Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Đại chiến thương mại giữa Tầu với Thế giới

Lê Văn Xương

Thế giới đang bước qua một khúc quanh mới đầy hung hiểm khó lường khi Bắc Kinh một mực nhất định không chịu điều chỉnh lại giá trị đồng Yuan cho phù hợp với trị giá thực của đồng nhân dân tệ của Tầu . Vấn đề này đã xuất hiện trong thời gian gần 10 năm trước khi Ông G. W Bush lên làm Tổng Thống . Ông Bush thực tế không có nhiệm vụ giải quyết vấn đề này , chỉ tập trú vào việc đánh các nhóm cực đoan Hồi Giáo do Bin Laden lãnh đạo , đồng thời cải tổ lại guồng máy an ninh của nước Mỹ . Nước Mỹ sau 9-11 đã đổ quân lật đổ chính quyền Taliban tại Afghanistan năm 2001 , lật đổ chế độ Sadam Hussein tại Irak năm 2003 ; thực tế đem quân trấn thủ hai vùng sung yếu thuộc trung Đông cũng như Nam Á nhằm ngăn chặn đà bành trướng của các tổ chức cực đoan Hồi Giáo . Tại cả hai mặt trận ấy , ông Bush cũng không có nhiệm vụ giải quyết dứt điểm như suy nghĩ của nhiều người ít am tường về chính trị toàn cầu , thường muốn tạo chiến thắng quân sự trong ngắn hạn . Chiến tranh vũ trang kiểu cổ điển thực ra chỉ là một mặt của cả một kế sách chính trị sâu rộng hơn hẳn mà người ngoài cuộc khó lòng hiểu nổi . Mối quan hệ giữa Mỹ với Tầu trong thời Ông Bush làm Tổng Thống phải được coi là tốt đẹp , mặc dù đôi lúc Tầu cũng gây khó dễ đối với chủ trương của Mỹ nhắm vào Irak liên quan đến vũ khí giết người hàng loạt WMD mà chắc chắn là Sadam Hussein có sở đắc . Cũng trong thời gian Ông Bush làm Tổng Thống , thặng dư thương mại của Tầu đối với Mỹ tăng vọt so với thời ông Bill Clinton làm Tổng Thống . Tầu rất mong muốn Ông John Mc Cain lên làm Tổng Thống là vậy.

Nhưng người Mỹ nghĩ khác , họ chọn ông Barack Hussein Obama lên làm Tổng Thống , cùng với đa số tuyệt đối tại cả hai Viện của Quốc Hội . Tầu bắt đầu cảm thấy âu lo , mặc dù khi vận động tranh cử , Ông Obama không hề nói gì trực tiếp liên quan đến thặng dư thương mại của Tầu đối với Mỹ . Nhưng khi ông Obama nói đến việc cần tập trung hỗ trợ phố Main Street , được coi là biểu tượng của khối của cải vật chất do lao động làm ra , người quan sát phải hiểu ngay rằng : “ Ông Obama dứt khoát sẽ đặt vấn đề thặng dư thương mại của Tầu đối với Mỹ , và ông phải dứt khoát giải quyết vấn đề này đến nơi đến chốn ngay trong nhiệm kỳ này của Ông “ . Đó là lý do khiến người Mỹ hết lòng ủng hộ để Ông ngồi vào Bạch Cung , với sự hỗ trợ tối đa của các thành viên quốc hội thuộc Đảng Dân Chủ cho dù thái độ của phía Cộng Hòa có ra sao cũng mặc .

1 – ĐỐI NỘI .

Vấn đề bảo hiểm y tế toàn dân Mỹ là vấn đề mang tính đạo đức đối với xã hội hiện đại , mọi người bất kể nguồn gốc , giầu nghèo đều phải được xã hội chăm lo về sức khỏe đúng với điều kiện mà xã hội ấy có thể lo được . Nước Mỹ này , chi phí y tế cao nhất đối với thế giới đã công nghiệp hóa  . Chi phí y tế tại Mỹ chiếm 16% GDP , so với các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu tại Âu Châu từ 10% đến 12% , nhưng không phải là tất cả người dân Mỹ đều có bảo hiểm y tế . Chính quyền Obama cố thông qua đạo luật này , sau nhiều tranh cãi và điều chỉnh dự luật , trong tuần này Quốc Hội sẽ chung quyết để ký thành luật , theo đó hầu hết dân Mỹ đều có bảo hiểm y tế , ai không mua sẽ bị phạt , người có lợi tức cao hơn phải đóng góp nhiều hơn cho thành phần có lợi tức thấp . Nhưng quan trọng hơn hết là quyền lợi của người có bảo hiểm y tế bị cắt xén bớt ít ra đối với những khoản chi tiêu quá đáng .

Kế đến là soạn thảo luật liên quan đến hệ thống kiểm soát tài chánh ngân hàng. . Cuộc khủng hoảng tài chánh cuối thời ông Bush thực tế không để lộ ra các yếu kém trong hệ thống kiểm soát các định chế tài chánh tại Mỹ hay Âu Châu nói chung , đó là điều được giàn dựng hoặc cố tình không ngăn chặn . Nhưng nước Mỹ cũng như Âu Châu cần chuẩn bị cho thế giới trong tương lai khi tiền bạc được di chuyển sâu rộng hơn nữa . Khi ấy hệ thống tài chánh toàn cầu trở nên quá lớn , bao gồm cả các nền kinh tế chưa thực sự trưởng thành , nên các biện pháp kiểm soát cần được tăng cường ngay từ lúc này . Đạo luật như vậy chắc chắn sẽ được thông qua trong thời gian Ông Obama ngồi ở Bạch Cung . Cũng có thể chỉ trong năm nay thôi .

Thứ ba là luật liên quan đến di dân . Di dân trở thành vấn đề lớn của nước Mỹ . Họ rất trung thành với các nguyên tắc của Hiến Pháp và sẵn sàng mở cửa để người các nơi đến đây sinh sống làm ăn ; mặc dù theo ước tính mới đây : chỉ trong 40 năm tới tỷ lệ người các sắc dân khác sẽ chiếm 50% dân số Mỹ nói chung . Cứ xem như thế cũng đủ thấy nước Mỹ này thực tế đang thực hiện sự hợp nhất nhân loại trong khuân khổ quốc gia toàn cầu . Di dân chánh thức dù kinh tế hay chính trị theo luật pháp Mỹ cũng để lộ cho thấy nhiều lạm dụng đối với các nhóm cực đoan Hồi Giáo hoặc các nhóm khác đưa người lậu vào Mỹ , việc này có liên hệ đến các tổ chức tội ác quốc tế . Nhưng quan trọng nhất chính là số người gốc Mễ Tây Cơ đến Mỹ không có giấy tờ . Con số này hiện nay ước tính khoảng trên 12 triệu người . Nhóm này tuy đáp ứng cho thị trường lao động Mỹ đối với những công việc nặng nhọc , nhưng cũng gây lắm phiền toái , đặc biệt liên quan đến các tổ chức buôn lậu ma túy hoặc băng đảng .(tin mới nhất từ CNN , quận hạt Los Angeles có 86,000 thành viên băng đảng) .

Muốn bảo đảm an ninh nội địa của nước Mỹ thì việc ra vào nước Mỹ phải được kiểm soát chặt chẽ . Vả lại ngay cả sau này , một khi Toàn Cầu Hóa thực sự hình thành , việc đi lại được tự do , nhưng mọi việc ra vào bất cứ quốc gia nào cũng cần được kiểm soát để nắm vững về mặt an ninh nội địa . Khi đó mối đe dọa do các tổ chức tội ác quốc tế gây ra sẽ trở thành vấn đề toàn cầu . Mỹ xây dựng hàng rào dọc biên giới Mỹ Mễ là để ngăn chặn việc xâm nhập lậu của các nhóm di dân bất hợp pháp . Việc đi lại xuyên biên giới hợp pháp vẫn không bị trở ngại gì . Do thế việc ban hành đạo luật về di dân sẽ là vấn đề rất nhạy bén liên hệ đến mọi công đồng di dân đến sinh sống tại Mỹ . Dự thảo đạo luật chưa được nói tới , nhưng chắc chắn đang được chuẩn bị , nhằm đặt căn bản cho các vấn đề liên quan đến di dân đối với nước Mỹ cũng như cả thế giới trong tương lai khi toàn cầu hóa hình thành trong thực tế . Xin hãy lưu ý về đạo luật cải tổ y tế , giới chủ nếu không mua bảo hiểm cho công nhân sẽ bị phạt . Như vậy các di dân lậu có nguồn gốc khác nhau sẽ rất khó tìm được việc làm tại Mỹ . Một khi họ muốn ở lại , họ phải khai trình với người mướn họ ; như thế việc này tuy liên hệ đến bảo hiểm y tế , nhưng lại ảnh hưởng đến di dân .

Luật về di dân , có thể không thông qua sớm trong năm 2010 hay 2011 được , vì đây là vấn đề liên quan đến khối cử tri đông đảo người Hispanic , thời điểm thông qua cũng như ban hành Luật cũng phải được tính toán kỹ lưỡng . Nhưng dù sao , một khi cả ba dự luật nằm trong nghị trình do Ông Obama và Đảng Dân Chủ đề ra trong cuộc bầu cử năm 2008 được thực hiện , chắc chắn Đảng Dân Chủ cũng như ông Obama sẽ phải trả một giá nhất định trong cuộc bầu cử năm 2012 . Có thể Đảng Cộng Hòa sẽ nắm đa số tại một trong hai Viện của Quốc Hội , cũng như Bạch Cung . Tùy việc mà chọn người là vậy .

2        -  ĐỐI NGOẠI
A -  VỀ PHƯƠNG DIỆN QUÂN SỰ .

Các ứng viên Tổng Thống Mỹ chẳng bao giờ nói cụ thể về chủ trương đối ngoại , việc đó liên quan đến an ninh toàn cầu , liên quan đến bí mật quốc gia . Họ chỉ nêu ra vài vấn đề tiêu biểu đang là mối bận tâm nhất của cử tri mà thôi ; muốn hiểu về đường lối đối ngoại của Mỹ và cũng là của thế giới Phương Tây nói chung , người quan sát cần tìm hiểu nơi các ngõ ngách khác . Đây là vấn đề rất chuyên biệt , người ngoài khó lòng biết được . Ông Obama khi tranh cử cũng chỉ nêu ra vài vấn đề đã làm cho cử tri Mỹ tức giận đối với tám năm cầm quyền của Ông Bush , khi ông Obama tuyên bố sẽ rút quân khỏi Irak , Afghanistan , đóng cửa trại tù Guantanamo . Kỳ dư ông không nói điều gì khác đủ để người thường có thể hiểu được những gì mà một Tổng Thống sẽ hành động nhân danh quyền lực tối cao theo Hiến Pháp của nước Mỹ . Tám năm cầm quyền của Ông Bush đã hành động rất đúng với dự kiến , thực tế thành quả của chính quyền Bush lớn lao hơn hẳn so với những gì mà truyền thông Mỹ nói tới .

Đối với Irak , quân Mỹ đang từ từ giảm xuống theo đà ổn định của tình hình tại chỗ , các phe Shia , Sunni , Kurd nay phải chấp nhận ngồi lại trong chính quyền liên hiệp với sự phân chia quyền lực chính trị cũng như kinh tế được các phía chấp nhận . Trên 20,000 quân nhân thuộc chế độ Sadam Hussein cũ nay trở lại hàng ngũ quân đội Irak mới . Đó là bước tiến rất ngoạn mục trong một xã hội Hồi Giáo mà quyền lực luôn nằm trong tay kẻ nào dám xử dụng bạo lực quyết liệt hơn hẳn so với các nhóm khác . Cầu mong cho người Irak ý thức được vấn đề quan yếu này , và người Iran sẽ không dám vọng động xâm lăng Irak . Tình huống như vậy sảy ra , an ninh toàn vùng sẽ suy đồi mau chóng .

Nhưng về phương diện chiến lược trong vùng Trung Đông , bất ổn chính yếu hiện nay do Iran gây ra; chủ yếu liên quan đến Hamas tại Gaza , Herbola tai Liban , Syria , cũng như vũ khí nguyên tử mà Iran đang từng bước tiến tới việc sở đắc với sự tiếp tay bí mật của Tầu cũng như Nga . Quyền lợi của Nga trong vùng này tương đối có thể giải quyết được qua tương nhượng . Nhưng quyền lợi của Tầu trong vùng lại khác hẳn , tuyệt đối không thể giải quyết bằng thương thảo được , vì ý đồ bành trướng lâu dài của Tầu trên quy mô toàn cầu . Bây giờ chẳng phải là lúc nhượng bộ ngắn hạn để thực hiện các giải pháp gián tiếp đối với các mâu thuẫn thuộc khu vực khác như hồi thế kỷ 20 với hai thế chiến cũng như chiến tranh lạnh . Bây giờ chính là lúc  thế giới cần giải quyết rốt ráo lần cuối đối với mọi mâu thuẫn còn tồn đọng trong quá khứ lâu dài của lịch sử nhân loại . Giải quyết thế nào lại là việc khác ta không lạm bàn hôm nay . Cứ bình tĩnh ngồi chờ sẽ thấy diễn biến . Thực rõ ràng là : tương lại của Iran vô cùng bất định trong thời gian gần kề .

Việc này có liên hệ đến Afghanistan cũng như Pakistan . Việc tuyển mộ quân đội Afghanistan đã tăng gấp tám lần trong mấy tháng qua , chiến dich quân sự tại tỉnh Helmand nói chung đem lại thành quả rất ngoạn mục . Cuộc thương thuyết giữa chính quyền Hamid Kazai và nhóm ôn hòa Taliban đang tiến triển khả quan , có thể quân NATO không cần tung ra cuộc phản công  thứ nhì nữa . Trong khi đó số thiệt hại của quân NATO đang từ từ giảm xuống , các nhóm phiến quân Taliban Pakistan cũng như al Queda tại Pakistan đang bị phi cơ không người lái hủy diệt trên quy mô lớn trong vùng biên địa Waziristan tiếp giáp hai nước . Lần đầu tiên kể từ khi thu hồi độc lập đến nay , quân Pakistan có mặt trong vùng bộ tộc sát biên giới Afghanistan . Người Pakistan có lẽ nên cám ơn người Mỹ về thành quả này . Trước các thành quả như vậy , Mỹ chánh thức tuyên bố cam kết viện trợ lâu dài cho Pakistan về kinh tế như lời bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố mới đây trong cuộc họp báo chung với Ngoại Trưởng Pakistan ( khoảng 7 tỷ dollars trong 5 năm , bao gồm một nhà máy điện nguyên tử) .

An ninh vùng Nam Á tùy thuộc nhiều vào mối quan hệ tay tư gồm Tầu , Ấn , Pakistan và Iran . Cứ nhìn bản đồ tình hình sẽ thấy cuộc cờ rồi sẽ diễn biến ra sao trong tương lai tới đây . Các nước khác bao gồm Mỹ , Nga vẫn tĩnh tọa ngồi chờ .

Bất trắc mới trở nên rõ ràng hơn tại Viến Đông khi Tầu quyết xâm chiếm lân bang phía nam , quyết dành quyền làm chủ Biển Đông . Tầu đã nói :” Biển Đông mới quan trọng , Đài Loan không quan trọng băng Biển Đông “. Quan điểm này đã được tôi nêu lên từ lâu rồi trên làn sóng này , cho nên đà xâm lăng của Tầu nhắm vào các nước phía nam bao gồm Thái lan , Miến Điện , ba nước Đông Dương hoàn toàn không xa lạ gì đối với những ai biết quan sát tình hình . Tầu hiện nay đang ra sức tăng cường lực lượng tại Biển Đông , theo tin mới nhất được tờ Người Việt đăng tải , Tầu đã chuyển đến đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa máy bay chiến đấu JH 7 để bảo vệ hải đảo và vùng biển mà chúng chiếm đóng thuộc chủ quyền của VN .

Người Mỹ cứ thủng thẳng bàn với các nhà cầm quyền tại chỗ về các khả năng hợp tác bất chấp chế độ chính trị độc tài trong vùng . Việc này được tiến hành tại Miến Điện , Lào , Cambodge cũng như VN CS . Anh đồng ý hay không là việc của anh , tôi cho anh biết cụ thể ý đồ của Tầu là quyết xâm lăng và hủy diệt dân tộc anh đấy , tùy anh chọn lựa thái độ . Anh chân thành hợp tác , chúng tôi hoan nghênh ; anh không hợp tác , chúng tôi vẫn có cách của chúng tôi để đạt đến mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra vì nhân loại chứ chẳng phải vì nước Mỹ hay văn minh phương tây đơn thuần . Đó là tình hình rất tế nhị hiện nay trong mối quan hệ đối ngoại đầy phức tạp giữa Mỹ với các quốc gia trong vùng hiện bị Tầu xâm lăng ngấm ngầm .

Tầu xâm lăng thế nào ? Tầu gài người chủ yếu bằng nhân viên tình báo giả dạng thương gia Tầu qua đầu tư hay buôn bán vào xã hội các nước trong vùng . Mặt khác chúng thực hiện việc hình thành các làng Tầu bên trong lãnh thổ tai các nơi hiểm yếu , được coi như các căn cứ quân sự trá hình của chúng để hỗ trợ cho nhóm tình báo trà trộn trong dân chúng các nước Đông Nam Á đặc biệt là VN ,Cambodge , Lào cũng như Miến Điện . Ta gọi đó là kế hoạch xâm lăng “da beo “ Một khi chin mùi , chúng sẽ tổng nổi dậy hủy diệt nhà cầm quyền sở tại để thành lập chính quyền bung sung cho chúng tại chỗ như bước đầu Hán Hóa toàn vùng . Kế sách này , ngay tức khắc các thế lực do Tầu dựng lên tại chỗ (như tại VN chẳng hạn) sẽ chính thức nhìn nhận chủ quyền của Tầu tại Biển Đông , kết quả kế tiếp là các nước phía nam sẽ đương nhiên thành tỉnh của Tầu mà LHQ đành bó tay . Can thiệp cũng chả được dù bằng quân sự hay ngoại giao hoặc kinh tế .

Khi đã nắm được năm nước phía Nam , Đông Nam Á mất hoàn toàn về tay Tầu , khi đó Tầu quyết chẳng cần hợp tác với bất cứ quốc gia hay tổ chức quốc tế nào theo các luật lệ do các tổ chức ấy đưa ra nếu các luật lệ ấy đi ngược lại quyền lợi của Tầu . Tầu thực sự muốn thiết lập một “ KHỐI RIÊNG CỦA MÌNH “ ta tạm gọi đó là khối HÁN . Khối ấy cứ từng bước tiến về phía trung Á để biến toàn vùng Trung Á , Nam Á , kể cả trung Đông , Siberia thành các phiên dậu cho Hán , để Hán ở Trung Nguyên sai phái thiên hạ . Lúc đó Nhật , Úc phải quy hàng , Tầu sẽ làm chủ Ấn Độ Dương , vùng Đông Phi , vịnh Persia . Mỹ phải rút về lục địa Bắc Mỹ để Tầu chiếm trọn Hawai . Ý đồ chiến lược lâu dài của Tầu chính là như vậy ; cho nên trước đây khi tôi nói cần : cẩn thận Tầu sẽ thực hiện đảo chánh ở nước ta , chính là dựa trên ý đồ chiến lược tổng quát này của hán .

B  -  VỀ PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ .

Mỹ cũng như Phương Tây cứ thủng thẳng lập trận đồ , chấp nhận để Tầu huyênh hoang về tham vọng bành trướng của mình . Các nước nhỏ trong vùng rất nóng ruột khi bị Tầu xâm lăng , Phương Tây coi như không quan tâm . Thực ra họ biết rõ lắm ý đồ của Tầu từ rất lâu rồi . Vấn đề không đơn giản chỉ là giải quyết từng vụ việc riêng lẻ được , phải giải quyết toàn khối một lần duy nhất bằng các chủ trương khác nhau có phối hợp , ta thực khó lường được cụ thể . Mỹ cũng như Phương Tây sau khi tung ra đòn về tài chánh cuối thời của Ông Bush , nhìn bề ngoài là khủng hoảng tiền tệ , nhưng nhìn bên trong về phương diện chuyên môn thì đó lại là đòn chuẩn bị phản công về tài chánh kinh tế . Nước Mỹ làm như cứ y như rằng yếu đi thấy rõ . Thực tế có phải như vậy không? đó là câu hỏi mấu chốt hiện nay mà người ngoài khó lòng biết được tỏ tường .

Đố ai biết nước Mỹ này giầu nghèo thế nào ? những gì chúng ta thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ cũng như phương tây hoàn toàn không phải là sự thực . Họ giầu có lắm lắm , nhưng lúc nào cũng làm như là đang nghèo mãi đi . Sức mạnh tài chánh , của ăn của để của họ kể sao cho xiết . Tôi không nói giỡn đâu . Cứ xem lại lịch sử nước Mỹ , cũng là lịch sử của Hội Kín Toàn Cầu trải dài gần ngàn năm nay cũng đủ biết sức mạnh của họ . Xin đan cử vài thí dụ : khi giá vàng 300 US dollar/ounce thì người ngoài có mua được hay không ? nay giá vàng lên 1200 dollars/ounce , ai kiếm lời . Nhìn đủ biết rồi , khỏi trình bày thêm nữa . Giá dầu thô cũng vậy . Cứ nhìn qua các con số lúc nào nước Mỹ , Anh cũng thâm thủng trong cán cân thanh toán cũng như ngân sách . Vậy tiền đâu để họ thanh toán các khoản nợ khổng lồ ấy .

Nhiều người không biết nên lo , chê trách Mỹ thế này thế nọ , họ đã lầm to . Thực tế cán cân thanh toán của Mỹ thường thặng dư chứ ít khi thâm thủng trong thời gian rất dài đã qua . Đối với kinh tế Mỹ , các khoản thu không được nói tới mới thật sự lớn lao . Nên trong đợt cải tổ này , Mỹ có bỏ ra 2 trillion dollars để thực hiện cuộc cải tổ là điều nhất thiết cần làm để bảo đảm cho tương lai của nước Mỹ trong tương lai , một khi tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Mỹ rồi ra sẽ dẫn đầu các quốc gia đã công nghiệp hóa trong 10 năm tới đây (thế giới trung bình 3% , Mỹ 2.2% , các quốc gia đã công nghiệp hóa dưới 1.5% , dự kiến đến năm 2019) . Muốn thực hiện cải cách không thể nói xuông được , như các anh chính khách quê mùa hay nói và làm , cải tổ hệ thống đòi hỏi phải đầu tư lớn lao mới thực hiện được . Người Mỹ cũng như Phương Tây đã dạy cho ta bài học để đời .

Như thế , đối với số công trái do Bộ Ngân Khố phát hành mà Tầu hiện đang nắm giữ được ước tính khoảng 700 tỷ dollars , thực ra là con số nhỏ với Mỹ . Tầu vì không biết nên cứ ồn ào như người Nhật đã từng ồn ào hồi 1987 vậy . Người Mỹ muốn mua lại thật dễ dàng khi họ dùng dự trữ vàng để giao hoán lấy lại hết số công trái hiện do tầu nắm giữ . Thực tế chả ai biết của chìm của nổi của Mỹ ra sao đâu , đó là bí mật muôn thuở của mỗi quốc gia . Ta cũng cần học bài học này .

Chiến tranh kinh tế khủng khiếp lắm quý vị ơi , quý vị lo chứ tôi lại rất thoải mái . Xin hãy suy nghĩ thế này , sau thế chiến II , Mỹ chấp nhận tiền tệ của Nhật cũng như toàn Tây Âu giữ trị giá rất thấp so với đồng dollars Mỹ đến trên 50% để các nước ấy bán hàng với giá rẻ vào Mỹ (như đồng Deuchmark của Đức khoảng 6 Mark/US dollar , Yen của Nhật khoảng 600 Yen/dollars ) . Khi kinh tế các nước đồng minh đã vững mạnh trở lại , chỉ sau không tới năm năm kinh tế các nước đó đã vượt thời kỳ trước chiến tranh , Mỹ yêu cầu các nước đó từ từ điều chỉnh trị giá tiền tệ cho phù hợp với tầm vóc nền kinh tế của họ (khoảng 20 năm sau thế chiến thì Mark/US dollars là 4/1 , 1 US dollar đổi được 400 yen ) Quá trình điều chỉnh này sảy ra liên tục tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia , nói chung được thị trường định giá mà không có bất cứ sự can thiệp nào của nhà cầm quyền nhằm cố tình giữ cho giá tiền tệ của họ thấp giả tạo để cạnh tranh bất chính . Thưa quý bạn: đó là đạo đức trong kinh doanh quốc tế .

Viết về vấn đề này còn dài , kể sao cho hết được . Nhưng nhìn chung , sau thời gian ân hạn về thương mại bằng việc để giá trị tiền tệ thấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường , thì thời gian này kéo dài tối đa là 25 năm so với điều kiện thế giới hồi sau thế chiến II . Điều kiện của thế giới hôm nay , thời gian ân hạn đó có thể kéo xuống dưới mức 20 năm , quốc gia ấy bắt buộc phải để trị giá tiền tệ của họ cho thị trường định đoạt . Tầu đã được ân hạn như vậy gần 30 năm rồi mà nhất định vẫn cố tình can thiệp để giữ giá đồng Yuan rất thấp đến 40% so với giá thị trường , như thế Tầu đã vi phạm quy luật làm ăn quốc tế một cách nghiêm trọng .

Tầu khác hẳn với Nhật hay Đức về lịch sử cũng như tham vọng bành trướng . Nhật hay Đức trước thế chiến II bành trướng nhưng không đủ sức đe dọa an ninh toàn cầu như Tầu ngày nay . Sau thế chiến Nhật , Đức trở thành đồng minh của Mỹ và là các quốc gia dân chủ với thị trường tự do , cho nên mối quan hệ giữa Mỹ với Đức và Nhật trong chiến tranh lạnh là mối quan hệ giữa đồng minh với nhau . Mối quan hệ giữa Tầu với Mỹ hiện nay lại là mối liên hệ giữa hai đối thủ chiến lược tiềm ẩn , một sống một còn trong cuộc chiến tối hậu để đưa nhân loại bước sang văn minh mới , nên cả hai phía chẳng thể tương nhượng . Quả thực đây là cuộc chiến giữa hai con bọ cạp như lời ông Dick Cheney đã nói trước đây . Trình bày khái quát như vậy để quý bạn đọc nhìn sâu rộng hơn đối với tình hình thế giới hiện nay . Mỹ chuẩn bị mọi mặt cho cuộc đối đầu hiện nay về mặt thương mại đối với Tầu .

Cuộc chiến bước vào giai đoạn quyết liệt cuối thời ông Bush khi khủng hoảng tài chánh sảy ra , để đẩy cử tri Mỹ dồn phiếu cho Ông Obama và Đảng Dân Chủ . Nên ngay sau khi ông Obama đắc cử , tôi đã mau chóng tuyên bố : “ Ông Obama chính là Tổng Thống của tôi “ . Nhiều người Việt cảm thấy hoang mang khi ông Obama đắc cử , vì cứ nghĩ rằng phải Đảng Cộng Hòa mới giải quyết được vấn đề Tầu . Khi chưa giải quyết vấn đề Tầu cũng như Hồi Giáo cực đoan thì chưa thể giải quyết các vấn đề khác được trong đó vấn đề VNCS nổi lên hàng đầu đối với chúng ta . Vi diệu của tình hình chính là chỗ đó . Trong diễn văn Liên Bang mới đây , ông Obama đã tuyên bố : trong 5 năm ông sẽ tăng xuất khẩu của Mỹ lên gấp đôi so với hiện nay . Có lẽ đó là lời tuyên bố quan trọng nhất của ông sau một năm làm chủ Bạch Cung , nhưng ít ai quan tâm đúng mức . Trên diễn đàn , vấn đề này được thảo luận kỹ lưỡng . Bây giờ là lúc ông Obama tung chưởng đánh Tầu .

Khởi đầu là vụ Google’s cách nay một tháng . Đây không phải chỉ là mối quan hệ giữa Google’s với đối tác bên Tầu , mà là vấn đề liên quan đến quyền tự do thông tin cũng như vấn đề chính trị kinh tế trong quan hệ giữa Tầu với Mỹ . Google’s nay tạm rút sang Hongkong . Tại đó công ty Internet Hongkong do Li ka-Shing làm chủ cũng cắt đứt làm ăn với Google’s . Người Mỹ cũng như Google’s chả quan ngại việc này , nên họ vẫn giữ cho chứng khoán ổn định trong những ngày qua . Nhưng người Mỹ tung ra những đòn khác gián tiếp tố cáo Tầu xâm lăng lân bang một cách khôn khéo . Vụ nguyệt san National Geographic đầy uy tín cố tình đăng bản đồ trong vùng khi ghi Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Tầu . Người Việt hải ngoại cũng như Hà Nội lên tiếng phản đối , thế là National Geographic sửa lại ghi chú là vùng đó hiện do Tầu chiếm đóng , VN đòi chủ quyền lãnh thổ. Vụ biên giới phía Bắc sát với Tầu cũng vậy , National Geographic ghi rõ vùng này bị Tầu xâm chiếm thác Bản Dốc sâu vào nội địa VN mấy cây số . Google’s cũng phụ họa bằng cách ghi lại đúng như National Geographic trên trang mạng của mình . Cứ xem như vậy thì Mỹ với Tầu làm sao có thể thương thuyết hòa giải được nữa .

Mối quan hệ Mỹ Tầu ngày càng xấu đi , ta hãy xem một chiến hạm 1500 tôn của Nam triều Tiên vừa bị đánh đắm trên vùng biển tranh chấp với Bắc Triều Tiên bằng vụ nổ kỳ bí (thủy lôi) , cũng đủ cho thấy trong vụ này Tầu cũng như Bắc triều Tiên đang cố làm cho tình hình toàn vùng trở nên đầy bất ổn . Nếu một chiến hạm của nước khác bị đánh đắm trong vùng Biển Đông thì sao ? thật khó lường được hậu quả . trong tình hình đó , Mỹ không ngừng gia tăng áp lực với Tầu về giá trị đồng Yuan được định giá quá thấp . Trên 150 dân biểu hai đảng vừa mới chuyển đến cho ông Obama một văn kiện đòi hỏi Tầu phải gấp rút tăng giá trị đồng Yuan , vấn đề này sẽ được Ông Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ đưa ra đề nghị trong tháng tới . Mỗi năm Tầu chỉ tăng giá nhỏ dọt từ 3% đến 5% , nghĩa là vẫn còn thấp hơn so với đà lên giá thực của đồng  yuan theo đã tăng trưởng kinh tế mà Tầu công bố cũng như các số liệu thống kê khác có thể kiểm chứng được . Như vậy thực tế , đồng yuan năm sau cao hơn so với đồng yuan năm trước , và cứ liên tục tăng mãi lên theo thời gian .

Ông Obama phải mạnh bạo ra tay là quả đúng với đòi hỏi của dân Mỹ cũng như với thực tế của tình hình . Các đòn phép trong chiến tranh kinh tế khủng khiếp hơn chiến tranh vũ trang nhiều lắm , không phải chuyên môn rất khó nhìn thấy được cụ thể các đòn được các phía tung ra nhằm đánh sập phía bên kia . Tầu càng to miệng càng để lộ mối âu lo của mình mà thôi , dọa dẫm Mỹ thực ra là để tự trấn an đám Tầu mù quáng trong hàng ngũ đảng viên CS Tầu mà thôi . Thí dụ Bộ Trưởng Thương Mại Tầu là Chen Deming tuyên bố trong cuộc họp kín mới đây tại Bắc kinh lên tiếng cảnh cáo Mỹ là sẽ bị Tầu trả đũa nếu Mỹ cứ tiếp tục gây sức ép về đồng yuan của Tầu , Phó Bộ Trưởng Thương Mại Tầu trên đường đến Mỹ thương thuyết về vấn đề thương mại giữa hai nước cũng lập lại lời đe dọa như vậy . Tầu lấy gì để đe dọa Mỹ , là câu hỏi cần xem xét thêm sau này . Tuy nhiên cuộc thương thuyết giữa hai phía còn kéo dài , có thể phải đến tháng bảy này , Tầu có thể nhượng bộ thêm chứt nữa để làm nguôi lòng phía Mỹ để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm chánh thức của Hồ Cẩm Đào đến Mỹ vào tháng bảy theo dự trù . Hồ Cẩm Đào rất mong muốn được tiếp đãi trọng thể tại Hoa Thịnh Đốn để trấn an dân Tầu về mối lo chiến tranh thương mại với Mỹ hiện nay đang trở thành đề tài bàn tán sôi động trong nội bộ Đảng CS Tầu cũng như dân Tầu đặc biệt sống trong các khu vực duyên hải . Nước Tầu thực tế đang bị phân hóa về vấn đề này giữa giới bảo thủ với giới cấp tiến trẻ đầy tự tin vào khả năng cạnh tranh của Tầu đối với thế giới . Phân hóa theo khu vực địa lý trong nội bộ nước Tầu liên quan đến vấn đề này cũng là điều đáng để ta quan tâm .

Mối ưu tư này được thể hiện trong bài viết mới đây đăng trên trang mạng Milchina.com ngày 7 tháng 3 năm 2010 , được ông Dương Danh Di là cựu Đại Sứ VNCS tại Bắc Kinh dịch lại dưới tiêu đề là “ Ba guy cơ lớn của Trung Quốc và bốn trận đánh lớn của Ông Obama “ Bài viết bằng tiếng Tầu do tác giả lấy bí danh rất dài là “ Tiểu Khẩu Tử Quân Cảng” . Ông Dương Danh Di đã không dịch phần đầu liên quan đến ba guy cơ lớn của Trung Quốc , ông chỉ dịch phần liên quan đến bốn trận đánh lớn của Obama mà thôi . Xin được tóm lược như sau .

Ba nguy cơ lớn của Trung Quốc và bốn trận đánh lớn của Obama , đọc xong toát mồ hôi  :
Nước Mỹ đối phó với Irak , Afghanistan , Yemen đều là chiến tranh truyền thống , đối với Á Châu thì nhất loạt là chiến tranh tỷ xuất hối đoái .
Năm 1985 Nhật huyênh hoang là GDP vượt Mỹ , thậm chí Nhật còn muốn mua cả nước Mỹ , huyênh hoang thật . Thực ra họ đã mua 2/3 Hawai . Thậm chí Nhật tuyên bố : chúng ta có thể nói không với Mỹ .
Năm 1985 Mỹ , Anh , Pháp , Đức liên minh đòi Nhật phải ký Hiệp Định Quảng Trường , yêu cầu Nhật phải tăng giá đồng yen .
Năm 1987 Mỹ cho nổ quả bom thứ hai buộc Nhật phải giảm lãi xuất . Lãi xuất tại Nhật thấp nhất thế giới vào lúc đó , trong hai năm đồng yen phải tăng giá hai lần . Kết hợp với lãi xuất thấp , các thương gia Nhật đua nhau vay tiền xây nhà mua cổ phiếu .
Tháng 1-1990 Mỹ ném quả bom thứ ba phá hủy nền kinh tế bong bóng của Nhật , khiến cho Nhật tiêu điều đến 20 năm . Không biết quý bạn đã sợ chưa . Vì ta đã bị bong bóng tiền vốn rồi . Nên nhớ là trong chiến tranh tiền tệ thì tỷ giá hối đoái phải kết hợp với bong bóng tiền vốn mới thành công
Năm 1997 Á Châu có bốn con rồng , hai con hổ cũng huyênh hoang ghê lắm .. Mỹ đánh mạnh vào tiền tệ Á Châu làm mất giá 50% , kết quả là giết chết bốn rồng làm bị thương hai hổ .
Tháng 9/2009 Mỹ chánh thức bố trí xong trận đại chiến tỷ giá hối đoái . Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh New York , Obama chánh thức yêu cầu đồng Yuan phải tăng giá , xuất khẩu của tầu phải giảm . lời yêu cầu được khắp nơi hưởng ứng . Người ta tự hỏi : tại sao trung Quốc có thể tăng trưởng mạnh như vậy ? Câu trả lời là trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái , chỉ chịu tăng giá nhỏ dọt mỗi năm từ 3% đến 5% mà thôi .
Bước kế tiếp là đại chiến mậu dịch , cụ thể như vỏ xe hơi nhập từ Tầu tăng 12% thì sản lượng vỏ xe hơi sản xuất tại Mỹ giảm 12% , còn nhiều mặt hàng khác nữa .
Bước ba là đại chiến giá thành như Mỹ trợ giá cho bắp là thực phẩm chính nuôi gà trong 10 năm là 29 tỷ dollars , quặng sắt bị ép giá làm cho Tầu bị mất 700 tỷ đồng yuan tương đương với gần 100 tỷ dollars , dầu thô kể sao cho xiết .
Đại chiến thứ tư là khí hậu thay đổi . Phương Tây đòi hỏi Tầu phải giảm lượng khí thải CO 2 .

Đây là bốn đại chiến của Obama nhắm vào ba nguy cơ lớn của Tầu là :
1 - vốn bị bong bóng hóa .
2  - kinh tế bị trì trệ
3  - Đất nước bị lạm phát hóa .”

Các vấn đề nêu ra trong bài viết của tác giả Tiểu Khẩu Tử Quân Cảng đăng trên Milchina.com chính cũng là các vấn đề đã được chúng tôi liên tiếp nói đến rất nhiều lần trên làn sóng này . Câu hỏi là Tầu phản ứng thế nào trong cuộc đại chiến thương mại với cả thế giới hôm nay ? Tầu có còn đường lui binh hay không ? . Nhìn vào tình hình hiện nay Tầu đang nuôi tham vọng rất lớn , chúng không thể từ bỏ tham vọng mà chúng đã nuôi từ khi mao khởi đầu sự nghiệp CS đến giờ . Các quân cờ hầu như đã tung ra hết , với hàng loạt các cam kết với nhiều nước từ Nam Mỹ đến Châu Phi đến Trung Đông ; dựa trên chủ trương xâm thực từ từ bằng cách chuyển dân Tầu đến các vùng mà Tầu ký kết các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên , kể cả nông nghiệp , như phương tiện xâm lăng bằng di dân . Nhưng tất cả các vùng đó , Tầu chưa thực sự nắm được các con chủ bài để có thể thiết lập các mối liên hệ chiến lược lâu dài . Tình báo các quốc gia Âu Châu cũng như Mỹ tại các vùng đó vẫn còn quá mạnh , các chính quyền trong vùng tỏ ra thân Tầu chỉ là bề ngoài . Một khi ngọn gió đổi chiều thì chẳng ai biết rõ điều gì sẽ sảy ra . Tầu đến các vùng đó đâu có thể trà trộn người như tại Đông Nam Á được . Cho nên các cuộc phiêu lưu của Tầu thực tế rồi ra cũng chẳng khác gì với Liên Xô trước đây trong thời kỳ sau 1975 khi giá vàng lên cao tột đỉnh (1000 US dollars/ounce) . Liên Xô can dự vào khắp nơi trên thế giới , khi giá vàng đột ngột giảm thì Liên Xô bị khánh tận .

Tính toán về việc Tầu lạm dụng cơ hội thương mại với Mỹ , Giáo sư C. Fred Bergsten thuộc phân khoa Quản Trị Kinh Doanh thuộc VĐH Chicago trình bày trước Ủy Ban thuộc Quốc Hội Mỹ mới đây được AP trích đăng . Theo G/S Bergsten thì việc Tầu cố tình thao túng trị giá đồng yuan đã làm cho Mỹ mất khoảng 1.2 triệu việc làm và thiệt hại khoảng 150 tỷ dollars hàng năm . Mặt khác các nước xung quanh Tầu như Malaysia , Singapore , Đài Loan, Đại Hàn cũng bắt buộc phải giữ đồng tiền của họ với giá thấp để duy trì khả năng cạnh tranh với Tầu . Điều này lại gây thêm thiệt hại đối với kinh tế Mỹ .

Tính toán về khả năng đụng độ dù kinh tế tài chánh hay quân sự giữa đôi bên , ta thấy ngay là Phương Tây đặc biệt là Mỹ không hành động quyết liệt vào lúc này thì nguy cơ đối với văn minh nhân loại thực khủng khiếp , một khi Tầu đặt xong nền tảng cho các kế hoạch xâm lăng trường kỳ nhắm vào khắp nơi trên thế giới , kể cả chính Hoa Kỳ cũng như Âu Châu . Trong bất cứ cuộc đụng độ nào ta cũng phải tính toán rất nhiều yếu tố khác nhau , thường được gọi là tương quan lực lượng , trong cuộc đụng độ tối hậu này , ta cũng nên so sánh một vài khía cạnh liên quan .
Thứ nhất : Tầu có thể lấy số 1.3 tỷ dân để bắt nạt thế giới bằng những hành động chủ trương vô trách nhiệm phá hoại toàn cầu được hay không ? vậy gần 5 tỷ người còn lại của thế giới có thể ngồi im hay không ?
Thứ hai : nếu lấy thế lực Mỹ-Tầu mà xét , xã hội nào vững trãi hơn , được chuẩn bị tốt hơn . Rõ ràng là Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây cùng các đồng minh đã căn bản hình thành một khối thống nhất về chủ trương cũng như đường lối lâu dài cho thế giới .
Thứ ba : nếu xét về mặt khoa học kỹ thuật , Tầu có gì để ồn ào , nếu không phải chỉ duy nhất là chủ trương làm liều . Được ăn cả , ngã về không ; nếu chết thì cùng chết hết như lời một nhóm khủng bố Hồi Giáo đã từng rêu ra (các anh sợ chết, chúng tôi không sợ chết) , cũng như điều mà Mao đã phát biểu mấy chục năm trước .
Thứ tư : nếu xét về tiềm năng kinh tế , một khi Mỹ đã quyết dẹp chủ nghĩa bành trướng Tầu , thì sức mạnh tài chánh của Mỹ phải gấp mười lần Tầu thì Mỹ mới đủ khả năng dụ Tầu trong suốt mấy chục năm qua . Vài trillions dollars của Tầu thực chẳng có ý nghĩa gì đối với sức mạnh tài chánh của Mỹ . Sức mạnh kinh tế xã hội của Mỹ dữ dội lắm , người ngoài sao biết được .

Trong cuộc chơi này , Tầu cũng như Hồi Giáo cực đoan chỉ có bại toàn diện , nhiên hậu dẫn đến chỗ nước Tầu bị chia năm xẻ bảy , Hồi Giáo phải trao kiếm . Việc này thực đúng với lịch sử Viễn Đông , cũng như mối liên hệ giữa lịch sử Hán với Bách Việt . Người CS trong nước cần mở to đôi mắt ra mà nhìn thấy thế tất bại đó của Tầu để tự liệu cho mình một đối sách thích hợp (tôi nói thế đấy , các anh tự biết việc phải làm) . Người Việt vẫn trung thành với các lý tưởng của VNCH cũng cần tỉnh táo xem xét tình hình để chuẩn bị cho mình một thái độ lập trường sao cho thật đúng với hướng đi của thế giới trong tương lai .

Một khi chiến tranh thương mại chánh thức được công bố khi chính phủ Mỹ chánh thức kết tội Tầu đã cố tình buôn bán không song phẳng bằng cách giữ giá đồng yuan quá thấp so với giá thực , lúc đó chính quyền Mỹ cũng như khắp các quốc gia khác sẽ đồng loạt trừng phạt bằng cách đánh thuế nhập cảng cũng 40% hay 50% đối với mọi loại hàng hóa xuất khẩu từ Tầu . Khi đó nền kinh tế dựa vào xuất cảng của Tầu sẽ bị vỡ tung ngay . Nào ai biết việc gì sẽ sảy ra trong lòng xã hội Tầu ? có chắc là các tỉnh của Tầu có chịu ngồi yên hay không hay các tỉnh sẽ nổi loạn đúng như lịch sử Tầu đã để lại .

Đó chỉ mới là một scenario đơn giản nhất mà ai cũng thấy . Tầu có thể chơi trò ném đá dấu tay đánh ngay vào nước Mỹ như ngấm ngầm tiếp tay với khủng bố quốc tế đánh đòn chí mạng vào Mỹ , đòn này nên được coi là khủng bố chiến lược như lời dự báo của nhiều chuyên viên hàng đầu của nước Mỹ đã lên tiếng cảnh báo . Chính điều đó mới giải thích lời phát biểu đầy trịch thượng của Bộ Trưởng Thương Mại Tầu đe dọa trả dũa nước Mỹ nếu Mỹ cứ đòi Tầu điều chỉnh tỷ giá hối đoái .

Vào lúc này , chúng ta chưa thể dự đoán được cụ thể những gì sẽ sảy đến trong năm nay hoặc sang năm . Nhưng thật rõ ràng là tình hình thế giới sẽ ngày càng xấu đi một cách mau chóng . Cuộc chiến Biển Đông cũng đang dàn dựng khi Tầu chuyển thêm hỏa tiễn địa không đến vùng đối diện với Đài Loan , thêm không quân đến vùng Biển Đông của ta , một tuần dương hạm của Đại Hàn mới bị thủy lôi đánh đắm trong vùng biển tranh chấp giữa Bắc và Nam Hàn . Coup tấn công này cần được đánh giá là do hải quân Tầu trực tiếp gây ra hoặc dàn dựng nhằm chuyển đến cho các nơi một tín hiệu cụ thể : Tầu có thể tấn công khắp các nước trong vùng , kể cả lực lượng Hải Quân Mỹ , một khi Tầu bị đẩy đến chân tường .

Tình hình thế giới , đặc biệt trong khu vực Thái Bình Dương đang trở nên ngày càng nóng hơn . Lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II đến nay , một tuần dương hạm của Hải Quân Nam Triều Tiên bị đánh đắm mà không nước nào nhận đã gây ra vụ này . Nam Triều Tiên bác bỏ luận điểm cho rằng Bắc triều Tiên đứng sau vụ này , Bắc Triều Tiên giữ thái độ im lặng hoàn toàn , Hạm Đội Mỹ tránh xa khu vực tranh chấp trong toàn vùng . Điều này cho thấy đằng sau vụ này có sự dính líu dù trực tiếp hay gián tiếp của Tầu . Trong bối cảnh đó , hội nghị các Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở ra tại Hà Nội bàn về vấn đề an ninh Biển Đông . Đây là hướng đi rất đúng , cần tiếp tục gấp rút mở rộng hơn nữa trên quy mô thế giới để nêu bật sự kiện Tầu xâm lăng lãnh thổ các nước trong vùng trên biển cũng như trên bộ . Việc này chắc chắn sẽ được thế giới rất mực hoan nghênh . Hà Nội và Ông Nguyễn Tấn Dũng cần biết rõ chiều hướng đó để gấp rút chuẩn bị cho một Hội Nghị Quốc Tế như vậy . Một Hội Nghị như vậy được tổ chức , thiển nghĩ cũng nên mời người Việt hải ngoại tham gia để có tiếng nói thống nhất . Việc đánh chủ nghĩa xâm lăng Tầu lúc này là quan trọng nhất đối với mọi người VN trong cũng như ngoài nước , dựa trên sự kết hợp có chọn lựa về nhân sự cũng như từng vấn đề cụ thể . Các việc khác của đất nước sẽ bàn sau này . Tôi tin rằng , với sự trợ giúp của thế giới , người Việt biết cách giải quyết rốt ráo các tồn đọng do lịch sử để lại .

Trong tháng tư này , một Hội Nghị Quốc Tế quy tụ 40 Quốc Gia Nguyên Tử họp tại Hoa Thịnh Đốn để bàn về việc giải giới hạch nhân . Hà Nội được mời và đã mau chóng trả lời chấp nhận lời mời , mặc dù Hà Nội không phải là quốc gia Nguyên tử . Hà Nội định cử nhân vật khác tham dự Hội Nghị Hoa Thịnh Đốn nhưng Hoa Kỳ bắn tiếng cho biết không mấy hoan nghênh , nên Hà Nội phải cử Ông Dũng đến dự Hội Nghị Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn . Theo dự trù , Ông Dũng cùng TT Nga Mesvedev với Tổng Thống Obama sẽ có cuộc họp riêng tay ba bàn luận về vấn đề an ninh trong vùng . Ông Dũng cần lợi dụng ngay cơ hội này để nhấn mạnh đến vấn đề Tầu xâm lăng nước ta , đồng thời yêu cầu hai cường quốc  Nga và Mỹ nêu hẳn vấn đề đó trong Thông Cáo Chung hoặc một cách kín đáo nào đó theo thủ tục ngoại giao sau phiên họp tay ba tại Hoa Thịnh Đốn . (ý định này cần được chuyển gấp rút đến ông Đ/S Mỹ tại Hà Nội , cũng như quý ông Đ/S CSVN tại Hoa Thịnh Đốn cũng như Maskva để chuẩn bị , vì thời gian rất gấp rút , chỉ còn không quá ba tuần nữa Hội Nghị sẽ khai mạc . Ba tuần đó khối việc sẽ sảy ra ) .

Lịch sử nhân loại luôn cho thấy , chiến tranh kinh tế không thể giải quyết bằng thương thuyết đơn thuần giữa hai thế lực đối đầu về quyền lợi sinh tử (Nhật, Đức , Liên Xô khi trước cũng thế thôi) , mà luôn là tiền đề để dẫn đến chiến tranh vũ trang . Chiến tranh vũ trang trong thế kỷ 21 này thật vi diệu như trong trận chiến giữa hai con bọ cạp vậy . Nào ai biết được việc gì sẽ sảy ra .

Xin mọi người Việt cứ bình tâm chiêm quan , còn nhiều hồi gay cấn sắp tới .

March 28-2010
Lê Văn Xương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét