Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Thách đố của Á Châu

Lê Văn Xương

Á Châu với diện tích gần 40 triệu km2 , dân số trên 4 tỷ người vào năm tới , là nơi mọi tranh chấp tôn giáo , chủng tộc đều tập trung ở đây do các tranh chấp hàng ngàn năm để lại . Mật độ dân số cao hơn bất cứ nơi nào khác trên địa cầu này , như tại Nam Á mật độ dân số trung bình 300 người/km2 , dọc theo duyên hải hoặc các con sông chính mật độ dân số có thể lên đến 500 người/km2 . Cứ theo đà này thì hầu hết các thành phố có dân số trên 10 triệu dân đều tập trung tại Á Châu . Đến cuối thế kỷ này thì dân số Á Châu có thể tăng lên đến mức độ trên 30 tỷ người . Tình huống như vậy sảy ra – mà chắc chắn sẽ sảy tới thôi – sẽ trở thành thảm họa khủng khiếp không phải chỉ với Á Châu không thôi mà còn đối với cả thế giới này về đủ mọi phương diện . Các cuộc tranh chấp giữa Á Châu với nhau về nguồn nước không thôi cũng đủ gây ra thảm cảnh thực khó dám mường tượng tới vào một lúc nào đó không xa .

Vẫn còn 90 năm nữa mới đến cuối thế kỷ , thực ra thì cũng không quá lâu đâu , vào lúc này các tranh chấp về không gian sinh tồn tại đây cũng đã trở nên quá khốc liệt rồi . Bài viết này tập trung bàn khái quát về tương lai của Á Châu trong bối cảnh liên quan đến chủ trương mở rộng không gian sinh tồn mà Bắc Kinh đang nỗ lực tiến hành . Việc này thực tế đang đặt toàn thể Á Châu vào tình huống cực kỳ nguy hiểm như chưa từng sảy ra đối với vùng đầy phức tạp này.

Bài viết ngắn này chỉ tập trú vào vấn đề của Á Châu liên quan đến cách thức mà Hồi Giáo phản ứng đối với thế giới , cũng như cách thức mà Hán xâm lăng Á Châu , đặc biệt tại Đông Nam Á mà Việt Nam là mấu chốt trong toàn bộ chiến lược của Hán . Do thế bài này không bàn về phản ứng của Phương Tây đối với hiện tình Á Châu .

1 – KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ Á CHÂU .

Á Châu là nơi xuất phát của các tôn giáo chính trên thế giới này , hàng loạt các đế quốc cổ được hình thành rồi tàn lụi theo thời gian đã để lại nhiều mâu thuẫn về chủng tộc do hàng loạt các cuộc di dân cưỡng bức hoặc do các làn sóng xâm lăng gây ra đã làm cho vùng này lúc nào cũng sẵn sàng đi vào chiến tranh không khoan nhượng giữa các lân bang với nhau . Nhìn chung xã hội Á Châu đạt được rất ít thay đổi theo hướng tích cực trong suốt lịch sử của mình , tại đó khuynh hướng điều hành xã hội cũng như gia đình vẫn tồn tại theo như cách nó đã tồn tại hàng ngàn năm qua . Đối với gia đình thì khuynh hướng gia trưởng vẫn phổ biến dựa vào tập quán hoặc tôn giáo đã áp đặt lên cả vùng này như căn bản của xã hội nông nghiệp cổ đại còn sót lại . Đối với xã hội thì khuynh hướng cai trị độc tài nhân danh tôn giáo hoặc nhân danh lịch sử của mỗi dân tộc vẫn như những giáo điều không thể đổi thay được , bất chấp ước muốn của nhân dân trong vùng về một xã hội tốt đẹp hơn . Tình trạng bộ tộc được cai trị theo tập quán cổ xưa vẫn còn thịnh hành tại nhiều nơi , nhất là tại Nam Á Châu và Trung Đông , họ không chấp nhận luật pháp do chính quyền Trung Ương ban hành trên phạm vi cả nước , sẵn sàng nổi lên chống đối nhằm cố bảo vệ ưu quyền của nhóm lãnh đạo nhân danh tập quán cổ xưa ấy . Họ chống đối chính quyền trung ương là một phần , họ cũng chống đối lẫn nhau như họ đã từng lao vào chiến tranh trong quá khứ . Bất hạnh là ngay cả chính quyền trung ương cũng được hình thành lại dựa trên tinh thần bộ tộc ngay từ lúc đầu thành lập sau Thế Chiến II , cho nên tất cả các chính quyền trong vùng đều rất yếu kém , tham nhũng tràn lan , luôn bất ổn .

Kể ra thì trong 60 năm qua kể từ khi thu hồi độc lập đến giờ , rất ít chính quyền trong vùng có thể tự mình tạo được các tiến bộ tương đối vững chắc . Nhìn chung cả Á Châu vẫn còn khá xa lạ với dân chủ tự do thật sự . Về mặt hình thức thì có đấy , nhưng dường như cũng chỉ là cách chứng tỏ cho phương Tây biết là họ có dân chủ đấy thôi , đồng thời quẳng cho nhân dân một thứ bánh vẽ dân chủ , bên trong hầu hết các chế độ tại đấy đều mang nặng tính độc tài thông qua quyền lợi phe phái chứ không phải vì quyền lợi của toàn dân . Tình trạng tham nhũng trở thành một thứ dịch bệnh hầu như không thể giải quyết được , kết hợp với hình thức chuyên chính tôn giáo hoặc chuyên chính nhân danh chủ nghĩa bành trướng , đã từng bước đẩy nhân dân tại rất nhiều vùng tại Á Châu mất hết niềm tin vào tương lai . Thiếu kỷ luật cũng như tinh thần thượng tôn luật pháp trở thành phổ biến tại đây .

Tham nhũng nay trở thành một thứ quốc nạn trong toàn vùng ,cấu kết với thế lực đen để hình  thành một thứ tổ chức tội ác quốc tế như buôn ma túy , buôn người , rửa tiền . Tiếc thay một vài chính quyền trong vùng lại bán chánh thức tiếp tay với các tổ chức như vậy để hình thành các tổ chức vừa hoạt động tình báo trong những khu vực tế nhị nhằm tổ chức các hoạt động chống phá các chính quyền được coi là không thân thiện với họ . Tất cả các điều đó đang từng bước đẩy cả Á Châu vào một tình huống cực kỳ nguy hiểm như chưa hề sảy ra trong quá khứ , vì vùng này nay đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang vô cùng khốc liệt có thể dẫn đến chiến tranh lớn trên quy mô toàn vùng vào một lúc nào đó không xa , hậu quả thật khó lường .

Á CHÂU MUỐN GÌ ?

Phương Tây và Á Châu quá khác biệt nhau trên bước đường đấu tranh để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn dựa trên ước muốn của nhân dân - trong khi Phương Tây tiến tới dân chủ cùng với nền kinh tế tiêu thụ - thì Á Châu vẫn đắm chìm trong các khái niệm còn sót lại từ thời Trung Cổ ở Âu Châu , thậm chí ở vài vùng còn tệ hơn thế nữa . Đa số giới lãnh đạo các quốc gia Á Châu vẫn không ít thì nhiều quy trách cho tình trạng chậm tiến hiện nay của họ là do thời kỳ thực dân để lại . Họ cũng trách cứ Phương Tây là đã tước đoạt hết tài nguyên thiên nhiên của thế giới để đẩy Á Châu đến chỗ đói khổ . Họ coi tình hình hiện nay trên phạm vi toàn cầu cũng chỉ là biến thái của chủ nghĩa thực dân hiện đại mà thôi , theo đó ưu thắng tuyệt đối vẫn nghiêng về phía văn minh Phương Tây . Với Á Châu họ không chối bỏ các giá trị của văn minh phương Tây , mà là tương kế tựu kế để dụng các thành quả ấy vào việc làm cho Á Châu trở nên hùng mạnh hơn nhiêu hậu lật lại thế cờ ; để ít ra Á Châu cũng giữ vị thế cân bằng với Phương Tây vào một thời điểm không xa , đủ sức đòi hỏi Phương Tây phải chia lại không gian sinh tồn cho khối nhân loại tại Á Châu đang gia tăng mỗi ngày .

Thực ra thì mỗi quốc gia Á Châu , tùy theo vị trí địa lý chiến lược , quá khứ lịch sử của mình , cũng như quyền lợi của nhóm lãnh đạo đã phản ứng khác nhau liên quan đến mối quan hệ của họ với Phương Tây . Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ chịu chấp nhận trật tự thế giới mới theo cách mà Quyền Lực Toàn Cầu đang muốn tiến hành nhằm giải quyết rốt ráo các bế tắc hiện nay của nhân loại . Như thế bất cứ sự hợp tác nào hiện đang diễn biến chỉ là rất tạm thời . Cả Á Châu vẫn tin ở chiến thắng toàn diện của Á Châu trước văn minh Âu Châu ngày càng trở thành thiểu số đối với dân số toàn cầu . Á Châu này chẳng ai bảo ai nhưng tất cả đều xử dụng con bài dân số như một vũ khí tối hậu chống lại Phương Tây , dựa trên ước tính là Phương Tây hoàn toàn không dám xử dụng ưu thế kỹ thuật của mình để hủy diệt văn minh này , làm như thế Phương Tây cũng tự hủy diệt mình . Ngay cả tình huống tệ hại nhất sảy ra thì cơ hội sống sót của Á Châu vẫn cao hơn Phương Tây gấp nhiều lần . Các quốc gia Á Châu thực tế chấp nhận một cuộc chiến tối hậu với văn minh Phương Tây , vô luận là Nga hay Mỹ . Đó là thảm cảnh mà nhân loại đang phải đối đầu hiện nay .

Như thế , thái độ thiếu trách nhiệm của Á Châu đối với các vấn nạn toàn cầu xuất phát từ đâu ? Đó là chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo kết hợp với chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc hiện đang trở thành cản trở nghiêm trọng nhất đối với an ninh toàn cầu hiện nay . Tại sao ta lại nói đến chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo mà lại không nói đến chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo . Thực ra thì chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo chỉ là một khía cạnh liên quan đến thế giới Hồi Giáo nói chung mà thôi . Cho dù mọi kế sách có làm cho chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo yếu đi hoặc suy tàn thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo sẽ suy tàn theo như một tất yếu lịch sử , khi ấy chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo lại tái xuất hiện dưới một dạng khác . Như thế mấu chốt của vấn đề chính là chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo . Nhiều nước theo Hồi Giáo hiện là đồng minh với Hoa Kỳ về những vấn đề cần cho họ , thậm chí cần cho ban lãnh đạo ấy , nhưng thực tế họ không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo mà kinh Kuran do Giáo Chủ Muhamad đã truyền dạy cho họ . Như thế trong đường dài thực ra họ chống lại một cách kiên quyết đối với các giá trị của Phương Tây , cụ thể là Hoa Kỳ , tận đáy lòng họ coi là chủ nghĩa bành trướng Phương Tây do Hoa Kỳ và Anh Quốc dẫn đạo chỉ là tiếp nối con đường thuộc địa khi xưa mà thôi .

Đó chỉ mới là vấn đề giữa Hồi Giáo với Phương Tây , vấn đề giữa Hồi với Hồi cũng đầy phức tạp . Lịch sử của họ đã để lại : chẳng có quốc gia Hồi Giáo nào lại đã không một lần xâm lăng lân bang . Iran Đã từng làm chủ Lưỡng Hà , chiếm cả Ai Cập , vẫn rất hãnh diện về 2500 liên tục Đế Quốc Persia không bị phân rã , vẫn nuôi tham vọng thôn tính Lưỡng Hà để tìm đường hướng về Địa Trung Hải . Hồi Giáo Shia mà Iran nhận quyền thừa kế chính chỉ chiếm chưa tới 15 % số tín đồ Hồi Giáo nói chung , họ tự coi vùng nam Irak là vùng ảnh hưởng tất yếu của họ . Một sự chiếm đóng hoặc tạo ảnh hưởng lớn của Iran trên vùng này sẽ làm cục diện trong vùng thay đổi hoàn toàn từ vùng người Kurd phía bắc đến vùng vịnh Ba Tư phía nam , Syria phía đông . Khi ấy an ninh của Do Thái sẽ bị đe dọa nghiêm trọng , tuyến vận chuyển dầu qua eo biển Hormut có thể bị khóa chặt bất cứ lúc nào . Khi đó Hoa Kỳ và Âu Châu cũng như nhiều quốc gia khác lệ thuộc vào dầu thô Trung Đông phải thương thuyết với Iran trên căn bản mới . Họ cố tìm kiếm vũ khí nguyên tử là vậy , mọi nỗ lực nhằm kiểm soát tham vọng nguyên tử của Iran chắc chắn sẽ chẳng đi đến đâu . Mối quan hệ giữa Do Thái với Syria cũng như Palestine hay Liban vẫn là các mối liên hệ đầy đắng cay và bất trắc .

Như thế mối quan hệ giữa Shia và Suni trong lòng thế giới Hồi Giáo là mối quan hệ vừa bạn vừa thù . Phương Tây có thể lợi dụng thế này để xây dựng mối quan hệ với Ả Rập Seoud , các quốc gia nhỏ trong vùng . Nhưng việc này thực ra cũng rất mong manh vì các bất ổn xã hội nằm ngay trong lòng các nước Hồi Giáo , khi họ đang phải đối diện với sự chọn lựa liên quan đến bản chất kinh Kuran chứ không phải chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa Shia với Suni , hay giữa Hồi Giáo với Phương Tây . Trớ trêu là không một ai trong giới lãnh đạo Hồi Giáo , kể cả tại Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia Hồi Giáo có truyền thống dân chủ lâu đời nhất trong vùng , cũng không ai dám làm hoặc nói về vấn đề liên quan đến thánh thư này . Thế giới Hồi Giáo vẫn đắm chìm trong bất ổn mội bộ và chiến tranh , khi nước nào cũng cố trang bị đến tận răng để sẵn sàng tung quân áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác . Lò thuốc súng ở Trung Đông chỉ tăng chứ không hề giảm bớt chút nào cả . Hàng năm Trung Đông cùng Nam Á thực hiện các vụ buôn bán vũ khí lên đến trên 30 tỷ dollar , chủ yếu từ Mỹ , Nga . Trung Cộng chiếm thị phần chủ yếu đối với vũ khí nhỏ trong vùng này .

TRUNG CỘNG MUỐN GÌ ?

Thực ra thì không thể nói rằng Hoa Kỳ qua chiến tranh lạnh đã đánh thức Trung Hoa . Hoa Kỳ chỉ nương theo thế thức dậy của Trung Hoa để đưa Trung Hoa lên vũ đài chính trị thế giới đương đại mà thôi . Đường lối căn bản của Hoa Kỳ , bằng vào sự kết hợp chặt chẽ với các quốc gia Phương Tây khác , luôn chủ trương đánh bài nhiều cửa ; lúc tăng cửa này giảm cửa kia tùy thuộc vào các diễn biến của tình hình cụ thể lúc ấy . Chính trị thế giới là những canh bài nhiều cửa không có điểm ngưng để tính toán thắng bại , mọi quốc gia thực tế đều đang tham gia vào canh bài không hề có điểm ngưng này , nên tuyệt đối không thể tự mãn . Không có vấn đề thắng hay bại mà chỉ là vấn đề anh có đạt được mục tiêu đề ra hay không và mục tiêu anh đề ra thực sự có phù hợp với hướng chung của cả bàn cờ hay không mà thôi . Việc này được áp dụng trong quan hệ song phương cũng như đa phương .

Cả Tôn Văn , Mao và Tưởng đều tự biết việc cần làm theo cách của mình để đưa Trung Hoa lên vị trí được kính trọng trên thế giới . Người Mỹ cũng chỉ dựa vào đó để củng cố vị trí của Mao tại Hoa Lục trong canh bạc lớn hơn nhằm làm cho Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Liên Xô tan rã . Mao và Đảng Cộng Sản rõ ràng là có quyết tâm hơn hẳn Quốc Dân Đảng Trung Hoa về tham vọng bành trướng , việc này Hoa Kỳ phải chấp nhận như những hệ lụy tất yếu . Do thế , tham vọng bành trướng của Trung Cộng là điều đã được nhìn thấy từ rất lâu rồi , dù vậy ta cũng nên bàn thêm đôi điều .

Bắc Kinh cụ thể muốn gì ? Họ muốn và quyết đấu tranh để vị trí của Trung Hoa được đối xử ngang hàng với thế lực hàng đầu thế giới , có tiếng nói quyết định đối với mọi vấn đề liên quan đến thế giới về mọi lãnh vực . Họ tin rằng lịch sử lâu đời của Trung Hoa cùng với khối dân trên 1.3 tỷ người của họ cho phép họ có quyền đòi hỏi như vậy . Do thế , họ  hành động bất chấp quy luật cũng như tập quán quốc tế về các vấn đề mà họ thấy không phù hợp với quyền lợi của họ . Họ cũng khá giống với Liên Xô trước đây muốn rằng luật pháp quốc tế , quy luật hành xử quốc tế phải do họ quyết định chứ không phải là New York hay London . Với Hán , không phải là Phương Tây cho phép Hán được tồn tại thế nào , mà là Hán cho phép Phương Tây được tồn tại ra sao .

Totem của họ từ nhiều đời nay là con sư tử , nhưng khi họ đưa ra khái niệm về totem sói , ta cần hiểu ngay rằng : “ đó là tín hiệu thật rõ ràng họ chuyển đến cho thế giới “ vì thực tế sói luôn hoạt động theo bầy phối hợp tấn công con mồi , nên thường thì sư tử là con vật mạnh nhất luôn bị thua trước đàn sói hung dữ . Trên căn bản đó , thế giới Hồi Giáo sau này vẫn không thể là thế lực đủ sức đọ với Hán , Ấn Độ cũng vậy vì các mâu thuẫn nội tại của cả hai khối ấy do lịch sử để lại . Hán thực sự nghĩ rằng : cho dù dân số của hai khối ấy có đông bao nhiêu cũng mặc , Hán đủ sức hủy diệt cả hai khối ấy để làm chủ toàn Á Châu , sau khi đã đẩy phương Tây về vùng đất do Hán quyết định . Đó là mục tiêu lâu dài mà Hán tin rằng sẽ đạt được trước cuối thế kỷ này .

 Thật rõ ràng là trong thời gian không đầy 50 năm tới đây , Hán quyết đẩy Phương Tây ra khỏi Á Châu , dành quyền làm chủ trên toàn cõi lãnh thổ Siberia nay thuộc Liên Bang Nga , cũng như vùng Trung Á và Đông Nam Á , một nửa Thái Bình Dương , đẩy người da trắng ra khỏi Úc Châu cũng như Tân Tây Lan . Khẩu hiệu của Hán được rao giảng trong chỗ kín đáo đối với những nhóm cực đoan trên toàn Á Châu là hãy hợp sức với Hán để khôi phục lại niềm tự hào Đông Phương đã và đang bị văn minh Phương Tây khinh mạt . Việc này được thể hiện rõ ràng qua bài phát biểu của Trì Hạo Điền mấy năm trước đây và được lập lại bởi tướng lĩnh Hán khi trao đổi với Đô Đốc Keating , Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ .

CHUẨN BỊ XÂM LĂNG ĐÔNG NAM Á .

CÁC CHUẨN BỊ CỦA TƯỞNG .

Cả Tưởng lẫn Mao cũng như Tôn Văn đều coi Đông Nam Á là địa bàn chính yếu trong kế hoạch bành trướng mà Hán coi là Hán có lợi thế đặc biệt thuận lợi khi mâu thuẫn giữa các thế lực thực dân Âu Châu ngày càng trở nên quyết liệt sau thế chiến I , các phong trào đấu tranh dành độc lập trong vùng ngày càng mãnh liệt , tất yếu sẽ dẫn đến thế chiến tiếp theo để cuối cùng làm tan rã hoàn toàn chủ nghĩa thực dân Âu Châu . Đó là cơ hội ngàn vàng để Hán tiếp nối các dự tính đã được Khổng Tử , Tần Thủy Hoàng , Hán Cao Tổ và các triều đại sau đó đặt căn bản cho chủ nghĩa thực dân Hán hiện đại

Cách nay trên 70 năm thậm chí có thể đến 80 năm , khi chủ nghĩa thực dân Âu Châu còn tương đối vững trãi tại các thuộc địa Á Châu , Hán đã có các chuẩn bị cho kế hoạch bành trướng ảnh hưởng của Hán trên toàn vùng Đông Nam Á . Mao Trạch Đông coi Chủ Nghĩa Cộng Sản quốc tế là công cụ bành trướng tốt nhất đối với các vùng bị trị bởi Âu Châu . Tưởng Giới Thạch qua Quốc Dân Đảng cũng tự coi là công cụ bành trướng thông qua các đảng dân tộc được bí mật hình thành với sự tiếp tay của Quốc Dân Đảng Trung Hoa thông qua các bang hội Hoa Kiều tại Đông Nam Á . Các bang hội này thực ra luôn được các chế độ thực dân tại chỗ dành cho các ưu quyền về thương mại so với các nhóm thương gia người địa phương mà các thế lực thực dân coi là nguy hiểm cho an ninh của thuộc địa . Chỉ xin đan cử vài trường hợp điển hình tại Việt Nam .

Ở Việt Nam ai cũng biết đến Hui Bon Hoa , thường được gọi là Chú Hỏa là người xây dựng khu Chợ Lớn và hàng loạt các Chành dọc theo bờ sông để thu gom nông sản từ khắp vùng của Miền Nam . Hui Bon Hoa đã chiếm độc quyền hệ thống bán sỷ trên cả Đông Dương , kinh doanh địa ốc , vơ vét biết bao tài sản của Miền Nam , làm giầu trên mồ hôi nước mắt của người lao động Việt Nam trong thời gian dài , chi phối cả chính quyền thực dân Pháp tại chỗ nhờ đút lót và hầu như không hề bị đóng thuế dù trực thâu hay gián thâu . Thuế gián thâu thực ra dưới thời thuộc địa được khoán trắng cho chủ vựa , nên thực tế đổ lên đầu người tiêu thụ Việt Nam .

Sau Hui Bon Hoa , dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa , Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ là Đốc Phủ Sứ người Miền Nam thời Pháp thuộc , là người đặc trách kinh tế , nên đã dành cho Hoa Kiều nhiều ưu đãi trong các kế hoạch phát triển kinh tế sau năm 1955 tại Miền Nam . Trần Thành , Lý Long Thân là các nhân vật tiêu biểu trong giới làm ăn tại Miền Nam trước năm 1975 . Nhưng người thực sự nắm quyền lực về tài chánh chính là Lý Sen . Lý Sen không có bổn phận giữ sổ sách kế toán đối với sở thuế , tiền bạc được chuyển dịch trên toàn cõi Đông Nam Á qua hệ thống ngầm , qua mặt tất cả các cơ quan công quyền VNCH cũng như chính quyền các quốc gia trong vùng .Đó là hệ thống quyền lực ngầm của Hoa Kiều tại chỗ , kết hợp với các nhóm xã hội đen được coi như công cụ duy trì kỷ luật đối với người Hoa ở khắp nơi trên thế giới , mua chuộc mọi quan chức các cấp thuộc chính quyền trong vùng để củng cố vai trò chính trị kết hợp với kinh tế của Hoa Kiều hải ngoại .

Sau năm 1949 khi Tưởng bị đẩy ra Đài Loan và tuyệt đối không được phép can dự vào các vấn đề liên quan đến Hoa Lục , nhưng ảnh hưởng của Quốc Dân Đảng đối với các Bang Hội Hoa Kiều trong vùng vẫn còn mạnh . Chỉ bắt đầu suy yếu đi chút ít trong thời gian chưa tới 20 năm qua khi vai trò của Hoa Lục ngày càng tăng tiến để trực tiếp gây ảnh hưởng lên các Bang Hội tại hải ngoại . Chúng ta cứ gọi đó là nước Tầu hải ngoại . Cho nên khi tính toán về vấn đề Hán , ta cần đặc biệt quan tâm đến nước Tầu hải ngoại là thế . Nếu không thì chưa thể coi là biết về Hán đúng nghĩa .

Thực tế cho thấy , bằng và thông qua hai công cụ chính trị và kinh tế , Quốc Dân Đảng không thành công trong tham vọng chi phối chính trị trong vùng Đông Nam Á vì chủ nghĩa quốc gia sẽ được củng cố trong vùng , cùng với thái độ của Mỹ khi chơi canh bài Trung Cộng trong chiến tranh lạnh . Về phương diện kinh tế thì thực ra , các bang hội cũng phải chọn một thái độ thích ứng với quyền lực chính trị ngày càng củng cố tại các quốc gia trong vùng . Trì Hạo Điền khi tuyên bố sẽ giết sạch các nhóm hoa kiều hải ngoại nào chịu ảnh hưởng của lối sống phương tây , thực ra cho thấy thái độ lấp lửng của các bang hội tại hải ngoại đối với chủ trương của Bắc Kinh . Đó cũng là mặt khác của cuộc tranh chấp giữa Đài Loan với Bắc Kinh nhằm dành quyền kiểm soát nước Tầu Hải Ngoại.

CÁC CHUẨN BỊ CỦA MAO .

Mao biết rất rõ rằng , Chủ Ngĩa Cộng Sản là công cụ xâm lăng tối hảo để mở rộng ảnh hưởng của Hán trên toàn vùng Đông Nam Á . Việc này trở nên rất rõ ràng tại các hội nghị của Quốc Tế III , khi mỗi đảng Cộng Sản chính quốc có nghĩa vụ tiếp tay xây dựng các Đảng Cộng Sản địa phương . Đó là cơ hội để Mao gài người vào các Đảng Cộng Sản trong vùng , thông qua phái bộ Borodine tại Thượng Hải chỉ là một phần nhỏ , chính yếu là thông qua di dân đến các quốc gia trong vùng để hình thành các nhóm vũ trang cũng như các chi bộ đảng tại địa phương . Liên Xô vì không thấy xa nên đã tiếp tay cho Mao bành trướng , cuối cùng mất hết cả chì lẫn chài về tay Mao . Mao cuối cùng đã dùng công cụ này để trao đổi với Mỹ đối với cục diện trong vùng qua Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 , dẫn đến cái chết của VNCH năm 1975 .

Thực không biết rõ lãnh tụ các đảng Cộng Sản Phi , Indonesia , Malaysia , Thái Lan liên hệ đến người Hoa như thế nào , như đối với trường hợp của người tự nhận là Hồ Chí Minh tại nước ta . Nhưng có điều chắc chắn , nếu người tự nhận là Hồ Chí Minh là người Việt thì ông ta không thể có bất cứ điều kiện nào để đến hoạt động và thành lập các đảng Cộng Sản trong vùng được . Vì nhóm người Việt duy nhất sống bên ngoài nước Việt vào thời kỳ 1930 là tại Đông Bắc Thái Lan - là thân nhân thuộc lực lượng có liên hệ đến cao trào chống Pháp do nhà cách mạng Phan Đình Phùng lãnh đạo - đến tá túc từ cuối thế kỷ 19 . Mà Hán thì vô luận không bao giờ tin người Việt vì mối căm thù ngàn xưa để lại . Do thế , mọi đảng Cộng Sản trong vùng Đông Nam Á đều là phương tiện bành trướng của Hán , phải do Hán đứng xây dựng chứ không thể thông qua một người Việt được . Hồ đến được các vùng đó đều do sắp xếp của các nhóm Hoa Kiều tại chỗ (việc này tôi không hề thấy lịch sử Quốc Tế III nói tới , mà chỉ có lịch sử ĐCSVN nói tới mà thôi , nhưng nay cũng thấy im lặng không nói tới nữa , sợ hố chăng ?) . Như thế cuộc chiến tranh du kích mà Cộng Sản gọi là Chiến Tranh Nhân Dân trong vùng Đông Nam Á trong thời gian từ năm 1947 đến 1972 đều do Hán giàn dựng và trực tiếp lãnh đạo cả .

Mao biết rất rõ rằng : muốn làm chủ Á Châu thì tiên quyết phải làm chủ Đông Dương , dứt khoát phải nắm được Đảng Cộng Sản Việt Nam và toàn bộ cơ cấu chính quyền của Việt Nam . Việc này Mao và Đảng Cộng Sản Hán dành ưu tiên cao độ nhất do sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành là người đã tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp , xuất hiện trong một số kỳ họp của Quốc Tế III và được cử làm Ủy Viên Dự Khuyết Nông Hội Đỏ Quốc Tế (Krestentern) , sau đó về Thượng Hải làm việc trong phái bộ Borodine thuộc Đảng Cộng Sản Liên Xô . Đây là thời kỳ hoạt động bí mật , nên việc một cán bộ bị chết vì bệnh hoặc bị ám sát để thay thế người khác thật dễ dàng . Borodine cũng chẳng thể kiểm soát được người của mình , khi chính ông ta cũng có thể bị lực lượng an ninh của Tưởng diệt bất cứ lúc nào . Sau năm 1932 không hề thấy nói gì đến hoạt động của Hồ cạnh Borodine cả , thay vào đó sau này nói đến hoạt động của Hồ giả tại Đông Nam Á , đó quả thực là kế tách Hồ giả ra khỏi Borodine mà thôi .

Mao và Đảng Cộng Sản Hán đã thành công trong kế hoạch đánh tráo người này . Một bài viết ngày 12 tháng 9 năm 2009 , Luật Sư Steven D. Laib sống tại Cypress , Texas đã nêu rõ vấn đề là : Hồ Chí Minh thật đã chết vì lao phổi năm 1932 , người tự nhận là Hồ Chí Minh xuất hiện lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam “ có thể “ là người Hán được gài vào (trích Intellectualconservative.com) . Một bài báo khác xuất hiện trên tờ Independent tại Anh cũng nêu lên vấn đề như vậy , việc này cho thấy một cuốn sách bàn chi tiết về vấn đề này với những bằng chứng cụ thể có thể đang được hoàn tất trong thời gian ngắn sắp tới , có thể ba tháng thôi . Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với lịch sử nước ta cận đại , làm đảo lộn tất cả sách sử do bất cứ ai viết liên quan đến lịch sử cận đại Việt Nam , mặt khác điều này cũng giải thích tại sao Hán cả tin vào chiến lược tất thắng của mình trong bài toán Á Châu . (nhất là cuốn Ban Biên Tập tự điển Larousse của Pháp) .

Thực ra thì vai trò của Hồ Chí Minh giả đã tạo ảnh hưởng mạnh đến tình hình Việt Nam qua hiệp ước 8-3-1946 ký với Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại là Moutet , để chấp nhận cho quân Pháp trở lại Đông Dương . Có như vậy thì Trung Cộng qua Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có lý do can thiệp sâu rộng vào chính tình Đông Dương và Đông Nam Á để tiến hành chiến tranh du kích trên quy mô toàn vùng , cũng như tiến hành diệt các đảng phái yêu nước chân chính tại Việt Nam . Trong phái đoàn đến Pháp lúc đó có những vị như Nguyễn Trường Tam …nhưng bất ngờ trong đêm , Hồ giả đến gặp Moutet và ký kết thỏa hiệp qua mặt cả phái đoàn . Câu hỏi là Hồ giả nhận chỉ thị từ đâu trước khi đi Pháp , chắc hẳn là từ Mao thông qua nhóm cố vấn của Mao bên cạnh Đảng Cộng Sản Việt Nam trước lúc Hồ lên đường đi Pháp . Việc này giải thích ba điều sau đây , thứ nhất là chỉ một mình Đảng CSVN không thể dám một mình độc chiếm thành quả của biến cố 19 tháng 8 năm 1945 được , nếu không có Tầu Cộng đứng sau . Thứ hai là tự nó giải thích lý do tại sao người Mỹ qua tổ chức OSS đã giúp vũ khí cho Đảng Cộng Sản VN để đổi lấy việc họ do thám tin tức liên quan đến hoạt động của quân Nhật tại Đông Dương , đã bất ngờ chấm dứt mọi liên lạc với Hồ Chí Minh giả . Thứ ba là quý vị lãnh đạo các chính đảng quốc gia lúc ấy chủ yếu là Quốc Dân Đản chẳng hiểu gì về tình hình cả ; trở thành một thứ bung xung để Mao và Hồ giả lợi dụng để đem lại cho hòa ước 8-3 tính chính danh . Nói thẳng ra quý vị ấy hoàn toàn không biết gì về chính trị quốc tế , vẫn suy nghĩ theo kiểu cổ xưa , trên đầu chỉ có Hán mà thôi . Xin đừng trách người , nên trách chính ta trước .

Như thế cuộc chiến Đông Dương lần nhất 1946-1954 là cuộc chiến cả hai phía Pháp và Mao đều mong muốn . Pháp muốn thu vén những gì có thể thu vén được ở Đông Dương thuộc Pháp , Mao muốn có chiến tranh ở Đông Dương để mở rộng chiến tranh du kích trên toàn Đông Nam Á , Mỹ khôn ngoan xử dụng cả hai phía để chuẩn bị cho cuộc chiến Đông Dương lần hai . Mao tự hiểu là Đông Dương là cửa ngõ xuất cảng chiến tranh nhân dân xuống Đông Nam Á , cho nên bằng mọi giá Mao phải nắm được Đảng CSVN thông qua Hồ giả . Để từ đó biết bao tầng lớp người yêu nước , những người có uy tín VN bị giết bởi những người cũng tự nhận là yêu nước yêu CS Chủ Nghĩa , đã mù quáng thi hành chủ trương tàn sát đồng bào , phục vụ cho quyền lợi của Tầu tại nước ta . Việc này được lập lại ở Cambodge sau năm 1975 bởi Pol pot , cũng do Tầu Cộng đứng sau lưng giật dây cả . Như thế , tội của Đảng CSVN đối với dân tộc là nặng lắm , không thể cân lường được . Ngày nay khi ta kêu gọi họ mau chóng trở về với Đại Nghĩa Dân Tộc vì chủ trương khoan hòa không muốn đổ máu thêm để dồn nỗ lực đánh Hán là tối hậu địch nhân chứ không phải là ta mau chóng quên đi tội lỗi do Đảng CS đã gây ra . Trọng tội này , các thế hệ con cháu sau này phải biết tường tận để tránh trở thành tay sai cho Hán , đồng thời dứt khoát với lập trường kiên quyết đánh bại Hán trong cuộc chiến tối hậu này .

Trong cuộc chiến Đông Dương lần I , Hồ giả và Đảng CSVN , với sự cố vấn của nhóm cố vấn quân sự do Mao cử sang cùng với vũ khí , đã đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ , dẫn đến hiệp định Geneve phân đôi đất nước . Cơ hội hưu chiến này đã giúp cho người Quốc Gia có đôi chút thời gian tái tổ chức lại với sự tiếp tay tích cực của người Mỹ dựa theo lý thuyết chiến tranh Domino trong chiến tranh lạnh . Nền Đệ Nhất Cộng Hòa được thành lập trong điều kiện ấy , các đảng cánh hữu mất hết vị thế chính trị trên chính trường Miền Nam nay xoay chuyển qua một tình huống mới quá xa lạ với các giới lãnh đạo . Các đảng ấy đi vào khủng hoảng triền miên đến nay là đúng quá rồi . Thời điểm này đánh dấu giai đoạn người Mỹ một mình lãnh đạo cuộc chiến tranh tại Á Châu , thực ra là trên quy mô toàn cầu chống lại Liên Xô trong suốt thời gian dài 45 năm vốn được gọi là chiến tranh lạnh .

Chiến tranh lạnh quá phức tạp , trong đó chiến tranh nóng tại Đông Dương chỉ là phương tiện để Mỹ và Mao mặc cả với nhau về điều kiện để Mao đứng hẳn về phía Mỹ . Nếu Mao chấp nhận đứng về phía Mỹ để làm tan rã khối Liên Xô , chấm dứt hẳn việc yểm trợ cho các phong trào nổi dậy tại Đông Nam Á thì Mỹ và Phương Tây sẽ thưởng cho Mao những gì mà Mao muốn gồm : thay thế Đài Loan tại Hội Đồng Bảo An LHQ như Hội Viên Thường Trực , trợ giúp kỹ thuật nguyên tử và hỏa tiễn mà Liên Xô không dám cung cấp cho Mao , được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và đầu tư , được chiếm Hoàng Sa thuộc Biển Đông của Việt Nam . Cuộc thương thuyết bí mật này kéo dài suốt 18 năm tại Varsava Ba Lan , song song với việc thương thuyết về Hiệp Định Ba Lê năm 1973 , đánh dấu Thông Cáo Chung Thượng Hải giữa Nixon và Chu Ân Lai năm 1972 , chấm dứt vai trò của Mỹ trong cuộc chiến VN lần hai , để mặc cho Hà Nội với sự tiếp tay của Liên Xô xâm lăng VNCH vào năm 1975 . Đó chính là kế thành không mà Mỹ dăng ra để đẩy Liên Xô đến chỗ vỡ nợ vì can thiệp vào quá nhiều chiến trường khác nhau , Afghanistan là lò thiêu gần 60,000 quân Liên Xô trong gần 10 năm tham chiến tại đây .

Chiến tranh Việt Nam với chủ trương đem người và vũ khí vào Miền Nam thông qua việc lập Đoàn 559 để chuẩn bị mở lại đường mòn Hồ Chí Minh , là chủ trương của Bắc Kinh , Lê Duẫn , Lê Đức Thọ chỉ là những kẻ nhắm mắt thi hành mà thôi , vì thấy lợi trước mắt cho Đảng CSVN mà quên hẳn quyền lợi dân tộc . Ít ra hơn hai triệu người Việt chết vì sự ngu giốt mù quáng của Đảng CSVN vào lúc ấy . Mao thi hành được chủ trương này nhờ đã cấy được Hồ giả vào vai trò lãnh đạo Đảng CSVN , được suy tôn như cha già dân tộc . CSVN ôm kẻ thù mà ngủ là thế để giết hại đồng bào .Lập trường của Đảng CSVN nói chung luôn tìm chỗ dựa để bảo đảm cho sự tồn tại của Đảng chứ không phải cho đất nước.

Trong thời gian dài họ chủ trương đu dây giữa Liên Xô và Tầu Cộng , vì họ cần cả hai . Tuy vậy cũng có lúc nghiêng hơn về phía này hoặc phía kia , thí dụ khi Krustchev cải cách thì Đảng CSVN ngả thêm về phía Tầu , nhưng khi Mỹ và Tầu Cộng ký thông cáo chung Thượng Hải thì ngả hơn về Nga , khi Liên Xô tan rã thì rơi hẳn vào vòng tay của Tầu Cộng qua hội nghị Thành Đô năm 1990 . Chiến tranh lạnh đầy phức tạp , người ngoài cuộc khó lòng hiểu được những gì thực sự sảy ra , thí dụ năm 1965 Tướng Suharto của Indonesia lật đổ Sukarno sau đó đã giết chết khoảng 2 triệu Đảng Viên Cộng Sản Indonesia . Cuộc đảo chánh do người Mỹ giật dây dẫn đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Bào Đệ Ngô Đình Nhu cùng các sáo trộn sau đó đã từng bước Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam , quân đội cũng như chính quyền VNCH trở thành bung sung cho chủ trương và đường lối Mỹ tại VN mà thôi . Thực ra sau đó chẳng lâu , ở Miền Bắc Hồ giả bị đẩy ra ngoài quyền lực , chỉ còn hư vị . Thực quyền nằm trong tay Lê Duẫn , Lê Đức Thọ . Hồ chết vào năm 1969 đầy nghi vấn , cánh thân Tầu bị chu diệt nặng tại Miền Bắc , để dẫn đến cuộc chiến tại biên giới Việt Trung vào năm 1978 .

Nhưng cuộc cờ không kết thúc ở đấy , Liên Xô bị sa lầy khắp nơi không đủ sức bảo vệ CSVN bị cô lập trong vùng đầy thù địch . Đảng ấy lâm vào cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu , trong nước đói khổ lầm than , chả có bất cứ đồng minh tin cậy nào . Duẫn, Thọ , Trường Chinh … chết để lại khoảng trống quyền lực không có người đủ khả năng thay thế . Trong khi đó , Bắc Kinh nay là một đối tác được New York , Washington , London tín cậy và trọng nể , được dành cho mọi ưu tiên . Tình huống này đã đẩy Đảng CSVN rơi vào vòng tay của Bắc Kinh . Như thế sau gần 20 năm kể từ khi Hồ giả bị gạt ra khỏi quyền lực , thì nay sau năm 1990 Bắc Kinh lại có cơ hội thao túng Việt Nam nay thống nhất cả nước , khi Đảng ấy dã chấp nhận nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh qua hội nghị Thành Đô .

Đánh giá thời kỳ từ 1932 , khi Ông Nguyễn Tất Thành chết vì lao tại Thượng Hải , đến nay là năm 2009 , là 77 năm . Chủ trương bành trướng của Hán nhắm vào Đông Nam Á đặc biệt là VN đã trải qua mấy giai đoạn sau : thời kỳ từ 1932 đến 1965 xử dụng con cờ Hồ giả để thao túng Đảng CSVN như đầu cầu mở rộng chiến tranh du kích trên toàn cõi Đông Nam Á ; thời kỳ từ 1965 đến 1990 tạm lui binh tại VN trong khi củng cố mối quan hệ với Mỹ được Mỹ cung cấp kỹ thuật nguyên tử và hỏa tiễn , để dẫn đến thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 ; từ 1990 đến nay phát triển mối quan hệ với Mỹ đồng thời âm thầm xâm lăng VN về mọi mặt để từng bước biến nước ta thành tỉnh của Hán .

Phía Mỹ hành động cụ thể ra sao là một câu hỏi lớn đối với bất cứ ai quan sát tình hình tại Á Châu , bài viết này không tập trú vào vấn đề đó , tuy vậy chỉ nêu ra vài vấn đề liên quan mà thôi . Chủ trương bành trướng của Bắc Kinh rất rõ ràng không thể phủ nhận . Mỹ coi đó là vấn đề của riêng Á Châu , các quốc gia Á Châu cần tự giải quyết lấy với nhau . Mỹ cũng như phương Tây chấp nhận cách thức giải quyết tranh chấp kể cả chiến tranh cũng như hòa giải trong hòa bình . Đường lối này đã được Ông Robert Mc Namara chuyển đến cho Á Châu qua cuốn sách “ In Retrospect of Viet Nam” đã phát hành gần 10 năm trước và hiện được các chính quyền Bill Clinton , Bush cũng như Obama thi hành trong thực tế . Về căn bản thì tinh thần thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 được Hoa Kỳ tôn trọng đúng mực .

 Hoa Kỳ quan hệ với từng quốc gia Á Châu là các quan hệ trên căn bản quốc gia có chủ quyền phù hợp với bang giao quốc tế , Bắc Kinh không có quyền ngăn cản . Dĩ nhiên Hoa Kỳ quan ngại về chủ trương bành trướng xâm lăng lân bang của Bắc Kinh , nhưng họ “ Wait and see “ . Bà Hillary Clinton Ngoại Trưởng có nói đến việc Hoa Kỳ trở lại Á Châu cũng như kết nghĩa giữa hai dòng sông thực ra cũng chỉ mới là cách trấn an đối với các quốc gia trong vùng về âu lo đối với đường lối của Bắc Kinh mà thôi . Mặc dù họ chuẩn bị cho mọi tình huống , nhưng không có gì bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ can dự thực sự . Thái độ của Mỹ rõ ràng là phòng ngừa thụ động đối với các bất ổn tại Á Châu . Họ xâm lăng Irak lật đổ Sadam Husein cũng chỉ là phòng ngữa , họ sẽ rút sắp tới đây khỏi Irak . Tại Afghanistan đòi hỏi thời gian lâu hơn vì sự phức tạp tại đây .

Dĩ nhiên Bắc Kinh luôn tính đến yếu tố Mỹ trong chiến lược Á Châu của mình . Câu hỏi là trong giới hạn nào thì người Mỹ coi là quyền lợi sinh tử của mình tại Á Châu ? Làm thế nào để xâm lăng Á Châu mà không dẫn đến chỗ Mỹ can thiệp . Việc này Bắc Kinh đang cân nhắc kỹ lưỡng , đó cũng là chủ đề đang gây tranh luận giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa tại Bắc Kinh . Bên cạnh yếu tố Mỹ còn yếu tố Nhật Bản và Nam Triều Tiên nữa , hai quốc gia này đều có kỹ thuật cao hơn hẳn so với Bắc Kinh , sẵn sàng có hỏa tiễn liên lục địa cũng như bom nguyên tử chỉ trong vài tháng mà thôi . Yếu tố Ấn Độ cũng không thể coi nhẹ , ấy là chưa kể đến yếu tố Nga ở phía Bắc không có gì bảo đảm là Nga sẽ ngồi yên để nhìn Bắc Kinh hành động trong vùng .

CHỌN LỰA CỦA BẮC KINH

Bắc Kinh hiểu là Mỹ đang bị cầm chân nơi hai chiến trường Irak cũng như Afghanistan . Mỹ có nhiều loại vũ khí rất hiện đại , nhưng các Tổng Thống Mỹ dều không dám làm trái lòng dân Mỹ vốn chủ hòa chiếm đa số , nên không phải lúc nào cũng xử dụng ồ ạt được . Như thế chọc dận Mỹ kiểu Trân Châu Cảng hay 9-11 không phải là việc hay vào lúc này ; làm như thế , Bắc Kinh mất luôn lợi thế thương mại hiện nay , có thể dẫn đến bất ổn trong nước . Nhưng để lâu Mỹ sẽ kéo các nước đang chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh ra khỏi tầm ảnh hưởng , khi đó sẽ trở thành mối đe dọa bị bao vây như hồi chiến tranh lạnh . Bắc Kinh đang phải đối diện với chọn lựa khó khăn trên bước đường bành trướng về phương Nam , vốn được coi là ưu tiên chiến lược hàng đầu nhằm bảo đảm cho nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho nền kinh tế Hoa Lục ngày càng ngốn rất nhiều tài nguyên của thế giới .

Nếu so sánh với thời chiến tranh lạnh , Bắc Kinh khi ấy có con chủ bài là các lực lượng du kích chiến trong vùng . Nay du kích chiến không còn là một công cụ chiến tranh hữu hiệu để mặc cả nữa . Bắc Kinh thông qua đạo quân thứ năm tại chỗ , kết hợp với công cụ tài chánh , cùng với đe dọa về hàng hóa rẻ có khả năng hủy diệt kinh tế các quốc gia trong vùng nếu các quốc gia ấy theo đuổi đường lối không thân thiện với Bắc Kinh . Dĩ nhiên công cụ quân sự cũng luôn được coi là mũi tiến công khác đe dọa lân bang phía nam , đồng thời gia tăng tối đa các hoạt động tình báo nhằm nắm chặt , củng cố và phát triển những nhóm thân Bắc Kinh trong vùng (lực lượng Áo Đỏ tại Thái Lan , nhóm thân Tầu tại VN là rất rõ ràng) để xây dựng các nhóm ấy thành các thế lực chính trị có khả năng khuynh loát chính tình các quốc gia Đông Nam Á . Ta gọi đó là “ xâm lăng mềm “ thông qua kinh tế , chính trị , áp lực quân sự , xây dựng lực lượng chính trị tại chỗ theo đuổi chủ trương thân Hán .

Tại vùng Nam Á , Tầu coi Ấn Độ không phải là đối thủ cân sức vì : nước Ấn theo lịch sử của mình không thể tập trung sức mạnh toàn diện theo kiểu độc tài đảng trị như Tầu , Ấn đã phạm sai lầm trong chiến tranh lạnh nên quân đội Ấn không được quan tâm đúng mức trong thời gian dài đã qua , xã hội Ấn đầy mâu thuẫn giữa các bang với nhau cũng như giữa Ấn Giáo với Hồi Giáo hiện chiếm trên 10% dân Ấn . Tuy vậy Tầu vẫn chuẩn bị mọi kế sách nhằm kiểm soát toàn diện Hy Mã Lạp Sơn qua đạo quân Maoist tại Nepal , bất ổn tại Butan , Bangladesh , thực hiện kiểu chiến tranh du kích mang nhãn hiệu khủng bố Hồi Giáo tại một số Bang ở vùng Đông Ấn Độ . Tất cả đều là các dấu chỉ cho thấy Tầu đang dành nỗ lực tối đa nhằm kiềm chế và làm ung thối vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn , đe dọa an ninh Ấn Độ toàn diện . Vụ khủng bố mới đây tại Munbai , tuy do nhóm khủng bố tại Pakistan thực hiện , nhưng về phương diện chuyên môn không thể không coi là các đòn gián tiếp nói lên các mối quan hệ giữa Tầu với các nhóm cực đoan Hồi Giáo trong vùng .

Như thế , nhìn chung Tầu chủ trương giữ yên mặt bắc và đông Bắc Á . Vùng này trong điều kiện hiện nay , nếu vọng động Tầu gặp toàn các đối thủ mạnh , thực ra liên hệ đến quyền lợi sinh tử của cả Mỹ , Nga lẫn Nhật Bản . Do thế Tầu tập trung nỗ lực tối đa vào Đông Nam Á cũng như Ấn Độ Dương , để bảo vệ tuyến tiếp vận sinh tử đối với guồng máy sản xuất của Tầu . Các quốc gia càng gần biên giới Tầu bao nhiêu thì áp lực càng nặng nề bấy nhiêu , Việt Nam , Miến Điện , Lào , Cambodia , Thái lan là cụ thể . Đối sách của Mỹ cũng như Phương Tây thế nào là điều ta không bàn đến trong bài này , nhưng nhìn chung đối sách ấy dựa trên hai định hướng , thứ nhất là : Á Châu tự lo liệu lấy cho an ninh của mình , nếu có yêu cầu chính đáng Hoa Kỳ sẽ dành cho vùng này các hỗ trợ cần thiết trên căn bản song phương , thứ hai : Hoa Kỳ cũng như phương Tây vẫn phải tiến hành các chuẩn bị để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng một khi tình huống tệ nhất sảy ra .

ĐÔNG NAM Á  TÍNH SAO ?

Đông Nam Á là một nhóm các quốc gia cố kết hợp thương mại chứ không phải là một liên minh quân sự , càng không phải là một Liên Bang . Kinh tế của họ cùng dựa trên một số sản phẩm căn bản nhất định chủ yếu là công nghiệp nhẹ , chế biến nông sản , làm hàng gia công cho các thị trường Phương Tây . Họ hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng của công nghiệp nặng như tại Nhật Bản hay Nam Triều Tiên . Về mặt này , với hệ thống thị trường tự do toàn cầu như hiện nay , an ninh kinh tế cũng như chính trị của Đông Nam Á rất mong manh , rất dễ bị Bắc Kinh đè bẹp trong thời gian ngắn vì , một số khá lớn các cơ sở chế biến ấy đều nằm trong tay Hoa Kiều (Hong Kong hay Đài Loan) . Dân chủ hóa Đông Nam Á là điều rất hay , nhưng với một nước Hán độc tài quyết bành trướng thì Đông Nam Á lâm vào thế rất bất lợi về mọi mặt . Đông Nam Á có thể trách Hoa Kỳ , Nhật Bản , Âu Châu là đã dành quá nhiều ưu đãi cho Bắc Kinh trong khi lại cố tình coi nhẹ vai trò của các nền dân chủ còn non trẻ tại nhiều nơi trên thế giới . Đông Nam Á tự hỏi , phải chăng điều đó thể hiện tính biển lận nơi các nhà kinh doanh phương Tây , cố tình quên đi sự tồn tại của các nước nhỏ luôn bị đe dọa về an ninh bởi nước lớn quyết tâm bành trướng như Hán .

Dù vậy , chế độ cai trị mạnh hoặc độc tài cũng thất bại ở đây như trường hợp của Indonesia với Tổng Thống Suharto hoặc Cộng Sản Việt Nam . Cho nên trong gần 30 năm qua , sức mạnh kinh tế quân sự được tập trung vào Hoa Lục , các vùng khác tại Đông Nam Á hầu như bị quên lãng hoàn toàn . Trường hợp của Nam Triều Tiên là khác biệt duy nhất , có thể việc này liên hệ đến an ninh kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong đường dài liên quan đến Đông Bắc Á . Tại Đông Nam Á , nay lợi thế nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh về mọi mặt . Bắc Kinh xâm lăng Đông Nam Á là quá phù hợp với tình hình hiện nay .

Câu hỏi là Bắc Kinh xâm lăng như thế nào ? Bắc Kinh muốn chiếm Đông Nam Á phải qua cửa ngõ Việt Nam , bất cứ thế lực nào muốn cản đà bành trướng của Bắc Kinh cũng cần nhìn vào Việt Nam là đầu cầu quan trọng nhất . Một lần nữa Việt Nam lại nằm trong trung tâm của cơn Đại Hồng Thủy Thái Bình Dương . Kể từ sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990 , Bắc Kinh đã kéo hẳn Việt Nam Cộng Sản vào vòng ảnh hưởng của mình , từng bước thao túng chính quyền ở Hà Nội để biến thành chính quyền bù nhìn của chúng , vô hiệu hóa quân đội Cộng Sản Việt Nam , nắm chặt lực lượng tình báo Việt Cộng , dùng hàng hóa rẻ làm công cụ xâm lăng kinh tế , hủy diệt guồng máy sản xuất trong nước . Như thế , mọi thành quả mà Hà Nội cố đề cao trong 34 năm qua là vô nghĩa khi cả chính quyền ấy phục vụ cho quyền lợi của Tầu , thi hành chủ trương đường lối của Bắc Kinh . Dĩ nhiên có nhiều nỗ lực chống lại sự xâm lăng của Hán , nhưng việc đó không bàn trong bài này .

Tình hình trong nước hiện nay có thể coi là 50/50 . Do thế Hán không thể đợi chờ quá lâu trong kế sách xâm lăng nước ta một cách toàn diện để đánh bại càng nhanh càng tốt mọi khuynh hướng cổ vũ tinh thần quốc gia chống Hán ở trong nước cũng như hải ngoại , các Blogger trong nước bị bắt mới đây thể hiện điều đó . Quan trọng nhất vẫn là Biển Đông là nơi Hán coi là lãnh thổ trên biển của mình , là nơi Hán tin rằng chứa rất nhiều khoáng sản dầu thô . Các lời phát biểu của một vài tướng lãnh Tầu với Đô Đốc Keating Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ , đề nghị chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ , chính là thể hiện đường lối xâm lăng toàn Á Châu của Hán vậy , trong đó Biển Đông của ta chỉ mới là một phần của kế hoạch rộng lớn mà thôi . Dĩ nhiên chúng biết , chừng nào hải quân Mỹ còn hiện diện trong vùng Biển Đông thì chúng chưa thể yên lòng khai thác biển Đông . Muốn bảo vệ Hoàng Sa thì chúng phải chiếm đóng và làm chủ hoàn toàn Trường Sa lui về phía Nam , Hán coi khối lượng dầu thô lớn nhất nằm tại đây đủ sức cung cấp cho Hán năng lượng trong 100 năm . Xa hơn nữa để bảo vệ khu vực Biển Đông mà chúng tự nhận chủ quyền đến 80% diện tích , chúng phải làm chủ eo biển Malacca , hiện diện thường trực trong vùng Ấn Độ Dương .

Ý đồ này được thể hiện thật rõ ràng qua việc chuyển hạm đội Hoàng Hải lui về phương Nam , cuộc tập trận Hải Không Quân tại vùng Hoàng Sa hiện nay , hải quân Hán xuất hiện thường xuyên hơn hẳn so với trước đây trong vùng Ấn Độ Dương cũng như eo biển Malacca . Như thế : “ chừng nào Hán đánh chiếm Trường Sa ? chiếm như thế nào ?”
Bằng vào tình hình hiện nay , chúng dùng hải quân âm thầm phong tỏa hải phận Việt Nam , một vài tầu của Việt Nam bị đánh đắm bí mật mới đây thực ra là do người nhái của Hán từ tầu ngầm đánh vào thương thuyền của Việt Nam trong vùng hải phận của Việt Nam đã đủ để nói lên điều đó . Khi hải quân Việt Nam vốn yếu kém không thể rời khỏi cảng , Hán sẽ dùng Biệt Kích Hải Quân Hán đổ bộ bí mật âm thầm chiếm các đảo hiện do Việt Nam chiếm giữ tại Trường Sa , thậm chí vài đảo khác nằm ngoài Trường Sa của Việt Nam như Côn Sơn chẳng hạn .

Chúng đang tập trận đồ như vậy  , cố hết sức không gây ra một cuộc hải chiến có thể làm khuấy động tình hình có thể dẫn đến chỗ Lực Lượng Mỹ trong vùng can thiệp . Tình huống xâm lăng âm thầm như vậy sảy ra , Việt Cộng nói chả ai nghe . Hán có kế hoạch mua chuộc các cơ quan truyền thông quốc tế , đem ra LHQ cũng vô ích . Chính yếu là Hán ra tay để Mỹ không thể can thiệp . Khi việc đã xong thì Hải Quân Mỹ sẽ không dám bén mảng đến Biển Đông của ta , khi đó Hán sẽ mạnh tay hơn nữa xâm lăng về mọi mặt đối với Đông Nam Á mà mục tiêu tối hậu là Việt Nam để lật ngược thế cờ 100/0 nghiêng về phía Hán . Hán cũng đã dự trù phản ứng của thế giới , bất quá Hán sẽ nhượng bộ đôi chút như ở Dafur hay bắc Triều Tiên chẳng hạn . Nhưng khi đó thì việc đã xong rồi . Lúc đó Hán sẽ ép Việt Cộng phải cho chúng lập căn cứ tại Côn Sơn , Phú Quốc , kể cả Cam Ranh .Thời gian tiến hành chiến dịch này được dự trù sau ngày Song Thập 10-10 này .

Mọi người Việt trong nước cũng như hải ngoại cần đặc biệt quan tâm đến kế hoạch tác chiến này của Hán . Đó là kế hoạch phản công đối với lời phát biểu mới đây của bà Hillary Clinton tại Thái lan . Dĩ nhiên Hán chấp nhận cuộc chiến lớn nếu tình hình tồi tệ sảy ra , mặc dù Hán biết rõ là Hoa Kỳ chưa sẵn sàng tham chiến ở Thái Bình Dương một cách toàn diện . Kế hoạch bành trướng của Hán xuống Đông Nam Á rất rõ ràng và hiện đang được ráo riết chuẩn bị , thực tập trên quần đảo Hoàng Sa là nơi có địa hình địa vật giống với Trường Sa .

Đây không đơn giản chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh của Việt Nam không thôi mà là của tất cả các quốc gia trong vùng . Họ không thể ngồi im để khai thác lợi thế thương mại như họ đã được hưởng trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh . Đặc biệt kế hoạch xâm chiếm âm thầm của Hán còn liên quan đến an ninh của Úc Đại Lợi , Nhật Bản cũng như Ấn Độ trong đường dài . Một mình Việt Nam không thể đối đầu với kế hoạch bành trướng của Hán . Đây là trách nhiệm của tất cả các quốc gia Á Châu trên lục địa cũng như hải đảo . Chỉ có sự kết hợp mật thiết của toàn thể các quốc gia Á Châu mới có thể bẻ gẫy kế hoạch này của Hán mà thôi . Cháy nhà hàng xóm không thể ngồi nhìn được , sẽ cháy đến nhà mình thôi . Tình hình hiện nay ở Á Châu quả thực rất giống với tình hình Á Châu năm 1937 khi quân Nhật xâm lăng Hoa Lục . Điều khác là Hán nay tỏ ra khôn ngoan hơn , biết kết hợp kinh tế , chính trị , quân sự , biết mở rộng ảnh hưởng đến Châu Phi , nhắm hướng đến Ấn Độ Dương trước tiên chứ chưa phải là Thái Bình Dương là nơi sức mạnh hải quân Mỹ nắm ưu thế tuyệt đối .

                                                  *****

Qua bài viết này , tôi đặc biệt nhấn mạnh với tất cả các quốc gia trong vùng về âm mưu của Hán , như Bạch Thư của một người Việt vô danh gởi đến cho khắp nơi trên thế giới  để nói lên tình hình nguy hiểm hiện nay , đồng thời tố cáo trước dư luận thế giới về âm mưu thôn tính Việt Nam của Hán . Hành động thế nào là quyền của quý quốc .

Đối với người Việt trong nước cũng như hải ngoại , cần nhìn thấu hiểm họa mà dân tộc đang gặp , sẵn sàng tinh thần cho mọi tình huống : như việc tay sai của Hán tại nước ta hủy diệt những người yêu nước còn lại trong nước , đốt các khu dân cư nghèo để gây xáo trộn . Trong tình huống như vậy , kể cả chiến tranh du kích thành thị cũng như nông thôn nhắm vào mọi nơi có Hán hiện diện trên đất nước ta cũng phải được dự trù . Đó là cách duy nhất để chống lại kẻ thù phương Bắc . Hãy bảo nhau tẩy chay ngay hàng hóa do Hán sản xuất , không đi du lịch sang Tầu  . Khi tay sai của Hán hành động , mọi người Việt yêu nước cần kiên quyết diệt bè lũ tay sai của Hán không khoan nhượng . Không thể chần chờ thụ động chờ xem được nữa . Chúng ta phải tự cứu mình trước khi thế giới cứu ta .

 Hán dạy cho dân Hán :” ta là một tỉnh của Hán , thậm chí một tỉnh nổi loạn của Hán “ . Bây giờ là lúc ta cần dạy cho Hán bài học thế nào là lẽ phải . Xin đặc biệt nhấn mạnh với toàn thể chiến sỹ Việt Nam yêu nước hiện vẫn âm thầm sống trong lòng nhân dân  :” chiến tranh là chiến tranh , ta chiến đấu dành lại độc lập cho đất nước , ta hoàn toàn có chính nghĩa , diệt kẻ thù là hoàn toàn chính đáng và hợp đạo lý “ . Giết lầm còn hơn tha lầm , vì kẻ thù nay trà trộn trong nước ta ngụy trang dưới mọi hình thức , chần chờ trong giây phút lịch sử này có thể dẫn đến bại trận toàn diện , vĩnh viễn mất nước .

Tuyệt đối không phân vân về Hoa Nam Bách Việt khi lâm chiến ; vấn đề ấy , khi chiến tranh xong rồi , thắng bại đã định lúc đó ta sẽ có cách đối xử với Hoa Nam theo cách thích hợp nhất đúng theo đạo lý làm người .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét