Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Kinh dịch linh thể - Kỳ 6

VI. Những chặng tiến của Tâm thức con người theo quẻ Kiền
Sau khi đã nắm đựơc mấy điểm then chốt về Kinh Dịch thì bước thứ nhì phải học về tiến trình chuyển hóa của tâm thức con người. Vì đó chính là tinh hoa của Kinh Dịch. Lộ trình tiến hóa đó được đề cập ngay ở đầu quyển Kinh nơi quẻ Kiền với lời Kinh như sau: 
Kiền. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. 
(Chữ hán)
Sơ cửu: tiềm long: vật dụng 
Cửu nhị: hiện long tại điền, lợi kiền đại nhận. 
Cửu tam: quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ: vô cữu. 
Cửu tứ: hoặt dược tại uyên: vô cữu. 
Cửu ngũ: phi long tại thiên: lợi kiền đại nhân. 
Thượng cửu: kháng long hữu hối. 
Dụng cửu: hiện quần long vô thủ: cát. 
(Chữ hán)
Đó là trang đầu của Kinh Dịch, có thể đại biểu cho cả sách. Chúng ta thầy một lối văn kỳ lạ, và nếu đừng về lý trí suông thì đó là một đoạn văn nhát gừng không cho thấy được gì đáng lưu ý đặc biệt, nhất là sau thời ký người Viễn Đông được nuôi dưỡng trong cái học duy lý thì càng thấy xa lạ. Nhưng đã nói nội dung Kinh Dịch có tính chất lưỡng thê, nên không được dùng lý trí suông để tìm hiểu, vì như vậy sẽ chỉ thấy được có một chiều. Vậy phải dùng lối quan lối ngoạn, và lúc ấy sẽ nhận ra đó là một nền Minh triết linh động uyển chuyể. Quẻ Kiền đưa ra bốn chặng nền móng trong 4 chữ Nguyên Hanh Lợi Trinh. 
Nguyên là điểm khởi phát 
Hanh là chặng phát huy hanh thông 
Lợi là chặng tựu thành 
Trinh là kéo dài thành quả. 
Nhìn qua bốn chặng trên chúng ta liền nhận ra tính chất phổ biến hay là vũ trụ theo nghĩa phi thời gian nên là miên tục trường tồn. Đó cũng gọi là vòng trong. Trái lại vòng ngoài thuộc những sự vật bé nhỏ riêng rẽ có hình thể thì quá trình tiến triển đi theo tứ tự: sinh, thành, suy, hủy. Vì Kinh Dịch chuyên nói về vòng trong nên trình bày quá trình biến hóa của cuộc đại diễn thuộc vòng trong, nên không nói sinh, thành, suy, hủy nhưng nói nguyên, hanh, lợi, trinh. Bốn chặng tiến hóa chung này sẽ được quảng diễn trong 4 hào 2, 3, 4, 5 như sau: 
Hào 1-6: hào 1 và 6 đều nói lên chỗ quá đáng nên bảo đừng dùng: “tiềm long vật dụng”. Long là con vật thuộc huyền thoại không ai thấy, nên Kinh Dịch dùng để chỉ cái đức, cái linh lực, hay là cái nguyện vọng sâu thẳm nơi con người hướng đến trạng thái viên mãn tròn đầy cũng gọi là Đạo Thể Viên Dung. Bao lâu chưa xuất hiện cái tâm thức đó thì không nên dùng: “tiềm long vật dụng”. Nói về triết thì bao lâu chưa đạt tâm trạng nhân bản tức là biết trọng nhân phẩm và tự do con người và tìm cách phụng sự con người mà đã vội dùng ngay những dữ kiện của giác quan để lý luận, tạo tác ra các triết thuyết, thì đó sẽ chỉ là cái học trục vật: y như đất là đất trải rộng ra trước mắt, bên ngoài con người, hoàn tòan hàng ngang sẽ thiếu chiều dọc tâm linh, nên là duy vật. Tiềm long là rồng ẩn còn dưới đất. Chữ đất hay ruộng là do hào 1, 2 thuộc về địa. 
Hào 6 cũng thế, nó chỉ trời nhưng là thứ trời cứng đơ đối kháng với người nên lời Kinh cho là biết tiến mà không biết thoái “kháng long tri tiến nhi bất tri thoái, chư hán”. Cho nên dùng nó thì là duy tâm, duy linh một chiều chống đối với duy vật ở hào 1, cả hai đều song song đối kháng như cái gông dài hai mươi lăm thế kỷ kìm kẹp làm ngột thở cái hồn Minh triết. Vì khi dùng 2 hào này thì đều là cái học xa người: trời quá trời, đất quá đất không liên hệ chi với người như hào 2 tuy thuộc địa và hào 5 tuy thuộc thiên nhưng nằm sát hai hào nhân là 3, 4. Nên dùng 4 hào đó: 2, 3, 4, 5 mớ là “nhân dịch” hay là “kỷ dịch” có hướng nội. Còn khi dùng hào 1, 6 thì ra “vật dịch”. Dùng đến sẽ hối hận: “kháng long hữu hối, chữ hán”. Vì rằng “cùng chi tai dã, chữ hán”. Cái gì dù cao như trời mà đi đến chỗ quá đáng thì trước sau gì rồi sẽ dẫn tới tai họa. Như thế chỉ còn lại 4 hào 2, 3, 4, 5. 
Hào 2- “hiện long tại điền” là nói về tâm thức đã khởi xuất hiện trên mặt ruộng. Vì đây là hào 2 thuộc địa nên nói ruộng mà khi giải nghĩa theo lối “kỷ dịch” thì phải hiểu là tâm trạng thức tỉnh đối với đạo làm người (nhân đạo) nên lời Kinh nói: “Lợi kiến đại nhân”. Nếu hiểu thấp thì có nghĩa là nên đi gặp ông lớn (để kiếm một ghế bộ trưởng), nhưng nếu giải theo lối Kỷ dịch thì phải hiểu là “Mỹ lợi” tức cái “lợi phổ biến của đợt an vi” và câu “lợi kiến đại nhân” chỉ có ý nói cần phải vượt qua giai đoạn trục vật thuộc hào 1 và 2 để tiến lên đợt Nhân bản tâm linh. Vì thế lời Kinh thêm rằng: “hiện long tại điền: thời xả dã, chữ hán”, khi long đức xuất hiện trong tâm hồn nào thì đó là thời xả, thời mà lý trí sẽ lơi ra khỏi cái nhìn duy địa, duy lý đặng đi đến những chân trời xa lạ của tâm linh (tiềm thức, vô thức); ở lỳ lại trong chặng lý sự (địa thời) tức là tự giam hãm mình trong đợt nhị nguyên đối kháng: đất chống trời, trời chống đất cả hai tạo nên những lý thuyết chống đối tiêu cực hay làtrừu tượng son đẹt, nên cần thóat ra khỏi đó. Có hai lối thoát: một là bằng kinh nghiệm sống của hoạt động sẽ tả ở hào 3, hai là bằng lối “thù tĩnh đốc vô vi” ở hào 4. 
Hào 3- “quân tử chung nhật kiền kiền” quân tử suốt ngày họat động. Dùng hai chữ kiền kiền nói lên tính cách an vi, chú trọng tới làm nhưng không còn chấp đối tượng như có thể xảy ra ở hào 1, 2. do đó nói kiền kiền mà không nói kiền cái chi, nghĩa là chỉ có động từ, nên lời kinh còn chua thêm “dữ thời giai hành, chữ hán” luôn luôn hành động. Hành động mà không có đối tượng để tránh cho lòng khỏi chấp vào đâu cả, đặng thong thả tiến lên cõi Đạo là cái toàn thể bao la gồm cả trời đất người chứ không quy hướng vào một đối vật bé nhỏ nào hết. 
Đó là lối họat động, kế đến là lối cảm tình cũng thế: “tịch dịch nhược lệ: vô cữu”, chiều đến còn như lo săng sắc: không lỗi. Chữ lệ có nghĩa là mạnh mẽ (lệ thanh: lớn tiếng, lệ tinh: phấn khởi tinh thần) như “lo mạnh”, nhưng không lo về một cái gì nền toàn bầu tình tứ giốc vào việc lo, nhưng không có đối tượng nên nói “như lo mạnh: dịch nhược lệ”. Thực ra đây là lo cho Đạo, lo cho đường tiến hóa nên chữ “dịch” ở hào 3 thêm bộ tâm vào chữ dịch là nét đặc trưng của hào 3 là Nhân Bản, mà nên Nhân Bản chân thực bao giờ cũng phải chú trọng đặc biệt đến việc chuyển hóa tâm thức con người nên nói: “cố kiền kiền nhân kỳ thời nhi dịch, chữ hán”, do đó mà còn phải tùy thời để cải hóa tâm hồn. 
Cũng có một chữ nữa nói lên tính chất đi vào nội tâm là chữ “tịch”, tịch là đêm tối, nếu ngày biểu thị ý thực lý trí thì đêm biểu thị tác động huyền diệu của các sức lực thiêng liêng tai mắt khôngthấy được, nhưng luôn luôn làm việc để đưa con người đạt tới trình độ thông hiểu để giải thóat. Bởi thế thay vì duy lý thí dụ “ngôn ngôn thì đây nói “kiền kiền”: thay vì nói lên bứơc rẽ đi từ “vật dịch” tiến vào “nhân dịch”, “kỷ dịch”. 
Vào đến kỷ dịch thấy mở ra hai lối: một là nhất hạp, hai là nhất tịch. Nhất hạp là lăn lưng vào đời sống: un engagement, một bước đi vào cuộc sống sinh lý, xã hội như lập gia đình, tìm địa vị, giúp cải thiện xã hội… Nếu không đi qua đợt này thì khó phát triển hết mọi  khả năng con người, vì đây thuộc giai đoạn tán, tán là một “nửa” của Đạo: nửa âm; có làm tròn nửa âm thì mới bước sang “nửa” dương, và khi làm tròn nửa dương là “tụ vào, quy tâm” thì mới đạt Đạo là cái bao gồm cả âm lẫn dương: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Vì thế lời Kinh được bàn rộng rằng: “Quân tử tiến đức tu nghiệp. Trung tín sở dĩ tiến đức dã. Tu từ lập kỳ thành sở dĩ cư nghiệp dã. Tri chí chí chi, khả dĩ cơ dã. Tri chung chung chi; khả dĩ tồn nghĩa dã, chữ hán”. 
Muốn lăn lưng vào đời theo lối hiền triết thì cần tiến đức tu nghiệp. Muốn tiến đức thì phải lấy hai chữ trung tín làm nền. Muốn tu nghiệp phải biết tu từ để đạt đến độc lập. Lập là bước thứ ba trong tiến trình học tập gồm 4 bước là học, hành, lập, quyền. Vậy chớ hiểu tu từ là luyện văn chương hay sáng tác văn nghệ, nhưng phải hiểu từ theo nghĩa uyên nguyên là lời vôo ngôn hay lời Tự sự theo nghĩa Logos của cố hiền triết Hy Lạp hay Vac của nền minh triết An Độ. Hiểu cụ thể thì có thể là những lời trong Kinh Dịch phải biệt ngoạn biết chiêm. 
Muốn tu từ theo nghĩa sơ nguyên thì cần vừa phải biết chỗ chí cực mà cũng vừa phải đi tới chỗ chí cực. Có thế mới hiểu đặng thiên cơ (là điều cần cho được lập kỳ thành), phải biết chỗ cùng cực, và làm cho trọn vẹn thì mới tốt nghiệp. Đó là một sứ mạng gồm cả nội thánh lẫn ngoại vương, nên hết sức cao trọng. Còn nếu để mình trụt cuống đợt cưỡng hành, lợi hành ở hào 1, 2 thì sẽ chấp vào một đối tượng bé nhỏ mà không còn là kiền kiền, không còn là triết lý bằng động từ. Vì thế tuy lo mà không mắc lỗi. 
Ở đây nên chú trọng đến mấy chữ “tri chí chí chi, tri chung chung chi”. Ngược với hào 6 nói “cùng chi tai dã” hay hào 1 “tiềm long vật dụng”. Tại sao hào 3 hô đi đến cùng cực mà hào 6 lại nói “cùng cực là tai họa”? thưa khác nhau vì hào 3 thuộc nhân, càng cùng cực thì càng đi sâu vào nhân tính. Cho nên ở hai hào nhân đều hô đi đến cùng cực: có chí trung (kỳ trung) thì mới đạt chí hòa. Nói khác nếu hỏi biết đâu là chí, biết đâu là chung? Thì thưa rằng: chí hay chung đều không ở đây không ở trời nhưng ở nơi người. Vì thế đến hào 4 nói về nhất tịch, un désengagement, còn cách mạng hơnnữa là hô nhảy vào uyên tuyền, tức là đi đến cùng cực. 
Cũng nên ghi nhận xét sau: ở hào 3 cũng như hào 4 đều không nói tới Long, là vì hai hào này thuộc Nhơn, nên dùng chữ quân tử là chủ thể thay cho chữ Long. Hào 4 không có chủ thế thì hiểu ngầm là cùng một chủ thể như hào 3. 
Hào 4 –“hoặc dược tại uyên: vô cữu”, hoặc nhảy vào uyên mặc: không lối. Phương pháp “dược tại uyên” này mạnh hơn lối “kiền kiền” ở hào 3. hào 3 gồm 3 bước, một bước ngầm là lơi ra khỏi lý trí thuộc hào 1, 2. Còn hai bước tích cực thì một là họat động (kiền kiền) hai là vun tười tâm tình (dịch nhược lệ). Hào 4 cũng theo hướng “kỳ dịch” như hào 3 nhưng đi mạnh hơn: về tiêu cực không phải lơi ra khỏi lý trí nhưng là chống lại lý trí và để sự chống lại được mạnh mẽ thì nhảy vào uyên mặc: đoạn tuyệt không những với lý trí mà luôn cả với hành động và cảm tình. Vì thế lời Kinh cho là cách mạng: “hoặc dược tại uyên: kiền đạo nãi cách, chữ hán”, nhảy vào hố thẳm là cách mạng. Nếu gọi hào 3 là “hữu vi” thì dược tại uyên là “vô vi”. Tuy nhiên không lỗi vì còn đang trong tiến trình dịch lý là đạo hành vi, nên được tại uyên chỉ là nói lên tính cách linh động uyển chuyển có lên mà cũng có xuống: “thượng hạ vô thường phi vi tà dã: tiến thoái vô hằng phi lý quần dã, chữ hán”, lên xuống không có luật thường miễn là không làm điều tà vậy; tiến thoái không có luật nhất định miễn không xa lìa xã hội. Tuy nhiên lại đặt chữ hoặc chỉ ý nghi ngờ vì đây là trạng thức có phần nguy rất dễ ly quần, xuất thế, nên lời kinh nói: 
“Thượng bất tại thiên 
Hạ bất tại điển 
Trung bất tại nhơn 
Cổ hoặc chi 
Hoặc chi giả nghi chi dã”. 
(Chữ hán)
Trên chưa đã trời (trời khởi từ hào 5, đây mới là hào 4) dưới đã lìa đất (đất hết hào 2) giữa không ở với người. Vì tuy hào 4 thuộc nhân nhưng cái vị trí (hào 4) là dương: hào dương ở vị dương cả hai đều cứng: như thế có cứng thiếu mềm khó thích nghi với xã hội, nên lời kinh nói: cửu từ trùng cương nhi bất trung, chữ hán”: hào 4 hai lần cương thì không phải là trung. Vì trung phải ở giữa cương và nhu. Toàn cứng thì sao mà trung, bởi vậy khi trải qua giai đoạn này cần phải nghi ngờ mới không lỗi. 
Hào 5- “phi long tại thiên, lợi kiền đại nhân”. 
Hào 5 thuộc thiên nên chữ long tại xuất hiện. Lần này xuất hiện trên trời, bay lượn thong thả. Đó là tả cái cảnh đạt Đạo: Đạo của thánh nhân. Lợi kiền đại nhơn: cũng một câu như hào 2, nhưng ở hào 3 đại nhân được nhắm tới như một ý tưởng. Còn đây là đã đạt được đích, hành giả đã trở thành đại nhân rồi, nên ở hào 5 kể ra đức tính của đại nhân như sau: 
Phù đại nhân giả 
Dữ thiên địa hợp kỳ đức 
Dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh 
Dự tứ thời hợp kỳ tự 
Dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung 
(Chữ hán) 
Thật là đúng nghĩa đại nhân mà sứ mạng là hòa là hợp là giao là hội (xem Nhân Chủ). Vì cho được thành đại nhân theo đúng nghĩa thì không còn để mình bị tù túnng trong một cái duy nào nữa: không duy địa, duy thiên, hoặc duy nhân; nhưng là hợp với linh đức của trời đất, hợp với sáng soi của nhật nguyệt, hợp với tiết diệu của 4 mùa, hợp với cát hung của quỷ thần. 
Mấy câu này nói lên mức “chí thành” của hào 5: tất cả những gì đã khởi sự ở các hào 2, 3, 4 đều được kết tinh nơi hào 5, nên mở ra rộng tới tận cùng bờ cõi vũ trụ, nhờ đó mà đại nhân đạt độ sáng tác tạo dựng. Tất nhiên không có ý nói về sáng tác văn nghệ nhưng về “an bang tế thế” khó hơn nhiều vì đòi phải biết đến thiên cơ, để hướng dẫn thiên hạ. Phải nhìn ra được rất nhiều cách giải quyết cho một vấn đề và biết chọn một lối ứng đáp thích hợp hơn cả. Nhờ đó trở thành uyển chuyển linh động khkông bị bò sát vào một lối giải quyết nhưng có thể “vô khả bất vô khả”. Ai làm được như thế, nếu không phải là bậc “phi long tại thiên” nghĩa là bay rất cao đặng nhìn rất rộng hầu có thể tạo với tác, nghĩa là thích ứng với mọi hoàn cảnh. Nếu đọng lại ở “hữu vi” hay “vô vi” thì làm sao linh động được như thế. Bởi vậy lời kinh nói: “quân tử kiến cơ nhi tác, chữ hán” và “thủ xuất thứ vật vạn quốc hàm ninh, chữ hán”, người hướng dẫn (đi đầu) thiên hạ, làm cho vạn quốc được hàm ân, tức là được hưởng an ninh. Vì đó là hậu quả của “thượng trí dã”. Vì thế lời kinh nói: 
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. 
Thủy lưu thấp, hỏa tựu táo 
Vân tùng long, phong tùng hổ 
Thánh nhân tác, nhi vạn vật đổ 
Bốn hồ thiên giả thân thượng 
Bồn hồ địa giả thân hạ
Tắc các tùng kỳ loại dã.
(Chữ hán)
Nhờ nền minh triết phổ biến không duy thiên hay duy địa, mà có thủy có hỏa, có lên có xuống, có thân thượng mà cũng có thân hạ, nênkhông một khuynh hướng nào bị ức chế, nhưng được phát triển tùy tài. Đó là cái sáng tác của thánh nhân khiến hết mọi người đều xem thấy đều được hưởng nhờ.
Hào 6- Đã nói trên: “dùng thì hối”. Lời kinh thêm lý do: “tri tiến nhi bất tri thoái, tri tổn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng, chữ hán”, biết tiến mà không biết thoái, biết còn mà không biết mất, biết đắc mà không biết thất. Đó là lối nhị nguyên độc khối một chiều, nên thiếu linh động. Vì thế tiếp sang hào dụng cửu.
Dụng cửu: không có hào 7 mà lại có dụng cửu, đó là một nét đặc trưng của quẻ Kiền. Dụng cửu được thêm vào để nói lên 7 đợt tiến hóa của con người, vì đó là luật trời “thiên tắc”. “Kiền nguyên dụng cửu: nãi kiến thiên tắc, chữ hán”, mà thiên tắc là “lục hào phát huy, bàng thông tình dã, chữ hán”: cả 6 hào phát huy, gần nhau mà thông hội. Đây gọi là “tắc thiên” cao hơn nghi thiên, oán thiên v.v…
Tại sao trên đã gạt bỏ hào 1 và 6 mà đây lại gồm cả 6? Thưa không chuyên dùng, nhưng bao hàm do sự lân cận: hào 2 liền với hào 1 cùng đất, hào 5 liền với hào 6 cùng thiên. Sở dĩ bao hàm được vì không nói ra, không viết ra. Chính ví không nói ra nên hiệu năng toàn triệt. Bởi vậy lời kinh nói “bất ngôn sở lợi đại tai hỷ, chữ hán”: không nói ra nên lợi rất lớn! Và sự không nói diễn đạt bằng câu “hiên quần long vô thủ, chữ hán”: hiện ra một đoàn rồng không đầu, đòan rồng là 6 hào hay chia ra ba cặp, chỉ Tam tài quy vào Nhất thể như Đầu. Nhưng Thể đây là tiềm thể u linh không xuất hiện nên gọi là vô thủ. Nói vô thủ tức cũng là vô vĩ, vô thân, vô túc, nên không cần chỗ để chân hay dự a đầu. Không có gì nên không phải ở đâu, đó là thần, vì “thần vô phương”. Chính vì vô thủ nên diệu dụng như thần, bao hàm khắp hết các đợt tiến của con người và sẽ tùy thời, tùy trình độ mà dùng hào này hào kia uyển chuyển đặng đi lên trời: “vị bộ nhơn với lập thành, thời thừ lục long dĩ ngự thiên, kiền đạo biến hóa. Các chính tính mệnh, bảo hợp như đại, chữ hán”: sáu nấc tiến, tùy thời mà thành tựu. Tùy thời mà cỡi 6 con rồng để đi lên trời. Thì mọi loài sẽ tiến theo đúng cái tính của mình gây nên cuộc thái hòa trong vũ trụ.
Đó là lộ trình tiến hóa được tả lại trong quẻ Kiền nhằm giúp cho mọi vật giữ được tính mệnh để duy trì sự hòa hợp cùng tột.
Đó là cứu cánh của conngười mà xưa kia thánh nhân đã nhằm khi làm ra Kinh Dịch với mục đích giúp con người thuận theo cái lý của tính mệnh: “tích giả thánh nhân chi tác Dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý, chữ hán” (thuyết quái 2).
Kim Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét