì Ngân Hàng Quốc Gia hay FED theo lối Mỹ đều là định chế tài chánh hợp doanh cả . Việc cơ quan nào in tiền không phải là vấn đề quá quan trọng ở đây , mà là ai kiểm soát khối tiền tệ lưu hành để thực hiện động tác đóng , mở valve đúng lúc . Kinh tế được nhìn trên toàn khối trong đó khu vực tư chiếm trung bình 75% tổng trị giá của GNP , nên không thể nhìn qua lăng kính của chính quyền được . Giao toàn quyền cho chính quyền tức là trở về với chế độ độc tài . Nhưng chính quyền với tính cách là chính quyền có bổn phận giám sát nghiêm ngặt các hoạt động kinh tế . Việc này do Bộ Ngân Khố , hay Bộ Tài Chánh cùng với FED phối hợp trách nhiệm giám sát nhằm hạn chế tối đa các lạm dụng .
Cho nên hệ thống quỹ Dự Trữ Liên Bang hay Ngân Hàng Trung Ương luôn giữ trọng trách in tiền . In tiền mặt (cash) là vấn đề nhỏ không đáng bàn , vấn đề chính là : FED lấy tiền ở đâu để cho Bộ Ngân Khố vay khi thiếu hụt ngân sách sảy ra ? Tại sao FED có quyền phát hành 9 lần số tiền ký thác tại các ngân hàng ? như lời Bác Sỹ Nguyễn Lưu Viên đã nêu lên . Khi tiền tệ Mỹ chỉ của nước Mỹ họ phát hành 9 lần số ký thác , nay tiền tệ Mỹ là tiền tệ toàn cầu thì mức phát hành là bao nhiêu lần nhiều hơn để cung cấp đủ khối lượng tiền tệ lưu hành cho thị trường thế giới ?
Đây là vấn đề rất phức tạp , xin giải thích đôi điều về mặt lý thuyết . Khi xưa anh có một đồng thì anh tiêu một đồng , như vậy mãi lực là một đồng . Sản xuất đình đốn khi tiêu trường không gia tăng . Muốn mở rộng sản xuất trong điều kiện của đầu thế kỷ trước thì phải mở rộng thị trường tiêu thụ , muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì phải bơm nhiều tiền hơn vào thị trường . FED có quyền phát hành khối tiền tệ gấp 9 lần số ký thác khi thị trường đòi hỏi . Như thế lực đẩy được tăng lên gấp 10 lần so với hệ thống cũ . Nay đối với thị trường tiền tệ toàn cầu thì con số 9 kể trên là không đủ , có thể phải gấp 20 lần so với số ký thác . Người Mỹ coi đây là “ vũ khí tiền bạc mà “ , do thế vấn đề không phải là chống đối mà là phải biết ngọn nguồn để thích nghi .
Điều này được giải thích rõ ràng hơn khi ta thấy từ năm 1930 đến giờ kinh tế thế giới liên tục phát triển mà không sảy ra đại khủng hoảng kinh tế . Khủng hoảng hiện nay là giàn dựng khi các quốc gia khác không chịu tuân thủ các khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới , muốn trở thành độc tôn trong lãnh vực tài chánh thế giới như Trung Cộng là điển hình . Các cuộc suy thoái tại Nhật , Thái Lan hay Đại Hàn năm 1997 có cái khác . Các nơi này đổ quá nhiều tiền vào lãnh vực địa ốc , hoặc đầu tư vào sản xuất trong khi chủ trương chính là dành cho Trung Quốc các ưu đãi phát triển . Nếu các nơi này cũng dồn nỗ lực sản xuất song song với Trung Quốc thì thế giới sớm đi đến khủng hoảng tài chánh không đúng lúc , cho nên phải để cho các suy thoái sảy ra tại các nơi ấy , Bộ Tài Chánh cũng như Ngân hàng Trung Ương Đại Hàn bị lục tung là thế . Về phương diện chuyên môn ta phải biết mới được .
Nhìn chung thì vai trò của FED cũng như Bộ Ngân Khố Mỹ chỉ là đóng hay mở valve bằng cách tăng hay giảm lãi xuất , tăng chi hay giảm thuế , nếu cần thì bơm thẳng tiền vào thị trường tiêu thụ trực tiếp hoặc thực hiện các công trình xây dựng đầu tư lớn vào một khu vực nhất định . Nhưng thiết lập được một hệ thống như vậy không đơn giản đâu . Ứng dụng trên phạm vi toàn cầu thì , FED và Bộ Ngân Khố còn là một khối vĩ đại hơn hẳn kết hợp với Ngân Hàng Âu Châu cũng như Nhật Bản , mở valve vào vùng nào thì vùng đó phát triển mau lẹ . đóng valve vùng nào thì vùng ấy suy tàn . Đó là mặt khác của “ Chuyên chính Nhân Chủ vậy” , chúng ta không bàn ở đây .
Thực ra thì Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ được thành lập vào đầu thế kỷ trước (khoảng thập nên 1910) , là kết quả của chuyến đi bí mật của Ông Rockerfeller lên Chicago gặp Ông J.P Morgan để bàn về việc thống nhất nhiều bộ phận rải rác có trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng tư tại Mỹ vào một cơ quan thống nhất đó là FED . Trước đó , mỗi ngân hàng tư đều có quyền phát hành đồng dollar dựa vào số ký thác của mình rồi , mà ở Mỹ này có đến trên 5,000 ngân hàng tư chứ đâu phải ít . Tình trạng lộn xộn ấy chấp dứt khi FED được thành lập và được củng cố sức mạnh như ngày nay .
Vai trò của FED thực ra rất tế nhị , nhìn bề ngoài thì thấy họ chả bị ai giám sát cả . Nhưng bên trong các giới chức cao cấp của FED thì họ lại than phiền là không có quyền giám sát các công ty tài chánh vốn không được coi là ngân hàng . FED lại không có quyền trực tiếp đề nghị Luật , đó là trách nhiệm của Bộ Ngân Khố và Quốc Hội . Cuộc khủng hoảng hiện nay chính là dịp để cải tổ lại hệ thống một lần nữa , khi Bộ Ngân Khố đề nghị các cải tổ giao cho Bộ Ngân Khố cùng với FED có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát , tái tổ chức lại hệ thống tài chánh nói chung (ngân hàng, quỹ đầu tư , môi giới chứng khoán , công ty tài chánh) . Như thế , hệ thống giám sát được tăng cường .
Thật khó để đánh giá hệ thống Mỹ qua lăng kính Âu Châu đối với những người ở vòng ngoài ở cả hai phía , trong chỗ thâm sâu thì thực ra Âu Châu thống nhất cũng muốn bắt chước hệ thống Mỹ nhưng chưa được vì Âu Châu vẫn còn nhiều cách biệt giữa các thành viên với nhau . Thực ra thì FED bị kiểm soát chặt chẽ lắm nhờ mối liên hệ hàng ngang với Bộ Ngân Khố , với cơ quan Tổng Kế Toán Quốc Gia trực thuộc Quốc Hội (General Accounting Office , GAO) . Chủ tịch FED được Tổng Thống bổ nhiệm , nhưng thực tế luôn luôn phải được Liên Ủy Ban Tài Chánh , Ngân Hàng chấp thuận trên nguyên tắc , và ông này phải xuất hiện trước các Ủy Ban của Quốc Hội để giải trình về các hoạt động của FED .
Nhưng quan trong nhất giữ cho nước Mỹ không bị độc tài chính là : “ không ai được độc quyền về tin tức” nên ở Mỹ này đa số vấn đề đều được đem vote theo luật định cả . Lãnh đạo cơ quan không được phép quyết định bất cứ vấn đề gì nếu vấn đề đó chưa được Luật cho phép . Nhưng nhìn bên ngoài lại không thấy gì cả , nhưng đi vào bên trong mới thấy là các cơ quan cũng như cá nhân liên hệ luôn kềm chế nhau , bởi vì bất cứ quyết định nào có liên quan đều trực tiếp liên hệ đến trách nhiêm cũng như tương lai cũng như danh dự của chính họ .
Xin cũng đừng nhầm lẫn là , nước Mỹ này vẫn có một hệ thống kinh doanh của nhà nước nhưng được khéo léo núp dưới danh nghĩa các công ty tư dưới dạng cổ phiếu thường , hoặc các dạng tín dụng đặc biệt đối với những công ty được hình thành do sự chuyển giao kỹ thuật từ cơ quan Liên Bang tối mật sang công ty kinh doanh , Google là một dạng đó , kinh doanh dầu thô là một dạng kinh doanh khác . Muốn giữ cho thị trường chứng khoán ổn định , chính phủ Mỹ qua các công ty tài chánh tư nắm giữ một số cổ phiếu hoàn toàn có khả năng điều tiết thị trường . Chẳng ai biết nước Mỹ này có bao nhiêu tiền đâu , xin đừng vội đánh giá qua một số biểu hiện bề ngoài .
TỔ CHỨC & NHÂN SỰ .
Trước hết một tổ chức và phương pháp (Organization &Method) tốt thường được hình thành và xây dựng lúc khởi đầu bởi những bộ óc mẫn tiệp của những con người tốt . Tổ chức và phương pháp ấy đáp ứng với điều kiện khách quan lúc ấy , không có gì bảo đảm rằng khi tình thế thay đổi thì những người kế thừa sẽ tiếp tục là người là những người mẫn tiệp và đạo hạnh . Tổ chức ấy cũng bị chi phối bởi luật đào thải tự nhiên như quy luật sinh tử vậy . Làm thế nào để một tổ chức có thể tự mình hoàn thiện , luôn trẻ hóa , để tránh quy luật sinh tử vốn chẳng có ngoại lệ nào cả . Đây là vấn đề liên quan đến triết lý chính trị trong chỗ sâu thẳm của chính trị rồi . Như vậy vấn đề chính yếu liên quan đến quyền lực trung tâm qua một thiểu số con người cụ thể được đào tạo và thử thách đặc biệt , chứ không phải qua đa số bình thường . Đa số bình thường ấy là mục tiêu để các tổ chức như vậy có sứ mệnh phải phục vụ , rời xa mục tiêu ấy là tiến dần đến chỗ suy tàn .
Ai cũng có những lúc yếu lòng , sa ngã vì tính người . Sinh mệnh của cả dân tộc hay loài người không thể đặt trong tay một số người nào đó , như là khoán trắng vận mệnh cho họ , mà không có phương cách kiểm soát tính yếu hèn của những con người ấy . Đào tạo , kiểm soát để mỗi thành viên liên quan biết cách ứng dụng các nguyên tắc căn bản nhằm đáp ứng với điều kiện khách quan trong tinh thần kỷ luật tự giác , dựa trên quyết định của đa số đồng đẳng , luôn được coi là cách tốt nhất để bảo đảm rằng : “ một tổ chức có khả năng tự hoàn thiện và không ngừng tự mình lột xác để trẻ hóa liên tục “ . Kết hợp hài hòa giữ chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể là điều khó , nhưng không phải là không làm được . Sáng kiến cá nhân vốn là động lực thúc đẩy tiến bộ , nhưng đồng thời cũng là động lực phá hoại xã hội . Đó là con dao hai lưỡi , đầu sinh đầu tử . Tổ chức tốt là luôn biết nắm lấy đầu sinh , việc này chủ nghĩa tập thể giữa những người đồng đẳng là một đáp ứng tốt . Nguyên tắc tối thượng đối với người Mỹ chính là Hiến Pháp Mỹ , đó là luật pháp tối cao chi phối mọi sinh hoạt của nước Mỹ .
Họ hiểu thấu tầm quan trọng của con người , nên việc đào tạo người lãnh đạo được coi là cực kỳ quan trọng . Những người này mới được biết bí mật của nước Mỹ . Ông Bill Clinton , Ông Barack H. Obama là con nhà nghèo nhưng vẫn trở thành Tổng Thống Mỹ . Vì họ được tuyển chọn để đào tạo ngay từ khi còn nhỏ tuổi . Kiểm soát cái “ mind “ của con người được người Mỹ coi là cực kỳ quan trọng để bảo đảm rằng : “ các loại virus độc hại bị loại đúng lúc” . Lịch sử nước Mỹ để lại quá nhiều bài học về vấn đề này rồi . Ta nên coi đó là khía cạnh khác của chuyên chính nhân chủ .
Ngay trong nội bộ Ban Lãnh Đạo Mỹ cũng vậy , cuộc đấu tranh bên trong cũng dữ dội lắm , nhưng tất cả vì tương lai của nước Mỹ cũng như các nguyên tắc của Hiến Pháp Mỹ mà họ muốn quảng bá trên toàn thế giới , hai việc này có liên hệ mật thiết với nhau chẳng thể tách rời . Hãy xem dòng họ Kennedy , hầu như bị gạt ra ngoài sau khi Ông Ted Kennedy chết mới đây , vì tôi không thấy lớp kế thừa đủ sức cáng đáng . Truyền thông Mỹ gọi đó là “ The end of a dynasty “ là vậy , khi nghe nói thế thì mấy ai hiểu được là họ nói cái gì nếu không được giải thích thêm .
Tôi đã giải thích khá dài dòng liên quan đến hệ thống tài chánh Mỹ , khái quát về mặt lý thuyết kinh tế cũng như thực tế , có so chiếu với hệ thống chính trị Đại Nghị Chế ở Âu Châu . Mục đích chỉ để nêu lên vấn đề có tính căn bản là :” muốn đánh giá chính xác hơn để không dẫn đến các hiểu lầm tai hại khi làm việc , ta cần đánh giá trên căn bản toàn hệ thống “ Bài viết của Bác Sỹ Nguyễn Lưu Viên dựa trên tầm nhìn kiểu cánh tả thường thịnh hành ở Châu Âu . Đúng trong chi tiết nhưng không đúng trong tổng thể của lý thuyết kinh tế thị trường , người đọc nhất là người Cộng Sản trong nước , cần rất cẩn thận để đừng bao giờ đi vào vết xe đổ nữa . Đó là ý chính được trình bày trong bài viết này của tôi .
BÀN THÊM VỀ VIỆC CỦA ĐẤT NƯỚC LIÊN HỆ ĐẾN KINH TẾ - TÀI CHÁNH .
Kinh tế tài chánh là bộ môn khó nhất trong mọi môn học vì mọi quyết định đều là quyết định về tài chánh cả . Rất mông lung , quá bao quát vì mỗi quyết định của một người tiêu thụ hàng ngày đều là các quyết định liên hệ đến kinh tế theo những mức độ khác nhau . Không thể học được chỉ trong thời gian mươi năm . Thật không thiếu người làm việc trong ngành rất lâu , học vị đầy đủ , nhưng không thể trở thành nhà hoạch định chính sách kinh tế được . Cứ như tôi chiêm nghiệm thì : “ trong một ngàn người học về ngành này , có thể chỉ có một người trở thành nhà hoạch định chính sách mà thôi “ .
Xin đừng nói tôi lớn lối về vấn đề này . Ở Mỹ này thì tỷ lệ ấy có thể là 10 phần ngàn , đó là sự thành công rất lớn theo hệ thống của Mỹ . Vì những chuyên gia như vậy được xã hội Mỹ đặc biệt quan tâm để họ suốt đời chỉ suy nghĩ mà thôi , không phải mảy may bận tâm đến sinh kế . Điều hành một cơ quan hay một đại công ty đối với người Mỹ là quyết định một hướng đi phù hợp với điều kiện khách quan , người đứng đầu cơ quan không bao giờ liên hệ trực tiếp đến công việc quản lý tiền bạc cụ thể . Mọi việc đã có Ban Tham Mưu cấp dưới lo liệu , những người này chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật , người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm tinh thần và danh dự mà thôi , vì Ban Tham Mưu ấy do họ tự chọn lựa . Danh dự của cả tập thể ấy dính chặt với nhau , mà thực ra thì họ toàn là người được đào tạo , thử thách chuyên biệt cả .
 Trong xã hội Mỹ - Danh Dự và Trách Nhiệm - là các yếu tố cực kỳ quan trọng . Bên cạnh đó là cả một đội ngũ những cố vấn tài ba không xuất hiện công khai , những vị này nhiều trường hợp là thầy của người đứng đầu cơ quan . Ông R. Reagan lên làm Tổng Mỹ là một thí dụ điển hình , khi gặp Ông Goorbachev Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Liên Xô , thì thầy của Ông Reagan đóng vai thông ngôn ngồi phía sau . Cho nên khi nói đến hệ thống Mỹ , ta phải nói đến hệ thống Censor phía trong mới tạm hiểu về họ được , kỳ dư là vô phương . Đa số người Việt ta chỉ mới thấy biểu hiện bề ngoài . Một bài được viết ra , đối với người biết việc hiểu ngay là tác giả có phải là người biết việc hay không , biết thì biết đến đâu . Tất cả những gì tôi đã viết ra đều chỉ nhằm mục đích chuyển đến cho người đọc các sự hiểu biết của người biết việc mà thôi . Xử dụng được đến đâu là tùy bạn đọc .
Tôi đã ở lại với chế độ Cộng Sản gần 18 năm trước khi đến đây định cư , tôi vẫn âm thầm theo dõi mọi khía cạnh trong sinh hoạt của xã hội ấy , con người trong xã hội ấy . Trong thời gian dài từ năm 1945 cho đến năm 1995 , tức là 50 năm chế độ Cộng Sản trong nước không có một bộ kinh tế tài chánh đúng nghĩa . chẳng có một Ngân Hàng Trung Ương đúng nghĩa , chẳng có một hệ thống ngân sách đúng nghĩa , chẳng có một hệ thống kế toán đúng nghĩa . Có chăng là các tổ chức phát hành tem phiếu cho cả nước , ngân hàng chỉ để làm kiểng . Gần 15 năm qua một số cán bộ đã được gởi đi các nơi học hỏi , cũng có bằng cấp này nọ . Nhưng học là một việc , làm là việc khác không dễ dàng , thời gian để tiêu hóa lý thuyết thường rất lâu , nhiều trường hợp không thể tiêu hóa được lý thuyết . Biết biến cải một tổ chức lỗi thời lạc hậu như vậy qua một hệ thống mới là khó khăn vô vàn . Nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa vẫn là cản trở nghiêm trọng nhất đối với công cuộc cải tổ . Cho nên dù thành quả nào mà chế độ Cộng Sản nói tới chưa phải là thành quả thực , hoàn toàn mang tính hình thức mà thôi .
Tôi cũng đã dành nhiều thời gian quan sát và đánh giá hệ thống kinh tế tài chánh thuộc Chế Độ VNCH . Tôi biết hệ thống ấy cũng đầy khiếm khuyết về mặt tổ chức cũng như nhân sự trong thời kỳ chiến tranh , nhưng tôi nhìn thấy hệ thống ấy hoàn toàn có khả năng đáp ứng được với các diễn biến kinh tế thế giới qua đội ngũ chuyên viên trẻ được đào tạo vững chắc hơn đối với thế hệ đi trước , mặc dù đa số các vị này đều tốt nghiệp tại Âu Châu . Đội ngũ chuyên viên ấy cũng đã trải qua thử thách , đa số tỏ ra vững trãi . Tiếc thay đội ngũ chuyên viên ấy nay đã bị phá tan hết rồi , không còn cơ hội gầy dựng lại được nữa .
Chế độ trong nước chuyển sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện ngặt nghèo như vậy . Tôi biết là tại văn phòng Trung Ương Bộ Tài Chánh cũng như Ngân Hàng Trung Ương vẫn đang bế tắc về tổ chức và nhân sự ; hoàn toàn không có lối thoát , chỉ biết làm những công việc hành chánh . Hỏi Ông Thủ Tướng thì Ông Thủ Tướng nói là : “ đó là trách nhiệm của Bộ liên hệ , các anh làm đề nghị đi “ , hỏi Bộ Chính Trị thì chả ai biết cần làm gì lúc này . Trong điều kiện đó nếu có cải tổ thì cải tổ lòng vòng về mặt tổ chức như sắp xếp lại chứ hoàn toàn chưa phải là thay đổi về mặt hệ thống . Xin cứ suy nghĩ điều tôi trình bày , cả một đất nước không có cái đầu thì làm sao mạnh lên được . Cả Bộ Chính Trị cũng chỉ gồm những người mang nặng tinh thần công chức và phe phái thì lấy trí tuệ đâu mà lãnh đạo .
Nói đến thay đổi về mặt hệ thống là nói đến đường hướng rồi . Bộ Chính Trị nói rằng lãnh đạo , nhưng họ biết gì về lãnh đạo trong lãnh vực kinh tế toàn cầu hóa hiện nay hay không để mà lãnh đạo . Trách nhiệm này của các chuyên viên . Tiếc thay tại các Bộ liên hệ lại thiếu vắng hẳn một đội ngũ chuyên viên nồng cốt , thiếu hẳn một nhóm Chief Architect đủ sức cải biến (modifier) một hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách hài hòa mà không gây ra các coup Choke về mặt xã hội . Tôi nói thật đấy , ngay trước năm 1975 ở Miền Nam , một Chief Architech về kinh tế tài chánh đã là khó kiếm lắm rồi ; nói gì đến chế độ Cộng Sản trong nước như hiện nay , những người lãnh đạo trong ngành chỉ mới đi học được chưa quá 15 năm . Tôi cũng nói với tâm thành là : “ tôi thương mến anh em hết thảy , với tính cách là người Việt , do vậy tôi muốn nhìn thấy anh em tiến lên một cách mau chóng “ . Việc này sẽ không thể đạt được nếu tất cả cứ giữ thái độ của một công chức làm việc hành chánh như hiện nay .
Đất nước cần nhiều bộ óc lớn biết vượt thoát ra ngoài lẽ thường tình để chuẩn bị cho tương lai . Dĩ nhiên các anh có một số quan hệ quốc tế , họ có thể đưa ra vài lời khuyên . Nhưng hỏi họ về một kế hoạch cải tổ toàn diện thì họ sẽ không bao giờ trả lời , vì họ sợ liên hệ đến chính trị tế nhị . Thực ra thì ngay cả chef của họ cũng chưa chắc đã biết ngọn nguồn công việc , vì họ cũng là công chức được mướn theo hợp đồng mà thôi , thí dụ cho UNDP chẳng hạn . Nhưng nếu anh có một nhu cầu cụ thể thì họ có thể đóng góp thêm một tay , được hay không là tùy thuộc vào chủ trương của chính anh trong việc vận động quốc tế .
Rất tiếc là gần 17 năm qua tôi chưa hề một lần về nước , cũng chưa một lần rời khỏi Bắc Mỹ đi bất cứ đâu , nhưng tôi biết rõ tình hình trong nước . Cứ xem các anh cho áp dụng thuế Trị Giá Gia Tăng (TVA) đủ chứng tỏ các anh không biết việc . Tiện đây tôi cũng nói thêm : năm 1972 người Mỹ cần đủ thứ để đánh lạc hướng mối âu lo của nhân dân Miền Nam khi Hiệp Định Paris gần kề . Ông Thiệu được ủy quyền của Quốc Hội VNCH cho phép ban hành bằng Sắc Luật đối với hàng loạt các vấn đề liên quan đến xã hội Miền Nam . Luật thuế TVA cũng như Luật về thị trường chứng khóan được ban hành trong điều kiện ấy . Tôi biết ngọn nguồn việc soạn thảo này từ đầu đến cuối . Quý Ông Trần Cự Uông , Hà Xuân Trừng Bộ Trưởng Tài Chánh , Nguyễn Đức Cường Bộ Trưởng Thương Mại , Vũ Khắc Dụng là Thứ Trưởng cho ông Trừng , Nguyễn Hải Bình làm Phụ Tá cho Ông Trừng cùng nhiều vị khác liên hệ . Ngay sau khi 60 Bộ Luật được ký thành Luật , tôi đã nói ngay với Ông Bình là :” nên hoãn việc thi hành luật thuế TVA vì quá phức tạp về kế toán “ . Ông Bình nói với tôi rằng :” không thể được vì đã trình với Ông Tổng Thống rồi “ . Ứng dụng luật thuế TVA trong điều kiện như thế này là hoàn toàn sai , ngay người Pháp cũng gặp khó khăn chẳng ít , nhưng vì tự ái họ chưa dám bỏ . Hệ thống thuế khóa cũng như ngân sách của ta cần phù hợp với hệ thống chung của toàn cầu , tuyệt đối không thể tách rời ra được . Nên áp dụng thuế gián thâu (sale tax) như các nước khác vừa dễ dàng vừa đơn giản cho người thọ thuế .
Vào năm 1990 tôi có tham dự một nhóm nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế thị trường do một người quen với Ông Năm Nghị đứng tổ chức . Tôi giữ hoàn toàn im lặng trong suốt năm phiên họp . Cuối cùng khi mọi người thấy tôi im lặng nên hỏi về suy nghĩ của mình . Câu phát biểu duy nhất của tôi như thế này :” vấn đề quan trọng nhất bây giờ là tổ chức “ . Gần 20 năm sau câu trả lời ấy vẫn còn nguyên giá trị .
Tôi biết cái khó hiện nay là các anh chỉ có những công chức để sai bảo , chứ không có chuyên gia cấp cao để cộng tác . Cải sửa tổ chức và hệ thống luôn đòi hỏi phải có nhiều Architech hợp thành một khối thống nhất mới làm được . Mà phải làm ở cấp cao nhất để tránh gây sáo trộn cho công việc hàng ngày của các Bộ và Cơ Quan , việc này Ông Thủ Tướng Dũng nên nhận lấy trách nhiệm , không nên giao cho các Bộ . Kinh nghiệm của tôi cho thấy rất rõ là , các Bộ rất khó phối hợp với nhau trong việc Design một hệ thống mới , vì họ quá bận rộn với công việc hàng ngày . Ngay tại Mỹ này , việc Redesign một hệ thống luôn được chuẩn bị từ cấp cao nhất nằm ngoài Hành Pháp . Chính các Architech ấy sẽ nắm quyền trông coi việc tái tổ chức lại hệ thống sau này qua các chức vụ được bổ nhiệm . Các ông Tim Geisner , Summer , Bernanke đang làm việc ấy trong việc cải tổ cơ cấu tại Mỹ .Cần lưu ý rằng : thất bại trong hệ thống thị trường tự do theo chế độ Tổng Thống tại Nam Mỹ không phải là lý thuyết sai , mà là sự áp dụng sai . Thành công tại Đại Hàn , Đài Loan , Singapore là do ứng dụng lý thuyết đúng trên căn bản toàn hệ thống .
Ông Thủ Tướng Dũng nên nghe lời cố vấn của tôi sau đây :
1 - Nên lập một số Task Force đặc biệt trực thuộc văn phòng Thủ Tướng về mấy vấn đề mấu chốt sau : kinh tế tài chánh , hạ tầng cơ sở , hành chánh công quyền .
2  - Nên can đảm mời một số chuyên viên ngoại quốc cũng như một số người Việt hải ngoại về phụ giúp cho các công trình tái tổ chức cơ cấu này . Tốt hơn hết nên đặt thẳng vấn đề này với phía Mỹ , yêu cầu họ giúp một tay . Họ có rất nhiều kinh nghiệm hơn hẳn bất cứ quốc gia cũng như tổ chức quốc tế nào về mọi vấn đề liên quan đến công cuộc tái tổ chức xã hội . Vấn đề này nên đặt thành chủ đề quan trọng bàn trong Đại Hội Người Việt hải ngoại vào tháng 11 tới đây tại Hà Nội , kể cả việc thiết lập ngay một bộ phận chuyên trách về vấn đề này tại Mỹ như một cầu nối trong ngoài nên được xúc tiến ngay .
3  -  Nếu có yêu cầu từ phía Việt Nam , tôi đề nghị phía Mỹ đáp ứng tích cực .
 
Tôi mong mọi người Việt biết nhìn vào tương lai , các chuẩn bị cho việc cải tổ về kinh tế tài chánh là cực  kỳ quan trọng vì nó liên hệ đến mọi sinh hoạt xã hội . Cải cách về chính trị là vô nghĩa nếu thiếu cải cách về kinh tế , thường đi trước đối với cải cách chính trị
Rất tiếc là trong điều kiện hiện nay của đất nước , tôi không thể có mặt trong nước được , vì các lý do riêng tư . Tuy vậy vài ý kiến nêu trên xin mọi người quan tâm .
 
2  -  CHIẾN TRANH NỐI TIẾP CHIẾN TRANH .
 
Nhiều thính giả thắc mắc khi thấy tôi hay phát biểu các quan điểm hầu như ngược lại với suy nghĩ thông thường ; nhiều vấn đề mà mọi người coi là quan trọng , như vấn đề Hoàng Sa Trường Sa , tôi lại nói : vấn đề ấy nhỏ , dùng vũ lực mà lấy lại . Vũ lực ở đâu , sức mạnh ở đâu để lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa trong khi Trung Cộng đang dương oai ở đấy ? Như thế vấn đề nào mới là vấn đề lớn ? Xin thưa ngay , vấn đề lớn do một thính giả đã E mail cho tôi qua Anh Toàn . Tôi xin ghi lại nguyên văn :
“ Tờ Economist có phần thỉnh ý như sau : “ Bạn có nghĩ rằng thế giới sẽ được tốt lành hơn với số người ít hơn chăng ?”
Câu trả lời chỉ đơn thuần là có hoặc không , song trong cái sâu thẳm là sự thách đố giữa lý với tình  . Xin diễn đàn cân nhắc lựa chọn để thảo luận .
Chỉ trong vài ngày , số người cho rằng “ có” lên từ 70% đến 78% , nếu lấy thước tâm thức mà đo , các bạn cho rằng đấy là họa hay phước ?
Giả như lương tâm sẽ khiến chúng ta phải cúi đầu trước bạo quyền (CS , Bắc Phương , Toàn Cầu) , hãy chuẩn bị tinh thần để đối diện với cái chết như một con người . Giả như lý trí sẽ đưa chúng ta đến chỗ tất thắng , hãy chuẩn bị sức mạnh để đương đầu với cái sống giữa muôn cầm thú .
Một vài điểm về Tạo Hóa để chúng ta tìm hiểu hư thực :
- Trái đất được tạo dựng nên cho sự trường tồn không quá 500 triệu sinh linh .
-  Hiện tại 15% chúng ta có nhiễm sắc thể của anh em ngoài trái đất , bất luận chủng tộc , quốc gia .
- Nòi Việt là con Rồng cháu Tiên . Tiên không phải là người phàm , rồng là một vật linh thiêng .
Hết thảy các Pháp môn đều là phương tiện , khi đã đến bờ Giác thì trút bỏ tất cả . Vòng Câu - rút đem chiếu yêu ma , cầm nơi tay chớ chẳng nên tròng vào cổ .  “
Thưa quý bạn , E mail tuy vắn gọn nhưng đặt ra hàng loạt vấn đề rất lớn đối với nhân loại cũng như nòi Việt vào lúc này . Vị thính giả viết E mail này hẳn phải là người rất gần với Trung Tâm Quyền Lực , văn phong của một người biết sâu rộng nhiều vấn đề lớn của thế giới , nhìn sâu thẳm vào tương lai của Nòi Việt cũng như của cả nhân loại này , am tường Đông với Tây . Thật hiếm có đối với đất nước ta . Tuy chưa hân hạn được gặp , nhưng quả thực “ tri kỷ , tri bỉ “ .
Như vậy vấn đề thực sự mà nhân loại đang phải đối diện là gì ? Liệu loài người có thể giải quyết rốt ráo các mâu thuẫn hiện nay trong điều kiện văn minh này đang tiến gần đến thời kỳ bị hủy diệt hay không ? Quả thực loài người đang đối diện với sự chọn lựa giữa sự sống và cái chết . Câu hỏi này đặt ngay ra một vấn đề khác là : ai được sống , sống ra sao ? và ai phải chết , chết như thế nào ? càng nghĩ càng thấy rằng : “ khi đã đến bờ Giác thì trút bỏ tất cả “ . Nhưng chúng ta chưa đến bờ Giác mà , ngay cả khi còn một khoảnh khắc ta vẫn phải chiến đấu để cứu lấy sự sống đối với những người đáng được hưởng sự sống . Đây là vấn đề thuộc về đạo đức và trách nhiệm , nhưng nghịch cảnh của nhân loại hiện nay đặt chúng ta phải chọn lựa một quyết định dựa trên trách nhiệm , hơn là đạo đức thuần túy . Đạo đức hay tôn giáo không giải quyết được bế tắc hiện nay của loài người .

Ý KIẾN CỦA KHOA CHIÊM TINH ĐÔNG TÂY .

Nghĩ cho cùng ra thì những lời cảnh báo của các Bô Lão Bộ Tộc Hopi đối với văn minh này vào năm 1993 là hoàn toàn chính xác , các tính toán của Văn Minh Maya là rất đúng khi ghi nhận các biến cố sẽ sảy ra trong từng chu kỳ 5,200 năm dương lịch gọi là Chilan Balum , năm chu kỳ hình thành một đại chu kỳ 26,000 năm . Nếu lấy khởi nguồn từ văn minh Sumer Lưỡng Hà , Ai Cập Cổ , thời Hoàng Đế bên Phương Đông đều phù hợp với chu kỳ 5,200 năm theo niên lịch Maya . Maya cũng dự liệu theo sách tiên tri của họ là Popul Vuh được gọi là First Father , coi như thánh kinh , thì ngày tận thế sẽ là ngày 21 tháng 12 năm 2012 . Do các hiểu biết sâu rộng như vậy nên vào năm 900 CE họ bất ngờ biến mất khỏi vừng trũng thuộc nước Mexico ngày nay . Cũng theo họ thì sau ngày Doomday (tức là tận thế) con người bước vào Katun 2 , hy vọng có một cái mới xuất hiện . Các ghi nhận vừa nêu , tôi chỉ dựa vào những gì mà giới nghiên cứu văn minh cổ nói tới , đúng hay sai thời gian sẽ trả lời .
Một nhà nghiên cứu khác , được gọi là Nostradamus hiện đại , là Ông Bruce Buena de Mesquita , trước đây cũng đã có thời làm việc cho CIA Mỹ . Ông dùng toán học để dự kiến tương lai . Xin ghi lại đây vài điều đã được Nostradamus nói đến trong Quatran 97-4 như sau : “ một thế lực mới nổi lên ở Syria , Palestine sẽ dẫn đến cuộc chiến Do Thái Ả Rập và rồi đưa thế giới vào tận thế , China sẽ ra khỏi vị trí của họ  ” . Riêng Ông Bruce Buena de Mesquita đưa ra một số nhận định như sau : “ Ông không hề thấy Trung Cộng hùng mạnh trong thế kỷ 21, Trung Cộng sẽ bị phân làm nhiều mảnh , chiến tranh nguyên tử sẽ nổ ra từ đấy , kẻ chống chúa thứ ba sẽ xuất hiện trong thế giới của chúng ta hôm nay , Nga Mỹ sẽ là hai Đồng Minh lớn chống khủng bố quốc tế . Theo ông khi quan sát chiến tranh cho ta thấy , chiến thắng luôn ở phía nào khởi chiến trước , đó không phải là tai nạn bất ngờ (accident) “ . Theo các nhà chiêm tinh lớn trên thế giới kể cả Nostradamus thì chỉ khoa học không thôi không đủ để đưa ra quyết định , nên cần nhờ đến khoa Chiêm Tinh (Astrology) . Riêng Ông Bruce Buena de Mesquita là người mở đầu cho trường phái dự kiến tương lai bằng toán học gọi là Algorith . Đối với ta thì khi Trạng Trình phán một câu : “ mười phần chết bảy còn ba , chết hai còn một mới ra thái bình” Câu này có nghĩa gì ? Nhiều người Việt nghĩ đến vận mệnh đau khổ của đất nước ta , nên áp dụng ý nghĩa câu này vào hoàn cảnh của ta . Điều đó không sai , nhưng chưa thật đúng . Câu đó ám chỉ thời hiện đại của nhân loại .
Thực ra có một sự khác biệt sâu rộng giữa văn hóa ta với thế giới , ngay cả với Hán hay Nhật , nhưng  tiếc thay chúng ta ít biết đến nên cứ tỏ ra coi thường di sản của Tổ Tiên . Nền tảng văn hóa Tộc Việt đặt căn bản trên Đạo Học , Mật Tông , về mặt này ta rất gần với văn minh Hopi đã nói trên . Mật Tông mới là nguồn gốc của Dịch Lý dựa trên sự chuyển dịch của cặp Âm Dương . Hán học được một phần của Dịch Lý nhưng không học được Mật Tông , mặc dù Hán đề cao Mật Tông một cách khéo léo , nhưng chỉ mới là cái ngọn mà thôi , cái gốc Hán không nắm được . Ngay từ thời cổ đại , các Thiền Sư như Lưu Chi , Thiện Không ( thế kỷ thứ hai , thứ ba ) vẫn để lại các lời truyền tụng . Lão Tử bàn về Đạo Học để đối đầu với Khổng Tử của Hán , ta coi đây là cuộc chiến văn hóa đầu tiên giữa ta với Hán . Cuộc chiến ấy dẫn đến sự dung hòa Tam Giáo , nhưng theo thời gian Khổng Học chết chứ Đạo Học “ ngày càng sáng ngời “.
Mật Tông –Đạo Học là gốc nên khi Phật Giáo lan vào nước ta khoảng sau thế kỷ thứ tám , Phật Giáo không thể ảnh hưởng đến nước ta như tại Cambodge hay Miến Điện . Cho nên các đời nhà Trần , nhà Lý , Phật Giáo là cái vỏ bọc mang tính quần chúng , Mật Tông mới là gốc bên trong . Chùa của ta thờ Phật nhưng cũng thờ Thần ở hậu điện . Những người Phật tử cần phải biết điều ấy mới được để đừng nhầm lẫn . Một chứng minh khác về vấn đề này là nhục thể của nhiều vị sư thuộc hệ thống chùa cổ của nước ta ( đa số đặt tên theo bộ Mễ , như chùa Đậu , chùa Gạo ..) đã bao thế kỷ nay vẫn trụ yên không thối rữa . Khi dùng kỹ thuật hiện đại nhất để đo thì : rõ ràng đó là nhục thể của người thật . Cho nên Đạo Học-Mật Tông mới thực sự là gốc của văn hóa Việt . Mật Tông truyền lên Tây Tạng kết hợp với Phật Giáo tạo thành Phật Giáo-Thiền Tông Tây Tạng . Việc này ta cần nhìn cho thấu để không nhầm lẫn như đã từng sảy ra trong quá khứ .

 
BÀN VỀ CHU KỲ ĐỔI THAY CỦA ĐỊA CẦU .

Đối với vũ trụ bao la thì địa cầu chỉ là một hành tinh bé xíu , cũng là nơi cư trú chính của con người với đà gia tăng dân số không thể nào kìm hãm được . Như thế , sinh mệnh của con người sống trên trái đất này , phụ thuộc trước tiên và trên hết vào trái đất . Đã có ai trong chúng ta tự hỏi xem : trái đất này đã bao nhiêu lần đạt đến văn minh như thế này rồi phút chốc bị hủy diệt tan tành không ? Con người đã không tự hỏi như thế vì tin một cách ấu trĩ rằng : trái đất này có khả năng chứa vô hạn định số nhân loại mà chẳng gây ra hậu quả đáng kể nào cả , vì mỗi ngày như mọi ngày , chúng ta vẫn sống mà có hề hấn gì đâu . Thực tế không đơn giản như vậy . Trong vũ trụ huyền hà kia , có bao nhiêu hành tinh chết ? con người không thể biết được số lượng cũng như không thể hiểu được các hành tinh ấy đã chết từ lúc nào . Theo các nghiên cứu của văn minh này thì trái đất đã hình thành 4 tỷ năm , cùng tuổi với hệ mặt trời . Đó là thời gian dài so với thời điểm con người tinh khôn hiện đại xuất hiện ở Hoa Nam và Malta (Nga) chỉ mới có 15,000 năm , văn minh này cũng chỉ mới được ghi nhận chưa quá 10,000 năm . Tất cả chỉ là mốc thời gian ngắn ngủi . Cứ lấy luật xác xuất mà nói , ta có thể đi đến kết luận khả tín rằng : “ Đã từng có nhiều nền văn minh như thế này xuất hiện và rồi bị hủy diệt “ .
Tại sao bị hủy diệt ? vì quá nhiều lý do khách quan mà ngày nay loài người cũng đã cảm nhận được : như thiên thể va vào trái đất , thiên tai như núi lửa , động đất ; quan trong nhất do con người gây ra vì tranh chấp giữa người với người để dẫn đến chiến tranh hủy diệt ; trái đất chuyển sang thời kỳ quá nóng làm khối băng tan mau chóng để nhận chìm toàn bộ châu lục làm hủy diệt con người , để rồi có thể hàng trăm ngàn năm sau , chu kỳ lạnh bắt đầu xuất hiện trở lại để khởi đầu cho một văn minh mới . Tiến trình sinh diệt như vậy chắc đã từng sảy ra nhiều lần rồi , nhưng vì ta không có các dữ kiện được ghi lại nên không biết đó thôi .
 Câu hỏi liên quan đến chính trái đất là : “ Độ nghiêng của trục trái đất xuất hiện từ lúc nào ? và khi nào thì độ nghiêng ấy chấm dứt ? tăng lên hay giảm đi ở mức độ nào ? “ . Mọi người đều biết , nhờ trục trái đất nghiêng nên có bốn mùa , nên có sự sống . Độ nghiêng này tăng lên hay giảm đi đều tác động ngay đến thời tiết , đến sự sống của muôn loài . Khi độ nghiêng này là số “ không , Zero ” thì lúc đó cũng chấm dứt sự tồn tại của địa cầu sống để trở thành hành tinh chết . Cũng theo luật xác xuất thì tình huống như vậy sẽ sảy ra khi sức hút của các hành tinh khác lên trái đất thay đổi , cũng như con người cứ ồ ạt khai thác lòng đất hoặc vũ khí bị nổ gây chấn động đến tâm trái đất , kể cả núi lửa cũng như động đất cũng đóng góp vào tiến trình này .
Câu hỏi liên quan đến sự sống ngoài trái đất là có thật không ? Vũ trụ huyền hà cũng có sinh có diệt , lý thuyết về Lỗ Đen (Black Hole) với Big Bang khi kết hợp mang tính hủy diệt đối với hệ thống hành tinh này để tạo dựng hệ thống hành tinh khác , nhân loại cũng chỉ biết sơ sài mà thôi . Khoa học biết đến đâu hay đến đó , như lời cụ Lý đã nói là rất đúng . Cũng lấy luật xác xuất mà bàn thì : trong vô vàn hành tinh làm sao không có sự sống được . Vấn đề là nhân loại chưa cộng thông được với cái tâm lớn của vũ trụ nên không tin đấy thôi . Câu hỏi là các nền văn minh Cận Thái Dương Hệ ấy liên hệ thế nào với loài người hiện nay? . Họ có phải chính là gốc tích của các văn minh trước đây trên trái đất thiên di đến các hành tinh đó hay không ? hay họ là một văn minh hoàn toàn không liên hệ gì đến trái đất cả . Như vậy vấn đề liên lạc với các văn minh khác cần được đặt ra ngay từ lúc này trước khi quá trễ , có thể gây hủy diệt toàn diện vì các hiểu lầm vô tình của cả hai phía . Như thế cuộc tranh chấp giữa con người với nhau trên trái đất là một truyện , cuộc tranh chấp hay tiếp xúc cũng vậy giữa văn minh này trên trái đất với văn minh khác ngoài trái đất lại là một truyện khác , cả hai cuộc tranh chấp ấy đều có liên hệ mật thiết với nhau , nên cần được cân nhắc cực kỳ kỹ lưỡng . Chỉ chút xíu hiểu lầm đều gây ra hủy diệt toàn diện , khi ấy văn minh này sẽ bị hủy diệt ngay tức thì . Đó chỉ mới nói đến văn minh Cận Thái Dương Hệ thôi , văn minh thuộc các hệ mặt trời khác thì sao ? chưa ai biết được .
Tại sao và bằng cách nào để nói rằng : 15% chúng ta có nhiễm sắc thể của anh em ngoài trái đất , như điều mà vị thính giả đã nêu lên . Khi nêu ra vấn đề như trên , mặc nhiên vị thính giả nhìn nhận rằng , văn minh ngoài trái đất đã từng có liên hệ với loài người trong quá khứ . Vấn đề là người anh em ngoài trái đất thuộc văn minh Cận Thái Dương Hệ hay các Ngân Hà khác là vấn đề nhân loại chưa đủ sức tìm hiểu . Trong thực tế muốn chứng nghiệm nhận định đó có lẽ cũng không quá khó khăn , khi lấy mẫy DNA chuẩn của người Châu Phi nguyên thủy còn sót lại so với DNA của con người hiện đại thì khoa học sẽ thấy rằng : 15% DNA của con người hiện đại là các DNA lạ hẳn với DNA gốc . Tôi tin điều này là rất thật . Nếu quá khứ các nền văn minh đã có giao thoa với nhau thì trong hiện tại cũng như tương lai , trái đất này phải chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất cho các cuộc tiếp súc như vậy .
Sơ lược trình bày như vậy chủ yếu chỉ nhấn mạnh đến sự mong manh của trái đất này . Với tính cách là một hành tinh , trái đất tự nó có sinh có diệt . Con người sống trên trái đất này không thể coi trái đất là niên viễn được , muốn làm gì thì làm , muốn sinh sản bao nhiêu cũng được , mà phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chính trái đất này . Đó là vấn đề cũng thuộc về đạo làm người vậy . Đạo làm người đòi hỏi ta phải cân nhắc các sự hy sinh để đổi lấy một số thành quả nào đó , hầu cố kéo dài thêm sự tồn tại của văn minh này . Trong muôn một cố gắng sửa chữa lại trái đất này để từ từ đưa trái đất trở lại với sự quân bình có thể chấp nhận được . Cụ thể ở đây là tái tạo tầng Ozone , tái tạo băng cực , hạ giảm nhiệt độ toàn cầu xuống . Muốn đạt được mục tiêu ấy , con người phải hy sinh rất nhiều bằng đủ mọi cách khác nhau . Thậm chí nếu cần phải hủy diệt một vài bộ phận nào đó cố tình phạm vào sứ mệnh cao cả này thì nhân loại cũng phải chấp nhận thôi . Hy sinh để cứu trái đất khỏi sự hủy diệt tập thể trước khi quá trễ là một đòi hỏi cấp bách hiện nay . Một phúc trình khoa học vừa được BBC nói tới sáng nay (Nov-2-2009) cho biết : chỉ cuối thế kỷ này , mực nước biển sẽ dâng lên cao 1.2 mét , đó là một đe dọa khủng khiếp đối với nhân loại .
Theo ước tính của riêng tôi , cần cố gắng kéo dài sự tồn tại của văn minh này thêm 500 năm nữa , để nhân loại này có thể tìm được một hành tinh khác để tá túc , thời gian tá túc cũng không ngắn đâu , có thể phải mất 5 Katu tức là 26,000 năm như Niên Lịch Maya dự kiến . Hiện tại Cơ Quan NASA đang có dự tính đưa người lên ở hẳn trên sao Hỏa . Một dự án như vậy nếu thực hiện được có thể phải mất đến 30 năm nữa , nhưng cũng chỉ đủ để tồn trữ kho dữ liệu lịch sử cũng như khoa học tại sao Hỏa để đề phòng trái đất bị hủy diệt bất ngờ mà thôi .

SỨC HỦY DIỆT CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI ĐỊA CẦU .

Hồng thủy có thực hay không ? các nhà khoa học xử dụng phương tiện vệ tinh có độ nét cao đã nêu ra vấn đề là họ tìm thấy vết tích cái tầu của Ông Noe trên sườn núi cao trong vùng . Vấn đề này đặt ngay ra một câu hỏi khác là : Hồng Thủy ấy đã dâng nước lên cao bao nhiêu ? không ai biết . Tại sao tôi lại đi đến kết luận là Vườn Địa Đàng ở Hy Mã Lạp Sơn , vì Cựu Ước là một truyện ; truyện khác có liên hệ đến khái niệm về Hồng Thủy . Khi loài người chết sạch cả thì chỉ còn một thiểu số cực nhỏ tìm được núi cao để tồn tại thôi . Vùng ấy là Hy Mã Lạp Sơn , nên người Tây Tạng gọi là Mẹ của Vũ Trụ (với Tây Tạng tức là trái đất) là thế .
Sức hủy diệt của trái đất đối với chính trái đất như núi lửa , động đất , ánh nắng mặt trời , địa nhiệt , sấm chớp đều làm trái đất nóng lên , đó là những vấn đề loài người cố theo dõi nhằm đề phòng thiệt hại một cách thụ động , không thể can thiệp để ngăn chặn được . Như vùng sa mạc Sahara trước đây đà từng là vùng nông nghiệp trù phú , tại sao nay thành sa mạc . Do thiên nhiên hay do con người ? vấn đề là mưa với nắng thôi . Thời tiết thay đổi làm cho cả vùng đó bị khô cằn và sa mạc hóa . Phía Bắc Trung Hoa nay cũng đang bị sa mạc hóa . Hậu quả đó do con người gây ra là chính yếu . Trái đất cũng như một cơ thể con người , cũng cần nghỉ ngơi cũng cần bổ dưỡng mới tồn tại lâu bền được . Mấy ngàn năm qua , con người chỉ biết tàn phá trái đất thôi , ngày nay vẫn tiếp tục tàn phá còn nặng nề hơn xưa rất nhiều vì loài người trở nên quá đông đúc so với sức chứa của trái đất .
Nuôi sống loài người là việc quan trọng , nhưng chất thải do loài người thải ra còn quan trọng hơn . Khi đà thi đua tiêu thụ đang là động lực chính thúc đẩy sản xuất , tạo dựng sức mạnh cho quốc gia này quốc gia kia , không ai dám ngưng , vì ngưng lại thậm chí chỉ giảm lại thôi là đã chết rồi . Cỗ máy gia tốc chẳng ngưng được là vậy , tất sẽ dẫn đến lúc bị nổ tung thôi . Cần có một hành động quyết liệt trước khi quá trễ .
Theo dự trù thì trong năm 2011 này , dân số toàn cầu sẽ lên đến con số 7 tỷ người . Xin phân tích ít điều liên quan . Dựa vào bản thống kê dân số thế giới năm 2000 được sách “ Family Reference Atlas of the World , National Geographic “ ấn bản năm 2005 nêu lên thì : dân số Châu Mỹ 900 triệu , Châu Phi 800 triệu , Châu Âu 800 triệu , Châu Á khoảng 3.6 tỷ . Phân theo tôn giáo thì Hồi Giáo khoảng 1.2 tỷ , Thiên Chúa Giáo nói chung 1.9 tỷ , Phật Giáo khoảng 400 triệu , Ấn Giáo khoảng 1 tỷ , số còn lại là đạo thờ cúng tổ tiên cũng như không tôn giáo .
Trong 100 năm kể từ năm 1900 đến 2000 , tỷ lệ tín đồ các tôn giáo trên toàn cầu được ghi nhận thay đổi như sau :
    Tôn Giáo       Năm 1900         Năm 2000 
Phật Giáo           7.8%                  5.9%
Thờ Ông Bà       23.5%                6.3%
Ấn Giáo               12.5%                  13.4%
Hồi Giáo               12.3%                 19.6%
Không Tôn Giáo      0.2%                15.1%
Tôn Giáo khác         9.2%                  6.7%
Thiên Chúa Giáo    34.5%                 33.0%
Thương mại toàn cầu gia lấy căn bản là năm 1950 so với năm 2000 gia tăng như sau :  Sản xuất hàng kỹ nghệ tăng 60 lần so với năm 1950 , hầm mỏ tăng gấp trên 9 lần so với năm 1950 , nông sản tăng gấp 7 lần so với năm 1950 .
Dựa vào các dữ kiện này để tính ngược lại , ta thấy tuyệt đại đà gia tăng dân số toàn cầu sảy ra trong thế kỷ 20 khi việc chăm sóc y tế và dinh dưỡng trở nên tốt hơn , hầu hết các căn bệnh truyền nhiễm được ngăn chặn kịp thời nhờ kỹ thuật mới . Cũng theo ước tính này thì dân số toàn cầu vào đầu thế kỷ 19 chỉ khoảng trên 1 tỷ người mà thôi , tổng số nhân loại sẽ lên đến 7 tỷ chỉ trong vài năm tới . Với đà này thì vào cuối thế kỷ 21 , nếu tính tỷ lệ gia tăng dân số trung bình toàn cầu là 2% năm thì trong 33 năm dân số sẽ tăng gấp đôi , điều đó có nghĩa rằng dân số thế giới vào năm 2045 sẽ đạt đến con số 14 tỷ người , cuối thế kỷ 21 con số đó sẽ leo thang lên đến con số 30 tỷ người .
Xin hãy suy nghĩ tiếp , vào cuối thế kỷ này dân số sống trên lãnh thổ Ấn Độ sẽ là 3.5 tỷ  (chỉ trong 50 năm sau khi độc lập dân số Ấn Độ tăng gấp ba lần) , Trung Hoa sẽ là 3.5 tỷ , Châu Phi sẽ là 3 tỷ 5 . Riêng thế giới Hồi Giáo nếu cứ tính theo tỷ lệ gia tăng dân số như hiện nay , mỗi gia đình có trung bình 6 con , tức là tỷ lệ gia tăng dân số là trên 3% năm , chỉ trong mỗi 20 năm dân số Hồi Giáo sẽ tăng gấp đôi . Nghĩa là : năm 2030 là 2.5 tỷ , năm 2050 là 5 tỷ , năm 2070 là 10 Tỷ , năm 2100 là 20 Tỷ . So chiếu với dân số toàn cầu được ước tính vào cuối thế kỷ này là 30 tỷ thì người theo Hồi Giáo sẽ chiếm 2/3 trên tổng số nhân loại . Cứ nhìn như vậy để thấy quả bom dân số là khủng khiếp , thế giới sẽ sớm bị nhận chìm vì chính sức nặng của con người . Đó là một đe dọa không thể giải quyết thỏa đáng bằng vào các biện pháp thông thường được .
Cách tân kỹ thuật không giải quyết được vấn đề . Cứ quan sát các cách tân kỹ thuật trong thời gian hơn 50 năm qua tuy có làm gia tăng sản xuất , tiết kiệm năng lượng cũng như nguyên liệu . Nhưng mặt khác cạnh tranh để tìm không gian sinh tồn lại trở nên quá khắc nghiệt hơn bao giờ hết , điều này lại làm gia tăng tiêu thụ đối với các quốc gia đang phát triển trên một quy mô lớn hầu như không thể kềm chế được nữa . Mọi nơi trên trái đất này đều muốn sống đời sống vật chất như Mỹ . Nước Mỹ hay bất cứ quốc gia Hậu Công Nghiệp nào khác cũng bị thúc ép bởi luật cạnh tranh nên không dám giảm đà phát triển , làm như vậy sẽ bị các nước có dân số lớn như Trung Cộng qua mặt để dành ngôi bá chủ . Thế giới đi vào bế tắc toàn diện là vậy .
Như đã dự tính bởi Liên Hiệp Quốc , năm 2100 mực nước biển sẽ dâng lên cao thêm 1.2 mét , 50% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long bị ngập mặn không thể canh tác được , khi ấy nước lợ sẽ tràn vào đến Cao Lãnh , thủy sản nước ngọt sẽ biến mất . Cả vùng thung lũng sông Hồng sẽ bị ngập , châu thổ sông Mississippi , Amazone , sông Nil đều bị ngập hết . Rất nhiều thành phố nằm dọc ven biển sẽ bị ngập lụt . Chiến tranh di dân , chiến tranh tìm ngồn nước ngọt ; khi ấy chiến tranh  vũ trang trở thành mối kinh hoàng đối với nhân loại , vì ai cũng có đủ thứ giết người hàng loạt cả , đều đủ sức phá tung trái đất này cả . Cái chết của nhân loại này đang đến gần kề . Ước tính của các nhà tiên tri , so chiếu với tình hình đều đúng như vậy , ước tính được nêu lên trong bản nghiên cứu mới đây được Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng như công ty Shell bảo trợ tuy không trắng trợn đưa ra các nhận định căn bản như bài viết này nhưng cũng đã nói lên thảm cảnh đó . Vấn đề chỉ là lúc nào cụ thể và sảy ra như thế nào mà thôi .

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .

Từ khi thế chiến II chấm dứt đến nay , chiến tranh lạnh nối tiếp , chế độ thực dân Âu Châu cáo chung , Liên Xô tan rã trả lại độc lập cho Đông Âu và Trung Á , Trung Cộng nổi lên đòi quyền chi phối thế giới , Mỹ trở thành siêu cường số một phải đối diện với một thế giới quá hiểm nguy đang đi dần đến chỗ chết tập thể . Các điều vừa nêu cũng chỉ mới là biểu hiện bề ngoài , cốt lõi chính là cuộc chiến thiện với ác , theo đó cả Á Châu trong đó chính yếu là Trung Hoa và Hồi Giáo liên kết thách đố với phần còn lại của thế giới mà không thèm đếm xỉa gì đến cái chết của cả nền văn minh này , thậm chí của cả địa cầu này . Như thế tình hình thế giới trong hơn 60 năm qua đánh dấu giai đoạn Á Châu nổi lên như một thách đố với thế giới . Chiến tranh lạnh tạo điều kiện để hai thế lực ấy nổi lên chống lại văn minh Phương Tây , vốn được coi là định hướng cho hướng đi của thế giới để cứu văn minh này khỏi bị tan rã quá sớm bởi đà gia tăng dân số toàn cầu quá nhanh dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên , vượt quá sức chịu đựng của địa cầu .
Trước vấn nạn này , không thể đổ lỗi cho văn minh vật chất được vì các khám phá về mặt khoa học của văn minh vật chất đã thúc đẩy đà sản xuất , tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu , ngăn ngừa bệnh tật , thuốc men để Á Châu đạt đến dân số áp đảo thế giới như hiện nay và ngày càng mở rộng . Đến độ chỉ cuối thế kỷ này , nếu chiều hướng hiện nay cứ tiếp diễn thì thế giới này sẽ gồm toàn người Á Châu . Chúng ta coi đây là cuộc chiến di dân chăng , truyện ấy là nhỏ khi nghĩ đến cuộc xâm lăng toàn diện trên mọi lãnh vực cũng như mọi Châu Lục . Trong thảm cảnh đó , cả văn minh phương Tây cũng chả có nghĩa gì khi thế giới này bị hủy diệt bởi chính loài người , chính yếu là người Á Châu .
Câu hỏi được đặt ra là : “ đâu là giới hạn tối đa đối với dân số toàn cầu ?” . 500 triệu chăng như E Mail của vị thính giả đã nêu lên , hay 6 hoặc 7 tỷ như dân số toàn cầu hiện nay . Điều này đặt cả nhân loại trước sự chọn lựa giữa lý với tình . Chọn đường nào cũng chết cả . Lấy lý tính mà nói , cần giảm càng nhanh càng tốt đà gia tăng dân số như hiện nay đối với những vùng đang coi việc gia tăng dân số là công cụ chiến tranh mềm (Soft Warfare , Soft Invasion)  để xâm chiếm thế giới . Như thế chiến tranh giữa thiện với ác là không thể tránh được và trở nên rất quyết liệt . Lấy tình mà nói , con người phải được kính trọng , hãy cứ để cho loài người sinh sản . Việc này cũng dẫn đến cái chết của toàn thể , chẳng phân biệt Đông hay Tây .
Nhiều người tự hỏi tại sao Phương Tây không sớm ra tay ngăn chặn một tình huống cực kỳ xấu như vậy , mà các nhà làm chính sách toàn cầu thấy rất rõ từ lâu rồi , để đến ngày nay mới lên tiếng báo động khi nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của sự sống với cái chết tập thể ? Việc này phức tạp lắm khi Liên Xô có cả một kho vũ khí nguyên tử khổng lồ sẵn sàng hủy diệt toàn cầu . Thuyết phục Liên Xô từ bỏ tham vọng đòi hỏi thời gian cần thiết . Người khác lại hỏi , tại sao biết như vậy nhưng Phương Tây vẫn giúp cho Tầu mạnh lên mau chóng , trong khi nuông chiều thế giới Hồi Giáo thái quá để họ gia tăng dân số từ 12.3% vào năm 1900 lên đến 19.6% vào năm 2000 trên quy mô toàn cầu . Sự thực bên trong cũng còn phức tạp hơn khi Liên Xô dù tan rã nhưng một động thái thiếu cân nhắc vẫn có thể dẫn đến việc hồi sinh của chủ nghĩa bành trướng Nga . Đó chỉ mới là một vài yếu tố khái quát , các vướng mắc của loài người này sâu rộng lắm do lịch sử để lại như một nút thắt oan nghiệt mà các nhà tiên tri đông cũng như tây đã nói đến ở phần trên . Bây giờ là lúc loài người không giải quyết cũng chẳng được .
Trước câu hỏi mà tờ Economist nêu lên “ Bạn có nghĩ rằng thế giới sẽ được tốt lành hơn với số người ít hơn chăng ? “ . Như thế tờ Economist đã nêu lên vấn nạn toàn cầu rồi . Số người trả lời là “có” trong vài ngày tăng từ 70% đến 78% cho thấy : nói chung loài người chấp nhận mọi biện pháp làm giảm thiểu dân số toàn cầu xuống càng nhanh càng tốt . Như thế hệ lụy tất yếu là chiến tranh toàn diện theo nghĩa rộng nhất .
Trên làn sóng phát thanh này , đã từ lâu tôi luôn nói đến chiến tranh lớn , chiến tranh nguyên tử , số người chết có thể lên đến 500 hay 700 triệu người (mặc dù tôi nói về Trung Cộng , nhưng cần hiểu là toàn thế giới) . Nhiều người cho rằng tôi hiếu chiến . Thực ra hoàn toàn không phải như vậy , tôi phải phát biểu như vậy vì  nhìn thấy hiểm nguy toàn cầu liên quan đến ảnh hưởng của sự bùng phát dân số đối với sự tồn tại của trái đất này . Nội dung căn bản của vấn đề này đã được chúng tôi thảo luận trong chỗ riêng tư từ 40 năm trước liên quan đến tương lai của nhân loại rồi , các diễn biến sau đó càng xác nhận các kết luận là đúng . Việc này xuất phát từ chỗ cần hiểu về lịch sử Hồi Giáo , lịch sử bành trướng Hán Tộc , cũng như các quy luật về dân số . Theo đó đà gia tăng dân số là 3% mỗi năm thì trong 20 năm dân số sẽ tăng gấp đôi , tăng 2% thì trong 33 năm dân số tăng gấp đôi , tăng 1% thì 50 năm tăng gấp đôi . Các tính toán của chúng tôi về mặt này trong 40 năm trước tỏ ra rất chính xác , vào lúc ấy chúng tôi dựa vào các số liệu do LHQ cũng như Ngân Hàng Thế Giới cung cấp .
 Khi biến cố 9-11 nổ ra dẫn đến việc quân Mỹ lật đổ chính quyền Taliban tại Afghanistan năm 2001 , chính quyền của Sadam Hussein năm 2003 . Tôi luôn nói rằng Hoa Kỳ có đủ chính nghĩa để hành động như vậy . Rất nhiều người ngạc nhiên tự hỏi tại sao ? . Trong khi việc đem quân đội để lật đổ chính quyền nước khác là vấn đề liên quan đến đạo đức , chủ quyền quốc gia của nước đó . Tôi cũng không ngừng trình bày quan điểm là hai cuộc chiến ấy là rất cần thiết để ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Trung Cộng nhắm vào khu dự trữ dầu của thế giới là Trung Đông , và rằng nếu thế giới phương Tây không hành động gấp rút thì phải đối diện với cái chết toàn diện , nên cần làm gì đó để cứu nền văn minh này trước khi quá trễ .
Những diễn biến đang sảy ra cho thấy mọi phía đang dồn mọi nỗ lực để hành động quyết liệt . Câu hỏi là : đâu là giới hạn để Hán phải lâm chiến trước khi quá trễ nhưng không thể quá sớm ? khi càng ngày Mỹ càng để lộ cho thấy những hệ thống vũ khí mới , xin tạm gọi là “ vũ khí vô hình “ ( Invisible Weapons , Invisible Warfare) . Với hệ thống vũ khí này thì hỏa tiễn , tầu ngầm , hay phi cơ chả có nghĩa gì cả . Vụ nổ mới đây ở Hắc Long Giang , sau đó tại Tứ Xuyên rõ ràng thể hiện các vũ khí vô hình đó . Để lâu thì Ấn Độ tiến lên ngang sức với Tầu , lúc đó mối đe dọa từ bờ Tây Hy Mã Lạp Sơn đối với an ninh của Trung Cộng là thực tế hiển nhiên . Hải quân Trung Cộng sẽ bị Hải Quân Ấn Độ ngăn chặn việc lưu thông trên Ấn Độ Dương . Tầu chưa thể làm chủ Biển Đông của ta vì lợi thế của Hải Quân Mỹ trong vùng đầy thù nghịch với Tầu . Nếu Hoa Kỳ tiếp tục chủ trương kéo các nước nhỏ xung quanh Tầu về phía Mỹ , mà việc này đang chứng tỏ là rất thành công , đến lúc  đó Tầu phải khởi chiến toàn diện thôi . Không hành động gì cả thì Tầu cũng đối diện với sự phân rã từ trong , vì hàng loạt các kế gài nhau đang đến hồi phát huy tác dụng . Thí dụ : dịch cúm heo vẫn còn treo lơ lửng ở đó . Mùa lạnh tới đây , nếu trở thành bệnh dịch toàn cầu thì quân luật có thể được áp dụng tại nhiều quốc gia , kinh tế thế giới ngưng trệ là khó tránh .
Với Thế Giới Hồi Giáo , vấn đề không phải là thắng ở Irak , Afghanistan , Pakistan hay Al Queda , mà là chấm dứt hẳn lối sống vô trách nhiệm đối với thế giới Hồi Giáo . Kinh Kuran phải được duyệt lại toàn diện trên căn bản mới phù hợp với điều kiện của thế giới hôm nay . Việc này không thể thuyết phục bằng lời được với Hồi Giáo cũng như với Tầu . Vì trên 50 năm qua biết bao phúc trình khoa học đã được chuyển đến cho tất cả các quốc gia ấy được xem như lời thuyết phục cụ thể , nhưng đường họ họ cứ đi bất chấp thế giới . Chiến tranh là sự chọn lựa tất yếu không thể tránh được .  
Trong điều kiện ấy khi cuộc chiến giữa Tầu với lân bang lắng xuống , thì cuộc chiến giữa những người Hồi Giáo với nhau vẫn tiếp diễn một cách gay gắt trong thời gian dài . Thế giới Hồi Giáo nói riêng cũng như Á Châu nói chung phải trải qua bồn gột rửa như vậy mới tái sinh được (nói theo lời cụ Lý Đông A) . Chúng ta cần nhìn cục diện thế giới theo chiều hướng như vậy , để biết việc cần làm .
NGƯỜI MỸ VỚI HY MÃ LẠP SƠN .
Khi phát biểu : Đông Dương , Bắc Mỹ đều là linh địa nhìn theo thế Đại Phong Thủy . Khi nói Vườn Địa Đàng chính tại Hy Mã Lạp Sơn chứ không phải tại Lưỡng Hà , việc này các nhà nghiên cứu về thánh kinh Cựu Ước Torah không dễ dàng chấp nhận . Nhưng họ không thể phủ nhận được rằng :” ai làm chủ Hy Mã Lạp Sơn , người ấy làm chủ thế giới “ vì nguồn gốc của linh địa Đông Dương cũng xuất phát từ Hy Mã Lạp Sơn . Chừng nào Hy Mã Lạp Sơn chưa yên thì thế giới còn loạn . Thời cổ đại , Tầu , Ấn , Tamerlan chưa bao giờ thực sự làm chủ Hy Mã Lạp Sơn . Người Anh khi xâm lăng toàn vùng Nam Á vẫn chưa làm chủ Hy Mã Lạp Sơn . Có ngồi ở Hy Mã Lạp Sơn mới có thế để sai khiến thiên hạ được .. Đây là vấn đề thuộc về Huyền Môn rồi , rất khó giải thích bằng lời được .
Cuộc chiến ở Afghanistan , Pakistan , cuộc chiến giữa Ấn với Tầu còn cần đặt ra một mục tiêu sâu rộng khác là chuẩn bị vị thế để làm chủ Hy Mã Lạp Sơn . Việc này những người ở London , New York , Washington hẳn biết . Tôi chỉ xin trình bày rất vắn gọn như vậy thôi .

NƯỚC TA VỚI THẾ GIỚI TƯƠNG LAI .

Nội dung E Mail của vị thính giả nêu lên vấn đề lớn đối với dân tộc ta trước sự chọn lựa giữa sự sống với cái chết , giữa hòa hay chiến . Nếu cúi đầu trước bạo quyền (Cộng Sản , Bắc Phương , Toàn Cầu) hãy chuẩn bị tinh thần để đối diện với cái chết như một con người , giả như lý trí sẽ đưa chúng ta đến chỗ tất thắng, hãy chuẩn bị sức mạnh để đương đầu với cái sống giữa cái chết . Đối với người Cộng Sản trong nước , chủ trương chung là biến cải họ trở về với hàng ngũ dân tộc , việc này có những giới hạn nhất định chứ không phải là vô hạn định về thời gian . Đối với những kẻ cố tình bám víu vào quyền lực cũng như sự trợ giúp từ kẻ thù Bắc Phương để bảo vệ ưu quyền của phe nhóm mình , quay lưng lại với vận mệnh của dân tộc . Những kẻ ấy phải bị bánh xe lịch sử nghiền nát , không có ngoại lệ . Kẻ thù Bắc Phương không bao giờ  từ bỏ mục tiêu xâm lăng nước ta cũng như toàn thế giới , chúng ta lại ở tuyến đầu và là mặt trận quan trọng của kế hoạch xâm lăng ấy , chúng ta đâu còn chọn lựa nào khác ngoài quyết chiến đấu . Việc này chúng ta không cô độc vì mặt trận Đông Dương là mấu chốt liên hệ đến sống còn của Nhật Bản , Đại Hàn , Úc , cả vùng Ấn Độ Dương cũng như Thái Bình Dương mênh mông . Dĩ nhiên các thế lực thế giới phải hành động liên hoàn để ngăn chặn làn sóng xâm lăng Hán . Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta phó mặc để thế giới sai khiến , để trở thành công cụ phục vụ cho quyền lợi của thế giới . Cho nên giữa ta với Toàn Cầu , cho dù thế yếu , ta vẫn có quyền đòi hỏi một sự tương kính trong tinh thần hợp tác công bằng và sòng phẳng . Nguyên tắc này không phải chỉ là lúc này không thôi mà còn liên hệ lâu dài sau này nữa , chúng ta có quyền đòi hỏi phải được đối xử công chính vì tất cả những hy sinh mà dân tộc ta đã chịu đựng trong thời gian dài đã qua .
Chẳng ai muốn chiến tranh nhưng khi biết không thể tránh được , chúng ta phải chuẩn bị đi vào chiến tranh với tất cả sự khôn ngoan và lòng quả cảm , để tìm sự sống trong cái chết . Cuộc chiến tranh tối hậu này có thể làm một tỷ người chết như chơi vì đủ loại vũ khí giết người tập thể đã và đang được Bắc Kinh , Iran cùng nhiều quốc gia Hồi Giáo khác ra sức tồn trữ . Chỉ cần một động thái của bất cứ bên nào đều có thể làm nổ chiến tranh lớn trên toàn cõi Á Châu . Hỏa tiễn sẽ bay loạn xạ , vũ khí nguyên tử sẽ nổ ở nhiều nơi . Một thảm cảnh như vậy cần được dự kiến , Nhưng xét cho cùng ra thì cả thế giới này cũng phải chấp nhận đi tìm sự sống trong cái chết thôi . Thời điểm có thể là vào một lúc nào đó trong năm 2012 như các nhà tiên tri đã dự báo . Phải chăng đó là ngày tận thế (Apocalipse) cần thiết để đưa cả nhân loại này vào bồn gột rửa trước khi một văn minh mới được cấu trưởng như lời cụ Lý Đông A đã nói . Cuộc chiến đấu của ta còn chuẩn bị cho vị thế của ta trong văn minh mới ấy nữa .
Vấn đề là đối với sức chứa của địa cầu này thì bao nhiêu dân số toàn cầu là đủ , 500 triệu như vị thính giả nêu lên chăng ? hay 6 tỷ như hiện nay ? 500 triệu hay 7 tỷ tùy thuộc vào thái độ sống của toàn thể công dân trên trái đất này , tùy thuộc vào phát kiến khoa học , tùy thuộc vào việc con người sống trên trái đất này được tổ chức lại như thế nào , tùy thuộc vào mối quan hệ của văn minh trái đất với văn minh ngoài trái đất , tùy thuộc vào kế hoạch toàn cầu khôi phục lại môi sinh , nhà kiếng để ngăn chặn đà tăng nhiệt . Muốn khôi phục lại băng cực đòi hỏi phải giảm nhiệt trong thời gian rất dài mất cả trăm năm mới tái tạo được khối băng sơn ở hai cực của địa cầu . Nếu loài người muốn cứu trái đất này nhiên hậu cứu loài người này thì phải mạnh dạn quyết tâm hành động gấp rút và quyết liệt . Chiến tranh là giải pháp tối hậu , dù chẳng ai muốn , nhưng nhân loại đành phải chấp nhận đi vào cái chết để cứu lấy sự sống , dù trong muôn một .
Các phát kiến khoa học hiện nay hứa hẹn những bước tiến mới để con người có thể ngăn ngừa được thảm họa ở một mức độ nhất định đối với các đe dọa đến từ ngoài địa cầu ; cải thiện bầu khí quyển , tầng Ozone để ngăn chặn đà tan băng , thậm chí tái tạo băng tại Bắc cực để giữ quân bình với sức nặng của khối băng Nam Cực nhằm cố giữ cho trục trái đất bớt bị giao động đồng thời giữ cho mực nước biển như hiện nay để ngăn chặn việc mặn hóa cũng như cung cấp nước ngọt cho nhân loại . Để làm được việc ấy , một mình Hoa Kỳ làm không được , cần có sự tiếp tay tích cực của cả thế giới . Vì đó toàn là các kế hoạch cực kỳ vĩ đại đối với con người cả , mà phải tiến hành nghiên cứu , ứng dụng liên tục không bao giờ ngưng nghỉ trên quy mô toàn cầu để nhiên hậu bắt mọi người phải nghiêm chỉnh thi hành những giới hạn luật lệ quốc tế quy định về đủ mọi khía cạnh liên quan chứ chẳng phải về khí thải không thôi như hiện đang bàn .
Bế tắc hiện nay là không bên nào chịu nhìn nhận thảm họa đang đến rất gần ; nếu Trung Cộng , Hồi Giáo cứ hành động như những gì mà họ đã tính toán thì Phương Tây cũng chẳng làm được gì khác hơn là phòng ngừa thụ động , cuộc chiến ở Afghanistan hay Irak cũng chỉ là kiểu phòng ngừa thụ động , việc tiếp cận Đông Nam Á trở lại của chính quyền Obama hiện nay cũng chỉ là phòng ngừa thụ động mà thôi . Vấn đề chính yếu là đa số thủ đô trên thế giới này đều vẫn còn bám víu vào chủ nghĩa quốc gia , kết hợp với chủ nghĩa thượng tôn tôn giáo nên dứt khoát không chấp nhận tinh thần liên đới quốc tế vì sự tồn tại của trái đất này . Họ coi những lời cảnh báo của phương Tây về hiểm họa đối với trái đất này chỉ là các đe dọa do Mỹ đưa ra để hù dọa thế giới nhằm củng cố cho ưu quyền tối thượng của Mỹ như một kiểu chủ nghĩa “siêu đế quốc hiện đại” không hơn không kém . Suy nghĩ như vậy là rất sai và vô trách nhiệm . Vì thực ra cứu địa cầu hiện nay là một sứ mệnh trọng đại , cách hành động kiểu Hán-Hồi chính là trực tiếp phá hoại địa cầu , hủy diệt con người , hủy diệt văn minh này một cách trực tiếp . Văn minh này đã do con người , cho dù phạm rất nhiều sai lầm , nhưng với biết bao công sức mới tạo dựng nên được . Cần đập tan thứ chủ nghĩa quốc gia-tôn giáo cực đoan càng nhanh càng tốt , nhiên hậu mới đặt vấn đề cứu địa cầu này được .
Một phúc trình mới nhất được AP đưa tin cách nay vài ngày , theo bản nghiên cứu của đồng tác giả là Ông Bette Otto-Bliesner thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Khí Quyển (National Center for Atmospheric Research) tại Boulder , Colorado , sau hàng chục năm theo dõi liên tục , đã đưa ra kết luận là :” trái đất vẫn giữ độ lạnh suốt  2000 năm và chỉ trở nên nóng hơn khi con người gia tăng phóng khí thải vào nhà kiếng , từ 1998-2008 là thời gian con người làm gia tăng nhiệt độ khí hậu lên cao nhất so với 2000 năm trước theo Giáo Sư Darrell Kaufman chuyên về địa chất và môi sinh thuộc Viện Đại Học Northern Arizona . Nhiệt độ tại vùng cực tăng lên 2.5 độ F vào mùa hè cao hơn so với dự kiến “ . Phúc trình này đã nói lên mức độ nghiêm trọng đối với địa cầu hiện nay rồi . Chỉ trong 10 năm từ năm 1998 đến 2008 nhiệt độ vùng băng cực tăng lên 2.5 độ F vào mùa hè , đó cũng là thời điểm nước Hán gia tăng tối đa sản xuất , phóng khí thải vào khí quyển địa cầu . Xin hãy tưởng tượng xem 10 năm nữa sẽ ra sao ?
Tôi chả thấy dân tộc nào trên thế giới này đặt căn bản cho sự giải thích sự hình thành nòi giống bằng vào sự kết hợp hai khái niệm hầu như xa vời với những gì mà con người ngày nay có thể nhìn thấy rõ ràng . Họ có thể thờ vật tổ (Totem) là những con vật tiêu biểu như người Ai Cập đã có lúc thờ con chó , Hán thờ sư tử , mới đây lại muốn đổi là chó sói (totem sói của tác giả Khương Nhung) . Nòi Việt kết hợp Tiên với Rồng . Tiên là biểu tượng của một thế giới khác như ta hay nói Tiên Cảnh không hiện diện trên trái đất này . Thậm chí chữ “TIÊN” là danh từ cũng không có trong các ngôn ngữ khác . Vậy “TIÊN” có phải là một văn minh khác hay không ? việc này cần suy nghĩ kỹ lưỡng vì cả chục ngàn năm trước , tổ tiên ta không thể tự nhiên phát kiến ra TIÊN được . Tổ tiên ta nói đến tu Tiên là muốn nói đến tình trạng thăng hoa tuyệt đích để đi đến trường sinh bất lão , sống hạnh phúc trong lẽ uyên nguyên của vũ trụ hằng hà . Rồng là gì ? phải chăng rồng giống như các đoàn múa rồng hay trình diễn ? Rồng là vật thiêng chắc không thể là loài khủng long dinosaur được . Cả thế giới này chả văn minh nào biết Rồng là gì ? Nhưng thực tế là nếu không có một cái gì đó cụ thể thì không thể có một ngôn ngữ cụ thể để đặt tên cho sự kiện ấy được .
Như thế khái niệm về Rồng lại là một cái gì đó có liên hệ đến Tiên thuộc về văn minh khác trước văn minh này thuộc thế giới này , để Tổ Tiên ta đề ra khái niệm Tiên-Rồng . Chính trong toàn cảnh đó , Đạo Học tất yếu chính là sản phẩm tinh thần của Bách Việt ta . Đạo chi phối tất cả , Đạo biến hóa khôn lường nhưng lúc nào cũng thống nhất làm một , Đạo chẳng câu thúc một ai , Đạo sống an nhiên tự tại , Đạo dạy ta khi cần chiến đấu ta chiến đấu hết sức mình nhưng tình thương yêu con người vẫn dạt dào trong lòng ta , Đạo dẫn ta đến bờ Giác và biết trút bỏ tất cả khi đến bờ Giác , Đạo dạy ta : mọi pháp môn đều tương đối cầm nơi tay chẳng bao giờ tròng vào cổ .
Chắc nhiều vị độc giả nghĩ rằng những bài viết của tôi quá khó hiểu thậm chí quá mông lung xa rời thực tế . Xin tất cả hiểu cho là : “ Anh không hình thành được triết lý sống đạo , anh không thể dụng được Đạo vào cuộc sống “ . Như thế trong cuộc chiến đấu giữa thiện với ác trên phạm vi toàn cầu hiện nay , anh không thể biết anh ở chỗ nào , sẽ làm gì và dám đòi hỏi những gì đối với thế giới liên quan đến hướng đi trong tương lai của nhân loại . Văn minh Liên Hành Tinh chuyển đến nước Việt ta là hoàn toàn đúng theo quy luật . Văn minh địa cầu này còn tồn tại được để cứu lấy trái đất này , tất yếu cũng phải lấy Đông Dương làm trung tâm phát lực đối với toàn cõi Á Châu , không có sự chọn lựa nào khác . Cho nên bất cứ thế lực nào muốn chi phối thế giới thì họ phải làm chủ Hy Mã Lạp Sơn .
Mọi tình huống sẽ sảy tới trong cuộc chiến tối hậu này đều phải được dự tính , phải được chuẩn bị . Chiến tranh ngắn ngày , lâu dài , nguyên tử , sinh học . Nhưng một điều chắc chắn : “ chúng ta tất thắng “ , bánh xe lịch sử sẽ cầy nát Hán-Hồi để đưa nhân loại tiến vào văn minh mới , để đưa cả nhân loại này đến “ bờ giác ”. Trách nhiệm của nòi Việt không tầm thường như nhiều người nghĩ . Trong tầm nhìn riêng , tôi thấy rõ dù bị thiệt hại nhưng so với thế giới ta vẫn bảo toàn được tinh hoa của dòng tộc , đủ sức vươn lên sau đó để mở đầu cho thời đại mới của Tộc Việt .
Chọn lựa duy nhất hiện nay đối với nhân loại là Lý chứ không phải Tình , tức là chấp nhận chiến tranh toàn diện , để một lần giải quyết các bế tắc : như đà gia tăng dân số thái quá , đưa nhân loại vào kỷ luật , giảm ngay đà hâm nóng địa cầu , phá hủy toàn bộ các vũ khí giết người hàng loạt , phá hủy ngay mọi nhà máy hiện gây ô nhiễm thái quá để mau chóng tiến tới một nền kinh tế xanh (Green Economie) , điều tiết lại mức tiêu thụ , khôi phục lại môi sinh . Những việc ấy chỉ có thể làm được sau biến cố kinh hoàng cần thiết mà thôi , để từ đấy “văn minh mới” bén rễ và hình thành để đưa nhân loại vào chu kỳ mới , hy vọng có thể kéo dài được vài ngàn năm nữa .
Xin đa tạ quý bạn đã lắng nghe .
Lê Văn Xương . Nov 4-2009 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét