Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Bão táp đang hình thành ở phương Đông

Lê Văn Xương

Thế giới hiện bị bao phủ bởi mối quan hệ Mỹ với Hoa Lục CS : chứng khoán lên hay xuống , chỉ giá các loại tiền tệ , tỷ lệ thất nghiệp tăng hay giảm , kinh tế thế giới có được ổn định đến đâu ? ; trong lâu dài Phương Tây liệu có thể thiết lập được một chỉ tệ chung cho thế giới để từng bước giảm bớt cách biệt giữa nước giầu với nước nghèo như một bước căn bản nhằm thực hiện trong thực tế khái niệm về quốc gia toàn cầu hay không , tất cả đều lệ thuộc vào mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ với Tầu .
Tầu được một số nhà nghiên cứu nói đến như thế lực lớn tạo ảnh hưởng mạnh đối với thế giới trong thế kỷ 21 này . Tầu cũng rất lấy làm thích thú với đánh giá kiểu đó và Tầu đem các điều đó nói với dân Tầu về một nước Trung Hoa vĩ đại được các thế lực đã từng khinh mạt Tầu trong quá khứ nay phải biết đến sức mạnh của Tầu . Tầu nghĩ rằng cứ theo các kế sách hiện nay thì chẳng bao lâu nữa Tầu sẽ xâm lăng toàn cầu bằng các cuộc di dân trên quy mô rộng lớn có kết hợp với kinh tế chính trị quân sự cũng như văn hóa trong dài hạn để chỉ cuối thế kỷ 21 này Tầu sẽ cai trị cả thế giới này mà chẳng cần đến việc xử dụng quân sự nhằm tước đoạt như Hitler , Napoleon hay Staline đã vội làm nên đã thất bại hoàn toàn . Nhưng Tầu vẫn phải tăng cường tối đa sức mạnh quân sự , nước Tầu vẫn phải chấp nhận hy sinh nhiều hơn nữa cho một nước Tầu vĩ đại trong tương lai , đủ sức đè bẹp sức mạnh của Phương Tây đã thống trị thế giới này trong suốt 5 thế kỷ qua.
Tham vọng điên cuồng của Tầu là điều cả thế giới này đều biết , nhưng Mỹ vẫn cố tình làm ngơ mặc cho Tầu chuẩn bị lực lượng , tung các đòn chiếm đoạt xâm lăng bằng đủ mọi cách khác nhau . Điều này làm cho không ít nước nhỏ kế cận Tầu cảm thấy hoang mang trách cứ Mỹ ; cớ sao cứ để Tầu thao túng chính trường thế giới mọi mặt như : về kinh tế , xâm lăng các nước khác nhằm vơ vét tài nguyên , đe dọa an ninh của Mỹ cũng như Âu Châu một cách công khai như vậy ? phải chăng nước Mỹ này cũng khiếp nhược Tầu đến như vậy sao ? nếu vậy thì còn ai dám kết thân với Mỹ nữa ? Cảm nhận này được thể hiện rất rõ đối với nhiều người Việt Nam , Campuchea hay Lào đã từng một thời sát cánh với Mỹ trong chiến tranh lạnh nhằm mưu cầu tự do độc lập cho xứ sở họ .
Quyền Lực Toàn Cầu cũng như Mỹ là các thế lực lớn có thể tính truyện dài hạn như lịch sử đã để lộ ra như vậy . Suốt thế kỷ 20 họ tập trung giải quyết chủ nghĩa quốc gia cực đoan tại Đức , Nhật với Nga . Tình hình hiện nay , thế giới phải đối diện với thách thức mới to lớn hơn nhiều so với thế kỷ 20, vậy liệu quyền lực thế giới cùng Mỹ có thể tiếp tục cách thức hành sử như hồi thế kỷ trước được hay không ? đó là câu hỏi lớn hiện nay .

VẪN LÀ CÁC BẤT TRẮC CŨ .

Tầu biết đang bị Mỹ vây chặt các mặt thông qua chủ trương lôi kéo đồng minh dựa trên mối lo của các quốc gia trong vùng liên quan đến chủ trương xâm lăng ngấm ngầm của Tầu . Các quốc gia ấy dù độc tài hay CS đều phải đối diện với sự chọn lựa sống còn : hoặc cho chế độ và quyền lợi của nhóm cầm quyền , hoặc là sự tồn tại của dân tộc họ . Đó là sự chọn lựa khó khăn vì ngay trong các thế lực cầm quyền ấy vẫn tồn tại thế lực thân Tầu đã được xây dựng và củng cố từ rất lâu trước đó thông qua các làn sóng di dân từ thời nhà Thanh ; cùng các làn sóng di dân được ngụy trang dưới dạng công nhân hay thương gia hiện đang ồ ạt đổ vào trong vùng , được Bắc kinh công khai chủ trương yểm trợ chánh thức như kế sách xâm lăng không tiếng súng đối với các quốc gia có lãnh thổ liền với Tầu , thậm chí cả các lãnh thổ xa Tầu như tại Châu Phi , Nam Mỹ hay Úc Châu .
Kế sách này được ngụy trang và thi hành bởi các công ty được mặc cho vỏ bọc bề ngoài là làm ăn đầu tư . Tầu nhắm các mục tiêu chính sau đây khi chủ trương xử dụng tối đa lợi thế về số dự trữ ngoại tệ khổng lồ thâu được trong thương mại với Mỹ và Âu Châu :
Thứ nhất là khai triển các kỹ thuật khai thác đã lỗi thời , hoặc các công cụ do Tầu sản xuất để khai thác hầm mỏ , được coi như vốn đầu tư trực tiếp với giá cả do Tầu áp đặt . Thực tế các tư bản đó chẳng có giá trị gì vì quá lỗi thời và lạc hậu , đang gây ra các đe dọa về môi sinh toàn cầu một cách ngiêm trọng .
Thứ hai là chủ yếu chúng chuyển công nhân sang xâm lăng các quốc gia , công nhân này thực tế chính là các đơn vị quân đội tình báo trá hình , sẵn sàng kết hợp với đạo quân thứ năm của Tầu tại chỗ để xâm lăng bằng vũ lực khi chín mùi .
Thứ ba là Tầu lợi dụng các dự án đầu tư bằng cách gây áp lực về quân sự , chính trị ngoại giao , kinh tế với nhà cầm quyền các quốc gia mà Tầu quan tâm để ép các nhà cầm quyền tại chỗ phải ký kết các thỏa hiệp đầu tư làm bình phong , để Tầu chuyển người qua khai thác thương mại hay dưới dạng nhượng quyền khai thác nông nghiệp để di chuyển dân Tầu đến đó khai thác như bước đầu của tiến trình xâm lăng theo kiểu tầm ăn dâu .
Thứ tư là ý dồ xâm lăng là chính , do thế Tầu có thể chấp nhận lỗ trong giai đoạn đầu , chúng chẳng quan tâm .
Thứ năm là đối với những vùng không thể xâm nhập trực tiếp theo kiểu nêu trên , như Ấn Độ chẳng hạn , chúng xây dựng các phong trào Maoist tại các vùng dọc biên giới để xâm nhập , tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại . Ta chứng kiến việc này như đang sảy ra tại các bang xa xôi của Ấn Độ sát với biên giới với Bhutan , Nepal .
Ý đồ này của Tầu được chứng minh rất rõ khi chúng ép các quốc gia láng diềng của Tầu , mà Việt Nam CS là cụ thể nhất , cho phép người Tầu được đi vào nước ta mà không cần chiếu khán . Việc này cũng đang sảy ra tại Lào và Campuchea cũng như Miến Điện . Khi các vùng này bị Tầu khống chế thì Thái Lan bị ép ở cả bốn mặt , nên trước sau gì cũng bị tràn ngập bởi Tầu , có thể chỉ trong vòng 10 năm tới. Từ Đông Dương , chúng sẽ bành trướng cũng bằng các làn sóng di dân đến chiếm hết các đảo ở Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương . Tầu ước tính có thể không quá 30 năm tới , phương Tây bị đẩy ra khỏi vùng Viễn Đông cũng như Ấn Độ Dương , phần lớn Châu Phi sẽ bị Tầu chiếm . Ấn Độ , Nhật Bản , Úc phải quy phục Tầu . Trong 50 năm Tầu sẽ làm chủ Thái Bình Dương , cuối thế kỷ 21 Tầu sẽ làm chủ thế giới , trật tự Hán từng bước hình thành là vậy .
Cụ thể được chứng minh qua thực tế hôm tết mới đây , một số người Việt tại Mỹ về nước ăn tết , vì không mua được vé máy bay đi Hà Nội , nên phải mua vé máy bay của Air China đi qua ngả Bắc Kinh xuống Nam Kinh rồi từ Nam Kinh về Hà Nội . Một số việt kiều ấy kể lại “ trên máy bay đi Bắc Kinh , gần 90% là khách người Tầu , chúng ăn mặc hoàn toàn như lính biệt kích , chúng rất coi thường luật lệ của cả VN cũng như của Tầu . Đi đường bay quốc nội của Tầu mới thấy nước Tầu hoàn toàn vô luật pháp , kỷ luật ; đó là xã hội rất hỗn loạn từ bên trong “
Những tin tức xác thực đó , nhiều người Việt hải ngoại về nước hoàn toàn không biết , người trong nước bị bưng bít hoàn toàn nên chẳng hiểu gì về việc Tầu bí mật xâm lăng nước ta như thế nào . Cũng từ nguồn tin đó cho biết : tại Hà Nội , tụi Tầu lấy vợ người việt sống dọc theo biên giới hai nước . Tại Hà Nội xuất hiện nhiều nhóm gia đình kiểu chồng tầu vợ việt , con cái nói tiếng Tầu xí xố, chúng hành xử như nước ta là thuộc địa của chúng , dân ta như một thứ dân bị Tầu cai trị như xưa vậy . Thực tế đó Đảng CS biết hay không ? người Việt trong nước cũng như hải ngoại cần làm gì ? đó là các câu hỏi cực kỳ quan trọng liên quan đến vận mệnh nước nhà hiện nay .
Hẳn nhiên , những gì đang sảy ra ở VN cũng đang sảy ra bên Lào , Campuchea , Miến Điện , Bhutan, Nepal , hoặc vùng biên giới Thái Lan tiếp giáp với Tầu , tạo thành thế liên hoàn trong sách lược xâm lăng trên bộ của Hán nhắm vào các nước có biên giới chung với Tầu . Kế sách này được phối hợp với sách lược tăng cường lực lượng quốc phòng , hiện đại hóa quân đội chủ yếu nhắm vào hải , không lực cũng như kỹ thuật không gian , lực lượng hỏa tiễn đa đầu có khả năng đe dọa hạm đội Mỹ trong vùng Thái Bình Dương , đồng thời tạo răn đe đối với Nhật Bản cũng như Úc Đại Lợi hoặc Ấn Độ . Chủ trương ngoại giao của Tầu luôn cản chân Mỹ cũng như Phương Tây về các đủ mọi vấn đề có thể làm suy giảm khả năng bành trướng của Tầu như vấn đề môi sinh , vấn đề Iran , vấn đề Dafur .
Việc Iran có bom nguyên tử chỉ còn tính từng tháng như nhận định mới nhất của cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế vừa mới đưa ra cách nay vài ngày . Iran trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn vùng hơn cả Sadam Husein trước đây . Tầu đứng sau việc cung cấp cho Iran mọi thứ vũ khí từ kỹ thuật hỏa tiễn , nguyên tử đến kỹ thuật không gian ; mới đây Iran đã phóng một vệ tinh lên không gian cũng với sự trợ giúp kỹ thuật từ Tầu . Phần đóng góp của Nga chỉ là thêm vô thôi vì dù Nga không can dự vào toan tính này thì Iran vẫn có được các kỹ thuật như vậy từ Tầu thông qua các đường dây chuyển giao kỹ thuật bí mật . Trước khả năng Iran có vũ khí nguyên tử , Do Thái đã phải nhờ đến Nga để yêu cầu Nga tìm cách ngăn chặn việc Iran mở rộng khả năng hạch nhân của mình . Nhưng việc này thực tế cho thấy sẽ chẳng đi đến đâu vì Iran cần Tầu hơn là Nga để bảo vệ giới giáo sỹ đang bị dân chúng quyết liệt chống đối . Trước yêu cầu của Do Thái , Nga lên tiếng cho biết việc chuyển giao hỏa tiễn cho Iran bị chậm trễ vì lý do kỹ thuật , đó chỉ là cách đáp ứng mang tính ngoại giao đối với yêu cầu của Do Thái mà thôi.
Trước mối đe dọa từ Iran , Ngoại Trưởng Mỹ trong hội nghị bàn về an ninh của Trung Đông họp tại Dubai mới đây tuyên bố : Iran có vũ khí nguyên tử thì cái giá phải trả là rất lớn lao sau này . Ngay sau đó theo đài BBC thì Saudis Arabia lên tiếng đòi trừng phạt Iran . Tầu vẫn một mực lên tiếng chủ trương thương thảo với Iran về vấn đề hạch nhân của xứ này , chống lại mọi đề nghị của Phương Tây đòi hỏi LHQ cần ra nghị quyết cấm vận đối với Iran . Trong khi đó bên trong nước Iran , bất ổn chính trị ngày càng leo thang , giới Giáo Sỹ đã lên tiếng tố cáo Mỹ đứng sau các lời tuyên truyền sai lạc . Giới Giáo Sỹ ở Iran thực tế đang đối diện với áp lực từ nhiều phía , nhưng chủ yếu là từ chính các quốc gia Hồi Giáo trong vùng như Ai Cập , Saudis Arabia , Thổ Nhĩ Kỳ , kể cả Do Thái . Do Thái sở đắc vũ khí nguyên tử là điều ai cũng biết , mặc dù Do Thái không bao giờ xác nhận việc đó . Nhưng khả năng hủy diệt Iran của Do Thái là rất thực , Iran cùng các nước Hồi Giáo khác không thể xem thường . Các quốc gia Hồi Giáo trong vùng Trung Đông không thể ngồi yên nhìn Iran có vũ khí nguyên tử cùng với hõa tiễn tầm trung trong hiện nay và hỏa tiễn liên lục địa trong tương lai không xa quá ba hoặc năm năm tới .
Iran , như lịch sử đã để lại , mỗi khi mạnh lên họ luôn xâm lăng về hai hướng Đông cũng như Tây ; tình hình bây giờ có nhiều khác biệt so với quá khứ , nếu Iran nhảy vào Irak , họ sẽ bị Ai Cập cũng như Thổ Nhĩ Kỳ là hai thế lực hùng mạnh và có lịch sử đối đầu với Persia trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của vùng này , sẽ tung quân đánh tan Iran ngay tức khắc . Cho nên chắc chắn Iran không dám xua quân đánh chiếm Irak như họ đã từng hành động như vậy trong quá khứ . Đó là chưa kể đến phản ứng của Do Thái với sức mạnh kinh hồn dễ dàng đánh phủ đầu Iran ngay trước khi Iran ra tay .
Iran hiện bất ổn trong nước , không dẹp ngay lực lượng đối kháng sẽ sớm dẫn đến chế độ Giáo Trưởng Iran bị chính nhân dân Iran lật đổ . Cho nên Iran rất cần có vũ khí nguyên tử , hỏa tiễn tầm xa đủ sức đánh vào vùng được coi là sung yếu đối với an ninh của Mỹ cũng như NATO để đặt điều kiện thương thuyết về tương lai của Iran . Vùng đó là Afghanistan nơi quân NATO được tăng cường thêm 30,000 nhằm ổn định tình hình tại Afghanistan để sớm chuyển giao quyền điều hành đất nước Afghanistan cho người dân xứ đó . Đòn thứ hai mà Iran có thể tung ra là đánh đắm tầu dầu trong vịnh Homutz để vừa đánh kinh tế Irak , Saudis , Kuwait . vừa đe dọa an ninh vùng Vịnh . Do thế , ta sẽ không ngạc nhiên khi mọi phương tiện truyền thông quốc tế đều tập trung vào vấn đề Iran như mối đe dọa chính yếu đối với an ninh Trung Đông cũng như Á Châu nói chung .
Thực ra nói đến Iran là chỉ mới nói về diện , điểm chính là Tầu . Hầu hết các cuộc điều trần , các cuộc tranh luận trong các cuộc hội thảo chuyên môn từ Âu Châu đến Mỹ , khi bàn đến bất cứ vấn đề gì liên quan đến các nước khác hoặc các vấn đề kinh tế tài chánh thì các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò của Tầu đứng sau các vấn đề đó . Đó là cách bán chánh thức kết án Tầu về mọi vấn đề liên quan đến chủ trương đường lối của Bắc Kinh ; chiều hướng này nay trở thành phong trào chính yếu đối với các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như các cơ quan nghiên cứu Âu Mỹ , để trở thành cao trào chống Tầu đang ngày càng trở nên mạnh hơn . Tầu sẽ phản ứng ra sao khi phải đối diện với ngọn gió đang đổi chiều như vậy , đó là câu hỏi quan trọng hiện nay .
Tại hội nghị Copenhague về khí hậu mới đây , Tầu đã tỏ ra rất trịch thượng khi chỉ gởi một cán bộ cấp bộ trưởng tới dự , đích thân ông Obama vào phút cuối phải vội vã bay qua Copenhague tìm gặp Hồ Cẩm Đào để bàn về quyết định chung cuộc liên quan đến định mức khí thải toàn cầu . Mặc dù định mức đạt được tại Copenhague chỉ mang tính tượng trưng , nhưng để cho hội nghị thất bại mà không có một thông cáo chung còn nguy hại hơn rất nhiều đối với thế giới . Đó là lý do chính yếu khiến ông Obama phải hạ mình đến gặp Hồ Cẩm Đào . Hành động của Hồ tại Copenhague trở thành chủ đề quan trọng đối với dư luận Mỹ cũng như thế giới , nó giống như giọt nước làm tràn ly khiến Ông Obama mau chóng quyết định bán cho Đài Loan 6.4 tỷ dollar trang bị quân sự , cũng như gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma là Lãnh Tụ Tinh Thần của Tây Tạng .
Sự kiện Copenhague cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ với Bắc Kinh đang trải qua cơn sóng gió dữ dội về nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi sinh tử của cả hai phía . Bắc Kinh nay hiểu rằng , vị trí của Đảng Dân Chủ cũng như vai trò lãnh đạo nước Mỹ của Ông Obama đang bị thử thách nghiêm trọng , nên ông Obama bèn hướng mũi dùi tấn công về phía Tầu qua việc bán vũ khí cho Đài Loan cũng như tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma . Do thế Tầu cần tỏ ra uyển chuyển hơn trước các đòi hỏi của Mỹ : như việc tuyên bố năm 2010 Tầu sẽ để cho đồng Yuan của Tầu tăng giá theo yêu cầu của Mỹ , coi việc bán vũ khí cho Đài Loan không quá quan trọng vì Mỹ cũng không bán F16 cho Đài Loan , ra lệnh triệt hạ trang mạng chuyên dạy về tin tặc . Ngay cả sự kiện Ông Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong vị trí của người lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng thì Bắc Kinh vẫn không dám lớn lối lên tiếng đe dọa như họ vẫn thường làm như trước đây .
Thái độ đó của Bắc kinh thực ra không lạ vì già néo đứt dây ; nếu tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát thì Bắc Kinh là kẻ thua thiệt đầu tiên , cho nên Bắc Kinh phải xuống thang để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới đây (dự trù vào tháng bảy này) của Hồ Cẩm Đào tại Washington . Bắc Kinh trước đây đã cố tình tiếp ông Obama theo nghi lễ quốc khách , Ông Obama trước đây cũng đã cố tình tiếp ông Thủ Tướng Ấn Độ theo nghi lễ quốc khách , nên Hồ Cẩm Đào cũng muốn được tiếp như vậy tại Washington để Bắc Kinh tuyên truyền với dân Tầu về mối quan hệ vẫn nồng thắm giữa hai phía . Dân Tầu vốn rất sợ mối quan hệ với Mỹ xấu đi , mà thực ra thì dân Tầu cũng biết rằng Mỹ chẳng phải là con cọp giấy như Mao đã từng nói .
Quan sát tình hình sâu hơn ta sẽ thấy , khi mối quan hệ Mỹ Tầu trở nên gay gắt từng hồi từng chặp thì Bắc Triều Tiên cũng như Iran đáp ứng theo những cách khác nhau , như Iran thử hỏa tiễn tầm trung có khả năng oanh tạc Do Thái cũng như đe dọa an ninh toàn vùng . Theo cách này thì trước chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào đến Washington , thế nào Iran cũng có một hành động nào đó phụ họa với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp với Mỹ về nhiều vấn đề quốc tế , thí dụ Iran tuyên bố có đầu đạn nguyên tử , hoặc thử hỏa tiễn có tầm bắn xa 2500 km chẳng hạn .
Sự quan sát chủ trương cũng như đường lối của Mỹ và phương Tây thực tế khó khăn hơn gấp bội so với việc quan sát đường lối của Bắc Kinh ; vì trong rất nhiều chính sách đang được thi hành , có những chủ trương liên quan trực tiếp đến tình hình nhưng cũng không thiếu các sự kiện thực tế chuẩn bị cho tương lai xa hơn đối với thế giới . Điều này luôn gây bối rối rất nhiều cho những người phân tích .
Ta cần xem xét đôi điều liên quan .

TÌNH HÌNH AFGHANISTAN

Về tình hình Afghanistan , liên quân NATO - Afghanistan gồm 15,000 quân đang tung ra cuộc tấn công vào cứ điểm của Taliban tại tỉnh Helmand trong vùng nam Afghanistan , đây cũng là nơi chủ yếu trồng cây thẩu vốn đem lại lợi tức cho đám tàn binh Taliban hàng năm khoảng 300 triệu dollar . Một số cấp lãnh đạo Taliban tại Pakistan khoảng 9 người trong đó có hai Thống Đốc thuộc Taliban đã bị lực lượng an ninh Pakistan bắt giữ trong cuộc truy quét mới đây tại Karachi khi nhóm này đến địa điểm họp với Abdul Baradar . Nhưng quan trọng hơn hết là lực lượng an ninh Pakistan với sự trợ giúp của tình báo Mỹ đã bắt giữ được nhân vật số hai Abdul Ghani Baradar là phụ tá chính cho lãnh tụ một mắt Taliban là Mullar Mohammad Omar . Còn những ai khác trong ban lãnh đạo Taliban tại Pakistan bị bắt nữa hay không , ta không được biết . Nhưng chắc chắn còn nhiều thành phần khác bị bắt trong cuộc truy bắt này .
Vấn đề này tác động đến tình hình trong nội địa Afghanistan cũng như đối với Pakistan . Tại Afghanistan thì cuộc thương thuyết nhằm tìm sự hòa giải để các nhóm Taliban ở cả hai bên biên giới Pakistan với Afghanistan buông súng để tham gia đời sống chính trị bình thường trong nước Afghanistan theo chính sách hòa giải dân tộc được chính phủ Hamid Kazai công bố và được quốc tế ủng hộ tại Hội Nghị London mới đây , chắc chắn sẽ có cơ hội tiến triển cụ thể hơn . Thực ra thì Taliban bây giờ khó có sự chọn lựa nào khác : khi áp lực quân sự được NATO tung ra , khi nguồn tiền bị cạn kiệt vì mất quyền kiểm soát việc buôn bán thuốc phiện , nhóm lãnh đạo bị bắt , chính phủ Pakistan truy quét liên tục . Bộ phận chủ hòa của Taliban buông súng cũng là truyện nên làm . Chủ trương trong lâu dài của Taliban thế nào lại là truyện khác . Trong điều kiện như vậy , các cuộc thương thuyết giữa ông Hamid Kazai với các Bô Lão Bộ Tộc , với nhóm chủ hòa Taliban chắc chắn sẽ sớm đạt được những tiến bộ ngoạn mục trong các tháng tới đây . Điều này có thể mở đường cho một giải pháp hòa giải giữa người Afghanistan với nhau để mở đường cho quân NATO sớm rút khỏi lãnh thổ này . Hy vọng tiến trình rút quân NATO tại Afghanistan có thể bắt đầu ngay cuối năm nay .
Ảnh hưởng khác do vụ bắt giữ Baradar liên hệ đến Pakistan . Câu hỏi được đặt ra là : liệu sự bắt giữ Abdul Baradar được coi là thành công về mặt chiến thuật của Pakistan với sự tiếp tay của Mỹ có dẫn đến cuộc đảo chánh tại Pakistan hay không ? Câu hỏi như vậy đã được tờ New York Time nêu ra trong bài viết mới đây . Nếu điều này sảy ra thì tình hình trong toàn vùng Nam Á sẽ thay đổi mau chóng theo hướng rất khó lường trước được . Pakistan hiện nay vẫn đu dây với cả Mỹ , Tầu lẫn Ấn Độ . Taliban Pakistan kết hợp với al Queda khi bị đẩy đến chân tường dễ dàng kết hợp với các thế lực khác bên trong Pakistan cũng như bên ngoài như Trung Cộng chẳng hạn có thể thực hiện cuộc đảo chánh quân sự kiểu đó , để rồi cuối cùng quyền lực chính trị lại chuyển vào tay giới tướng lĩnh Pakistan . Pakistan có truyền thống đảo chánh để dẫn đến chỗ quân đội nắm quyền . Các chính quyền dân sự thường được coi như các chính quyền chuyển tiếp mà thôi ; việc này xuất phát từ tình trạng sứ quân mà ra , mỗi đảng chính trị là tập hợp các sứ quân thuộc mỗi vùng riêng biệt luôn đố kỵ với nhau , không hề đặt trên căn bản một nước Pakistan thống nhất .

QUAN HỆ MỸ NHẬT .

Các quân cờ trên toàn vùng Á Châu nay đang chuyển động theo nhiều hướng khác nhau . Như tại Miến Điện thì nhà cầm quyền quân sự tại đấy đã trả tự do cho Ông Tin Oo là phó cho Đảng do bà Aung San Su Kyi thành lập , theo tin loan tải thì sắp tới đây , cả bà Su Kyi cũng sẽ được trả tự do . Việc này chưa thể sảy ra sớm được , nhưng ít nhất điều đó cũng báo hiệu tương lai của nước Miến Điện , một khi tình hình thế giới thay đổi .
Tại Nhật Bản thì mối quan hệ Mỹ Nhật đang trở nên u ám vì tranh cãi liên quan đến tương lai của căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa cũng như vụ thu hồi sửa chữa khoảng 9 triệu xe Toyota . Việc này cho thấy đằng sau cánh cửa khép kín đang diễn ra những cuộc tranh luận về nhiều vấn đề tế nhị liên quan đến phần đóng góp cũng như vai trò của các quốc gia đã được ưu đãi trong thời gian dài đã qua đối với thế giới trong tương lai .
Hai vấn đề nêu trên dù sao cũng chỉ mới là các biểu hiện mặt nổi mà thôi , vấn đề chính là mối quan hệ Mỹ Nhật trong tương lai liên quan đến vai trò của Nhật trong vùng Thái Bình Dương một khi người Nga tái xuất hiện trong vùng như thế lực chính trị quân sự có thể cản chân Nhật Bản về lâu về dài; kế đến là vấn đề căn cứ Okinawa còn liên hệ đến an ninh của Đài Loan , thậm chí cả Hoa Lục sau này nữa ; thứ ba là vấn đề thặng dư thương mại của Nhật với Mỹ . Mỹ đòi Tầu phải giảm bớt thâm thủng mậu dịch , thì Mỹ cũng đòi hỏi Nhật Bản hoặc bất cứ nước nào có thặng dư mậu dịch với Mỹ phải làm như vậy . Đó là lẽ công bằng trong thương mại thôi . Ông Obama trong diễn văn Liên Bang nói đến việc tăng gấp đối số xuất khẩu của Mỹ trong năm năm tới thì ông phải hành động để đạt cho bằng được mục tiêu đề ra . Đó mới là mấu chốt để Bắc kinh âu lo , và cũng là vấn đề ngầm chi phối quan hệ Mỹ Nhật hiện nay .
Cách nay vài tuần , một vị được coi là biết nhiều việc , có thăm dò suy nghĩ của tôi khi đặt ra câu hỏi là “ vậy liệu mối quan hệ Mỹ Nhật xấu đi có dẫn đến việc Nhật tái trang bị hay không ? “ Tôi đã trả lời là : việc đó không thể dẫn đến chỗ Nhật tăng cường tái vũ trang , nhưng đặt Nhật Bản vào chỗ phải duyệt lại vai trò của mình tại Á Châu cũng như mối quan hệ thương mại với Mỹ . Do thế , vụ Toyota thậm chí có thể còn vụ khác nữa sẽ sảy ra trong tương lai tới đây , đều thể hiện chủ trương điều chỉnh lại tương quan Mỹ Nhật cũng như Nhật với Á Châu trong tình thế mới sẽ diễn biến trong tương lai không xa . Mối quan hệ Mỹ Nhật chỉ cho ta thấy , ngay bên trong khối G8 cũng có những tranh chấp nhất định . Dù vậy các tranh chấp đó sẽ được giải quyết trên căn bản mà các bên có thể chấp nhận được . Người Nhật đã được hưởng qúa nhiều ưu đãi trong suốt hơn 60 năm qua , bây giờ là lúc họ cũng nên nhường một phần ưu đãi đó cho các nước khác , thậm chí đóng góp xứng đáng phần mình cho thế giới mới mà họ tốn rất ít công sức để hình thành .

VẤN ĐỀ TẦU .

Bắc Kinh chịu sức ép của Mỹ liên quan đến đủ mọi vấn đề ; nhưng chủ yếu là Bắc kinh quyết bành trướng nước lớn , đe dọa sự ổn định thế giới , không chấp nhận thương mại tự do . Trước sức ép của Phương Tây dẫn đầu bởi Mỹ . Bắc kinh chủ trương vừa chuẩn bị đánh vừa đàm phán . Quan trọng nhất là Bắc Kinh tìm mọi phương cách đối đầu với Mỹ bằng cách xâm nhập hệ thống điện toán của các cơ quan Mỹ để tìm kiếm các thông tin nhạy bén , cũng như ngăn chặn việc tuyên truyền trong dân chũng Tầu qua hệ thống Internet hiện nay có khoảng gần 300 triệu người Tầu tham dự . Vụ Google chỉ là mặt nổi của tảng băng sơn khổng lồ phía dưới mà thôi . Bắc Kinh cũng giảm bớt việc mua công trái của Mỹ từ 789.6 tỷ xuống còn 755.4 tỷ dollar đem tiền về dự trữ trong nước để đề phòng bất trắc có thể sảy ra bất cứ lúc nào . Trong khi đó , Bắc Kinh tăng cường quấy rối Ấn Độ thông qua đạo quân Maoist nằm dọc biên giới Ấn Độ với Bhutan và Nepal , mới đây 11 cảnh sát Ấn bị cánh Maoist sát hại . Bắc kinh rõ ràng đang cảm thấy bất an về các diễn biến của tình hình hiện nay .
Mọi việc dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh , khi con bài Iran có thể hành động bất ngờ rất khó lường một khi cánh giáo sỹ tại Teheran bị đẩy đến chân tường . Mặt khác dường như cuộc chiến trên mạng đang vượt khỏi tầm kiểm soát của Bắc kinh . Nếu một khi tin tặc Trung Cộng , hiện được đào tạo rất đông tại Viện Đại Học Thượng Hải và Sơn Đông , đồng thời được phổ biến công khai trên trang mạng chuyên dạy về tin tặc , có những khám phá bất ngờ làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống Internet toàn cầu thì sao ? Việc này xem vậy vẫn có khả năng sảy ra vì tin tặc , nhưng cũng có thể vì các yếu tố thiên nhiên như sóng mặt trời thường bộc phát theo chu kỳ khoảng 11 năm , sẽ dẫn đến việc làm gián đoạn mọi liên lạc trên thế giới thì hậu quả thật khó lường được .

CYBER ATTACK SIMULATION , CYBER SHOCKWAVE SẼ SẢY RA .

Chưa bao giờ an ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng hơn lúc này . Việc Bắc Triều Tiên , Iran sở đắc vũ khí nguyên tử cũng như hỏa tiễn tầm xa cho thấy âm mưu sâu rộng của Bắc Kinh trong quyết tâm phá hoại thế giới một cách có hệ thống . Một khi Iran có đầu đạn nguyên tử như Cơ Quan IAEA (nguyên tử năng quốc tế) vừa mới đây tuyên bố là Iran đang chế tạo đầu đạn nguyên tử , điều đó cho thấy Iran đã tiến xa đến mức nào trong việc tinh chế Uranium . Một khi Iran có vũ khí nguyên tử thì cục diện thế giới thay đổi mau chóng ; khi đó Ai Cập , Thổ Nhĩ Kỳ , Brazil , Argentina …sẽ đua nhau tìm cách sản xuất vũ khí nguyên tử . Hiểm họa chiến tranh hạch nhân thật khó lường .
Nhưng vấn đề an ninh thế giới không đơn giản chỉ liên hệ đến vấn đề nguyên tử không thôi ; hình thái chiến tranh quan trọng khác ít tốn kém hơn hoàn toàn có khả năng đánh gục đối phương có sức mạnh quân sự nhất thế giới như Mỹ hay Anh chẳng hạn liên quan đến chiến tranh trên mạng được thực hiện bởi các hacker được Nga , Tầu tập trung đào tạo và coi là một hình thái khác của kiểu chiến tranh không tuyên chiến . Tầu đã thành lập hẳn hai trung tâm đào tạo hacker tại hai viện đại học Thượng Hải và Sơn Đông , mở hẳn một Web Site dậy về tin tặc . Các tin tặc được huấn luyện thuần thục , chỉ cần một máy computer hay một laptop cũng có thể gây ra một cuộc tấn công ồ ạt vào mạng lưới thông tin toàn cầu từ phone di động , đến internet , mau chóng cắt đứt mọi lưu thông trên mạng , đẩy các quốc gia càng tiến bộ bao nhiêu càng dễ đi vào hỗn loạn bấy nhiêu . Các tin tặc này không nhất thiết nằm tại Tầu , chúng dễ dàng xâm nhập vào bất cứ quốc gia nào khác để tung ra các đòn tấn công kiểu ấy .
Quốc gia bị tấn công , nếu khám phá ra tin tặc thì đã quá trễ và không thể kết luận rằng đó là sự tấn công vào nước mình được , vì đó chỉ là hành động cá nhân . Nên quốc gia bị tin tặc tấn công không thể nại ra bất cứ lý do gì để tấn công trả đũa bằng các phương tiện chính thống của mình như quân sự hay thương mại được . Các quốc gia càng tiến bộ bao nhiêu như Mỹ chẳng hạn thì mối hiểm nguy càng cao hơn , mọi lãnh vực đều được nối mạng để điều khiển tự động : như điện , nước, hệ thống ngân hàng , hệ thống chỉ huy kiểm soát trong quân sự , cũng như các hệ thống truyền đạt tin tức khác kể cả các tin tức tối mật quốc gia . Việc nối mạng như vậy được tự động hóa hoàn toàn dựa vào một hệ thống vệ tinh bao phủ toàn bề mặt trái đất . Một khi tin tặc xâm nhập ngay vào hệ thống vệ tinh ấy hoặc các Server chủ thì sự cắt đứt mọi trao đổi thông tin sẽ bị đảo lộn ngay tức khắc , toàn bộ dữ kiện sẽ biến mất chỉ trong khoảnh khắc . Sáo trộn sẽ sảy ra ngay tức thì . Thí dụ như hệ thống vận chuyển sẽ bị xáo trộn hoàn toàn , ngân hàng sẽ không thể chi trả tiền , điện sẽ bị cắt đứt hoặc , trộm cướp sẽ sảy ra trên quy mô lớn dẫn đến loạn ngay từ bên trong . Việc này nếu kết hợp với các hoạt động khủng bố , không cần nguyên tử hay bom bẩn ; chỉ cần mấy nhóm Hồi Giáo cực đoan xả súng bắn vào chỗ tập trung dân cư , cũng đủ sức gây tan rã cho quốc gia được gọi là siêu cường số một trên thế giới như Mỹ chẳng hạn .
Ý đồ chiến lược này của Bắc Kinh thật rõ ràng , thứ bảy tuần trước trên diễn đàn tôi đã tập trung cảnh báo việc này ; đến tối đài CNN đã trình bày chi tiết qua cuộc bàn luận giữa những nhân vật gạo cội liên hệ đến an ninh trên mạng của Mỹ , các vị ấy cũng đã xác nhận ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với an ninh nước Mỹ một khi hacker Tầu tung ra một cuộc tấn công đồng loạt vào các server chủ yếu của nước Mỹ (cảnh báo này đã được tờ New York time cách nay vài ngày nêu đích danh trường đại học Thượng Hải đã tấn công tin tặc vào hệ thống Google và nhiều web site khác của chính quyền Mỹ) . Đó là hình thái chiến tranh cực kỳ mới mẻ mà con người chưa bao giờ trải qua , người Mỹ gọi đó là Cyber Shockwave , hay còn gọi là Cyber attack simulation . Nếu một tình huống như vậy sảy ra , nước Mỹ sẽ phải tuyên bố tình trạng quân luật ngay , một số điều căn bản trong Hiến Pháp Mỹ có thể phải tạm ngưng thi hành , chính phủ Under Ground , hay chính phủ liên tục (Continuing Government) có thể phải tạm thời điều hành đất nước cho đến khi mạng lưới chỉ huy được tái lập .
Nguy hiểm cực kỳ lớn lao có thể dẫn đến chiến tranh trên không trung giữa các hệ thống vũ khí Laser , hay Microwave , hay sung điện từ vì ai cũng tưởng rằng mình bị tấn công cả . Hỏa tiễn nguyên tử có thể được phóng đi bất chấp các hậu quả vì mọi thứ đã được chương trình hóa cả rồi . Chỉ cần một vài hỏa tiễn được một phe nào đó phóng lên thì các phe khác sẽ trả đũa ngay (retaliation) . Thực khó lường được hậu quả sẽ như thế nào đối với trái đất này . Tình huống tồi tệ nhất nếu sảy ra thì các tư lệnh chiến trường mỗi nước sẽ toàn quyền quyết định xem họ cần làm gì để bảo vệ nước họ . Chiến tranh nguyên tử , thậm chí cả sinh học cũng có thể được các quốc gia hung đồ tung ra . Mao đã từng tuyên bố : “ nếu cần chết 500 triệu dân , Tầu vẫn hành động . Vì số dân Tầu còn lại vấn đủ sức thống trị thế giới “ . Trì Hạo Điền cách nay mấy năm cũng đã từng tuyên bố kiểu như vậy . Quả thực , Tầu đang chuẩn bị canh bài được ăn cả ngã về không , để đặt điều kiện thương thuyết với Mỹ về tương lai của Tầu và cũng là của chính nhóm cầm quyền chóp bu tại Bắc Kinh . Thời gian không còn đối với Bắc kinh nữa .
Trong điều kiện như hiện nay , điều mà ta gọi là Cyber Schockwave rất khó tránh . Biết đâu thảm họa đó sẽ sảy ra ngay trong năm nay . Chúng ta có thể gọi đó là hình thái chiến tranh gì ? tai nạn hay tấn công phủ đầu của các phía liên quan thật khó biết được .
Thế giới đang đối diện với tình trạng chiến tranh khác biệt hẳn với những gì mà nhân loại đã từng chứng kiện , an ninh toàn cầu hiện rất mong manh . Chỉ cần một hacker vô danh nào đó sống trong một vùng hẻo lánh nào đó , do cái duyên hay cái nợ , do vô tình hay cố ý , đánh vào máy chủ của một hệ thống thông tin trên mạng của một quốc gia nào đó cũng có thể dẫn đến chiến tranh toàn diện mà không thể có bất cứ nỗ lực nào để ngăn chặn hữu hiệu được , vì các hệ thống vũ khí nay đều tự động hoàn toàn nên khi các phía đã tung ra thì sức hủy diệt rất lớn lao chỉ trong khoảnh khắc vài ba giờ thôi , khi ấy các đường dây ngoại giao sẽ không thể xử dụng được nữa . Chỉ trong nhấp nháy , cả một quốc gia hùng mạnh về mọi mặt phải đối diện với tình trạng tự tan rã từ bên trong .
So với quá khứ , chiến tranh cũng chỉ sảy ra trên một vùng nhất định . So với thời kỳ chiến tranh Lạnh thì cuộc đối đầu chủ yếu là tay đôi giữa Nga Xô với Mỹ , nhưng cũng chỉ về nguyên từ cùng hỏa tiễn liên lục địa mà thôi , nên hai phía có thể tránh được các tai nạn chiến tranh do hiểu lầm hoặc do vô ý nhờ đường dây điện thoại nóng thiết lập giữa hai thủ đô hai nước . Ngày nay mọi sự khác nhiều , thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh đang trở thành thách đố lớn nhất đối với thế giới . Phương Tây , đặc biệt là Mỹ hành động ra sao là việc của các Siêu Cường , phần mình ta cũng nên biết để suy ngẫm về tương lai của đất nước và dân tộc ta trong điều kiện của thế giới hôm nay.

Feb – 21 – 2010 
Lê Văn Xương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét