Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Tờ thời báo tài chánh Anh lật tẩy Nguyễn Tấn Dũng trước chuyến công du

Lý Đại Nguyên 
 
Theo đúng bài bản, trước chuyến công du, các chính khách thường cố nhờ nhà báo quốc tế thực hiện cho một vài cuộc phỏng vấn, nhằm tạo ra sự hiểu biết và gây ấn tượng thiện cảm cho dư luận ở những nước mà họ đến thăm. Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được 2 cây viết tài chánh là Amy Kazmin và Victor Mallet  của tờ Thời Báo Tài Chính Anh  – Financial Time - thực hiện một cuôc phỏng vấn đăng ngày 2 tháng 3, trước khi Dũng tới London, ngày 4/3/08, mở đầu một tuần viếng thăm 3 nước Anh, Ireland, và Đức. Nhưng buồn cho Dũng và cũng xấu hổ cho Việtnam, vì Dũng nói năng loanh quanh, lấp liếm sự thật, mà cường điệu, không thể thuyết phục nổi dư luận quốc tế đã nhìn rõ thực trạng xã hội, kinh tế, chính trị Việtnam đang trong hoàn cảnh mất ổn định khắp mặt. Dư luận nước Anh và thế giới chỉ thấy Dũng vẫn chưa thoát khỏi quán tính cán bộ tuyên truyền Việtcộng, chứ nói gì xứng đáng là một vị thủ tướng có tầm cỡ quốc tế.

Financial Time hỏi:“Việtnam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới mức 9% như hoạch định năm nay 2008, trước tình hình nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoakỳ đang có khả năng suy thoái, cũng như đà tăng trưởng kinh tế  toàn cầu chậm lại?”  Dũng lẻo mép trả lời: “Kinh tế toàn cầu giảm sút, sẽ dẫn tới các hệ quả xấu đối với các nền kinh tế thế giới trong đó có Việtnam. Thế nhưng, mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng Việtnam vẫn đạt được”. Thấy rõ Dũng cường điệu nói bừa. FT  hỏi tiếp: “Việtnam có thể vừa đạt mục tiêu tăng trưởng, vừa kiểm soát được lạm phát hay không?” Dũng lúng túng ra mặt, không dám trả lời ngay vào câu hỏi, mà nói lung tung về các chính sách mậu dịch đa dạng, khuyến khích đầu tư trong nước…

Financial Time lật tẩy, hỏi lại: “Chính phủ khống chế lạm phát thế nào?” Lần nay Dũng đành phải thú nhận các nguyên nhân khách quan bên ngoài ảnh hưởng tới lạm phát ở Việtnam, như kinh tế toàn cầu suy thoái, đồng Đôla mất giá, giao động của các tiền tệ khác trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh và giá dầu thô tăng. Tất cả những nguyên nhân đó làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới lạm phát, và giá cả thực phẩm tăng cao tại Việtnam. Dũng đã phải thừa nhận là năm 2007, Việtnam đã mắc các khuyết điểm trong quản lý tiền tệ. Tuy nhiên, Dũng vẫn khẳng định với mức tăng trưởng GDP hoạch định năm 2008 từ 8 đến 9%, Việtnam sẽ kiểm soát được mức lạm phát bằng càch thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chánh, nhằm giảm tăng tín dụng và cung tiền tệ xuống dưới mức 30%. Dũng nói sẽ giảm lạm phát năm 2008, xuống mức dưới 12%.  Đây đúng là một thứ ảo tưởng dốt nát của “nhà kinh tế” cộng sản độc tài toàn trị duy ý chí. Nên Financial Time đã cho rằng, biện pháp này có thể gây sốc lớn tới nền kinh tế Việtnam, nhưng Dũng cho đó là cần thiết.

Cả thế giới đều có cùng một nhận thức thực tại, là nền kinh tế thị trường phát triển phải tiến song song với nền chính trị dân chủ trọng pháp, nên Financial Time đã gợi ý cho  Dũng: “Liệu Việtnam sẽ có các cải cách cần thiết gì về Dân Chủ, Chính Trị để đạt được mục tiêu kinh tế đặt ra không?” Dũng không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà chỉ khoe những thành tích sáo rỗng để dẫn tới kết luận: “Tóm lại, tất cả nhân dân Vhiệtnam luôn luôn tán thành các đường lối và chính sách của lãnh đạo, và 87 triệu người dân Việtnam nhất trí với sự lãnh đạo của nhà nước, đảng và chính phủ”. Có vẻ chướng tai, nên Financial Time dồn thêm: “Lúc  nào đảng Cộngsản Việtnam sẽ đổi tên, khi mà các nền tảng kinh tế cơ bản không còn có tính chất cộng sản và theo hệ tư tưởng này nữa, nhất là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Liên Xô cũ đã không còn?” Dũng bèn tuôn bài học thuộc lòng ra: “Tôi nghĩ, tên của đảng sẽ được quyết định bởi nhân dân của chúng tôi. Nhân dân Việtnam luôn ủng hộ đảng Cộng Sản Việt Nam và các mục tiêu mà đảng chúng tôi đặt ra là để xây dựng Việtnam thành một quốc gia dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”

Dân giầu đâu không thấy, chỉ có đảng giầu vô kể, còn toàn dân đói nghèo lam lũ oán than ngút trời. Nước mạnh mà đảng phải cúi đầu hiến đất, dâng biển, nhường đảo cho Tầucộng, chính phủ sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang, đưa dân đi làm lao nô và trẻ em, phụ nữ bán rao khắp xứ, quân đội lạc hậu như thời du kích. Xã hội công bằng mà luật lệ tùy tiện, công lý nhường chỗ cho Công An Trị bất công chồng chất, lạm quyền, tham nhũng, buôn lậu tràn lan, dân oan, giáo oan tràn ngập. Dân chủ văn minh đâu mà đảng vẫn độc tài toàn trị, khống chế tự do ngôn luận, đàn áp tôn giáo, bỏ tù đối lập, tiếp tay cho tư bản bóc lột lao động, giáo dục ngu dân.

Khi Financial Time hỏi Dũng: “Cái gì làm cho ông có thể mất ngủ suốt đêm, trong số những vấn đề như lạm phát, cúm gà hay tàu chiến của Trungquốc. Điều gì làm cho ông lo lắng nhất?” Nguyễn Tấn Dũng không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ nói là việc đảm đương cương vị thủ tướng là một nhiệm vụ nặng nề, song Dũng tin tưởng Dũng và nội các sẽ thực hiện thành công các nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của đảng. Ở đây cho thấy rõ, Dũng tỏ ra không có tâm hồn tài năng của một lãnh tụ chính quyền, mà chỉ có thói quen thừa hành, nên không có điều gì phải suy tư mất ngủ suốt đêm, như một vị thủ tướng có trách nhiệm của các nước dân chủ. Lạm phát, cúm gà hay việc tàu chiến của Trungcộng đe dọa đã có các cơ chế của đảng lo, mà đảng thì vốn vô trách nhiệm, bởi vậy mất nước, dân đói là việc nhỏ, giữ vững đảng quyền mới là chủ đạo.

Chính vì vậy mà Việtnam hiện nay bị rơi vào cảnh: Chế Độ thối nát. Luật Pháp bất minh. Xã Hội bất ổn. Công An bất lực. Quân Đội lên ngôi. Theo ViệtNamNet thì đầu tháng 3/2008, một bộ phận quân đội được điều động tham gia kế hoạch điều phối, kiểm soát giao thông. Nghĩa là Việtnam đi dần tới tình trạng “Quân Quản”. Ngoài việc nhất thời đề phòng sự quật khởi của tinh thần dân tộc ở giới trẻ, khi bị Trungcộng khiêu khích, qua cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh, vào cuối tháng Tư này tới Saigòn, rồi ra Hoàng Sa, để nói cho dân Việtnam và thế giới biết rằng: Hoàng Sa là của Trungcộng. Về mặt lâu dài là trấn áp người dân đòi quyền sống và tự do. Vì hiện nay tình trạng lạm phát phi mã, vật giá gia tăng, dân chúng phải tự cứu, thợ thuyền đòi tăng lương,  trí thức đòi tự do, sinh viên đòi giảm học phí, tôn giáo đòi công lý, môt vạn thứ đòi hỏi sẽ cùng nổ ra. Kinh nghiệm dậy rằng: Khi toàn dân vùng lên, Công An sẽ ù té chạy, Quân Đội được thay thế, lúc đó hiển nhiên Quân Đội là kẻ quyết định số mạng  của cộng đảng và chế độ độc tài tham nhũng. Little Saigon ngày 04-03-2008.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét