Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Đôi lời tâm sự

Lê Văn Xương

Tôi đến đây với một sứ mạng cao cả và một trách nhiệm nặng nề phải thực hiện. Trách nhiệm ấy có thể gói gọn vào vài điều sau:

THỨ NHẤT:  Thẩm định lại tình hình thế giới đối chiếu với các dự tính đã được hình thành từ rất lâu rồi bởi các bộ óc thông tuệ Việt Nam.

THỨ HAI:  Ðặt nền tảng cho việc tổ chức lại toàn bộ xã hội Việt Nam sao cho phù hợp với đà tiến của thế giới hầu đưa nước Việt Nam ta mau chóng hòa nhập với thế giới, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và củng cố nền văn minh của nhân loại.

Trên làn sóng này, tôi luôn nói rằng không hoạt động chính trị, nhưng hơn 10 năm qua, tôi toàn nói về chính trị đấy thôi. Ðiều này làm cho nhiều người thắc mắc và tự hỏi: như vậy tôi muốn gì?

Câu trả lời rất đơn giản là: tôi không mảy may tranh dành quyền lợi với bất cứ ai, trong một xã hội mà ai cũng muốn làm Tổng Thống, Thủ Tướng cả thì phải có người chấp nhận ngồi trong bóng tối để tĩnh tâm suy tư và nói lên điều chính đáng mà nhân dân cần đi theo và các chính khách cần thực hiện nhằm phục vụ thiết thực cho quyền lợi của tuyệt đại đa số nhân dân chẳng phân biệt Bắc-Trung-Nam hay tôn giáo nào, trong nước cũng như  hải ngoại.

Như thế, tôi không làm chính trị kiểu đảng phái, với tôi chỉ có một mục tiêu để tiến tới, đó là: quyết dành tối đa công sức nhằm phục vụ cho quê hương xứ sở và rộng lớn hơn là cho con người nói chung chẳng phân biệt màu da, tôn giáo. Với tầm nhìn thấu về tương lai của loài người, tôi chỉ đưa ra các đường hướng mà rồi ra loài người sẽ phải đi tới trong các thế kỷ tới cho dù ngày nay hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều thế lực không đồng tình khác nhau, nhưng như lịch sử văn minh nhân loại đã chỉ ra: “các thế lực cản trở ấy không thể đi ngược lại với quy luật khách quan của lịch sử được. Bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay về phía trước và các thế lực cản trở ấy sẽ bị cầy nát”.

Khi đưa ra lý thuyết về vòng quay của các trung tâm văn minh cách nay khoảng 14 năm và được nói lại nhiều lần trên làn sóng này cũng như trên diễn đàn Paltalk (Dân Chủ với Nguyễn Ðình Toàn)  tôi đã dựa vào lịch sử tiến hóa của loài người kể từ thuở ban sơ khi con người còn sống dưới dạng bộ tộc đến việc hình thành cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên trên thế giới này bởi tổ phụ của chúng ta là Bách Việt, các diễn biến ấy phù hợp với các thay đổi về hệ sinh thái trên trái đất cũng như cách thức mà văn minh Bách Việt lan tỏa đến mọi ngõ ngách của thế giới cũng như các cách thức mà điều ta gọi là văn minh phương tây mở rộng , phát triển để dẫn dắt nhân loại đi vào các cuộc cách mạng kế tiếp là cách mạng công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển và cách mạng về trí tuệ tại các quốc gia hậu công nghiệp.

Như thế, khi con người tiến lên thì con người càng gần với trí tuệ hơn và các sản phẩm do con người làm ra (sản phẩm ở đây không nhất thiết là hàng hóa vật chất mà là cả các định chế do con người xây dựng nữa như tôn giáo chẳng hạn) sẽ phải nhất thiết phù hợp với đà tiến hóa mới.

Kẻ nào muốn giữ lại các sản phẩm cũ đều bị đào thải là vậy và văn minh liên hành tinh (cũng là một sản phẩm trí tuệ của các vị thầy của tôi) có khả năng dẫn dắt nhân loại đi vào vũ trụ huyền hà kia trong khi vẫn tỏa sáng trên phạm vi toàn cầu là thế.

Cho nên các giá trị của Hồi giáo hay của nước Hán không bị mảy may truy diệt, các giá trị tinh thần của các dân tộc bị linh lạc được khôi phục và đặt đúng vị trí của mình trong cộng động nhân loại.

Khi nghĩ về K.Marx so chiếu với quá trình tiến hóa của loài người thì K.Marx thể hiện sự bất toàn về mặt trí tuệ rất sâu xa khi ông chủ trương là vật chất có trước, vĩnh viễn có trước. Cho nên ông đề ra duy vật sử quan là vậy bằng vào sự quan sát xã hội Anh quốc khi đế quốc Anh đang ở đỉnh cao của đà thống trị thế giới và khi thế giới tư bản mới hình thành. Như thế K.Marx là sự tổng hợp của Fuerbach và Hegel (nhưng lật ngược biện chứng duy tâm của Hegel thành duy vật biện chứng) cùng với cảm xúc của một người chứng kiến các bất hạnh của đẳng cấp lao động Anh quốc cũng như giai cấp thứ dân tại Ấn Ðộ.

Khi nghĩ về Mounier khi ông chủ trương thuyết nhân vị (mà sau này ông Ngô Ðình Nhu cải tiến để hình thành học thuyết cần lao nhân vị) chúng tôi vẫn thấy ông Mounier cũng dựa trên các cảm súc về sự đắng cay của con người trong quá trình tiến lên của nhân loại với ước mơ là làm sao để cải tiến cái thân phận làm người ấy.

Khi nghĩ về các nhà tương lai học tiền phong của thế giới thời cận đại như các vị Aldoux Huxley, George Owen, Charlie Chaplin (Charlot) hay Picasso chúng tôi đã đánh giá đúng về các vị ấy. Các vị ấy cũng thấy trước các thảm cảnh của kiếp người trong xã hội hiện đại. Ở điểm này 14 năm trước, tôi đã dùng một ngôn ngữ rất mới lạ là: “cái máy người” thay vì người máy Robot theo kỹ nghệ Robotic hiện nay. Nhưng các vị ấy không thể đưa ra một giải pháp trọn vẹn tương đối nhằm giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại.

Khi nghĩ về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, rất nhiều trí thức Việt Nam theo pháp học với các trì trệ về nhận thức thật rõ ràng đã tỏ ra coi thường chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Pragmatism) khi họ chỉ nhìn thấy các biểu hiện kiểu Marylyn Monroe hoặc qua phim ảnh của Holywood mà thôi. Thực tế chủ nghĩa thực dụng Mỹ được hình thành dựa trên một số nhận định rất nền tảng.

Ðó là:

- Không hề có một giá trị bất biến không thể đổi thay đối với lịch sử văn minh nhân loại, mỗi học thuyết cho dù hoàn bị đến đâu cũng chỉ là sản phẩm tinh thần của thời đại mà học thuyết ấy phát sinh mà thôi cho nên tất cả đều mang tính tương đối.

- Xã hội với tính cách là một tổ chức tập hợp con người cụ thể với một trách nhiệm cụ thể phải được lập căn trên các dữ kiện cụ thể có liên hệ trực tiếp đến con người cụ thể trong xã hội cụ thể ấy.

Như thế chữ nghĩa thực dụng Mỹ chối bỏ thẳng tay việc tôn sùng một học thuyết nhưng lại rút tỉa được các tinh hoa của tất cả các học thuyết, tổng hợp các phát kiến mới nhất, điều này sẽ làm tâm lý quần chúng thay đổi và chủ nghĩa thực dụng Mỹ phải thích nghi với các trào lưu thay đổi ấy để hướng các trào lưu ấy vào con đường hoàn thiện hơn.

Như thế: chủ nghĩa thực dụng Mỹ là cả một hệ thống phức tạp tiến bộ hơn hẳn so với các giá trị cũ hiện vẫn tồn tại tại nhiều nơi trên thế giới. Khi nghĩ về nước Hán (lại cũng là một ngôn ngữ chính trị khác nữa) đánh giá về nước Hán chúng tôi hiểu nước Hán trong thời cổ đại tính toán cái gì? Và thời cận đại này nước Hán muốn cái chi.

“Vẫn con đường cũ, phương pháp chẳng thay đổi gì cả, vẫn lấy thịt đè người, vẫn chiếm đoạt và cố tình bóp méo lịch sử để biến cái mà nước Hán đã ăn cắp được của Bách Việt, biến chúng thành của người Hán và hủy diệt người chủ đích thực của món mà nước Hán đã ăn cắp được qua bạo lực”.

Ðường xưa lối cũ, khi lịch sử phương Ðông chỉ là lịch sử tranh chấp giữa Bách Việt và Hán tộc thì nước Hán làm được, hôm nay đây nước Hán vẫn còn đi theo đường cũ thì thật là sai lầm và thiếu trí tuệ. Ðiều này chẳng phải một mình tôi nói đến, tác giả John E  Carey trong bài China’s Worthless stooges đăng trong tạp chí Peace and Freedom số 8-9-2007 đã nói: “Ở Tầu chính quyền được điều hành bởi những tay hề vô giá trị, hầu hết đếu rất non nớt ngớ ngẩn, Ban lãnh đạo Việt Nam thì trẻ con trong chính sách đối ngoại và đối nội”.

Nhớ lại thời cận đại tức là 100 năm qua thì từ Tân Văn, Mao Trạch Ðông đều cùng một suy nghĩ rất Hán tộc mặc dù Tôn và Tưởng đều là người Mân Việt cả đấy chứ. Khi Tôn Văn gặp Khuyển Dưỡng Nghị là một trí thứ Nhật được cử ra để tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam thì Tôn Văn đã nói với Khuyển rằng: “đất nước ấy bạc nhược lắm, họ chỉ là một tỉnh của Tầu thôi”. Khuyển Dưỡng Nghị đáp lại là: “sao tiên sinh lại mói thế. Việt Nam là hậu duệ duy nhất còn sót lại của Bách Việt, họ đáng quý trọng lắm đấy”, họ Tôn sượng sùng biết mấy.

Sau này khi tình hình thế giới biến động (hai thế chiến và chiến tranh lạnh hiệp 1 và cuộc cờ hiện nay) thì nước Hán vẫn hành động đúng như điều Tôn Văn nói với Khuyển Dưỡng Nghi đấy thôi.

Ðiều đáng tiếc nhất là Hồ Chí Minh và những người theo Hồ đã không đủ trí tuệ để thấy được âm mưu thâm độc ấy nên đã vô tình hay cố ý vì các tham vọng muốn bành trướng một cách mù quáng nên đã trở thành công cụ hoàn hảo của Bắc Kinh trong việc thực thi các kế hoạch bành trướng của Bắc Kinh xuống Ðông Nam Á.

Ðó là tội rất nặng đối với Tổ tiên vậy.

Khi nghĩ về Miến Ðiện, Thailand, Mã Lai, Phi Luật Tân, cư dân các hải đảo xa xôi ở Ðông Nam Á và ngay cả thổ dân Nam Mỹ tiên khởi, cư dân đầu tiên ở Ðài Loan, ta đều thấy họ đều có cùng nguồn gốc Bách Việt cả đấy chứ, nếu không tin cứ thử DNA là thấy ngay.

Văn minh Bách Việt quá lâu đời rồi đến 14.000 năm chứ chẳng ít nên nay bị mất hoặc gần bị mất. Chỉ còn Việt Nam là hậu duệ chân truyền còn sót lại duy nhất mà thôi. Khôi phục lại nền văn minh bị mất ấy (lost civilization) là một sứ mệnh cao cả của cả dòng tộc Bách Việt, mỗi người trong chúng ta cần phải tâm niệm và quyết tâm thực hiện mục tiêu này. Cả Hoa Nam hay Ðông Nam Á quần đảo cũng cần hết lòng đóng góp vào sứ mệnh chung ấy.

Ðó là nền tảng vững chắc nhất để thống nhất Ðông Nam Á thành một liên bang mới trong một chính quyền toàn cầu đang được từng bước hình thành vậy.

THẮC MẮC: Ðã nói là tôi đến đây với một sứ mệnh cao cả và một trách nhiệm rất nặng nề, các việc ấy không ai có thể hoàn tất trong một khoảnh khắc nào đó của lịch sử mà xong được.

Khi thầy tôi còn sinh tiền, tôi đã long trọng cam kết với thầy tôi như vậy và chỉ xuất hiện bán công khai ở đây khi chắc chắn rằng không một cơ quan tình báo quốc tế nào có thể truy nguồn ra sự việc là: sư phụ tôi là vị nào.

Quý vị còn biết và nhớ rõ là: chúng ta đã chiến thắng Bắc quân rất nhiều lần, mỗi khi cục diện đất nước đi vào bế tắc thì ẩn sĩ mới xuất hiện để cứu dân độ thế, đó là bí mật tuyệt đối của ta, kẻ thù phương Bắc không thể biết tỏ tường được.

Thời kỳ này còn khó khăn và vinh quang nhiều lần hơn các đợt trước của lịch sử vì chúng ta phải giải quyết một lần các tồn đọng của lịch sử hàng ngàn năm để lại và lại phải chuẩn bị cho một thế giới mới một nền văn minh mới trong đó dân tộc ta là một thành viên tích cực.

Cho nên nếu sống đời sống bình thường thì ai mà chả muốn quyền cao chức trọng, và một người được huấn luyện thâm sâu về chính lược như tôi, tổng hợp Ðông Tây và nắm vững hướng đi của nhân loại thì sự xuất hiện trước 1975 ở miền Nam là một điều quá dễ dàng với tôi. Tôi không làm việc ấy vì thời thế chưa phải lúc.

Ðến đây tôi lại phải nói ngay rằng: rất nhiều cơ quan tình báo quốc tế kể cả Hoa Kỳ đều vẫn thắc mắc là: ai là sư phụ của tôi?. Thắc mắc này cũng là tất yếu thôi. Kể cả đối với một số trí thức lão thành của Việt nam đã một thời tham chính và cũng là những vị đã biết nhiều về diễn biến tại Việt Nam trong 60 năm qua.

Thắc mắc thứ hai của quý vị sẽ không bao giờ được giải đáp. Ðó là một bí mật tuyệt mật của Việt Nam và là một cam kết tinh thần tay đôi nên với tôi sống để bụng, chết đem theo.

Thực ra thì tôi cũng vẫn có thắc mắc về Người nhưng vì sự tôn kính nên tôi đã không đường đột nêu thắc mắc ấy khi sư phụ còn sinh tiền. Chỉ có một điều tôi thấy chắc hẳn sư phụ tôi không thể là một trong 7 vị đã tham gia cuộc họp mật giữa 7 tổ chức đấu tranh cách mạng Việt Nam hồi 1946 theo đó các vị ấy đánh giá là tình hình diễn biến còn phức tạp và lâu dài, dân ta còn trải qua nhiều khổ ải nên cần giải tán tất cả các tổ chức, đi vào bí mật tuyệt đối. Vì nếu sư phụ tôi trực tiếp tham gia thì tình báo Hoa Kỳ chắc phải biết rõ. Tuy vậy có thể sư phụ tôi tuy không tham gia trực tiếp nhưng lại là người nắm vững tình hình và rất âm thầm theo sát tình hình trong thời gian dài đã qua (suốt thế kỷ 20) và cũng có thể một ai đó báo lại cho sư phụ tất cả các diễn biến vừa kể.

Trên diễn đàn Paltalk cách nay vài tuần tôi cũng chỉ nói sơ lược là: những vị tôi đàm đạo nếu nay còn sống thì có vị đã đến 130 tuổi chứ chẳng ít vì khi tôi tiếp xúc với quý vị ấy (không phải là sư phụ của tôi) có vị trẻ nhất cũng bằng tuổi của ông Thống Tướng Lê Văn Tỵ những vị khác cách nay 45 năm đa số là từ trên 70, có vị vị lúc đó đã 85 tuổi.

Như thế con đường tôi đi là con đường đã được vạch ra ngọn nguồn từ mấy chục năm trước bởi các bộ óc thông tuệ Việt Nam chứ chẳng phải chơi, bây giờ thì Bắc kinh cảm thấy chới với khi họ nghĩ chủ quan rằng: Bắc kinh đã nắm vững cục diện Việt Nam và chẳng bao lâu Việt Nam sẽ vĩnh viễn là một tỉnh của Hán tộc, khi ấy Hán tộc mới yên lòng vì người chủ thực của nền văn minh Bách việt đã bị chu diệt.

Nhưng cũng như sư phụ mình với đôi điều khác là tôi xuất hiện công khai ở đây để nói về các vấn đề quốc tế và mở ra một cuộc chiến không khoan nhượng với nước Hán (lại cũng là một từ ngữ mới nữa) khi các vấn đề ấy đãcơ bản được hình thành. Tôi sẽ quy ẩn.

II. MỐI LIÊN HỆ VỚI DUY DÂN NHÂN CHỦ DO CỤ LÝ ÐÔNG A CHỦ XƯỚNG.

Hơn 10 năm qua, các phát biểu của tôi đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến học thuyết do cụ Lý đề xuất. Ðiều này hiển nhiên làm cho các vị khác nghĩ rằng: Tôi là đệ tử của Duy dân hoặc do một vị Duy dân cao niên nào đó truyền dạy.

Tôi xin trình bày đôi điều: Quả đúng tôi có học về Duy dân theo cách thức của một người đi tìm hướng đi của nhân loại bằng vào các tổng hợp lịch sử đông tây theo cùng một phương pháp và nhuốm thiền tính tích cực ở trong đó thì việc đến với Duy dân nhân chủ là một tất yếu.

Sư phụ tôi không trực tiếp nói về Duy dân nhân chủ nhưng người có cách diễn đạt tư tưởng theo cách khác mang tính tâm truyền nên khi điều kiện khách quan chín mùi thì tôi tiếp thu mau chóng đến độ mà những người Duy dân phải kinh ngạc. Ðây có thể là một ẩn ý của sư phụ tôi : không nói dư một lời và cũng không viết thiếu một chữ, chưa đúng việc đúng người thì không nói không vọng động; ai xao động thì cứ mặc họ, họ có một vai trò lịch sử họ phải làm, phải rất cảm thông với họ, khách quan đánh giá về các hoạt động của các vị ấy đến nơi đến chốn nhằm tìm hiểu thấu đáo về các diễn biến của tương lai.

Vấn đề trong nước đã vậy, vấn đề quốc tế cũng chả khác.

Dĩ nhiên khi học hỏi về các vấn đề chiến lược mang tính toàn cầu thì nhất thiết phải biết rất nhiều việc khác nhau đặc biệt là các vấn đề dưới gầm bàn liên hệ đến các vấn đề quốc tế cũng như các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia với nhau.

Phương pháp để thấu triệt bắt nguồn từ việc thẩm định lịch sử văn minh nhân loại khi hội nhập vào vai trò của từng nhân vật lịch sử hoặc chính lịch sử của từng quốc gia cụ thể để biết thực sự họ nghĩ gì? (khi họ phát biểu thế này thế nọ, khi họ hành động trong thực tế).

Dự kiến các hành động của từng phía liên quan một cách chuẩn xác là kết quả tất yếu của những người chuyên tâm học hỏi về lãnh vực này.

Tôi vốn biết những người lĩnh hội được các bí truyền ấy không nhiều nếu không nói là hiếm hoi, cho nên qua các bài viết và trên diễn đàn Paltalk cũng như qua làn sóng này tôi muốn truyền đạt lại cho các bạb trẻ mà tôi đặc biệt đặt tất cả niềm tin: một hạt giống lành, một cái tâm sáng với một thái độ cao thượng của một một chính nhân quân tử để tự họ lãnh nhận lấy sứ mệnh lịch sử mà tổ tiên giao phó cho họ trong tương lai chẳng xa nữa đâu.

Hôm qua thứ bẩy, trên diễn đàn Paltalk, một bạn có nêu câu nói sau đây của ông Phillip Kotler là một trong 4 cây đại thụ của kinh tế thế giới khi ông đến Việt Nam và nói với báo chí ngày 16-8 như thế này:

“Các doanh nhân Việt Nam cần phải có tư tưởng lớn để thực hiện thay vì tiêu xài, phải là người thông minh sáng tạo để thuyết phục người khác hay chiếm trái tim của người tiêu dùng”

Ông Kotler đã nói thật khéo léo với Dảng CSVN, với người Việt nói chung ở khắp nơi trên thế giới là: PHẢI THÔNG MINH SÁNG TẠO ÐỂ THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC.

Tất cả những gì mà chúng ta đang làm chính là:

- Phát huy suy nghĩ lớn một cách thông minh sáng tạo.

- Thuyết phục người khác một cách chân thành vậy.

Tư tưởng lớn gặp nhau là vậy. Nước cờ hiện ở trong tay Hà Nội kể cả với một vài cá nhân hay tổ chức người Việt ở Hải ngoại nữa.

Tình hình thế giới đang diễn biến rất phức tạp và đầt hung hiểm nhưng khi thế giới biến động thì hàng loạt các sự thay đổi sẽ sỷ ra tại nhiều nơi trên thế giới, khi ấy lịch sử nhân loại sẽ khởi đầu một trang sử mới với hàng loạt các cải cách mà nhiều quốc gia hiện nay chưa thể mường tượng ra nổi.

Nhưng đó là việc của thế giới, chúng ta vào lúc này tham gia được rất ít. Vấn đề quan yếu là: bằng cách nào để thực hiện được các đổi thay có ý nghĩa ở Việt Nam. Anh Toàn hiểu rõ điều ông phó Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ nói với Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân và ông Ðại sứ mãn nhiệm Michael Marine nói với Bác sĩ Quế. Ðại ý câu hỏi là: “Quý vị có sẵn lòng chia sẻ quyền lực với Ðảng CSVN hay không?”.

Câu hỏi được đặt ra là: “Liệu Ðảng CSVN có sẵn sàng chia sẻ quyền lực với nhân dân Việt Nam hay không?”.
Như thế câu trả lời trước hết và trên hết phải là: “Có từ cả hai phía mới được”.
Giả sử rằng câu trả lời là CÓ từ cả hai phía, thì điều đó đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan thí dụ với Bắc kinh thì đó là biểu hiện cho thấy thiện chí của mình và Bắc kinh có thể tránh được một phần nào đó cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đang càng ngày càng leo thang và thế vận hội 2008 có thể ít bị tẩy chay hơn, với Hà Nội thì ít ra bộ mặt của chế độ CSVN cũng được cải thiện một phần trước dư luận thế giới, với Nhân dân Việt Nam thì sự chia sẻ quyền lực như vậy sẽ mở ra một cơ hội mới để nhân dân có tiếng nói nhiều hơn. Ðó là con đường duy nhất để tránh nạn cường hào ác bá tân thời hiện nay hoành hành trên toàn cõi Việt Nam đặc biệt là tại nông thôn.

Như thế nhiều người lại lên tiếng rằng: “Tôi chủ trương hòa hợp hòa giải với Việt Cộng”. Xin thưa rằng: “chính trị thực tiễn và chính trị thuần cảm tính rất khác biệt nhau những người biết làm chính trị hoặc biết bàn về các vấn đề chính trị luôn luôn phải nghĩ đến việc giải quyết thắc mắc một cách thực tế trong một tiến trình trải qua nhiều bước phức tạp và nhiêu khê khác nhau.

Ðường nào cũng tới La Mã cả, xin quý vị nhớ cho như vậy.

Cho nên những ai đang làm chính trị công khai, nên quan tâm đến lới khuyên của ông Phó Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ cũng như ông Michael Marine.

Công việc của chúng ta hôm nay tập trú vào việc tổ chức lại các lực lượng chính trị trên quy mô cả nước trong đó bao gồm cả Ðảng CSVN sau này nữa sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn mà tuyệt đại đa số các quốc gia theo đuổi, trong đó nhiều quốc gia ít tiến bộ hơn đang bị thúc ép phải thay đổi sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn tổ chức xã hội toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét