Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Cắt giảm vũ khí nguyên tử, khởi đầu cuộc chạy đua mới

Lê Văn Xương
 
Có thể nhiều vị thính giả thấy tôi nói quá nhiều về chiến tranh , truyện gì dù lớn hay nhỏ đều quy về chiến tranh cả , nên đã làm cho nhiều vị nghĩ rằng tôi là người hiếu chiến . Thực ra không phải như vậy . Tôi luôn nhấn mạnh đến chiến tranh là để lưu ý quý bạn trẻ sớm ý thức được tầm quan trọng của khoa học nghiên cứu về an ninh quốc gia vốn là lãnh vực chúng ta còn rất yếu kém . Đối với an ninh của đất nước , vốn là vấn đề sinh tử của bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ , dù đông hay tây , dù siêu cường hay nhược tiểu , đều phải được mọi giới quan tâm đúng mức . Thịnh suy của một quốc gia được thể hiện trong cách mà quốc gia ấy quan niệm thế nào , chuẩn bị ra sao nhằm đáp ứng được với các diễn biến quốc tế về mọi mặt , trực tiếp hay gián tiếp , xa hay gần tác động vào tình hình của quốc gia ấy . Các diến biến ấy trước mắt nhà nghiên cứu đều là chiến tranh cả . Tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề đó , để sau này các thế hệ trẻ VN là người làm chủ đất nước thật sự biết : tránh các vết xe đổ của người đi trước.

Thường mỗi bài viết đều nhắm vào mỗi chủ đề riêng biệt liên quan đến từng vấn đề khác nhau thuộc lãnh vực An Ninh Quốc Gia , một lãnh vực rất quan yếu nhưng chúng ta thực tế lại rất coi thường . Nhiều vị nghĩ rằng : cứ đậu tiến sỹ là biết mọi sự . Thực tế không phải như vậy. Vì khối kiến thức mà loài người thâu thập được quá rộng lớn nên không một ai có thể nắm vững hết được . Do thế cần  tổng hợp lại để các thế hệ mai sau có căn bản để tiếp nối , đánh giá đúng sai , chiêm nghiệm để cập nhật hóa các đánh giá dựa trên các phát kiến mới nhất để các thế hệ sau nữa cứ tiếp nối trong việc đào tạo các lớp kế thừa ngày càng khôn ngoan hơn , thực tiễn hơn , biết đi đúng với chiều hướng chung của nhân loại . Do thế , các bài viết thường khó đọc và có thể cũng khó được chia xẻ bởi quảng đại quần chúng . Không sao , các nỗ lực như vậy chỉ mới như việc vạch ra một lối mòn mà thôi , để các thế hệ sau biết cách mở ra các siêu xa lộ của trí tuệ . Đó là ước mong của cá nhân .
Tôi cũng luôn nhấn mạnh đến lịch sử , vì lịch sử dạy cho ta rất nhiều điều để các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến An Ninh Quốc Gia biết rút tỉa ra các bài học bổ ích để ứng dụng vào thực tế của đất nước , nhưng lại cố tránh tối đa các bất trắc cho các thế hệ mai sau . Các kế sách lâu dài cả trăm năm cũng xuất phát từ đó . Hiểu biết ngọn nguồn về lịch sử của dân tộc mình là vấn đề quan yếu khi lịch sử của ta đã bị Hán bóp méo biến thành của chúng trong mấy ngàn năm qua . Để rồi ta cứ tưởng rằng chỉ có lịch sử Hán mà thôi ; lịch sử ta chỉ mới khởi đầu từ thời đại Ngô Quyền hoặc sớm hơn nữa là thời Hùng Vương , và rằng nếu ta tài giỏi thì không thể để Hán xâm lăng bóp méo chiếm đoạt lịch sử của ta để biến thành của chúng được . Đó là các suy nghĩ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận quần chúng nào đó .
Cuộc chiến dành lại chủ quyền văn minh Phương Đông Bách Việt là cuộc chiến lớn lao , thần thánh ; tuy mới ở mức khởi đầu nhưng bước khởi đầu đầy khích lệ và rất đáng khâm phục với sự đóng góp ngày càng đông đảo của tầng lớp sỹ phu mới . Như quý ông Nguyễn Thiếu Dũng, Nguyễn Nhã , Người Việt Hồn Việt ở trong nước , Ông Đỗ Thành tại hải ngoại mới thêm vào các nghiên cứu của ông một bài rất giá trị khi chứng minh với các bằng chứng xác thực về mặt khoa học là : Chữ Nôm mới là cội nguồn của chữ Hán , chữ Hán chỉ là bản sao chép bất toàn của chữ Nôm được biến cải cho phù hợp với điều kiện của Hán mà thôi .
Các bài viết của các vị nêu trên và nhiều vị khác nữa cho thấy các nỗ lực sâu rộng rất có hệ thống của các vị ấy muốn dành lại quyền làm chủ văn hóa của dòng tộc Bách Việt xưa  : Làm chủ văn hóa văn minh của mình mới tự chủ đích thực được , mới xây dựng đất nước đến nơi đến chốn được . Mất chủ quyền trước hết và trên hết là mất chủ quyền về văn hóa dân tộc . Nên việc khôi phục lại chủ quyền văn hóa là ưu tiên cao nhất hiện nay . Đây là vấn đề của lịch sử nhiều ngàn năm , lúc này ta mới có những vị đã can đảm nối chí người xưa lật lại các nhận định sai lầm , các ngộ nhận lịch sử Bách Việt do Hán cố tình bóp méo để biến thành của chúng .
Quý vị hẳn ngạc nhiên khi tôi nói nhiều về lịch sử Phương Tây . Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta rất mù mờ về lịch sử của chính mình cũng như về lịch sử thế giới . Tìm hiểu sâu xa về lịch sử của mình là việc lâu dài và là sứ mệnh cao cả của nhiều thế hệ tri thức tương lai sẽ được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn dựa trên hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của nhân loại nói chung ; để biết tỏ tường giai đoạn nào của lịch sử tiến hóa ấy , tổ tiên ta đứng chủ động trong việc khởi đầu của văn minh nhân loại này , để rồi khi lịch sử di chuyển thì vai trò dẫn đạo của Bách Việt bị lui vào bóng tối ra sao . Việc này sảy ra cách nay trên 10,000 năm , cho nên ta cứ nói là lịch sử của ta chả có gì để hãnh diện là sai . Ta có tất cả , mọi thứ hiện vẫn bàng bạc xuất hiện trong mọi văn minh sau ta . Kỹ thuật cùng các hiểu biết hiện nay và sau này cho phép ta tổng hợp các hiểu biết ấy ngày một sâu hơn , để trên căn bản ấy ta biết xây dựng lại đất nước như thế nào và sống với người khác ra sao cho thật thích hợp.
Nhưng lịch sử phương Tây mới để lại cho ta nhiều bài học quý giá đối với xã hội hiện đại , vì họ đã trải qua các hình thái xã hội mà ta chưa trải nghiệm . Học hỏi nghiêm chỉnh đúng quy cách không có gì là nhục cả , chẳng có gì để cứ ôm lấy mặc cảm tự ti là ta lại muốn trở thành một thứ bản sao chép bất toàn của văn minh phương Tây . Chẳng bao giờ có truyện ấy cho dù tình trạng rất tồi tệ hiện nay ở trong nước ; chính yếu vì cội nguồn văn hóa phương Đông mà ta làm chủ và nắm vững chắc . Hãy cứ xem chữ Quốc Ngữ xuất hiện như thế nào , khi Giám Mục Bá Đa Lộc là một tu sỹ Dòng Tên , vừa học âm do một cậu bé 10 tuổi dạy ông cách phát âm tiếng Việt , trong khi cậu bé ấy cũng học tiếng nước ngoài do tu sỹ Bá Đa Lộc chỉ dạy . Quả thật hai người đều là thầy của nhau, điều đó chính là thể nghiệm của lịch sử Bách Việt với Phương Tây đấy . Nếu không nắm được quy luật của ngũ âm , Tu sỹ Bá Đa Lộc không thể nối kết các dấu trong chữ Quốc Ngữ được , như thế không thể hình thành chữ quốc ngữ được .
Nhiều thế hệ tu sỹ Dòng Tên có mặt tại Viễn Đông như Nhật Bản , Trung Hoa , nước ta vào thế kỷ 16 . Cụ thể tại Tầu lúc đó đã có đến 30,000 người theo đạo Thiên Chúa Giáo , nhưng vì Giáo Hoàng quá bảo thủ nên không chấp nhận cách thờ phượng phù hợp với văn hóa địa phương nên mới sảy ra biết bao nghi kỵ cho đến tận ngày nay , Dòng Tên còn hướng dẫn nhà Minh canh tác kiểu Âu Châu , soạn Dương Lịch cũng như xây dựng khu nghỉ mát Bắc Đới Hà . Nhưng không thành quả nào mang dấu ấn mạnh mẽ hơn đối với việc đem mẫu tự Latinh vào ngôn ngữ tiếng Việt để biến thành chữ Quốc Ngữ được . Các chữ viết trong vùng Viễn Đông đều là các bản sao chép từ chữ Nôm mà ra cả. Điều đó càng cho thấy : chữ Latinh cũng xuất phát từ cội nguồn xa xưa của chữ Nôm thì người Việt thông qua tu sỹ Bá Đa Lộc mới biết cách cải biên chữ latinh thành chữ Quốc Ngữ được . Xin cứ suy nghĩ , chẳng có cách giải thích hợp lẽ nào khác cả . Xin đừng nói tôi đi quá xa trong cách giải thích lịch sử . Dựa vào cái trí không thôi , dẫn ta biết sử trong cái trí . Dựa vào cái tâm để chiêm nghiệm về sử dẫn ta đến chỗ biết cội nguồn của sử . Tôi thực sự rất vui mừng khi thấy nhiều vị nghiên cứu sử bằng cái tâm (như quý vị Đỗ Thành , Nguyễn Thiếu Dũng , Người Việt Hồn Việt) . Quý vị ấy sẽ còn tiến xa rất xa trên bước đường khôi phục văn hóa Thuần Việt . Cuộc chiến thâm sâu nhất nằm trong lãnh vực này , đó cũng là mặt trận mà kẻ thù Phương Bắc sợ nhất.
Không am hiểu những bí ẩn của lịch sử thế giới trong bốn thế kỷ qua , ta chưa biết sử . Thế mà các thế lực dàn dựng trong bóng tối các diễn biến ấy dù trực tiếp hay gián tiếp chẳng bao giờ hé lộ ra ngoài các toan tính của họ . Do thế , ta càng phải dụng cái TÂM để nhìn nhận lịch sử mới được . Cái TÂM sáng sẽ cho ta biết nhiều bí mật lịch sử thế giới , đặc biệt là lịch sử liên quan đến các hoạt động của các Hội Kín toàn cầu liên quan đến các sắp xếp về một thế giới mới : Kế-Hoạch Toàn-Cầu . Do thế , sự hiểu biết về lịch sử thực của thế giới đương đại sẽ là sự bổ sung cần thiết để cung cấp cho các trí thức mới các hiểu biết về cả thế giới Thái Cổ Bách Việt cũng như thế giới Hiện Đại được định hướng bởi văn minh Phương Tây . Phần trình bày vắn gọn như vậy để quý bạn đọc các bài tôi đã viết cũng như sẽ viết không bị bỡ ngỡ tự hỏi : tại sao tôi đã mở rộng vấn đề qúa lớn có thể vượt hẳn ra ngoài các suy nghĩ thông thường . Không biết mở rộng vấn đề thì cũng không biết thu gọn vấn đề . Cái học đòi hỏi ta phải biết cả hai chiều hướng . Khi thu hẹp thì chỉ một cái liếc mắt cũng đủ hiểu mình hiểu người , biết cách mà người đánh giá về mình , và ta cũng nhìn thấy ngay người ra sao . Ôi biển học mênh mông quá .
Quý bạn đọc cũng dễ nhận thấy là , tôi hay đề ra các nhận định có tính nguyên tắc Đơn giản thôi vì vạn sự nhất lý , cứ nắm vững cái lý mà dịch thì mới đánh giá đúng và hành động đúng được . Đôi lời tâm sự như vậy được giãi bày cùng quý bạn đọc trẻ mà tôi hằng kính trọng và đặt hết niềm tin vào sự đóng góp của thế hệ trẻ trong tương lai ; tôi không dám mảy may có bất cứ ý gì khác đối với quý vị thuộc lớp trước liên quan đến công việc của đất nước mà quý vị ấy đã gánh vác nhọc nhằn khi thiên thời , địa lợi , nhân hòa đều không hội tụ để quý vị ấy có thể làm được những việc tốt đẹp hơn cho xứ sở . Tuy vậy , tôi cần nhấn mạnh rằng : quá trình tàn phá trong thời gian 100 năm qua là cần thiết , để trên căn bản mới ta mới xây dựng hẳn một nước Việt mới được , để phá tan thành lũy văn hóa mà Hán đã cố xây dựng dựa vào cướp bóc văn minh Bách Việt trên chính lãnh thổ và con người Bách Việt mà dân tộc ta là hậu duên chân truyền . Ta cũng công khai minh định lập trường trước sau như một , rất trong sáng đó đối với thế giới .
Quý bạn trẻ thân mến hãy mạnh dạn tiếp nối những công việc mà các thế hệ trước đã vạch đường chỉ lối , đừng bao giờ để cho những nỗ lực bước đầu đầy chính nghĩa này bị chìm trong quên lãng , như những nỗ lực của Quý Ông Bùi Viện , Nguyễn Trường Tộ thời nhà Nguyễn Gia Long , như những nỗ lực của Nhà Hồ , đức vua Quang trung , Đức thánh Trần . Khó khăn vẫn hiện diện do khách quan bên ngoài cũng như những suy nghĩ nhỏ vẫn hằng tồn tại trong lòng xã hội ta . Chúng ta rất thực tiễn nhìn nhận rằng : không thể chỉ qua một thế hệ là ta có thể gạt bỏ ngay được các suy nghĩ cổ thời đó và rằng kẻ thù của nhân loại không thể bị quật ngã chỉ bằng một coup duy nhất . Cho nên coup đó càng lớn bao nhiêu càng quyết liệt bao nhiêu , thì vận hội của các nước nhỏ càng sáng bấy nhiêu . Lịch sử là vậy và luôn là vậy . Suy nghĩ nhỏ để làm việc nhỏ , đạt được thành tích nhỏ . Nhưng suy nghĩ nhỏ phải nằm trong tổng thể các suy nghĩ lớn có hệ thống toàn diện , thì suy nghĩ nhỏ mới phát huy tác dụng ; nếu không suy nghĩ nhỏ trước sau cũng dẫn đến bế tắc , để lại di hại cho mai sau .
Xin đừng âu lo về tầm nguy hiểm do suy nghĩ lớn đem lại . Người đứng đầu nêu vào lúc này là tôi , các vị đứng trong bóng tối chẳng hề xuất hiện , nên quý bạn đọc chẳng thể biết cụ thể là ai. Như vậy nếu có nguy hiểm thì tôi là người hứng chịu trước tiên và công khai . Xin quý bạn hãy mạnh dạn tiếp nối các công việc cao cả của những thế hệ người Việt đi trước đã và vẫn âm thầm hy sinh cho tiền đồ dân tộc mà không muốn lịch sử nhắc đến tính danh của các vị ấy . Tôi biết , nhiều vị nghĩ rằng tôi là đệ tử của Cụ Lý . Tôi xin minh thị xác nhận như sau : Học thuyết Nhân Chủ do cụ Lý đề ra hoàn toàn đúng , mặc dù khó tiếp thu do cách mà Cụ Lý đặt vấn đề . Tôi hết lòng ủng hộ học thuyết mà Cụ Lý đã đề ra theo cách mà người thường có thể lĩnh hội được .
Như thế , tôi không thể nhận danh nghĩa mà tôi không hề có . Thầy tôi là người có liên hệ thế nào lại là việc khác , khi người không nói tới vấn đề đó , tôi không thể và chẳng bao giờ dám tự nhận là người Duy Dân . Nhưng có điều , nếu không có học thuyết Duy Dân Nhân Chủ do Cụ Lý đề ra , cũng như sự mở rộng về mặt văn hóa của Cụ Định (LM Lương Kim Định) , với một số quan hệ khác cùng các diễn biến của tình hình thế giới , tôi vẫn chưa thể khởi đầu cuộc chiến văn hóa tư tưởng nhằm đánh bại Hán trong cuộc chiến tối hậu này . Cánh cửa lớn của lịch sử dân tộc mở ra lúc này đây . Anh Toàn và cá nhân tôi chỉ là người báo hiệu như mõ làng mà thôi .
Như thế , tôi ủng hộ vì học thuyết đó đúng chứ không phải tôi là người Duy Dân . Về mặt này , quý vị có thể coi như tôi là người theo Duy Nhân Chủ Nghĩa , trong điều kiện đó , tôi cũng nhiệt tình ủng hộ chủ trương Toàn Cầu Hóa được Hoa Kỳ , Anh Quốc cùng các Hội Kín chủ trương . Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi không hiểu thấu các trở ngại do đà Toàn Cầu Hóa đã được đẩy đi quá nhanh và quá sớm trong thời gian 15 năm qua khi thế giới chưa sẵn sàng cho các đổi thay mạnh bạo như vậy . Thời gian 15 năm qua đã đẩy các nước nhỏ đến chỗ nghẹt thở khi Toàn Cầu Hóa cố tình đẩy nhiều nước nhỏ đến chỗ bị vài nước lớn bóp nghẹt mà chẳng biết kêu cứu ở đâu . LHQ cũng vô ích . Đó là bài học hay một tín hiệu mà phương Tây muốn chuyển đến cho các nước nhỏ chăng ? Thật khó phủ nhận được một thông điệp như vậy : một thông điệp tiếp nối của cả một quá trình tàn phá các giá trị cũ đã lỗi thời đối với các nền văn minh cũ để hình thành một văn minh mới, trên căn bản phá hủy tận gốc rễ các khái niệm về quốc gia chủng tộc cổ thời để hình thành khái niệm mới dựa trên quan niệm về quốc gia toàn cầu được coi như chiều hướng không thể đảo ngược được . Một số vùng đã chín mùi để thực hiện các cải cách , nhưng một số vùng khác vẫn chưa chín mùi như vậy , nên tiến trình tàn phá vẫn phải tiếp tục . Đã đến lúc Toàn Cầu Hóa cần lui một bước ở một số vùng nhất định để kiện toàn thế giới . Bước lui này có kéo dài vài ba chục năm cũng là truyện thường tình . Vì Toàn Cầu Hóa không thể đồng loạt sảy ra trên quy mô toàn cầu cùng lúc được, điều đó sẽ đe dọa đến an ninh kinh tế cũng như chính trị của thế giới như đã sảy ra trong hơn 20 năm qua .Chúng ta cứ bình tĩnh chiêm quan các diễn biến quốc tế .
Bài viết khá dài này bao gồm hai vấn đề chính có liên hệ với nhau , đó là : diễn biến của tình hình quốc tế cùng với kế hoạch cắt giảm vũ khí hạch nhân giữa Nga và Mỹ

1  -  GIẢI TRỪ CHIẾN TRANH

Thế giới đang bị đẩy vào giai đoạn nghiệt ngã nhất của lịch sử nhân loại . Chạy đua vũ trang là biến thái của trạng huống đấu tranh dành quyền sống của con người với con người cũng như với tự nhiên . Cuộc chiến dành quyền sống ấy một mặt thúc đẩy con người tiến bộ hẳn lên một cách mau chóng , nhưng tự nó cũng đẩy con người đến tận cùng của mâu thuẫn . Cho nên sinh với diệt vẫn hằng tồn tại và cứ tồn tại mãi mãi cùng với loài người . Lẽ sinh , lẽ diệt như âm với dương , thuần âm thuần dương chẳng có sự sống , trong dương có âm trong âm có dương thì sự sống mới tiến hóa được . Một khi dương quá mạnh thì bất quân bình sảy tới để tái tạo mối quân bình tự nhiên . Đây là thời điểm đánh dấu quá trình chuyển hóa để tái tạo mối quân bình đó . Do thế : chiến tranh tuyệt đối không thể tránh được đối với văn minh này . Câu hỏi là chiến tranh nào mà thôi ?
Truyện xa đã nói nhiều rồi , truyện gần nay xin được bàn luận thêm .
Trước hết liên hệ đến chạy đua nguyên tử , hay vũ khí giết người hàng loạt WMD mà nhiều nhà nước vẫn đang cố tìm kiếm các cơ hội để sở đắc . Họ sở đắc để làm gì ? Họ cố tìm cách sở đắc vì tưởng rằng làm như vậy mới bảo đảm được cho an ninh của đất nước họ . Nhưng thực sự một khi họ sở đắc các loại vũ khí WMD như vậy thì họ có cảm thấy an tâm hơn hay không ? Dĩ nhiên nhà cầm quyền -mà thực ra đa số đều đầy tính mị dân , hãnh tiến và sống quá nhiều với thời oanh liệt xa xưa - rất lấy làm hãnh diện về thành quả đạt được để tưởng rằng mình đã là siêu cường . Siêu cường không do hệ thống vũ khí các loại đem lại kể cả WMD , mà là do trí huệ của nhân dân , guồng máy xã hội tiến bộ ổn định đủ sức đáp ứng với mọi thử thách từ bên ngoài , để tạo ra các tiến bộ khoa học vững chắc và nắm vững các tiến bộ đó để đưa quốc gia tiến vào tương lai để dân chúng được sống ngày càng hạnh phúc hơn qua việc họ được hưởng các thành quả do xã hội đem lại cho họ . Cho nên đối với các quốc gia mới nôi, chỉ  biết nhắm mắt lao vào việc tìm kiếm WMD là tự sát , không phải cho quốc gia đó không thôi mà cho cả thế giới nữa . Các quốc gia như vậy cần được coi là quốc gia hung đồ , hoặc đang muốn trở thành quốc gia hung đồ .
Quan niệm về vũ khí giết người hàng loạt WMD , theo các nhà nghiên cứu mang ý nghĩa rất rộng về mặt chiến lược : vũ khí nguyên tử chỉ mới là một vấn đề mà thôi . Vũ khí nguyên tử trở nên quan trọng vì mức độ nguy hiểm do phóng xạ gây ra một khi người sở hữu không nắm được quy luật về an toàn hạch nhân . Khốn thay , đa số các quốc gia muốn có vũ khí nguyên tử lại là các quốc gia nghèo về trí tuệ , mới nổi do các duyên cớ đầy trớ trêu của lịch sử trong thời chiến tranh lạnh ; đã đẩy nhân loại đến chỗ kỹ thuật hạch nhân được phổ biến vô trách nhiệm , bất kể đến trình độ hiểu biết về kỹ thuật đầy nguy hiểm này . Các quốc gia tìm kiếm vũ khí hạch nhân cũng là các quốc gia vẫn tồn tại các mâu thuẫn với các quốc gia khác trong vùng hoặc với thế giới , đa số đều là các quốc gia bất ổn về chính trị và xã hội , họ cũng là các quốc gia theo khuynh hướng độc tài áp bức . Nhóm cầm quyền dùng vũ khí hạch nhân làm bình phong để mê hoặc người dân đói khổ về hào quang vinh quang mới để những người đói khổ về vật chất cũng như tinh thần này quên đi những áp bức do các nhà cầm quyền đó gây ra cho chính dân nước họ . Tất cả cũng chỉ nhắm mục tiêu cuối cùng là : nhóm cầm quyền đó vẫn tiếp tục cầm quyền để dẫn đưa nước đó đến gần hơn nơi bờ vực thẳm của đói khát và tan rã . Iran , Pakistan , Bắc Triều Tiên , Tầu đều như vậy cả.
An toàn trong sản xuất , bảo trì và xử dụng là vấn đề quan trọng nhất đối với vũ khí nguyên tử cũng như sinh hóa , khốn thay các quốc gia tìm kiếm vũ khí WMD lại rất coi thường vấn đề tối quan yếu này . Vụ nổ nguyên tử ở nhà máy điện hạch nhân Checnobin tại Ukraina khoảng năm 1988 dưới thời Liên Xô đã làm cho phóng xạ nguyên tử lan đến hầu khắp Âu Châu là một cảnh báo rõ nhất . Mặc dù tại Mỹ cũng sảy ra vài vụ nhỏ không đáng kể , nhưng đến nay Ukraina vẫn chưa thể xử dụng lại vùng đất xung quanh nhà máy điện hạch nhân này . Mặc dù có những lời đồn đoán xuất xứ từ Nga cho rằng vụ đó là do Mỹ gây ra để trả đũa việc Liên Xô chơi Mỹ về chiến tranh khí tượng . Đúng hay sai là vấn đề khác . Nêu lên vụ này chỉ cốt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của an toàn hạch nhân mà thôi . Nguyên tử năng phục vụ hòa bình là vấn đề liên quan đến việc xử dụng nguyên tử năng để phục vụ đời sống ; việc đó thế giới khuyến khích . Nhưng phải trong sáng , được thanh tra chặt chẽ bởi cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA , quốc gia hay công ty sở hữu phải tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của IAEA . Về vấn đề này , chủ trương mà cá nhân tôi đã nêu lên từ lâu rồi : việc xây dựng , điều hành các nhà máy điện nguyên tử tại các quốc gia không nắm vững kỹ thuật này , nên được giao cho Tổ Hợp Công Nghiệp Hạch Nhân Quốc Tế , để bảo đảm an toàn cho thế giới.
Nhưng an toàn hạch nhân mới là một trong hàng loạt vấn đề . Nếu một khi kỹ thuật này rơi vào tay khủng bố thì sao ? nếu mật mã nguyên tử rơi vào tay vài kẻ điên khùng cực đoan nào đó thì sao ? một khi đầu đạn nguyên tử được gắn trên hỏa tiễn liên lục địa ICBM (intercontinental ballistic missile) hoặc trên máy bay oanh tạc luôn bay trên trời để mỗi phía sẵn sàng trả đũa một khi bị phía kia tấn công (retaliation) . Chiến tranh kiểu đó đã được nghiên cứu ngay từ đầu thập niên 1960 qua các cuốn sách do Henry Kissinger viết như cuốn : The Arms Race , cuốn The Problems of National Security ( tên sách có thể như vậy vì tôi đọc đã quá lâu rồi) . Ngày nay các chủ đề như vậy vẫn chưa hề lỗi thời , mà xem ra đang gia tăng đến chỗ cực kỳ nguy hiểm đối với cả thế giới . Nhất là khi theo ghi nhận , thời Liên Xô cũng đã sản xuất vũ khí nguyên tử cầm tay , một số bị mất sau khi Liên Xô tan rã dưới thời ông Boris Yeltsin (theo đồn đoán khoảng 200 phương tiện như vậy bị mất , có lẽ Mỹ đã thu lại được một số ) .
Lại còn vấn đề phá hủy và tái dụng hạch nhân nữa . Chả quốc gia nào trên thế giới này dám lao vào công việc cực kỳ nguy hiểm này . Liên Xô xưa kia hùng hổ sản xuất vũ khí nguyên tử , nhưng không đủ kỹ thuật để recycle hạch nhân . Cuối cùng lại phải nhờ đến bàn tay Mỹ . Ông Phó al-Gore dưới thời ông Bill Clinton lo dàn xếp vụ này với Nga . Nhưng người Mỹ cũng chỉ recycle hàng năm được một số giới hạn . Theo ước tính của riêng tôi , nếu muốn recycle hết số đầu đạn nguyên tử hiện các nước đang sở đắc , dựa trên giả định là thế giới không sản xuất thêm , thì thời gian cũng có thể tốn đến 50 năm với chi phí khổng lồ . Như thế các nước vô trách nhiệm cứ muốn tìm kiếm vũ khí nguyên tử trong khi hoàn toàn không có khả năng tài chánh để recycle , thì mai này ai chịu các phí tổn đó ?
Quá trình giải giới hạch nhân thực ra cũng đã được hai phía Mỹ và Liên Xô bàn luận ngay từ cuối thập niên 1960 sang đầu thập niên 1970 . Khởi đầu từ khái niệm liên quan đến chiến tranh lạnh dựa trên giả định cả hai phía đều đồng loạt xử dụng vũ khí WMD để tàn phá lẫn nhau . Các nhà chiến lược gọi đó là lý thuyết về quân bình tàn phá (balance of terror) , hoặc cũng được gọi là MAD (Mutual Asserted Destruction) . Do không muốn bị tàn phá bởi phía bên kia nên Mỹ , mặc dù đang trong đỉnh cao của chiến tranh lạnh , vẫn thuyết phục Liên ô tham gia đối thoại hạch nhân . Người Mỹ gọi đó là SALT ( Strategic arm limitation talk) để rồi từng bước dẫn tới cam kết của hai bên từ từ cắt giảm kho vũ khí hạch nhân của cả hai phía . Các diễn biến như vậy vẫn tiếp tục trong thời gian qua .
Nay tình hình thế giới đã thay đổi quá nhiều . Ông Putin thực sự đã nắm vững tình hình nước Nga , nên mặc cảm sợ bị đánh úp cũng từ từ biến mất trong giới lãnh đạo trẻ ở Điện Cẩm Linh (nào ai biết được Ông Putin có phải là người của Hội Kín hay không) . Họ tỏ ra tự tin hơn hẳn so với thời Liên Xô trước đây , điều này được minh chứng cụ thể khi Nga ngỏ ý muốn mua một tầu đổ bộ liên hợp trọng tải 36,000 tấn của Pháp (tầu này cho phép đổ bộ một lữ đoàn Thủy Quân Lục chiến với mọi phương tiện chiến tranh cần thiết chỉ trong 6 giờ , trong khi một tầu như vậy của Nga cần đến 60 giờ ) . Do thế , cả hai phía Nga , Mỹ thỏa thuận cắt giảm 30% số đầu đạn hạch nhân của mỗi phía . Dù vậy , số đầu đạn mà mỗi phí sở hữu vẫn còn cao hơn rất nhiều so với tất cả các quốc gia khác . Cả hai phía chả thể làm gì hơn vì khả năng recycle của Mỹ cũng có giới hạn (recycle xong lại còn phải chôn phế liệu trong thùng thép rất dầy rồi chôn sâu trong khu vực được chỉ định nữa .) .
Chính đó là bối cảnh khiến Ông Obama mời 47 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đến Washington phó hội để cảnh tỉnh thế giới về nhu cầu cấp bách cần giải giới hạch nhân toàn cầu . Nga , Mỹ với Âu Châu chả có vấn đề gì quan trọng trong truyện này . Vấn đề chính yếu liên hệ đến các quốc gia khác đã có hoặc đang tìm kiếm đồ chơi nguy hiểm này , mỗi nước đến phó hội với tâm trạng khác nhau .
Do Thái tuy nhỏ nhưng đầu lớn đã có vũ khí nguyên tử ngay từ khi ông Kennedy làm Tổng Thống Mỹ , hiện sở hữu gần 100 phương tiện hạch nhân , không hề xác nhận có hay không , không ký kết thỏa hiệp NPT (non proliferation treaty) . Lúc đầu ông Nettanyahu Thủ Tướng tuyên bố đến dự , nhưng khi được biết phía Ả Rập chủ yếu gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập nêu vấn đề này lên trong hội nghị , nên cuối cùng cử Ngoại Trưởng đi dự . Iran vội lên tiếng nói : đừng tin Obama , luôn nói xạo . Càng đe dọa bao nhiêu Iran càng dồn tối đa nỗ lực xây dựng lực lượng hạt nhân của mình , Tầu càng dồn nỗ lực giúp Iran sớm có vũ khí hạt nhân để đặt điều kiện thương thuyết với Mỹ về hàng loạt vấn đề lớn trong quan hệ đầy sóng gió giữa Mỹ với Tầu. Dĩ nhiên Nga cũng cần có mặt tại Iran để theo dõi xem Tầu làm gì ở đấy . Tầu đặt chân vào Iran cũng là đe dọa với an ninh của Nga trong lâu dài , nếu một khi hai đế quốc thảo nguyên này (Tầu, Nga) đụng độ nhau . Cho nên sự có mặt của Nga tại Iran thực ra không đe dọa mối quan hệ Nga Mỹ trong đường dài .
Có nguyên tử lại phải có hỏa tiễn tầm trung hay liên lục địa mới tạo được lợi thế trả đũa hạch nhân (retaliation) , cho nên bất cứ quốc gia nguyên tử nào cũng phát triển song song với việc phát triển hõa tiễn . Iran , Pakistan , Ấn Độ , Tầu , Bắc Triều Tiên đều sở hữu cả hai phương tiện chiến tranh đó . Cho nên : đến lúc này thì cuộc chạy đua nguyên tử là giữa bốn anh này với nhau . Tình hình Nam Á bất ổn theo kiểu khác với Đông Nam Á , Tầu đang ra sức gây bất ổn tại các bang nằm sát dãy Hy Mã lạp Sơn thuộc lãnh thổ Ấn Độ , mới đây 76 cảnh sát Ấn Độ bị lực lượng Maoist trong vùng phục kích giết hại , kế đến là tầu cấp thông hành cho những người Ấn nào sống trong vùng biên địa Hy Mã Lạp Sơn muốn có thông hành của Tầu , mặc dù chỉ là mảnh giấy rời nhưng cũng đủ để nói lên sự thể là Tầu đang đẩy mạnh chiến lược đánh phá Ấn Độ trong vùng bất ổn nhất của nước Ấn . Ấn độ không thể coi thường vụ này được . Tất cả điều đó phối hợp với các diễn biến khác liên hệ đều cho thấy : cuộc chiến giới hạn thực tế đã nổ ra rồi giữa Tầu với Ấn . Ta không thể đánh giá khác đi được.
Do thế , mọi con mắt đổ dồn vào Tầu là kẻ hung đồ lớn nhất tham vọng nhất , trong khi cuộc chiến về đồng Yuan giữa Tầu với Mỹ đang có nguy cơ nổ lớn . Hồ Cẩm Đào có lẽ là người chót nhận lời tham dự hội nghị Washington vì muốn tỏ ra một chút nhượng bộ Mỹ trong cuộc chiến về đồng Yuan mà Mỹ đòi tăng giá . Theo tin ghi nhận , Tầu chấp nhận tăng giá đồng Yuan lên mức không cụ thể , có thể 5% , đồng thời tuyên bố sẽ để đồng yuan được giao động dễ dàng hơn (theo từ ngữ chuyên môn trong ngành tài chánh tiền tệ thì mức giao động đó có thể là  1% ) . Như thế câu tuyên bố thòng phía sau là vô nghĩa về mặt chuyên môn . Để hỗ trợ cho chuyến đi của Hồ , có lẽ cũng là chuyến đi đầy bẽ bàng ; Ôn Gia Bảo tuyên bố được tờ Le Monde của Pháp trích dẫn : Tầu cần một thế kỷ hoặc hơn mới có thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu . Đồng thời lần đầu tiên , Tầu tuyên bố : Tầu bắt đầu thâm thủng thương mại .
Hai lời tuyên bố này đáng để ta quan tâm . Trước hết các con số liên quan đến cán cân thanh toán của Tầu luôn được sửa đổi theo nhu cầu chính trị quốc tế quốc nội của Tầu . Thương mại thâm thủng mà Tầu công bố rất không thực , vả lại thâm thủng trong thương mại chánh thức cũng như thâm thủng trong cán cân thanh toán là hai yếu tố khác nhau . Cán cân thanh toán thương mại chánh thức ghi nhận theo các chuyển dịch tài chánh cũng như hàng hóa xuất nhập của Tầu chỉ mới liên quan đến các giao dịch chánh thức mà thôi . Các giao dịch lậu liễm của Tầu có thể bằng gần 10%  trong tổng trị giá hàng xuất khẩu chánh thức  ra khắp thế giới , các giao dịch này không bao giờ được ghi nhận , thường được coi là đầu tư trực tiếp ra hải ngoại bằng hàng hóa . Các khoản đầu tư này được mặc dưới áo tư nhân Tầu tại hải ngoại , nhưng trong chỗ thâm sâu liên quan đến an ninh kinh tế của một quốc gia , ta phải đánh giá : Tầu xây dựng những cơ sở kinh tài tại chỗ để tài trợ cho tình báo của Tầu tại hải ngoại . việc chuyển ngân chánh thức dễ bị lộ cả mạng lưới . Đó là điều quan yếu mọi người Việt cần quan tâm đúng mức .
Ngoài ra , còn phải kể đến các chuyển dịch tài chánh khác nữa , như du lịch , lời công trái mà Mỹ trả cho Tầu , công nhân Tầu chuyển về cho gia đình . Cộng lại , cán cân thanh toán của tầu chắc chắn phải thặng dư ít nhất 200 tỷ dollars trong năm nay . Do thế , các cách đánh lạc hướng của Ôn Gia Bảo cũng như của Tầu chả thuyết phục được ai . Hồ Cẩm Đào đến Mỹ chắc không được tiếp đón nồng hậu , như một bóng mờ so với tham vọng muốn chi phối thế giới của Tầu , như lời họ nói : họ có thể nói không với Mỹ . Điều này cũng đúng thôi , trong chính trị : ăn miếng , trả miếng là truyện thường sảy ra , thời nào cũng vậy (xin nhớ vụ hội nghị Copenhague mới đây , khi ông Obama phải đích thân tìm gặp Hồ Cẩm Đào ; đối với người Mỹ , đó là hành động vô lễ về mặt ngoại giao) . Ông Tim Geithner đến Tầu chỉ đem lại một kết quả quá khiêm nhường . Có lẽ Bộ Ngân Khố sẽ phải đối diện với các chọn lựa khó khăn trong phúc trình gởi Quốc Hội Mỹ về đồng Yuan sắp tới đây . Bộ không thể trì hoãn lâu được nữa . Trì hoãn của Tầu thông qua cách thức xử dụng ngôn ngữ trong phúc trình của Bộ Ngân Khố Mỹ , có lẽ sẽ không làm hài lòng nhiều người Mỹ khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần . Có lẽ tháng bảy , khi Hồ chánh thức thăm Mỹ , điều mà Hồ muốn được đón tiếp long trọng trong chuyến đi đó để trấn an dân Tầu , xem ra đầy ngờ vực , nếu Bắc kinh không làm điều gì đó cụ thể hơn , thay vì cứ hứa để mua thời gian . Mà thực ra thì Bắc kinh chả còn chọn lựa nào khác ngoài việc mua thời gian như những kẻ biển lận .
Chính bối cảnh ấy mới xác định đường lối của Tầu trong vấn đề nguyên tử .  Hội nghị Washington còn là cách thức gây áp lực với Iran cũng như Bắc Triều Tiên , hai nước này không được mời phó hội , nhưng chủ yếu là gây áp lực trực tiếp đối với Tầu là quốc gia đứng sau cả hai nước này về tham vọng hạch nhân của họ . Dĩ nhiên Tầu cũng như vấn đề đồng Yuan , vẫn hứa hẹn  hợp tác để thế giới gây sức ép lên Iran bằng các biện pháp cấm vận . Tầu tỏ ra cứ y như là sẵn sàng đồng ý với phương Tây về biện pháp cấm vận Iran , nhưng lúc nào cũng nói là cần thương thuyết và không nên gây khó khăn cho người dân Iran . Nói như vậy chẳng hóa ra là chả nên cấm vận gì cả . Một khi Tầu không đồng ý cấm vận thì Nga cũng sẽ không thể thay đổi lập trường của mình , vì làm như thế tức là đồng nghĩa với việc Nga rút chân ra khỏi vùng Trung Đông để Tầu một mình một chợ sao . Việc mở hội nghị về Iran có các bên cùng tham gia trong đó có Tầu hiện diện dưới sự chủ tọa của cơ quan IAEA , thì hội nghị ấy cũng giống như hội nghị sáu bên liên quan đến Bắc Triều Tiên mà thôi. (thực tế đã thất bại) . Tức là Iran vẫn có đủ thời gian để sản xuất vũ khí nguyên tử . Khi đó mối đe dọa của Iran đối với toàn vùng là rất thực .
Việc này có liên hệ đến Nam Á cũng như an ninh dầu khí trong vùng bán đảo Ả Rập cũng như đối với quân Mỹ vẫn hiện diện trong vùng . Vùng Ả Rập đã được xây dựng vững trãi , có lẽ sẽ là vùng mà Iran khó ra tay , vì Mỹ sẽ trả đũa trước khi Iran vọng động . Iran hẳn biết rõ việc này . Chỉ còn Irak với Afghanistan thôi . Iran mà đụng vào Irak là Thổ Nhĩ Kỳ ra tay ngay , Do Thái có sẵn mọi loại đồ chơi nhập cuộc tức thì , Jordania mở không phận để Do Thái oanh tạc Iran không thương tiếc , Ai Cập sẽ gây sức ép để Syria không dám vọng động . Iran chắc chắn sẽ can thiệp vào Afghanistan như đúng truyền thống của hai xứ này , điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương quấy rối Ấn Độ mà Tầu đang thực hiện . (thực ra vào cuối thế kỷ 19 Iran phải trả độc lập cho Afghanistan dưới áp lực của Anh Quốc lúc đó cai trị Ấn Độ bao gồm luôn cả Pakistan) .
Nhận định nêu trên thực ra đã được tôi nói đến từ lâu , kể cả việc dự kiến quân Mỹ cũng như NATO sẽ sớm rút khỏi Afghanistan (có thể vào năm 2011 này) . Tình hình trong vùng bắc của Nam Á ngày càng trở nên sáo trộn khi Kyrgyzstan sảy ra đảo chánh mới cuối tuần qua . Bà Ngoại Trưởng trong chính phủ bị lật đổ lên nắm quyền tạm . Bà này đã làm đại sứ tại Anh và tại Mỹ , bà nói ngay : Nga giúp lật đổ Tổng thống Bakiyev đầy tham nhũng . Mối quan hệ Nga Mỹ có vẻ như trở nên u ám trong vùng này khi , tin được loan tải cho thấy : Nga viện trợ cho Kyrgyzstan 2 tỷ dollars để nước này đóng cửa căn cứ không quân Manas hiện do quân Mỹ xử dụng . Vấn đề cứ rối cả lên khi Thủ Tướng Kyrgyzstan nói : Quân Mỹ cứ việc xử dụng căn cứ tiếp vận chính cho chiến trường Afghanistan , nhưng cũng là nơi canh gác nằm sâu trong vùng Trung Á trên đường tơ lụa cũ . Việc này có liên hệ đến hàng loạt các sắp xếp khác đầy thú vị , cũng là bài học cho những ai mon men làm chính trị vậy .
Trớ trêu của tình hình Nam Á , đặc biệt trong mối quan hệ có vẻ như đắng cay giữa Afghanistan với Mỹ khi ông Hamid Kazai lên tiếng tỏ ra không đồng ý với Mỹ về một số vấn đề không được công khai nói tới , khiến ông Obama phải bất ngờ bay tới Afghanistan để gặp ông Kazai ( truyện này cũng lạ so với cuộc chiến VN trước đây , mấy ông Đại Sứ Mỹ coi VNCH chả ra gì cả) . Cuộc cãi lộn này có nhiều bí ẩn mé sau , chả nên vội bàn . Tuy vậy , tin mới nhất hôm nau (13-4) cho thấy tại thủ đô Kabul , dân Afghanistan bắt đầu biểu tình chống Mỹ (nhớ lại vụ như vậy cũng sảy ra tại Irak dưới thời Ông Bush) , đốt phá vỏ xe trên đường phố . Diễn biến như vậy càng củng cố vị trí của ông Kazai trong cuộc thương thuyết với phe Taliban . Kết quả của tình hình tại Afghanistan thế nào tùy thuộc cuộc thương thuyết tay đôi này , Mỹ cũng như Âu Châu có thể là trung gian hòa giải nếu hai phía cần đến sự trung gian đó .
Mỹ chẳng thế hiện diện tại căn cứ Manas , Kyrdyzstan lâu được (mà có vẻ như một vài năm sắp tới đây căn cứ này không còn cần thiết nữa , cứ như đánh giá của riêng tôi , xin miễn bàn thêm) . Các tiến triển trên bàn hội nghị tay đôi Kazai-Taliban có vẻ tiến bộ mau chóng khi rất ít quân NATO bị chết trên chiến trường Afghanistan trong gần tháng qua . Trong khi đó các cuộc không tập trên lãnh thổ nhắm vào lực lượng Taliban Pakistan (xin phân biệt với Taliban Afghanistan , từ ngữ Taliban có nghĩa là Phong Trào Hồi Giáo Trẻ , thật tiếc là cái đầu của nhóm này lại quá già nua) không ngừng gia tăng bởi không quân Pakistan cũng như máy bay không người lái dựa vào tin tình báo Mỹ, mỗi ngày có thể giết chết đến cả gần trăm phiến quân . Áp lực liên tục như vậy , hẳn nhiên đẩy Osama bin Laden đi nơi khác như lời Thủ Tướng Pakistan mới nói sáng nay tại Washington : bin Laden không còn ở Pakistan nữa . Như vậy bin Laden đi đâu ? chắc chẳng thể sang Tầu , trở lại Afghanistan hay sang Iran nào ai biết được .
Vấn đề quan trọng là một khi quân NATO rút đi thì sao ? bất trắc đối với Afghanistan vẫn còn nguyên vẹn như lịch sử nước này đã để lại . Nhưng có điều qua cuộc chiến chống Taliban hiện  nay, khái niệm về một quốc gia Afghanistan thống nhất xem ra có vẻ được củng cố thêm một bước .

HỘI NGHỊ WASHINGTON . KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG 

Chạy đua vũ trang là vấn đề muôn thuở của loài người , chỉ có thể chấm dứt bằng một trong hai cách : hoặc là loài người bị biến mất hoặc giả loài người hợp nhất thành một khối thống nhất mà thôi . Như vậy hội nghị Washington đem lại thành quả gì khi ông Obama và Metvedev chọn Tiệp Khắc để ký hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược , chọn Washington để mời 47 nguyên thủ đến phó hội . Trình độ về kỹ thuật chiến tranh mỗi nước rất khác nhau , nên mối lo vì bị đẩy xuống xuống chiếu dưới (ấy các cụ ta trong làng xã ngày xưa là vậy đấy) là mối kinh hoàng đối với những người cầm quyền không nhìn thấy những phương cách khác tốt đẹp hơn để rồi cuối cùng vẫn cứ ở chiếu trên một cách ổn thỏa . Vấn đề là họ muốn một mình ngồi một chiếu cao nhất thiên hạ , thế mới phiền .
Như thế , hội nghị Washington chủ yếu nhắm vào mục đích đánh động dư luận thế giới về hiểm họa hạch nhân . Chỉ một mục tiêu ấy thôi thì hội nghị này đã thành công rồi . Nhưng chạy đua vũ trang có chấm dứt được hay không ? hiện không thấy có bất cứ cơ may nào cả . Cuộc chạy đua vũ trang mới đã bắt đầu từ lâu rồi . Thực chất của chạy đua vũ trang chính là chạy đua về khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong chiến tranh . Đó mới chính là nền tảng liên quan đến vấn đề thuộc về bản năng của con người nói chung .
Nguyên tử đã quá lỗi thời đối với khoa học chiến tranh . Nước nào càng ôm nhiều nguyên tử càng ôm họa vào thân , chết chóc càng lớn một khi không còn kiểm soát được tình hình nữa do các biến động của tình hình để đẩy các phía đi vào chiến tranh . Phòng thủ quốc gia trong chiến tranh nguyên tử hầu như vô phương như đã trình bày trong lý thuyết về balance of terror , hay Mutual Asserted Destruction MAD . Các nước trung lập không có vũ khí nguyên tử càng gần khu vực nguyên tử bao nhiêu càng chết chóc lớn bấy nhiêu , họ cũng không có phương tiện hữu hiệu nào để ngăn chặn phóng xạ nguyên tử . Ông Obama khi nói : vũ khí nguyên tử đã lỗi thời là theo ý đó . Mỹ cũng như Phương Tây cảnh báo thế giới về hiểm họa nguyên tử là quá đúng . Nhưng nếu anh cứ theo đuổi con đường sở đắc vũ khí nguyên tử , nếu tai họa sảy ra , anh không thể trách cứ chúng tôi được .
Như vậy cuộc chạy đua về khoa học mới này là gì ? Lúc mới qua đây hồi cuối năm 1992 , trong cuốn sách xuất bản khoảng một năm sau đó , tôi có nói tới : văn minh địa cầu (civilization terrestre) và văn minh Liên Hành Tinh (civilization interplanetaire) . Cuộc chạy đua vũ trang bây giờ là chạy đua làm chủ không gian , văn minh này cũng bắt đầu trở thành văn minh Liên hành Tinh là vậy . Thế bây giờ mấy nước muốn có vũ khí nguyên tử để làm cái gì ? đe dọa lân bang chăng ? làm loạn thế giới chăng ? Tôi thực không nghĩ rằng các quốc gia hung đồ đó kể cả Tầu có thể làm được điều đó . Một khi khoa học tiến bộ thì phương tiện kiểm soát cũng tiến bộ hơn thế nữa mới đủ khả năng khống chế những kẻ hung đồ . Lẽ tự nhiên là vậy . Như thế ba cái hỏa tiễn , tầu ngầm , xe tăng , kể cả hàng không mẫu hạm liệu có nghĩa gì không đối với kỹ thuật chiến tranh cũng như kỹ thuật ngăn chặn chiến tranh hiện đại nhất mà nước Mỹ sở hữu hay không ? Người Mỹ vẫn cần các thứ đó , đang giảm từ từ , chủ yếu nhắm vào việc can thiệp vào các tranh chấp nhỏ cấp địa phương cũng như cứu trợ nhân đạo (Haiti mới đây là rõ) . Nhưng các sự can thiệp như vậy chủ yếu cũng chỉ dành yểm trợ cho lực lượng cấp vùng thi hành trách nhiệm của mình mà thôi . Thế giới mới đòi hỏi phải như vậy mới giữ yên được . Nhưng nếu nghĩ rằng các lực lượng như vậy cần thiết để tạo chiến thắng trong cuộc chiến tối hậu kiểu như balance of terror hay MAD thì hoàn toàn sai . Các loại vũ khí WMD do các quốc gia hung đồ sở hữu thực khó có thể xử dụng được các vũ khí ấy để hủy diệt đối phương trước hệ thống kiểm soát dày đặc và rất tối tân được đặt trong không gian hiện nay , đủ sức phá hủy trước khi được phóng lên không trung . Chiến tranh hủy diệt sẽ sảy ra do các kẻ hung đồ không nắm vững kỹ thuật là rất hiện thực vào lúc này .
Thực ra khi cuộc chạy đua được đẩy sâu vào không gian cũng mở ra một cơ hội để con người tiến đến các hành tinh khác thuộc giải ngân hà . Đây là việc của cả nhân loại này chứ chẳng của riêng quốc gia nào . Nhưng quân sự hóa không gian là một thực tế rất hiển nhiên , đã được thực hiện rồi . Việc này làm cho mọi hệ thống vũ khí trên mặt đất đều trở nên lỗi thời lạc hậu . Không thể thuyết phục kẻ hung đồ bằng giải thích đơn thuần được . Cần biết thị uy sức mạnh để kẻ hung đồ biết sợ mà phải cúi đầu tuân phục . Kỳ dư không có ngoại lệ nào cả . Như câu ngạn ngữ Pháp đã nói : cướp biển , cướp biển gấp rưỡi .
Dù vậy , việc mở Hội Nghị Quốc Tế về Hạch Nhân tại Washington vẫn cần thiết để cảnh tỉnh nhân loại về thảm họa hạch nhân đôi với nguy cơ có thể dẫn đến chiến tranh hạch nhân giữa một số quốc gia hạch nhân vẫn đầy mâu thuẫn và nghi kỵ lẫn nhau và thực tế đang bước vào chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn xung đột liên quan đến tham vọng bành trướng vùng ảnh hưởng , như giữ Ấn Độ với Trung Quốc , giữa Pakistan với Ấn Độ , thậm chí giữ Pakistan với Iran . Các  tranh chấp địa phương nhưng rất nguy hiểm này xem ra khó ngăn chặn được trong điều kiện hiện nay của thế giới . Vấn đề kế tiếp tuy giới hạn hơn , nhưng cũng có thể gây thảm họa toàn cầu , nếu vũ khí nguyên tử lọt vào tay quân khủng bố quốc tế . Việc này theo lời Tổng Thống Obama vừa phát biểu trong cuộc họp báo cho thấy : có tiến bộ chút ít . An toàn hạch nhân trông vậy lại liên hệ mật thiết đến bí mật hạch nhân của các quốc gia liên can ; việc bảo đảm an toàn đi liền với thanh sát quốc tế , điều này lại dẫn đến chỗ để lộ nguồn gốc của nước cung cấp kỹ thuật hạch nhân , như thế liên hệ ngay đến vấn đề nhạy bén nhất đối với chính trị toàn cầu .
Cụ thể mà nói , đây là vấn đề liên quan chủ yếu đến Nga và Tầu . Nga thì tương đối dễ vì họ công khai giúp một khi có yêu cầu của quốc gia liên hệ nhằm giữ quân bình với sự hiện diện của Tầu (như Iran là cụ thể) . Nguyên tử của Ấn Độ tương đối trong sáng nên không có vấn đề gì lớn đáng quan ngại .Vấn đề chính yếu là Tầu , chắc hẳn Tầu sẽ không bao giờ dể cho các nước tiếp nhận kỹ thuật hạch nhân từ Tầu cho phép cơ quan IAEA đến thanh sát . Do thế , thực tế hội nghị Washington đạt được thành quả rất giới hạn . Trong chỗ thâm sâu , ta cần quan tâm đến : thông điệp mà Phương Tây muốn chuyển đến cho thế giới có nội dugng như sau : chúng tôi đã cảnh báo , các anh muốn sở hữu , nguy hiểm các anh rang chịu . Đừng trách chung tôi không báo trước . Chúng tôi đã làm hết sức mình trong việc ngăn chặn hiểm họa này rồi .
Song song với các chuẩn bị cho hội nghị Washington , người Mỹ một lần nữa để lộ cho thấy họ quân sự hóa không gian như thế nào , khi họ loan tải tin tức liên quan đến loại máy bay không người lái được phóng vào không gian ở độ cao từ 250 đến 550 mile với vận tốc 7,000 dặm/giờ , có thể bay trong không gian 270 ngày liền . Bảo đó là vệ tinh chăng , không phải vậy. Đó là máy bay tác chiến trong không gian mang tên X37B là một trong hai mẫu cùng nghiên cứu là X40 và X37 do hãng Boeing chế tạo . Máy bay có mang theo hỏa tiễn đẩy phụ để khi cần theo lệnh từ mặt đất có thể lao vào vòng khí quyển địa cầu để tấn công các mục tiêu trên mặt đất để rồi có thể đáp xuống căn cứ hoặc bay trở lại không gian . Vũ khí trang bị cho X37 là gì chả ai biết . Có điều theo bản tin nói : sẽ bắt đầu bố trí trong không gian vào năm 2011 . Nhưng theo đánh giá riêng cá nhân , khi tuyên bố như vậy thì loại phi thuyền này đã được bố trí trong không gian rồi . Đây là loại phi thuyền cả NASA lẫn không quân Mỹ đều xử dụng . Cho nên ta không ngạc nhiên khi Hoa Kỳ cho các phi thuyền con thoi về hưu , có thể trạm không gian quốc tế chỉ còn được tiếp tế từ phía Nga mà thôi .
Dĩ nhiên X37 B khác hẳn với vệ tinh đủ loại hiện đang bố trí trong không gian , trên nguyên tắc thì hệ thống vệ tinh thương mại hay quân sự được bố trí trong không gian phải được kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh thì mới đem lại hiệu quả cao . Chỉ một số vệ tinh giới hạn với kỹ thuật thấp thường chỉ mang tính tuyên truyền mà thôi . Các vệ tinh của Tầu hiện nay thực tế chưa thể ứng dụng hữu hiệu trong lãnh vực quân sự được một khi chiến tranh toàn diện sảy ra , khi ấy chiến tranh trong không gian là điều rất thực . Làm sao ai biết được các tác động của các cơn bão từ trường thường xuất phát từ mặt trời theo chu kỳ trung bình cứ mỗi 11 năm, hoặc các vệ tinh bị bắn hạ cháy tan bởi vệ tinh nước khác như X37 B chẳng hạn .
Dĩ nhiên đối với Mỹ cũng như Phương Tây , văn minh hàng hải qua đi đánh dấu giai đoạn suy tàn của đế quốc hàng hải là Anh Quốc để mở đầu cho văn minh hàng không tiêu biểu là Mỹ , họ phải làm bá chủ không gian thôi . Ai làm bá chủ không gian , người đó thắng . Khi ấy mọi thứ vũ khí bố trí trên mặt đất đều trở nên vô nghĩa . Như thế , cuộc chạy đua vũ trang hiện nay đang được đẩy tới một bước mới hoàn toàn phù hợp với đà phát triển của nhân loại . Mọi nỗ lực của Tầu trong việc hiện đại hóa nước Tầu nhằm mục tiêu thống trị thế giới đều trở nên vô nghĩa . Nhưng nước Tầu do Đảng CS lãnh đạo đã lún quá sâu vào con đường tự hủy  rồi , muốn lui cũng chả kịp nữa . Vi diệu của chính trị là vậy .
Giải trừ chiến tranh giữa con người với nhau là ước mơ của cả loài người , nhưng như thực tế của lịch sử loài người đã để lại , không thể giải trừ chiến tranh chỉ bằng các lời kêu gọi suông được . Đó là cả một kế sách sâu rộng được thực hiện từng bước có hệ thống liên quan đến mọi hoạt động của con người , và thường là phải hy sinh rất lớn lao , mới đạt được mục tiêu cuối cùng đó . Thời điểm này đánh dấu bước ngoặt đầy oan nghiệt đối với nhân loại là vậy . Phải chấp nhận thôi khi mọi nỗ lực đã được xử dụng hết mà không đem lại kết quả , chẳng thể trách ai được . Quy luật nghiệt ngã của tự nhiên mãi mãi là như vậy , như người Maya đã dự liệu Đại Chu kỳ sảy ra sau mối 25,200 năm đối với lịch sử nói chung . Ta phải chờ thôi .
Đấu tranh sinh tồn là vấn đề thuộc về bản năng của muôn loài , con người cũng không có bất cứ ngoại lệ nào cả . Chạy đua vũ trang giữa loài người với nhau là vấn đề của lịch sử loài người , cũng diến biến đúng theo quy luật khách quan trong tiến trình hợp nhất nhân loại về một mối . Như vậy giải trừ chiến tranh mà ta nói đến ở đây chính là : giải trừ việc tái vũ trang giữa các quốc gia với nhau , nhằm mục tiêu giữ cho thế giới này được an toàn hơn . Nhưng vấn đề bảo đảm an ninh thế giới vẫn rất cần thiết dựa trên cấu trúc quyền lực mới có sự đóng góp của mọi dân tộc . Giải giới hạch nhân hay WMD cũng chỉ mới là một khía cạnh trong bài toán rộng lớn hơn của nhân loại mà thôi . Tiến trình giải giới như vậy , như lịch sử đã để lại , chỉ thực hiện được bởi quyền lực trung tâm đủ sức mạnh về kinh tế , kỹ thuật , khoa học cũng như cấu trúc xã hội để bắt các quốc gia khác phải chấp nhận tự giải giới (Ukraina đã làm một việc rất có ý nghĩa khi tuyên bố tự giải giới hạch nhân trong hội nghị Washington ngày 13 – 4 -2010).
Tùy theo bước tiến của tình hình , quân đội của các nước rồi ra chỉ còn là lực lượng phòng vệ và an ninh nội địa mà thôi . Quân đội mọi quốc gia sau này sẽ phải kết hợp với lực lượng quân sự toàn cầu về trang bị , phối hợp cũng như điều phối để tham gia vào việc bảo vệ an ninh trên biển , cũng như chống lại các tổ chức tội phạm quốc tế hiện đang có khuynh hướng ngày càng mở rộng . An ninh toàn cầu là vấn đề của toàn cầu . Nhưng cũng cần phải có nước đứng chủ chốt trong việc thực hiện việc giải giới toàn cầu cũng như xây dựng lực lượng quốc tế mới . Hoa Kỳ nắm ưu thế mọi mặt về khoa học kỹ thuật trong một xã hội biểu tượng rõ nhất của xã hội toàn cầu , cũng là nơi trí tuệ toàn cầu đang đóng góp công sức làm cho nước Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới , cũng chính là quốc gia phải lãnh nhận lấy trọng trách đó thôi .
Trình bày khái quát như vậy để nhấn mạnh với các bạn trẻ VN về hướng đi trong lâu dài . Từ hướng đi đó , các thế hệ VN trong tương lai biết cách thực hiện các kế hoạch trung cũng như ngắn hạn để giải quyết từng vấn đề cụ thể trước mắt mà không để lại di hại trong đường dài cho các thế hệ mai sau . Thời kỳ đất nước mất chủ quyền rồi cũng qua đi trong thời gian sắp tới đây . Thời mới cần con người mới với suy nghĩ mới cùng quyết tâm mới nhiên hậu mới xây dựng lại đất nước phù hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại được . Thách đố ở phía trước lớn lao ,  vinh quang  sẽ đến với những ai am tường lịch sử , biết thấu về hướng đi tất yểu mà nhân loại  đang đi tới .
Apr - 13 - 2010
Lê Văn Xương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét