Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Lời chúc an lành

Trần Khải
- Đó là nỗi lo lớn nhất, gần như ai cũng thấy như thế. Cuộc chiến Bể Đông có vẻ như khó tránh khỏi. Vấn đề chỉ còn là Việt Nam sẽ đứng nơi đâu, và có cách nào thoát hiểm hay không. Và nơi đây xin gửi lời chúc bình an cho quê nhà, trước các diễn biến quốc tế ngày càng phức tạp.

Đài Loan đang ngày một tách rời Trung Quốc, đây sẽ là điểm nhức nhối nhất cho chính phủ Bắc Kinh, và chắc chắn sẽ không được để bình yên. Hãy hình dung, giả thiết như rằng, đảo Phú Quốc trở thành một nơi cố thủ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1975 và vài chục năm sau đòi ly khai, đòi có một căn cước mới với cái tên như "Cộng Hòa Phú Quốc" thì toàn dân Việt từ Lạng Sơn cho tới Cà Mau đều không chịu để bình yên. Nên dễ hiểu, nếu Hoa Lục đột ngột tấn chiếm Đài Loan.
Tình hình có thể sẽ xảy ra sớm. Vì lòng dân Đài Loan ngày càng bực bội với chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị, và với những người từng được hưởng tự do dân chủ thì sẽ không chịu tự nhiên thống nhất với nền độc tài Hoa Lục.
Báo Taipei Times hôm 16-2-2007 loan tin rằng "căn cước Đài Loan" ngày càng tăng trong năm qua, và hầu hết dân Đài Loan bây giờ ủng hộ việc xin vào Liên Hiệp Quốc với danh xưng quốc gia "Đài Loan." Đó là kết luận của bản phúc trình bởi Hội Đồng Lục Địa Sự Vụ (Mainland Affairs Council).
Bản phúc trình này tổng hợp nhiều bản thăm dò năm ngóai. Trong đó có 49 cuộc thăm dò, thực hiện bởi 15 cơ quan khác nhau.
Kết luận chính ghi nhận cho thấy cử tri muốn Đài Loan và Trung Quốc giữ tình trạng đương hữu, và đa số người đáp nói là hiện xem Đài Loan như một nứơc độc lập, có chủ quyền.
Duy trì nguyên trạng? Đó hiển nhiên là chuyện Bắc Kinh căm thù nhất. Chưa hết, mới tuần qua, chính phủ Đài Loan lại chọc giận CSTQ bằng chiến dịch đổi tên, buộc tất cả các công ty quốc doanh Đài Loan phải xóa đi các chữ "Trung Quốc" và "tỉnh Đài Loan" trong tên gọi và các văn thư, để sẽ chỉ xài đơn giản là "Đài Loan."
Hôm Thứ Hai tuần qua, Chunghwa Post (Sở Bưu Chính Trung Hoa) bắt đầu đổi tên thành Taiwan Post Co. (Sở Bưu Chính Đài Loan). Và rồi chữ Đài Loan sẽ xuất hiện trên các con tem đảo qúôc này. Những cơ quan khác đã đổi tên, hay dự kiến sẽ đổi tên trong đó có các công ty quốc doanh Đài Loan như hãng hàng không, xưởng đóng tàu, công ty khai thác dầu, sở viễn thông và xưởng thép.  Báo Los Angeles Times hôm 16-2-2007 viết như thế, theo tường thuật của hai nhà báo Mark Magnier and Tsai Ting-I từ Bắc Kinh.
Đổi tên là tốn kém kinh khủng. Riêng việc đổi bảng hiệu trên 1,000 trụ sở bưu chính khắp đảo, sơn lại biển hiệu trên xe của sở bưu chính, in lại các sổ sách giấy tờ huy hiệu cũng tốn hơn 30 triệu Mỹ Kim.
Nhưng thà là tốn kém, chứ để cho Bắc Kinh mang ảo tửơng là đưa xe tăng đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989 rồi bây giờ lại thắng lớn màn thống nhất với đảo quốc thì những người dân chủ đâu có chịu.
Tất nhiên là Mỹ phải thanh minh thanh nga rằng đó là ý riêng của dân Đài Loan, chứ không phải chuyện diễn biến hòa bình gì từ Hoa Thịnh Đốn. Hôm 8-2-2007, phát ngôn nhân Bộ Ngọai Giao Mỹ Sean McCormack nói là "Lợi ích chính của Mỹ là duy trì hòa bình và ổn định ở Eo Biển Đài Loan. Mỹ không ủng hộ việc thay đổi danh xưng nào cho nhà cầm quyền Đài Loan thực hiện."
Đài Loan mới đây cũng đã viết lại sách giáo khoa, bỏ nhóm chữ "đất nứơc chúng ta" để thay bằng nhóm chữ "Trung Quốc." Một bộ sách có tựa đề "History of Our Country" (Lịch Sử Đất Nứơc Chúng Ta) bây giờ trở thành "History of China" (Lịch Sử Trung Quốc.)
Thực sự, không cần tới chuyện ngòi nổ Đài Loan, chính phủ Hà Nội cũng đã lo từ lâu rồi.
Bản tin của ký giả Nadia Tsao trên báo Taipei Times hôm 9-2-2007, nhan đề "Vietnam worried about China's rise, AIT chairman say" (Chủ tịch AIT nói, VN lo ngại vì Trung Quốc bành trướng -- link: http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2007/02/09/2003348283) đã cho thấy nỗi sợ này của Hà Nội.
Raymond Burghardt, từng là Đại Sứ Mỹ tại VN, nói một thí dụ điển hình cho chiến dịch Trung Quốc xiết vòng vây Đài Loan thấy rõ mới đây là việc TQ đòi Cam Bốt đóng cửa văn phòng đại diện Đài Loan tại Nam Vang. Ông nói như thế trong bài diễn văn về lịch sử quan hệ Mỹ-Việt tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute (AEI) tại Washington.
Tình hình Mỹ ngày càng kết thân với Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố lại càng làm nhiều nứơc lân bang Châu Á than phiền là Mỹ tập trung chống khủng bố và bỏ quên Châu Á. Ông kể một cán bộ CSVN cao cấp nói với ông, "TQ đang ăn vào bữa trưa của quý vị, và quý vị lại không nhận thấy thế."
Burghardt nói, thaí độ đó còn chia sẻ bởi Singapore, Nhật và Indonesia.
Tình hình đó làm VN cho chiến lược mới hy vọng đưa Mỹ vào quân bình lực lượng, nên quan hệ Việt-Mỹ thân hơn sau 2003, và trao đổi quân sự gần hơn.
Burghardt cũng nói VN lo ngại cụ thể về việc thế lực TQ bành trướng ở Miến Điện, Thái Lan và Cam Bốt. Ông nói CSVN đặc biệt ghi nhận TQ ảnh hưởng mạnh hơn ở Cam Bốt đòi nơi naỳ có hành vi khó khăn chống Đài Loan, như đòi hỏi của TQ là Đài Loan phải đóng cửa trụ sở ở Cam Bốt, mặc dù Đài Loan vẫn còn trụ sở lớn tại VN.
Burghardt nói TQ đã trở thành nỗi lo chiến lược lớn nhất của VN và VN bắt đầu có ước muốn mạnh mẽ bàn với Mỹ về Trung Quốc.   
Vậy thì, vậy thì… ván cờ chiến lược Châu Á ra sao mà Hà nội lo tới như thế, và vì sao Đài Loan quyết liệt dứt áo ra đi như thế? Hoa Lục đang từ từ xiết vòng vây. Và Đài Loan cần tạo cho đảo qúôc một căn cước mới và một văn hóa độc lập để khi chiến tranh xảy ra, tòan dân mới hết lòng hết sức ra trận để bảo vệ đảo qúôc với nền độc lập và chế độ dân chủ tự do  cá biệt.
Theo nhà bình luận Bertil Lintner (link: http://yaleglobal.yale.edu/display.article?id=8751), trên tạp chí Yale Global ấn bản 13-2-2007, thì Trung Quốc và Đài Loan trong thập niên qua đã lặng lẽ có một cuộc chiến trên các đảo qúốc Thái Bình Dương. Một cuộc chiến lặng lẽ, nhưng cực kỳ quyết liệt của các sở tình báo và doanh nghiệp của hai chế độ này. Đài Loan đã viện trợ rộng rãi cho các đảo qúôc nghèo mạt này. Thế nên, trong 24 qúôc gia tòan cầu công nhận "Republic of China" (Cộng Hòa Trung Quốc, tên gọi chính thức của Đài Loan) thì có Cộng Hòa Đảo Marshall Islands, Solomon Islands, Palau, Kiribati, Tuvalu và Nauru.
Trong khi đó, Trung Hoa Lục Địa (theo kiểu chúng ta quen gọi, hay ngắn gọn là Trung Cộng), với danh xưng chính thức là People's Republic of China (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc), cũng bơm tiền viện trợ ào ạt, mua chuộc các chính phủ, tài trợ xây các công sở chính phủ ở Vanuatu và Samoa, và trả tiền xây cất nơi tổ chức Nam Thái Bình Dương Vận Hội 2003 tại Suva, thủ đô nứơc Fiji.
Theo Lintner lý luận, vấn đề là khi CSTQ tràn vào các đảo Thái Bình Dương, không chỉ thách thức Đài Loan nhưng cũng là thách thức cả Mỹ. CSTQ hiện viện trợ quân sự cho một số đảo qúôc, trong đó có Papua New Guinea, Fiji, Tonga và Vanuatu.
Tonga là một điển hình chiến thắng của CSTQ. Trong nhiều năm, Tonga bênh vực Đài Loan thân thiết, nhưng tới năm 1998 thì Tonga quay sang công nhận Bắc Kinh, để đổi lấy viện trợ cả kinh tế và quân sự. Đảo quốc Tonga bé tí xíu, chỉ khoảng 700 kilômét vuông với chưa tới 100,000 dân - nhưng điểm chiến lược chính là, Tonga nằm ngay giữa Thái Bình Dương.
Một điểm nữa, nhiều ngàn dân Trung Quốc được Bắc Kinh đưa sang di dân định cư ở các đảo quốc Thái Bình Dương - họ mở các tiệm ăn, tiệm tạp hóa, chợ và các kinh doanh nhỏ.
Cuộc chiến Thái Bình Dương bao giờ xảy ra? Thật khó mà bíêt chính xác. Nhưng những cuộc chiến lặng lẽ của Trung Quốc bành trứơng vẫn đang diễn ra hàng ngày, tại các đảo qúôc Thái Bình Dương, và mới đây là tại Nam Vang. Và thực tế, cũng đang lặng lẽ lấn nhau từng bứơc giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ tại Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Ninh… Hãy nhìn về Bể Đông. Hãy cảnh giác và đừng để sơ suất. Trong những ngày đầu năm này, xin gửi lời chúc lành tới quê nhà và đồng bào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét