Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Năm thứ nhất của nhiệm kỳ với tổng thống Obama

Lê Văn Xương

Chủ trương đổi mới được Ông Obama và Đảng Dân Chủ đề ra trong cuộc bầu cử năm 2008 đã đưa Ông Obama trở thành Tổng Thống da mầu đầu tien của lịch sử nước Mỹ , đồng thời Đảng Dân Chủ đã nắm được thế đa số tuyệt đối tại Thượng Viện , đa số thường tại Hạ Viện . Đã một năm khi Ông Obama trở thành chủ củ Bạch Cung , thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu xem chủ trương đổi mới đã tiến đến đâu về đối nội cũng như đối ngoại .

ĐỐI NỘI  . Bốn vấn đề cần được nêu ra để bàn luận .

1 - Thứ nhất là : vấn đề cải tổ bảo hiểm y tế toàn dân .

Ai cũng biết chi phí bảo hiểm y tế tại Mỹ quá cao so với bất cứ quốc gia đã công nghiệp hóa nào trên thế giới , cao đến mức độ khó có thể hiểu nổi , nhưng người dân Mỹ vẫn cứ than phiền , các nhà thương hoặc các công ty bảo hiểm vẫn than phiền là thường bị lỗ lã . Vậy việc gì sảy ra đằng sau hiện tượng đó .Nhìn chung thì chữa bệnh là một truyện , đầu tư nghiên cứu về kỹ thuật mới hiện đại lại là một truyện khác , duy trì đội ngũ rất lớn bác sỹ cùng các chuyên viên y tế trên quy mô cả nước để có thể đáp ứng được với hàng loạt các hiểm nguy có thể sảy ra bất cứ lúc nào tại nội địa nước Mỹ lai là một truyện khác nữa . Cả ba điều vừa nêu nói lên một khía cạnh đặc trưng của hệ thống tổ chức xã hội Mỹ , đặt tầm quan trọng tối đa về mặt an ninh cho nước Mỹ cũng như tạo điều kiện để khoa học kỹ thuật luôn dẫn đầu thế giới . Lãnh vực y tế , vận tải hay các lãnh vực khác cũng thế thôi .

Tỷ lệ người dân Mỹ có bảo hiểm y tế thấp nhất đối với các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới , đó là vấn đề liên quan đến đạo đức của xã hội ; nhưng gánh nặng của trên 12 triệu di dân không có giấy tờ , chủ yếu là người Mễ , lại là gánh nặng khác cho hệ thống y tế của Mỹ .

Dù nước Mỹ là siêu cường , nhưng không phải nước Mỹ muốn làm gì cũng được đối với các chính sách về đối nội cũng như đối ngoại . Mỹ cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà khối các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới đề ra như những tiêu chuẩn căn bản như : mức nợ quốc gia tối đa , thuế xuất …Xem thế đủ biết chả có quốc gia nào hiện nay hoàn toàn độc lập như kiểu cũ cả . Mỹ cần cải sửa hệ thống y tế phù hợp với tiêu chuẩn chung của khối G8 là vậy .

Dự tính này đã được đề ra từ thời Chính Quyền Clinton cách nay khoảng 16 năm , nhưng không thành công , chủ yếu vì tình hình chưa thực sự chín mùi khi kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh nhờ kinh tế dot.com . Thời TT Bush không đặt vấn đề bảo hiểm y tế toàn dân vì bận với cuộc chiến . Các diễn biến cuối thời TT Bush dẫn đến khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế , trong khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn tại hai mặt trận Irak và Afghanistan . Ông Obama và Đảng Dân Chủ tiếp nhận chính quyền trong điều kiện ấy .

Đúng như truyền thống của Đảng Dân Chủ , khi chiến tranh kéo dài thì nước Mỹ ban hành một số biện pháp mang nặng tính xã hội để trấn an lòng dân . Việc này dưới thời TT L. B.  Johnson đã hành động như vậy khi chiến tranh VN ngày càng trở nên mất lòng dân , nhưng lúc đó các biện pháp chính yếu là tăng cường các biện pháp trợ cấp an sinh xã hội . Đến nay trợ cấp an sinh xã hội cũng đang trở thành vấn đề đối với ngân sách của nước Mỹ ở mọi cấp , nhưng cắt không được đành phải giảm từ từ . Thực ra thì trợ cấp an sinh xã hội là một đường lối mang tính đạo đức đối với xã hôi hiện đại , các quốc gia kỹ nghệ khác cũng đều hành động trên định hướng chung .

Để hỗ trợ cho chủ trương cải tổ y tế , guồng máy truyền thông Mỹ đã dàn dựng để Đảng Dân Chủ nắm đủ 60 ghế tại Thượng Viện , đa số quan trọng tại Hạ Viện để bảo đảm là Đảng Dân Chủ có khả năng thông qua được dự luật cải tổ cho dù Đảng Cộng Hòa quyết chống đối . Đến nay hai dự thảo luật khác nhau chút ít đã được cả hai Viện Quốc Hội thông qua , đang thương thuyết về dự thảo chung cuộc của Lưỡng Viện . Muốn thông qua dự thảo chung kết , đa số tuyệt đối tại Thượng Viện chưa đủ để gạt ý kiến của Cộng Hòa sang một bên , vì tại Hạ Viện Đảng Dân Chủ không nắm đủ đa số tuyệt đối như vậy . Cho nên cần dung hòa thế nào để khối dân biểu Cộng Hòa Hạ Viện có thể chấp nhận . Vấn đề chính yếu là việc xử dụng tiền chính phủ để tài trợ phá thai , đây là vấn đề mang tính đạo đức rất quan trọng đối với khối Cộng Hòa cũng như đối với Giáo Hội Công Giáo Mỹ , nên trở thành trở ngại chính hiện nay . Nếu dự luật được thông qua , ít nhất có thể phải mấy tháng nữa mới có thể trở thành Luật được .

Bốn vấn đề chúng ta nên biết , thứ nhất là người có lợi tức cao sẽ phải đóng thêm thuế , thứ hai là quyền lợi của người đã có sẵn bảo hiểm sẽ bị cắt bớt phúc lợi , thứ ba là chính phủ đòi hỏi phải tự nguyện mua bảo hiểm y tế nếu không sẽ bị phạt , thứ tư là Liên Bang sẽ tài trợ để cải tổ sao cho khoảng 95% dân Mỹ có bảo hiểm y tế .

Bài học này cũng đáng để những ai muốn lãnh đạo đất nước sau này học hỏi về cách thức lãnh đạo xã hội , gồm mấy điểm sau : thứ nhất khi xã hội đối diện với giao động thường do chiến tranh bên ngoài gây ra thì chính phủ cần ban hành các biện pháp xã hội để giữ yên lòng dân , thứ hai lợi dụng khủng hoảng tài chánh để vừa phá giá dollar để đánh bên ngoài vừa cải cách xã hội bên trong . Những bài học như vậy đã được ứng dụng hồi thập niên 1960 với biểu tượng Martin L. King , nay được lập lại với ông Obama để tạo sung lực mới cho nước Mỹ .

2 – Vấn đề kinh tế .

Khủng hoảng kinh tế sảy ra khi mối quân bình giữa cung và cầu bị phá vỡ vì nhiều lý do như : cách tân kỹ thuật không được điều tiết đúng cách làm cho cung lượng gia tăng quá mau chóng trong khi nhu cầu tiêu thụ bị kìm hãm vì các lý do chủ động xuất phát một thị trường nào đó , cũng có thể xuất phát từ thiên tai hoặc chủ trương bảo hộ mậu dịch bởi quốc gia mới nổi đã đầu tư quá nhiều vào sản xuất vì nhu cầu chính trị hoặc chuyển giao kỹ thuật của khối kinh tế nọ đối với khối kinh tế kia .

Khủng hoảng năm 1929 xuất phát từ quốc gia mới nổi là Mỹ đã sản xuất quá nhiều trong khi thị trường toàn cầu bị đóng băng , khủng hoảng nhẹ năm 1953 cũng tương tự khi Âu Châu , Nhật Bản ồ ạt sản xuất sau Thế Chiến . Năm 1993 tại Đông Nam Á (Thailand , Đại Hàn ) vì nền tài chánh các quốc gia này định đi sâu vào sản xuất để cạnh tranh với Trung Cộng , nếu để tình trạng này sảy ra thì thế giới sẽ ồ ạt sản xuất , khủng hoảng kinh tế sẽ sớm sảy ra ở mức độ nguy hiểm ; nên tài chánh các quốc gia nêu trên bị lục soát kỹ lưỡng là vậy , về phương diện an ninh kinh tế toàn cầu ta nên coi việc lục soát đó là biện pháp phòng ngừa .

Sự phòng ngừa như vậy cũng chỉ kềm hãm được 12 năm để chờ cho biến cố lớn khác đó là chiến tranh , để dẫn đến khủng hoảng tài chánh năm 2008 cuối thời TT Bush . Khủng hoảng kinh tế luôn dẫn đến bất ổn xã hội , chiến tranh là bước kế tiếp , chẳng thể tránh được . Nếu nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là dàn dựng thì hơi cường điệu , nhưng dẫn dắt cho khủng hoảng sảy ra đúng lúc là điều hoàn toàn đúng . Dẫn dắt đúng lúc có nghĩa là chờ cho tình hình chính trị , thị trường cũng như các chuẩn bị khác nữa đủ chứng tỏ rằng :” chuyển biến kế tiếp đủ bảo đảm thành công cho kế hoạch sâu rộng trên phạm vi toàn cầu , đó là Toàn Cầu Hóa . “

Như thế có hai cách dẫn đến giải pháp , thứ nhất là về phương diện kinh tế thuần túy mà nói thì thị trường tự điều chỉnh để khôi phục sản xuất và tiêu thụ trên căn bản mới mà các bên có thể chấp nhận được ( thị trường và sản xuất) . Thứ hai là giải quyết thông qua các giải pháp chính trị hoặc quân sự . Khủng hoảng hiện nay tất yếu phải sảy ra và không thể chấm dứt sớm  chừng nào giải pháp chính trị chưa đạt được các bước vững chắc để đặt căn bản cho Toàn Cầu Hóa để tạo dựng kỷ luật trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên quy mô toàn cầu .

Chính đó là những gì ta quan sát thấy trong năm đầu cầm quyền của Ông Obama , đó cũng là bài học quý giá ta cần học hỏi để biết cách ứng xử sau này . Kích thích thị trường tiêu thụ song song với việc khôi phục lại niềm tin nơi giới tài chánh cũng như Wall Streets nên được coi như cách chữa trị bề ngoài sau khi cả thế giới bị biến động vì Wall Streets cuối năm 2008 . Cách chữa trị tự căn gốc chưa thực hiện được khi Bắc Kinh cố tình giữ cho giá đồng Yuen tiếp tục thấp để tạo lợi thế thương mại , con đường duy nhất là khối G7 đồng loạt phá giá tiền tệ để cải cách chính hệ thống xã hội của mình bằng cách gia tăng tối đa công chi , tăng mức nợ quốc gia lên con số phi mã , để làm hạ giảm trị giá tích sản của các quốc gia muốn thụ đắc thặng dư mậu dịch để thao túng kinh tế thế giới .Nhưng phần khác chính ở chỗ G7 muốn tương kế tựu kế để từng bước đẩy hệ thống tài chánh toàn cầu lên một bước mới trước khi phát hành đồng tiền chung cho cả thế giới . Đồng tiền chung thế giới sẽ đóng góp vào việc thiết lập căn bản mới cho thương mại toàn cầu , điều tiết được cung cầu , kiểm soát được khối tiền tệ lưu hành toàn cầu (M1, M2 ,M3) , giải quyết chiến tranh cũng như chạy đua vũ trang , khống chế được các tổ chức tội ác quốc tế …
Các quốc gia thuộc khối G7 hoặc G8 tự cải tổ để thích nghi với thế giới toàn cầu hóa trước tất cả các nước khác . “ Ta có hiểu được điều này hay không để chuẩn bị , người CSVN nghĩ sao ?mà vẫn không chịu đổi thay ”

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn rất cao 10% hiện nay , sẽ còn tăng nữa lên đến 12% như dự kiến của nhiều kinh tế gia , năm 2010 theo dự đoán thế giới sẽ lâm vào khủng hoảng kép . Ông Obama dù tỏ ra cố giải quyết vấn đề thất nghiệp , nhưng căn gốc chưa giải quyêt trên phạm vi thế giới thì kinh tế Mỹ chưa thể hồi phục được . Một vài nước khác như Tầu kết hợp với vài quốc gia Nam Mỹ chẳng hạn muốn hình thành khối tiền tệ chung đối đầu với dollar hay Euro là vô ích .

3 – Di Dân .

Di dân là vấn đề của muôn thuở , toàn cầu hóa sẽ mở tung cánh cửa biên giới quốc gia để mọi người đi lại tự do như chim trời . Tình hình hiện nay khi khủng bố quốc tế vẫn lan tràn thì khó quốc gia nào chấp nhận cho người khác tự do vào ra nước mình mà không gia tăng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt . Đi lại tự do chỉ thực hiện được khi loài người thực hiện được một hệ thống toàn cầu có giám sát chặt chẽ để hình thành hệ thống căn cước thế giới . Việc quan trọng và lớn lao như vậy chưa thể hoàn thành trong vài chục năm phía trước . Quá nhiều truyện cần đặt ra liên quan đến vấn đề này . Nhưng Vấn đề di dân chính yếu nhắm vào số người Mễ tràn vào Mỹ qua biên giới hai nước . Sẽ không thể có một luật nào liên quan đến di dân tại Mỹ , ngoài việc tăng cường tối đa các biện pháp kiểm soát biên giới .

4 – Chống khủng bố tại Mỹ .

Làm thế nào để bảo đảm rằng khoảng 2 triệu 5 người Hồi Giáo tại Mỹ không hoạt động chống Mỹ ngay trong nội địa nước Mỹ khi các giáo đường Hồi Giáo tại đây đa số được thuyết giảng bởi các giáo sỹ cực đoan vẫn muốn chiếm lấy Roma cũng như Bạch Cung , hay London . Kiểm soat các mối quan hệ giữa họ với nhau đâu phải việc dễ dàng khi Hiến Pháp Mỹ dành cho con người sống tại đây các quyền quá rộng lớn . Như lời Tổng Thống Washington đã từng nói : “ một chính sách có thể dem lại lợi ích trong nắn hạn dù cần thiết , nếu vi phạm các nguyên tắc căn bản của Hiến Pháp , sẽ để lại các di hại rộng lớn sau này , có thể làm tan rã đất nước” . Lời khuyên ấy không thể xem thường nên các cấp chính quyền Mỹ vẫn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc của Hiến Pháp một cách rất chật vật .

Các nhóm Hồi Giáo cực đoan nay đủ khôn ngoan để không cần tìm cách sở hữu vũ khí nguyên tử hay sinh học để khủng bố tại Mỹ hay Âu Châu  làm như vậy dễ bị lộ . Không tặc đã chứng tỏ không đem lại yếu tố bất ngờ nữa , như mới sảy ra trước lễ Giáng Sinh năm nay từ Âu Châu qua Detroit . Dùng súng tàn sát các trung tâm thương mại đông người xem ra là chọn lựa dễ nhất , như sảy ra tại căn cứ Fort Hood tại Texas mới đây . Việc này hiện được các cơ quan an ninh Mỹ coi là dễ sảy ra nhất . Một chuyên viên về chống khủng bố người Do Thái rất có uy tín đã không ngừng lên tiếng báo động về vấn đề nay , ông dự đoán sẽ sảy ran gay trong năm 2010 này . Nếu khủng bố kiểu như vậy đồng loạt sảy ra tại Mỹ thì hậu quả thật khủng khiếp có thể làm đảo lộn hoàn toàn đời sống của dân Mỹ cũng như đối với thế giới . Hàng loạt các hệ lụy cần được dự kiến nếu sự kiện như vậy sảy ra .

Quả thực , về vấn đề đối nội , năm đầu cầm quyền của Ông Obama chưa làm được gì nhiều so với những gì ông đã hứa khi tranh cử . Năm 2010 này xem ra khá bất định khi đối chiếu với các diễn biến quốc tế liên quan đến Nam Á cũng như Trung Cận Đông .

ĐỐI NGOẠI .

Ông Obama cố đóng vai ông thiện khi đọc diễn văn tại Viện Đại Học Cairo nói về cách mà nước Mỹ nhìn về thế giới Hồi Giáo , ông ước mong thế giới Hồi Giáo thay đổi cách nhìn đối với văn minh phương Tây cũng như nước Mỹ . Đó là sự thuyết phục bằng lời lẽ rất ôn tồn có thể được coi như lời năn nỉ . Ông cũng đến Ả Rập Seoud gặp vua Seoud với thái độ quá cung kính , gặp Hồ Cẩm Đào cũng như Nhật Hoàng theo cách rất Á Châu . Những việc như vậy chỉ Obama mới làm được , ông Bush không thể làm được . Ông Obama được đông đảo người Châu Phi kính trọng , nhưng chưa chắc vị trí của nước Mỹ đã được Châu Phi , Hồi Giáo dành cho cảm tình tương tự . Việc này đòi hỏi thời gian dài phía trước , có thể sau khi ông Obama rời Bạch Cung để trở thành sứ giả cao cấp nhất của Hoa Kỳ tai Châu Lục Đen này .

Khi tranh cử , ông tuyên bố sẽ rút quân Mỹ khỏi chiến trường Irak , với Afghanistan thì không mấy rõ ràng là rút hay tiếp tục ở lại đấy cho đến năm 2011 . Afghanistan và Irak khác biệt nhau . Người Shia tuy chiếm 60% dân Irak nhưng , 20% người Suni đã từng nhiều lần giáng họa cho Shia mà gần nhất là Sadam Hussein mới đây ; vả lại Iran cảm nhận sự ngột ngạt khi quân Mỹ hiện diện đông đảo tai Irak , nên Iran tạm hòa hoãn để chờ quân Mỹ sớm rút khỏi Irak , lúc đó Iran mới tính truyện theo cách của mình . Chính quyền Irak do Shia lãnh đạo liên hiệp với cả  Suni lẫn Kurk , dẫn đến chỗ Irak tương đối ổn định . Trong tháng qua không một quân nhân Mỹ nào bị chết tại Irak .

Nhưng Afghanistan ngày cảng trở nên sôi động hơn , thiệt hại của NATO không ngừng tăng cao . An ninh của Afghanistan cũng như Pakistan liên hệ chặt chẽ với nhau , thất bại của nước này cũng là thất bại của nước kia .
Mở ra cuộc chiến tại Nam Á tức là mở ra cuộc chiến chống tình trạng bộ tộc trong vùng , điều này làm cho tình trạng an ninh của cả hai nước trở nên bấp bênh hơn so với việc giữ nguyên trạng so với trước kia . Giữ nguyên trạng , tức là không mổ xẻ cái ung nhọt từ ngàn xưa để lại còn nguy hiểm gấp bội so với việc mổ xẻ cái ung nhọt ấy . Đó là việc Ông Bush đã tiến hành , nay Ông Obama tiếp nối . Ông Obama muốn đóng vai ông Thiện , nhưng cuộc cờ đã dẫn ông Thiện đến chỗ phải tăng thêm 30,000 quân tại Afghanistan .

Yemen lại là điển hình thất bại khác , tình trạng bộ tộc tại Yemen đáng quan ngại hơn hẳn so với nhiều quốc gia Hồi Giáo khác . Nhưng vấn đề chính yếu là vị trí địa dư chiến lược của Yemen , nằm ngay cửa ngõ ra vào Hồng Hải giữ huyết mạch tuyến vận chuyển hàng hóa và xăng dầu đến Âu Châu , nơi Trung Cộng đang muốn nhăm nhe tiến chiếm lấy cớ là : Trung Cộng cần một căn cứ hải quân trong vùng để làm căn cứ hậu cần cho nỗ lực chống cướp biển xuất phát từ Somali . Ý đồ chiến lược của Tầu không đơn giản như lời họ nói . Việc này có liên hệ đến an ninh của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương , đe dọa mọi sự ra vào Hồng Hải cũng như vịnh Persia nơi đông đảo lực lượng quân sự Mỹ đóng tại đó , tạo căn cứ tiền tiêu để can thiệp vào vùng Đông Phi như Sudan , Somalia ..

Trước các toan tính như vậy của Bắc Kinh , vấn đề Yemen trở thành quan trọng đối với toàn bộ chiến lược trong vùng xung qunh Ấn Độ Dương . Mỹ phải nhảy vô Yemen trước khi quá trễ , sự việc cậu bé người Nigeria đến Yemen theo học khủng bố tại căn cứ al Queda tại Yemen , rồi đem bom khủng bố lên máy bay đến Detroit trước Giáng Sinh , bị khám phá trở thành sự kiện quan trọng liên quan đến một mặt trận khác nữa mà Mỹ can dự vào .

Yemen sát biển Ấn Độ Dương - nằm trên lối ra vào Hồng Hải , khác hẳn với Afghanistan trong nội địa Nam Á - là nơi quân Mỹ nhất thiết cần có mặt để bảo đảm an ninh toàn vùng . Vấn đề là quân Mỹ hiện diện thế nào thôi ? Vào lúc này thì quân Mỹ hiện diện rất kín đáo , xử dụng máy bay không người lái để oanh kích các địa điểm nghi ngờ do al Queda xây dựng các trại huấn luyện khủng bố với sự chấp thuận của chính quyền Yemen . Nhưng vấn đề chính yếu vẫn là Mỹ cần thiết lập một số căn cứ dọc theo duyên hải như bước đầu mở rộng cuộc chiến chống khủng bố tại Yemen cũng như vùng Đông Phi , nơi mà một Bộ Tư Lệnh Châu Phi đa được thành lập trong vùng .

Dĩ nhiên Tầu vẫn nỗ lực tìm cách hiện diện bằng cách gia tăng các dụ dỗ đối với chính quyền Yemen hay Kenya , Mỹ cũng gia tăng viện trợ cho Yemen . Như thế thực tế tại Yemen đang sảy ra cuộc cạnh tranh giữa Tầu với Mỹ nhằm kiểm soát vùng đất chiến lược này .

Điểm sơ lược tình hình như thế đủ cho thấy , chiến tranh mở rộng thêm chứ đâu có giảm bớt chút nào so với mong đợi của nhiều người . Vấn đề chính yếu là : cục diện sẽ chuyển biến ra sao trong một vài năm trước mắt ? trong lâu dài thì Mỹ cũng như Phương Tây cần tái bố trí lực lượng thế nào để bảo đảm an ninh thế giới , đồng thời cần thực hiện hàng loạt các kế hoạch cải tổ các quốc gia bị thất bại ra sao để sớm ổn định toàn cầu như ước mong muôn đời của con người ? Các vấn đề như vậy quá lớn , nên không thuộc chủ đề của bài viết này .

Trước mắt , NATO cần sớm rút quân khỏi Irak cũng như tại Afghanistan sau khi đã tạo dựng được sự ổn định tạm thời tại các nơi ấy . Việc rút quân Mỹ tại Afghanistan tuy chưa được công khai nói tới , nhưng như lời vị Chủ Tịch Ủy Ban chính sách về Trung Đông , bao gồm cả Nam Á , phát biểu mới đây trong cuộc hội thảo được đài C-Span phát hình , Ông đã nói rất rõ là : “ Hoa Kỳ không có quyền lợi sinh tử tại Afghanistan nên không thể hy sinh xương máu người Mỹ tại đấy được nữa “ . Lời phát biểu này báo hiệu việc Mỹ cũng như NATO sẽ sớm rút quân tại Afghanistan . Trong khi đó , Đô Đốc Mullen , Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân Mỹ , cũng phát biểu trong cuộc hội thảo khác được chiếu trên C-Span cùng lúc với bài phát biểu của vị Chủ Tịch Ủy Ban Chính Sách về Trung Đông , đề ra thời điểm sau năm 2011 . Nhưng những diến biến của tình hình thế giới trong năm 2010 xem ra lại báo hiệu một số chuyển biến xem ra có thể dẫn đến các thay đổi sớm hơn so với dự liệu .

Nếu đúng như vậy thì cuộc lui binh của quân đội NATO tại Afghanistan xem ra báo hiệu một sự tái phối trí lại quân NATO tại Trung và Nam Á theo cách khác phù hợp với an ninh vùng Trung và Nam Á trong đường dài . Vai trò của Nga xem ra vẫn là một ẩn số , nhưng có lẽ là ẩn số tích cực chứ không tiêu cực như thời gian đã qua . Việc này xem ra đang tiến triển theo cách mà Nga cảm nhận được sự kính trọng cũng như quyền lợi tương xứng tại Á Châu Thái Bình Dương cũng như Trung và Nam Á . Ông Putin có trở lại nắm quyền Tổng Thống lần nữa cũng là truyện thường tình , nước Nga cần ổn định lãnh đạo trong thời gian ít nhất là 20 năm phía trước để tái tổ chức lại một cách toàn diện . Từ năm 1990 đến nay , đúng 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã , nên được coi là thời gian để người dân Nga nhìn lại chính mình , vị trí của mình trong thế giới dân chủ cùng với thị trường tự do . Họ cũng phải thúc thủ chờ , cho dù dân Nga cảm thấy bị phương Tây kinh thường , vì việc này có liên hệ đến kế hoạch toàn cầu rộng lớn . Quý Ông Gorbachev , Putin ắt hiểu các việc đó .

NĂM 2010 BÁO HIỆU THAY ĐỔI .

Ngay đầu năm , hàng loạt sự kiện sảy ra đáng để ta quan tâm .

a - Với thiên nhiên .

Thứ nhất là : trên hệ thống Đài TV History họ gia tăng tối đa việc trình chiếu các tài liệu liên quan đến ngày được gọi là tận thế 21-12-2012 , với các phim mới nhất như : người sống sót sau tận thế… Đây là việc lạ  phải chăng làm giảm nhẹ các ảnh hưởng tâm lý về ngày oan nghiệt ấy chăng ? Dù vậy ta cần nhấn mạnh là : Mỹ cũng đang báo hiệu một chiều hướng khác theo đó , ngày ấy có thể đến sớm hơn so với dự liệu là ngày 21-12-2012 .
Thứ hai là ngay đầu năm , thời tiết khắp nơi trở nên quá lạnh , nhiệt độ giảm trung bình từ 10 đến 30 độ F so với trung bình hàng năm được ghi nhận , vẫn đang tiếp tục xem ra có vẻ lâu dài hơn . Tại sao? Thiên nhiên hay con người ?  Câu hỏi là liệu người Mỹ phải chăng đang tiến hành thử nghiệm kỹ thuật gây lạnh toàn địa cầu để nghiên cứu khả năng tái tạo băng sơn . Nếu khoa học cho phép con người có thể sử dụng các hiểu biết của mình để tái tạo băng sơn thì đây là bước tiến rất lớn đối với nhân loại . Tái tạo băng sơn sẽ làm giảm đà tăng cao của mực nước biển , sẽ cứu được nông nghiệp , cứu được nguồn nước ngọt , tránh được chiến tranh hủy diệt . Cầu trời dự đoán như vậy là đúng .
Thứ ba là : Thiên tai khác như động đất , động đất tại đảo Solomon tại Nam Thái Bình Dương đo được 7.2 độ Richter gây song thần cao 3 mét đáng để ta lưu ý , động đất 6.5 tại duyên hải Bắc California mới hôm qua cũng đáng để quan tâm . Liệu hai trận động đất ấy có liên hệ với nhau hay không ? chắc là có đấy nhưng ta không thể kiểm chứng được các chuyển động trong lòng trái đất đấy thôi . Hai thiên tai nhỏ này dường như báo hiệu một thiên tai lớn hơn hẳn đang rình tập ở đâu đó trên vùng biển Thái Bình Dương có lẽ không quá xa đâu , biết đâu ngay trong năm nay .

b – Với con người .cũng có nhiều biến chuyển để ta quan tâm :

Thứ nhất : Khủng hoảng kinh tế kép khó tránh khỏi trong năm 2010 vì tích sản được đánh giá quá cao tại một vài thị trường mới nổi , đặc biệt tại Tầu nơi thị trường địa ốc hiện quá nóng . Trong khi kinh tế thế giới suy trầm , Tầu vẫn báo cáo là phát triển 9% năm trong khi xuất cảng giảm sút , đầu tư trực tiếp thông qua các khoản tín dụng do các ngân hàng tại Hoa Lục cấp phát ồ ạt cho các cấp chính quyền địa phương thông qua các công ty , để từ đó một lượng lớn dollar lọt vào tay các tư bản đỏ để đi vào lãnh vực địa ốc đã đẩy giá địa ốc lên cao phi mã . Người Tầu cảm thấy họ trở nên giầu có quá nhanh . Cũng một lượng khá lớn tiền bạc được các tư bản đỏ Tầu chuyển sang thị trường tài chánh khối G7 để đầu tư vào địa ốc làm cho giá địa ốc tại Mỹ trở nên ổn định hơn trong năm qua . Con số này không nhỏ , có thể đến mấy trăm tỷ dollar . Như thế tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Tầu được báo cáo 9% là không đúng sự thật , điều đó báo hiệu là Tầu đang ngồi trên miệng núi lửa đang trên đà hoạt động mạnh . Chỉ một biến cố nhỏ cũng đủ làm tan nền kinh tế Tầu , khi sảy ra sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu , nhất là đối với các nền kinh tế lệ thuộc vào Tầu . Cũng cần lưu ý là , trong đợt suy trầm vừa qua , kinh tế phương Tây đã được điều chỉnh lại rồi , nên ảnh hưởng của cuộc suy thoái này có thể kiểm soát được .

Xã hội Tầu không hề tồn tại các động lực để có thể tự điều chỉnh để thích nghi với các đổi thay của thị trường toàn cầu ; xã hội độc tài như vậy , nhìn bề ngoài có vẻ rất vững nhưng thực ra rất mong manh dễ tan vỡ một khi niềm tin của dân chúng bị khủng hoảng do các tác động từ bên ngoài. Bắc kinh mới đây tuyên bố , nếu cần sẽ đem quân đội vào Hongkong để thực hiện việc cai trị bằng quân luật , nếu việc này sảy ra sẽ báo hiệu nhiều hệ lụy rộng lớn trong lâu dài đối với xã hội Tầu . Như thế Tầu dường như cũng đã cảm nhận được biến cố lớn sắp sảy ra . Lời phát biểu đầy trịch thượng của Đại Sứ Tầu tại Hà Nội nói đại ý : “ hai nước vẫn là anh em , vấn đề biển Đông chờ cho tình hình diễn biến sẽ giải quyết thỏa đáng” . Chờ cho tình hình diễn biến mà tay này nói tới hoàn toàn có nghĩa là : “ Chiến tranh” . Nhưng chiến tranh với ai ? chắc hẳn với Mỹ chứ còn ai nữa.

Thứ hai : Khủng bố tại Mỹ cũng như Âu Châu rất khó tránh được cũng trong năm nay thôi . al Queda nay hiểu rằng mua vũ khí nguyên tử khó mà dễ bị lộ , sinh học dễ chết trước khi được xử dụng , khủng bố bằng máy bay không xong . Chắc chắn chúng sẽ dung tối đa những người Hồi Giáo cự đoan trong số hàng chục triệu người Hồi Giáo tại khắp Âu Mỹ . Các Giáo đường Hồi Giáo ấy thường được kín đáo điều hành bởi các nhóm giáo sỹ cực đoan , bên ngoài họ có thể giả bộ đóng vai ôn hòa đấy nhưng thực chất bên trong vẫn là cực đoan . Việc bắn phá tại Fort Hood là điển hình . Như lời một chuyên viên chống khủng bố đầy uy tín người Do Thái mới đây đã nói rõ : “Cực đoan Hồi Giáo sẽ xử dụng súng đồng loạt bắn phá tại các trung tâm thương mại đông người , cũng trong năm 2010 này “ . Đó là thực tế khác ta cần quan tâm . Khi sự kiện như vậy sảy ra tại nhiều nơi tại Mỹ cũng như Âu Châu thì hệ lụy lớn lắm đối với toàn thế giới .

Thứ ba : Iran xem ra ngày càng tiến gần đến việc sở đắc vũ khí nguyên tử , kể cả kỹ thuật gắn đầu đạn nguyên tử vào hỏa tiễn tầm trung của họ . Tầu luôn bí mật đứng sau vụ chuyển nhượng kỹ thuật này , nên các biện pháp cấm vận với Iran trở nên vô ích vì Tầu quyết phủ quyết mọi nghị quyết của LHQ liên quan đến Iran . Câu hỏi là Iran và Pakistan đụng nhau thế nào ? Lịch sử vùng này từ thời cổ đại đến nay đã luôn là như thế . Ngày nay Iran càng không từ bỏ con đường mà các đế chế Iran trước kia đã đi là chiếm Lưỡng Hà đến bờ Địa Trung Hải cũng như vùng sông Indus bên phía đông . Tầu càng muốn bành trướng về phía tây dọc theo đường tơ lụa khi xưa . Tầu tự tin là thế lực quân sự trên bộ , chúng sẽ xử dụng tối đa lợi thế này tại Trung cũng như Nam Á ; sự kết hợp giữa Iran với Tầu là tất yếu về mặt chiến lược . Tầu mở rộng sức mạnh hàng hải trên Ấn Độ Dương là tạo gọng kìm với Ấn Độ để bao vây Ấn Độ khắp các mặt . Ấn hẳn biết ý đồ này của Tầu , đang hành động theo cách cũng lạ lắm như việc Ấn rút 30,000 quân ra khỏi vùng Cachemire đầy sáo trộn giữa Hồi và Ấn Giáo để bố trí lui về lãnh thổ Ấn . Mới ngày hôm qua đây , Pakistan và Pakistan trao đổi (bắn) hõa tiễn trong vùng biên giới hai nước .

Xem ra cuộc chiến trong vùng Nam Á đang được chuẩn bị từ mọi phía liên quan . Iran cảm thấy chả sợ Pakistan vì có Tầu ở phía đông ; vả lại Pakistan đang phải đối phó với vấn đề bộ tộc Warizistan phía biên giới Afghanistan , Pakistan bị bom nổ dài dài sẽ làm cho Pakistan suy yếu đi . Ta cần coi các vụ nổ bom như vậy như một hình thái chiến tranh khác tại Pakistan để chuẩn bị cho biến cố lớn hơn , hoàn toàn có thể sảy ra trong năm 2010 này .

Thứ tư : Các chuẩn bị ở Đông Nam Á nhắm vào các quốc gia sát biên giới với Tầu cũng rất hay . Trước hết là vấn đề liên quan đến Miến Điện , các bước thuyết phục giới quân sự Miến Điện xem ra có những tiến bộ đáng kể trong vài năm qua . Mặc dù bà Aung San Su Kyi và đảng do bà thành lập vẫn còn bị đàn áp , nhưng cơ hội nói truyện tay đôi đã mở ra giữa hai phía với sự trung gian của Mỹ. Việc này không thể tiến nhanh được , phải chờ cho tình thế giới chin mùi . Như vậy căn bản của hai chính đảng tại Miến Điện xem ra đang từng bước hình thành .

Kế đến là vấn đề Thái lan , nước Thái không bị chiến tranh trong lâu dài , nhưng chính trị vẫn không thực sự ổn định được . Các diễn biến cách nay mấy năm sảy ra giữa đảng do ông Thatsin thành lập gọi là đảng áo đỏ và Đảng Bảo Hoàng áo vàng , đang báo hiệu một sự thay đổi khác tại Thái Lan , hình thức Lưỡng Đảng đang được ưa chuộng trong vùng .

Vấn đề Lào thật mới là một báo hiệu khác đáng suy nghĩ . Thái Lan quyết định đưa hồi hương 4,000 người Hmong tại Thái lan trở về Lào , Ông Vang Pao là thủ lãnh người Hmong hải ngoại , chủ yếu tại Mỹ nơi có khoảng 150,000 người Hmong định cư , trở thành thế lực chính trị quan trọng tại Lào đủ sức giữ quân bình với Đảng CS lào đang cai trị tại Lào . Giữa Tầu và Mỹ , người Lào chọn ai ? chọn Tầu thì chỉ 10 năm sẽ không còn người Lào nào , chẳng còn ngôn ngữ hay tập quán Lào nữa . Chọn Mỹ là tốt nhất với họ để vừa phát triển đất nước vừa giữ quân bình với cả Tầu , Việt cũng như Thái lan . Chính phủ CS Lào mở cửa đón ông Vang Pao trở về là quá đúng với thực tế .Ông không ở lại nước lào để làm Tổng Thống hay nắm quyền lực chính trị , ông giúp hình thành hai thế lực chính trị cân sức để cùng chăm lo cho nước Lào . Ông Vang Pao cũng như Đảng CS lào đều đáng được kính trọng .

Vấn đề Việt Nam . Bất cứ diễn biến nào liên quan đến một trong ba nước Đông Dương đều ngay tức khắc ảnh hưởng đến hai nước còn lại , lịch sử đã để lại như vậy . Sự chọn lựa của Lào cũng là sự chọn lựa của người Việt nói chung , nhưng chưa hẳn mọi người CSVN đều chia sẻ , chủ yếu vì các vướng mắc của họ với tình báo hoặc quyền lợi kinh tế với Tầu . So với Lào hay Cambodge thì tình hình VN phức tạp hơn rất nhiều . Chiến tranh càng dữ dội thì mức độ tàn phá càng nặng lên con người cũng như xã hội . Các đảng chính trị bị tàn phá khủng khiếp , nay chẳng còn biết ai là thật , ai giả ; Các tôn giáo cũng bị phá tận gốc rễ bởi chiến tranh , bởi Đảng CS , bởi chính một số tăng sỹ đầy tham vọng chính trị trong quá khứ . Việc khôi phục lại trật tự xã hội mới không dễ , vượt hẳn khỏi tầm tay của đa số người Việt dù theo khuynh hướng nào .

Đảng CS vẫn là một thực thể chính trị nắm quyền mà thế giới cần nói truyện để sắp xếp một giải pháp chung cuộc , Giáo hội Thiên Chúa Giáo VN là một thực thể xã hội còn vững trãi duy nhất có thể đứng lên để nói truyện với Đảng CS về những vấn đề phải trái để tìm một giải pháp chung cuộc cho đất nước  Đối với quyền lực thế giới thì đảng nào hay tôn giáo nào chả quan trọng gì với họ cả, nước Tầu 1.3 tỷ người cũng chẳng quan trọng với họ , quyền lực thế giới vẫn tiến hành theo chủ trương đường lối đã vạch ra từ lâu rồi . Họ ủng hộ cuộc nói truyện giữa Đảng CSVN với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã còn nhắm vào nhiều mục tiêu sâu rộng khác mà ta chưa thể hiểu biết hết được . Nhưng có điều chắc chắn nhất là thế giới muốn thông qua các sắp xếp như vậy để hình thành thế lực chính trị thứ hai có khả năng giữ quân bình với hậu thân của Đảng CS sau này .

Như thế , quyền lực toàn cầu chủ trương thuyết phục Đảng CS thay đổi trong êm thấm để tránh tối đa các sáo trộn có thể sảy ra . Gọi là diễn biến hòa bình là một từ ngữ của giới báo chí . Thực tế thì quyền lực thế giới áp dụng đúng các nguyên lý của Dịch Học hay Biện Chứng Pháp mà thôi , theo đó đấu tranh giữa hai thế lực để hình thành cái mới tổng hòa cả hai cái cũ mà thành . Lấy cái nọ diệt cái kia chẳng bao giờ đem lại kết quả tối hậu cuối cùng được . VNCH bị diệt vì trong lòng chế độ ấy vẫn hàm chứa các yếu tố gây phân rã như sự thao túng của phe nhóm , địa phương hay tôn giáo . CS cũng hàm chứa các yếu tố đó nhưng ở mức độ khác có thể giải quyết được , vả lại Đảng CS nắm quyền cả nước và là thế lực tỏ ra biết làm chính trị ; như thế họ đại diện cho khuynh hướng xã hội hay Lao Động sau này, cho dù họ đã vi phạm các nguyên tắc ấy một cách trầm trọng. Nhưng hậu thân của Đảng CS sau này cần trở thành thế lực chính trị đại diện cho khuynh hướng như vậy trong xã hội mới .

Đó là một vài suy nghĩ liên quan đến việc giải thích các ý định theo cách nhìn Toàn Cầu Hóa (mà thực ra đúng như vậy) . Như vậy vai trò chính trị hiện nay của Khối Giáo Dân dưới sự lãnh đạo của Hội Đồng Giám Mục VN trong giai đoạn tế nhị này chỉ là lâm thời để đặt căn bản cho việc tạo dựng lại một cơ cấu lưỡng đảng , quyết định sau này nằm trong tay các đảng chính trị ấy . Hy vọng một Ban Lãnh Đạo đất nước cũng được hình thành từ đây chăng ? Nếu được như vậy thật đáng mừng cho đất nước .

Xin quý vị lãnh đạo mọi tôn giáo cứ tĩnh tọa chiêm quan , xin đừng vội vọng động . Điều quan trọng nhất là : mọi tôn giáo cần dứng ngoài chính trị . mọi lãnh đạo tôn giáo đều được chia sẻ những tin tức mật của quốc gia sau này để cùng tham gia vào việc nước một cách gián tiếp nhưng hữu hiệu , chẳng ai chèn ép ai được đâu . Xã hội dân chủ là vậy , đất nước sớm ổn định hay không nay lệ thuộc nhiều vào thái độ của mọi người dân nước Việt . Thế giới họ có chủ trương của họ , ta nên biết để đi song hành với họ , mọi quốc gia khác cũng hành xử như thế mà thôi .

Như thế một năm cầm quyền của Nội Các Obama thực tế chuẩn bị hoặc mở rộng chiến tranh , như khi ông quyết định bán hỏa tiễn Patriots loại mới cho Đài Loan , hiện Tầu phản đối kịch liệt . Cảm tưởng chung là Tầu đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh với các lân bang cũng như với Mỹ ngay cả trước khi các hỏa tiễn như vậy được bàn giao (như tuyên bố cai trị quân luật tại Honkong , mặc dù điều đó được coi như tín hiệu chuyển ra ngoài) . VNCS đặt mua trang bị quân sự của Nga cũng làm cho Tầu cảm thấy cần ra tay sớm . Nhiều diễn biến nêu trên càng làm cho ta cảm nhận được rằng năm 2010 báo hiệu nhiều thay đổi lớn trên thế giới .

Ông Hiền Obama bỗng nhiên trở thành Ông Dữ Obama .

Jan -10-2009
Lê Văn Xương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét