Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Quyền lực sử dụng quyền lực

Lê Văn Xương

KHỞI ĐẦU CỦA VĂN MINH .

Lịch sử loài người là lịch sử của quá trình dài liên tục không bao giờ ngưng nghỉ ghi dấu quá trình đấu tranh giữa con người với nhau cũng như với tự nhiên , lịch sử ấy là thống nhất trên bước đường Duy Dân của mình . Mỗi giai đoạn khác nhau đánh dấu các tiến bộ khác nhau , các mâu thuẫn khác nhau  trong quá trình hình thành cái mới , đào thải cái cũ trong một tiến trình khép kín không bao giờ ngưng nghỉ như một vòng kín ngày càng chuyển dịch nhanh hơn, ngày càng trở nên hợp nhất hơn . Cho nên mâu thuẫn tất yếu tồn tại và luôn phát sinh như con người luôn đi bằng hai chân và vĩnh viễn cứ đi bằng hai chân vậy . Tiến bộ của ngày hôm qua thực tế gây ra mâu thuẫn của ngày hôm nay , con người ngày hôm nay phải giải quyết mâu thuẫn mới trên căn bản mới dựa vào các khám phá khoa học của ngày hôm nay chứ không thể ngồi nguyền rủa ngày hôm qua được . Sự sống là vậy . Những ai cứ bám vúi vào ngày hôm qua để bắt ngày hôm nay cứ phải hành động suy nghĩ như ngày hôm qua thậm chí như ngày hôm kia là hoàn toàn lỗi thời và lạc hậu , họ tất yếu sẽ bị lịch sử đào thải không thương tiếc ; mà quả thực họ đang chết về mặt tinh thần đấy , cái chết về mặt vật chất chỉ còn là thời gian ngắn ngủi phía trước mà thôi.

Vũ trụ trong đó địa cầu này chỉ là một tinh thể nhỏ xíu có sự sống riêng hoạt động theo những quy luật khách quan sâu rộng mà loài người không thể khám phá hết được , cho nên như lời cụ Lý Đông A đã nói “ khám phá tới đâu biết tới đó là vậy” , ngày nay ta nói đến lý thuyết về sự tương đối là thế . Vì khi khám phá được chút xíu chỗ này thì thực tế vũ trụ đã biến sang thể khác rồi . Đó là bí mật muôn thuở khiến con người tuy cảm thấy lớn lao đối với con người nói chung , nhưng đối với vũ trụ huyền hà kia thì con người thật chẳng đáng kể gì cả . Sự hiện diện của con người trên hành tinh bé nhỏ này bất quá cũng chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thôi trong cái vô cùng tận của vũ trụ luôn biến hóa khôn lường và luôn tự điều chỉnh để tồn tại theo quy luật khách quan như lời Ông Stephen Hawking đã nói trong cuộc hội thảo về khoa học mới đây tại Rome . Nhưng đó lại là khoảnh khắc đầy ý nghĩa về mặt lịch sử . Như thế , phàm đã là người cần ý thức rõ cái hữu hạn cùng cái vô hạn liên quan đến sự hiện diện của con người trên trái đất này , thuộc nền văn minh này , để biết mình cần hành động ra sao cho thật hợp với nhu cầu của con người trong mối liên hệ bất khả phân với tự nhiên .

Con thú còn biết kết đoàn để tự bảo vệ nhau khỏi đe dọa từ bầy thú khác , bầy thú còn được lãnh đạo bởi con thú dạn dầy kinh nghiệm nhất bầy ; con thú nào già nua không thể theo kịp bầy , nó bị bỏ lại phía sau để âm thầm chấp nhận cái chết trong hoang mạc  Con người cũng chả đi ra ngoài quy luật tự nhiên đó được . Nhưng con người là linh vật có ý thức về mình cũng như với khách quan, nên con người không dễ dàng chấp nhận hướng đi như đối với bầy thú được dẫn dắt bởi con thú kinh nghiệm nhất được . Con người do thế tự coi việc đấu tranh giữa người với người để bảo vệ quyền lợi sinh tử cho tập thể mà mình là thành viên là một sứ mệnh quan trọng . Điều này thực ra cũng đúng với các bầy thú khác nhau tuy cùng giống thú nhưng khác huyết thống nhằm bảo vệ vùng sinh sống của cả bầy thôi . Nhưng dù đánh nhau đến đâu đi nữa , thì rồi ra con người cũng phải biết rằng họ phải hợp tác toàn diện với nhau như một bầy thú biết ý thức về sự hiện diện của mình . Điều này làm cho người và con thú vĩnh viễn khác nhau .

Bầy thú sinh hoạt trong khu vực hẹp , dễ bị tan rã do bầy khác mạnh hơn xâm lăng giết chết hết vì không cùng huyết thống , cho nên việc làm gia tăng quy mô của bầy là rất quan trọng đối với sự tồn tại của cả bầy . Bầy thú cũng có thể bị hủy diệt vì thiên tai như cháy rừng chẳng hạn hoặc các loại thiên tai khác , nên nhiệm vụ của con thú đầu đàn là phải sớm nhận biết thiên tai để dẫn cả bầy tránh xa khu vực thiên tai trước khi quá trễ , các con thú ít kinh nghiệm hơn phải tuân theo con thú đầu đàn . Con người vào thời điểm khởi đầu của sự xuất hiện từ Homo Erectus tức là người đứng thẳng , đến con người tinh khôn Homo Sapien , đến con người tinh khôn hiện đại cũng sống thành bầy , cũng hành động như bầy thú . Nhưng như khoa học đã chứng minh , gene của con người chỉ khác có một gene duy nhất so với giống tinh tinh cũng đủ làm cho người thành người . Để từ các bầy người tiên khởi ấy biết hình thành các công xã nguyên thủy vẫn dựa chủ yếu vào săn bắt hái lượm trên căn bản một thủy tổ mà ra . Khi công xã nguyên thủy mở rộng hơn về quy mô cũng như hiểu biết về vùng cư trú cũng như cách thức cải biến công cụ lao động để duy trì sự sống cho toàn công xã thì công xã nguyên thủy biến thành công xã nông nghiệp . Đến giai đoạn này thì phức tạp bắt đầu sảy ra khi các công xã nông nghiệp bắt buộc phải tách thành các nhóm nhỏ hơn để tìm đến canh tác trong khu vực mới . Thời gian làm cho họ xa nhau , tập quán khác nhau , điều kiện sinh sống khác nhau ; đến một lúc nào đó khiến cho nhóm này trở nên mạnh hơn văn minh hơn nhóm kia , thế là tranh chấp phát khởi . Kết quả là nhóm nào mạnh hơn sẽ đủ sức áp đặt trật tự lên nhóm khác , để hợp nhất lại thành một nhóm lớn hơn nữa , chiếm đoạt một vùng rộng lớn hơn so với quá khứ .

Khái niệm quốc gia được hình thành dựa trên hai yếu tố : con người cùng huyết thống hoặc có liên hệ cùng huyết thống kết hợp với yếu tố lãnh thổ mà thành ; chủ quyền quốc gia cũng từ đó phát sinh . Đó là cả một tiến trình rất dài mà lịch sử không thể ghi lại được đầy đủ . Vì thực tế , khi quốc gia được hình thành ở vùng nhất định nào đó vì con người ở đấy đã chọn được khu vực canh tác tốt nhất để họ có thể sớm định cư , như vậy họ hình thành điều mà ta gọi là quốc gia rất sớm (như tại vùng Hoa Nam Bách Việt chẳng hạn) so với các vùng khác . Nhiều bộ tộc di chuyển mãi vẫn không chọn được khu vực canh tác thuận lợi , chủ yếu do thời tiết quá giá buốt cách nay trên 10,000 năm , họ không thể sớm định cư để hình thành quốc gia được . Họ vẫn phải tìm cách thích nghi với thời tiết khắc nghiệt cũng như tìm kiếm cây lương thực để sinh sống , hoặc tìm cách trao đổi với vùng khác để có lương thực để sinh sống . Những người sống trong điều kiện du mục lâu dài trở nên hiếu chiến hơn , dễ chấp nhận thay đổi hơn , sớm biết trao đổi hàng hóa , dễ tổng hợp các hiểu biết hơn so với các sắc dân sớm định cư trong vùng lãnh thổ nhất định .

Các làn song thiên di luôn là nguồn nhân lực làm trẻ hóa một cộng đồng đã định canh định cư lâu ngày , dĩ nhiên chiến tranh luôn nổ ra giữa những người đã định canh định cư với người mới tới . Chiến tranh dẫn đến hủy diệt nhóm cũ để hình thành nhóm mới , để tạo ra một tương quan mới , một văn minh mới . Cho nên khi một văn minh không còn cơ hội tiếp xúc với trào lưu mới thì văn minh ấy suy tàn . Quá trình như vậy thường sảy ra một cách rật tiệm tiến trong đường dài cả ngàn năm .

Chúng ta không thể khẳng định được rằng văn minh hiện nay là văn minh thứ mấy trong suốt mấy triệu năm con người bắt đầu hiện diện trên trái đất này , và rồi sau này văn minh trái đất nay sẽ di chuyển đi đâu ? liệu những người hành tinh có phải là người thuộc văn minh trái đất này đã đi ra vũ trụ để bảo tồn các văn minh trái đất trước đây hay không ? Tình hình hiện nay cho thấy ước tính như vậy không phải là quá viển vông . Dù sao khi con người mới chập chững hình thành văn minh , thì con người từng bước hình thành nhân sinh quan dựa trên điều kiện sống lúc ban sơ ấy . Khi trí tuệ phát triển sâu rộng hơn nữa thì thế giới quan được hình thành . Đến ngày nay thì con người đang từng bước hình thành vũ trụ quan khoa học . Mỗi bước đường tiến lên của nhân loại ở mỗi khu vực khác nhau đánh dấu mỗi tầm nhìn khác nhau mỗi nhân sinh quan khác nhau liên quan đến khách quan ; các khác biệt đó luôn dẫn đến mâu thuẫn chiến tranh , tranh dành quyền lực . Cho nên lịch sử loài người cũng chính là lịch sử của các tranh chấp triền miên giữa con người với nhau để dành quyền sống cho từng tập thể hoặc cũng có thể cho toàn thể nhân loại này , tùy theo cách thức mà con người giải quyết các mâu thuẫn của thế giới . Cho nên bài viết này chủ yếu tập trung vào việc xem xét vấn đề liên quan đến quyền lực cũng như việc xử dụng quyền lực từ khi con người có sử mà thôi .

1 -  SỰ HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG XÃ HỘI

Hãy lấy cá nhân mà xét , một người cảm thấy an toàn hơn khi người đó cảm nhận được sự an tâm vào cuộc sống của họ vào ngày mai ; cụ thể mà nói khi họ thấy có của ăn của để để đề phòng tai ương , không bị đe dọa từ người khác , tránh được bệnh tật chết chóc . Nhưng mỗi cá nhân cũng chỉ là một thành viên trong một tập thể nhất định , nhiều việc nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân , thuộc về trách nhiệm của cả tập thể mà họ là thành viên . Do thế việc điều hành công việc liên quan đến tập thể là vấn đề mấu chốt mà loài người vẫn hằng dầy công tìm kiếm phương cách hữu hiệu nhất trong suốt quá trình tiến lên của mình . Khi phát triển cao hơn do tích lũy được kinh nghiệm cũng như các hiểu biết khách quan khác nhau , suy nghĩ của con người trở nên phức tạp hơn . Khái niệm về an ninh cá nhân với tính cách là cá nhân chịu sự chi phối của khái niệm sâu rộng hơn liên quan đến an ninh của cả cộng đồng . Khi đó vấn đề tổ chức cộng đồng được đặt ra , hàng loạt các tổ chức khác nhau hình thành , hàng loạt cá nhân được xử dụng để thi hành các quyết định nhân danh quyền lợi của cộng đồng , để bảo đảm an ninh cho cộng đồng về các mặt khác nhau mà cộng đồng ấy có thể ý thức được vào mỗi thời điểm khác nhau trong suốt quá trình phát triển của mình . Thịnh suy của một cộng đồng nay lệ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan bên ngoài , chưa hẳn gì những thành viên của cộng đồng ấy có thể ý thức được đầy đủ .

Điều này đặt ra mấy vấn đề sau đây : thứ nhất là mâu thuẫn bên trong cộng đồng về cách đánh giá giải quyết các vấn đề liên quan đến cộng đồng  ; thứ hai là các mâu thuẫn do bên ngoài gây ra mà cộng đồng chưa hẳn biết được đầy đủ . Khi còn sống dưới dạng công xã nguyên thủy hay nông thôn trong phạm vi hẹp đã được hình thành từ rất lâu trước đó như  việc chia sẻ nguồn nước hoặc khu canh tác , chủ yếu dựa trên một giả định bất biến của tình thế , thì công xã ấy chỉ cần theo lệnh của Già Làng là xong . Như thế xã hội cổ đại ấy sống rất gần với tính bầy mà ta đã chứng kiến. Khi một ai đó phát kiến ra một điều gì đó mới lạ có thể giúp cho cộng đồng được sống sung túc hơn, và thường là có công chống ngoại xâm , thì họ được cả cộng đồng tôn cử làm người lãnh đạo và được thánh hóa theo lịch sử của mỗi dòng tộc . Mỗi dòng tộc trở nên khác nhau theo đà phát triển của mình trong khi tính bầy vẫn chi phối suy nghĩ của các thành viên thuộc cộng đồng , điều này làm cho các cộng đồng trở nên mâu thuẫn nhau ngày càng mạnh hơn , chém giết ngày càng dữ dội hơn .

Mục tiêu tối hậu của các tranh chấp ấy là về nguồn sống (tức là kinh tế) cũng như bảo vệ tính thuần chủng của cộng đồng do vị thủy tổ đã khai sáng để lại cho các thế hệ kế thừa ; được thể hiện thông qua ngôn ngữ , tập quán , cùng nhau chia sẻ một quá khứ lịch sử , một giá trị đạo đức , một nềm tin tôn giáo , một lãnh thổ đã do cha ông để lại và các thế hệ sau có bồn phận phải phát triển không ngừng . Như thế tranh chấp giữa các chủng tộc nhằm dành quyền sống dưới gầm trời này là một vấn đề liên quan đến bản sắc của con người nói chung . Trên căn bản đó các phát kiến khoa học , các hình thức tổ chức xã hội , sự hình thành khái niệm về quốc gia từ thấp lên cao cũng xuất phát từ đó , được coi là biến thái của các hình thức đấu tranh giữa con người với nhau .

Bầy thú cảm nhận nhu cầu về an ninh hoàn toàn theo bản năng sinh tồn , cho nên bầy thú hành động theo bản năng được di truyền lại cho các thế hệ sau bằng vào kinh nghiệm thuần túy , nên ngừng lại ở giới hạn đó . Bầy thú có thể tự chuyển hóa để thích nghi với điều kiện sinh sống mới , như con tắc kè tự đổi mầu chẳng hạn , thậm chí bầy thú có thể tự thay đổi cả về hình dạng như chim cánh cụt chẳng hạn ; nhưng bầy thú không thể hệ thống hóa được các kinh nghiêm để tiến dần đến chỗ tìm ra quy luật khách quan chi phối muôn loài . Nên bầy thú không có lịch sử riêng của mình .

Con người khác hẳn , ngay khi con người nguyên thủy được hình thành cách nay gần ba triệu năm ở Châu Phi như khoa học đã khám phá ra , thì con người tiên khởi ấy đã biết ý thức về mình theo cách sơ khai nhất , con người đã cảm nhận được vấn đề an ninh của chính con người khi đối diện với nhu cầu sống hàng ngày . Vào thời điểm xa xưa đó , khái niệm về an ninh thật đơn giản , như việc tìm ra một hang động để cư trú , nguồn nước để uống hoặc canh tác , vùng săn bắt hái lượm . Tất cả đều nói lên khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu khi con người còn sống dưới dạng công xã nguyên thủy , công xã bộ tộc hay công xã nông nghiệp . Khái niệm về quyền sở hữu là vấn đề luôn đeo đuổi con người , đó cũng chính là khái niệm chi phối suy nghĩ của con người về mặt an ninh , đó cũng là đầu mối chi phối cũng như hình thành quyết tâm chiếm đoạt , chiến tranh giữa người với nhau . Con người là kẻ tàn phá nhưng cũng là người xây dựng .

Khái niệm về an ninh ngày càng trở nên phức tạp hơn , nên con người phải tìm cách chế tạo ra các công cụ sản xuất nhằm tìm kiếm phương pháp tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu sinh sống của mình. Dân số càng tăng , khu vực canh tác càng mở rộng  thì sức mạnh càng được củng cố để từng bước dẫn tới chỗ xâm lăng lãnh địa của các bộ tộc khác yếu hơn . Chiến tranh mở rộng thêm nữa , chết chóc nhiều hơn nữa ; nhưng trong quá trình chiếm đoạt thông qua chiến tranh như vậy lại làm phát sinh một trạng thái mới với sự giao thoa giữa nhiều chủng tộc ngôn ngữ , tập quán khác nhau để hình thành cấu trúc xã hội mới . Xã hội được định hình từng bước nhờ tích lũy được kinh nghiệm đã trải qua , nên con người bắt đầu quan sát tự nhiên nhằm cố định vị trí của mình trong tự nhiên đó , từ đó khái niệm về tự nhiên được hình thành để đặt nền tảng cho tôn giáo sơ khai của loài người . Mỗi cộng đồng khác nhau nhìn nhận tự nhiên theo cách khác nhau , điều này dẫn đến khái niệm khác nhau về tôn giáo . Khi ấy tôn giáo một vùng trở thành yếu tố linh thiêng kết nối những con người cùng sinh sống trong vùng đó lại với nhau . Sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài nay trở thành chiến tranh về niềm tin nhằm cố áp đặt trật tự của phe này với nhóm kia . Quá trình giao thoa như vậy dẫn đến chỗ con người tiến tới việc xử dụng những ký hiệu có hệ thống được đa số chấp nhận để từng bước hình thành chữ viết . Khi ấy lịch sử được ghi lại chủ yếu bằng và thông qua các truyền thuyết , hoặc các sự kiện được thánh hóa theo những cách khác nhau . Bước vào thời kỳ này thì lịch sử loài người bắt đầu sang trang mới . Khái niệm về quốc gia bắt đầu hình thành, khái niệm về an ninh trở nên phức tạp hơn hẳn so với thời kỳ con người còn sống dưới dạng bộ tộc, vai trò của người mạnh nhất được cộng đồng mặc nhiên nhìn nhận như lãnh tụ của họ để từng bước tách khỏi sự chi phối của các trưởng lão vốn đã được hình thành từ khi con người bắt đầu biết đến sự hợp đoàn , khi ấy trách nhiệm lãnh đạo cả đoàn được giao phó cho những người già được coi là có kinh nghiệm nhất .

Sự hình thành quốc gia dù lớn hay nhỏ đặt ra vấn đề cơ cấu nhà nước cũng như cấu trúc xã hội nói chung để phối hợp các công việc của quốc gia liên quan đến đối nội , đối ngoại . Nhà nước hình thành đặt ngay ra vấn đề lãnh đạo xã hội phù hợp với trình độ phát triển cũng như điều kiện sinh sống của xã hội ấy ; người đứng đầu nhà nước được đặt cho một tên gọi như vua hay hoàng đế , là người được xã hội mặc nhiên nhìn nhận như người nhân danh quyền lợi của các thành viên cấu thành xã hội ấy có quyền lực trung tâm để quyết định hướng đi của xã hội nói chung . Như thế người đứng đầu nhà nước trong buổi sơ kỳ ấy chính là thủ lãnh của cộng đồng ; trong hầu hết các trường hợp , họ đều là người biết tổ chức , xử dụng lực lượng của cả cộng đồng nhằm đạt được một kỳ công nào đó . Cụ thể là đánh bại cộng đồng bên ngoài nhằm chiếm đoạt các quyền lợi kinh tế sinh tử để mở mang bờ cõi như là biểu tượng của sức mạnh . Bước vào giai đoạn này , người thủ lãnh không hoạt động đơn phương ; bên cạnh họ vẫn tồn tại thành phần một nhóm nhỏ người tự nhận là có khả năng cộng thông với tự nhiên như gạch nối giữa tự nhiên với con người ; đa số các thủ lãnh trước khi muốn hành động điều gì đều đến các đền thờ như vậy để được soi sáng .

Người Sumer cách nay 5,000 năm hình thành hẳn một tầng lớp như vậy ; thông qua họ sự phân công xã hội được hình thành , thâu thuế dưới dạng nông phẩm được tồn trữ xung quanh các đền thờ , sáng tạo ra ký hiệu để ghi nhận hàng hóa xuất nhập kho , họ tin ở đời sống sau khi chết . Điều kiện xã hội như vậy tất yếu sẽ sản sinh ra một Abraham . Chữ viết Khoa Đẩu (plow) được xử dụng đầu tiên tại Bách Việt Hoa Nam , khi được chuyển đến Trung Đông thành chữ Abacus , vào thời điểm đó người Sumer cũng xử dụng âm lịch gồm 354 ngày /năm hoàn toàn giống như Bách Việt . Người Crete Minoans phát triển ra chữ viết tiên khởi được gọi là Linear A vào thời điểm khoảng 1600 BC , người Hy Lạp Mycenaeans phát triển và bổ sung để hình thành chữ viết được gọi là Linear B vào thời điểm 1500 BC . Vào thời điểm rất lâu sau đó , khi Hy Lạp , La mã vẫn còn theo đa thần giáo thì các người lãnh đạo vẫn phải đến khấn vái tại các đền thờ để được soi sáng , cụ thể như lãnh đạo Hy Lạp luôn đến cầu khấn tại đền thờ Delphi là vậy . Cho nên văn minh phương tây khởi đầu từ Trung Đông mê tín dị đoan hơn phương Đông nhiều lắm . Phương Đông Bách Việt chủ yếu dùng Dịch Lý Âm Dương  Ngũ Hành để tính quẻ , quan sát thiên văn để dự đoán tương lai . Ngay cả ngày nay cũng vậy phương Tây vẫn không ngừng khai thác các chủ đề liên quan đến tôn giáo mặc dù mang tính lịch sử , nên họ hình thành tôn giáo gây nhiều mâu thuẫn đông tây , trong khi phương đông chỉ hình thành Đạo Học là vậy .

Chế độ thủ lãnh đặt ra vấn đề truyền thừa sự nghiệp mà người trước để lại . Các cuộc tranh dành quyền lực bên trong luôn sảy ra khi thủ lãnh chết , các tướng quân dứơi quyền luôn tranh chấp vai trò kế vị . Trường hợp này dẫn đến chế độ truyền nối ; truyền nối dẫn đến chế độ quân chủ , thực tế được coi là người có quyền sở hữu cả xã hội về mọi mặt . Nhưng thủ lãnh hay ông vua quân chủ không thể tự mình làm hết mọi truyện được , ông cần quần thần như những người trung gian hành động nhân danh quyền lực của vị vua quân chủ . Cho nên quân chủ phương đông với phương tây có những nét khác biệt nhất định . Bắt đầu từ đây , khái niệm về sở hữu theo quan niệm cổ đại từng bước chuyển sang hình thức sở hữu cá nhân .

Quân chủ phong kiến phương đông mặc dù không đụng đến nền tảng xã hội nông nghiệp nơi tập quán phân chia đất đai canh tác đã được định hình từ ngàn xưa , nên chính quyền trung ương có rất ít thẩm quyền về lãnh vực này , do thế họ cũng có rất ít cơ hội để dám làm thay đổi cấu trúc xã hội cổ đại ấy . Quân chủ phong kiến phương Đông không thể tự mình làm thay đổi cấu trúc xã hội để vượt qua hình thái xã hội nông nghiệp được . Các tranh dành quyền lực là từ thượng tầng xã hội; triều đại sau luôn tìm mọi cách hủy diệt mọi tàn tích của triều đại mà họ thay thế . Nên vòng luẩn quẩn xây dựng rồi tàn phá tận gốc rễ cứ tái lập hoài . Phương Đông chết từ ngay trong lòng xã hội của mình . Ta gọi đó là chế độ phong kiến bình dân cũng không sai vì tuy phong kiến quân chủ nhưng không hình thành giai cấp , cũng không hình thành được tầng lớp những người giầu có có khả năng sung dụng của cải của xã hội trên quy mô rộng lớn như phương tây đã làm được , nên không thể thực hiện được sự phân công xã hội mang tính khoa học . Trên nền tảng đó , sỹ phu hoàn toàn sống xa rời thực tế của xã hội nên không thể quan sát các diễn biến của xã hội trên bước đường tiến lên của xã hội phương đông . Xã hội phương Đông tuy già nhưng lại rất non trẻ là vậy , vì xã hội ấy cứ trụ lại ở tình trạng xã hội nông nghiệp , không thể tự mình bước qua trạng thái xã hội công nghiệp được .

Quân chủ phong kiến phương Tây khác biệt với phương Đông rất nhiều . Trước hết là làn sóng thiên di luôn trở thành động lực thúc đẩy đấu tranh để sinh tồn đối với người mới tới cũng như người đã định cư lâu đời tại khu vực nhất định nào đó . Xã hội phương Tây luôn được tiếp sinh lực mới để thúc đẩy tiến bộ , cho dù chiến tranh triền miên giữa họ với nhau .

Thứ hai là tình trạng xã hội bán du mục trong thời gian dài đến mấy ngàn năm khiến cho người chiến thắng dễ dàng áp đặt trật tự của mình lên vùng đất bị thôn tính , để biến thành của cải riêng của mình .

Thứ ba là phương Tây do đời sống không thể sống kiểu tự cung tự cấp nên họ phải thực hiện việc trao đổi hàng hóa ; từ đó thương mại trở thành phương cách làm giầu mà ít phải tốn công sức lao động . Phân công xã hội từng bước hình thành , khu vực thành thị với khu vực nông nghiệp sớm được phân chia rõ ràng . Như thế thực tế phương tây đã từng bước đặt nền tảng cho việc chuyển hóa xã hội để sớm đi vào cuộc cách mạng kỹ nghệ .

Thứ tư là thị dân là những người không đất canh tác , thường ra họ thuộc hai thành phần sau : a / là giới cầm quyền hoặc thân nhân làm việc trong triều đình , quân đội hoặc các tu sỹ ; b / thành phần lao động đa số có nguồn gốc nô lệ hoặc các nông dân không thể chịu đựng được đời sống hà khắc ở nông thôn do các áp bức của giới chủ đất . Thị thành tại Âu Châu mới đặt ra những nhu cầu của thành thị cùng những người cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng được các nhu cầu ấy . Thương mại phát triển mau chóng , người biết làm thương mại mau chóng trở nên giầu có . Sự giầu có ấy tự nó mang tính công chính nên nhà cầm quyền không thể nại bất cứ lý do gì để tước đoạt được . Cũng chính tại thành thị mới từng bước tạo điều kiện để huy động tài nguyên , tiền bạc , lao động để tạo chỗ đứng vững chắc cho giới con buôn từ hàng hóa , dịch vụ đến tiền tệ. Người Do Thái đã sớm nhận biết lợi thế của thương mại , nên vào thời kỳ 1200 , người đội mũ vàng ám chỉ người Do Thái luôn là người cho vay tiền để làm ăn buôn bán (chữ Bank cũng xuất phát từ chỗ họ ngồi trên ghế Banc tại các nơi công cộng chuyên cho vay )

Như thế khái niệm về sở hữu giữa đông với tây ngay từ lúc đầu đã khác nhau . Sở hữu theo xã hội phương đông là sở hữu về đất đai canh tác được phân chia ngay từ lúc mới lập làng xã (công xã nông thôn hoặc gia đình) . Nhưng theo thời gian , quy mô gia đình ngày càng mở rộng , đất đai canh tác cứ từng bước tế phân (chia nhỏ cho các thế hệ sau) . Thực tế vùng canh tác bị thu hẹp lại vì bờ ruộng phân ranh , đất đai ngày càng trở nên khô cằn ; thực tế mức sống cứ bị giảm dần mà xã hội , triều đình không thể can thiệp được . Di dân đi khẩn hoang lập ấp là những việc các xã thôn phương đông vẫn làm , nhưng cũng vẫn dựa trên sự phân chia đất đai theo kiểu cổ xưa , mặc dù việc đó có làm giảm bớt nạn nhân mãn trong một thời kỳ nhất định . Xã hội Phương Đông tuyệt đối không thể thực hiện được bất cứ cuộc cách mạng xã hội nào trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của mình , cũng như không thể hình thành được động lực chính thúc đẩy xã hội tiến lên để vượt ra khỏi nền tảng văn minh nông nghiệp . Ngày nay khi một vài nhà nghiên cứu phương Tây can đảm nói rằng họ khai phóng phương Đông , dĩ nhiên phương đông sẽ phản đối ầm ỹ , nhưng về phương diện lý thuyết : “ họ nói đúng đấy “ .

Với phương Tây , sở hữu đất đai ngay từ lúc đầu là sở hữu của các sứ quân sau trở thành giới quý tộc . Nông dân phương tây sở hữu những khu vực canh tác rất nhỏ hẹp . Mặt khác chính các giới quý tộc cũng sớm nhìn thấy lợi ích của thương mại , đời sống thị thành , được coi như phương cách thể hiện sức mạnh của họ . Nên họ cũng dành nhiều nỗ lực để thành lập các thành thị tại những nơi thuận tiện về giao thông , thường dọc theo các con sông lớn . Việc đô thị hóa từng bước đã đặt căn bản để Âu Châu sớm hình thành giai cấp tư sản ; chính giai cấp tư sản này trở thành động lực chính thúc đẩy phương tây tiến lên mau chóng khi giai cấp quý tộc phong kiến hết sứ mạng lịch sử của mình .

Chủ nghĩa tư bản không đơn giản chỉ thuần túy bóc lột như các nhà xã hội chủ nghĩa suy nghĩ . Chủ nghia tư bản đánh dấu giai đoạn mới trên bước đường phát triển của xã hội phương tây nói chung ; khi các khám phá khoa học đủ cho phép con người có thể ứng dụng vào việc sản xuất ra hàng hóa nhiều hơn cho xã hội . Dĩ nhiên bóc lột sức lao động là thật rõ ràng , nhưng cũng chính từ đó lực lượng lao động biết kết hợp lại trong một tổ chức thống nhất để đấu tranh với giới chủ nhân . Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã thực tế hình thành hai lực lượng chính trị mới , đó là : giới chủ nhân bao gồm tài chánh , kỹ nghệ hay thương gia ; cùng với lực lượng lao động nay kết hợp lại thành thế lực chính trị để đấu tranh với giới chủ .

Kỹ nghệ càng phát triển , lực lượng nông dân càng giảm sút , tuyệt đại đa số nông dân nay di chuyển đến các thành thị để sinh sống và làm ăn , cho nên lực lượng chính trị tại nông thôn từng bước không còn là thế lực chính trị quan trọng như khi xã hội còn trong tình trạng xã hội nông nghiệp nữa (như tại Mỹ hiện nay , nông nghiệp chỉ chiếm 3% lực lượng lao động , tại Âu Châu trung bình 7% lực lượng lao động) . Chính trong bối cảnh ấy , vai trò của nhà nước phải được duyệt lại tự căn gốc .

Cách mạng về hàng hải dẫn đến văn minh hàng hải mở đầu bởi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thế kỷ 13 , thế kỷ 14 ; đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 15 khi Tây Ban Nha khám phá ra Châu Mỹ . Đến nửa đầu thế kỷ 16 thì bản đồ thế giới nói chung đã được vẽ lại tương đối hoàn chỉnh , cho phép phương tây có thể dong buồm chu du biển khơi mà không sợ lạc lối về . Chủ nghĩa đế quốc hình thành , nạn buôn bán nô lệ từ Châu Phi trở thành thương vụ béo bở nhằm cung cấp lao động cho các đồn điền trồng mía cũng như nông phẩm , khai thác mỏ vàng tại Nam Mỹ (Colombia …) . Kết quả là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở nên giầu có mau chóng ; tương quan lực lượng giữa Âu Châu với Ả Rập thay đổi nghiêng hẳn về phía Âu Châu . Nên khi Ottman đánh bại Byzantium cũng là lúc báo hiệu Trung Đông bước vào thời kỳ suy yếu .

Vai trò của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng chỉ đứng vững được hai thế kỷ , khi thế lực Anh Quốc nổi lên chi phối tình hình thế giới để mở rộng chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn cầu . Trật tự Anh Quốc (Pax Britanica) trong thực tế mở đường cho giai đoạn mới mẻ đối với thế giới khi Hội Kín nói chung được hình thành và củng cố thế lực nhằm đáp ứng với thế giới mới bao gồm nhiều vùng rất khác biệt về văn hóa ngôn ngữ cũng như văn minh . Chủ nghĩa quốc gia kiểu cổ từng bước trở nên lỗi thời , nên cần được thay thế bằng chủ nghĩa quốc tế . Các thế lực chính trị tại mỗi quốc gia  thực tế phải chuyển đổi nhằm thích nghi với chiều hướng toàn cầu hóa dựa trên thị trường tự do , xã hội dân chủ .

Nhưng thế giới hiện nay bao gồm hai khối quốc gia . Các quốc gia đã công nghiệp hóa , nơi các thế lực chính trị quốc nội đã hình thành đầy đủ và có khuynh hướng kết hợp trên quy mô toàn cầu . Trong khi đa số các quốc gia còn lại vẫn chưa thoát khỏi tình trạng xã hội nông nghiệp , tình trạng sứ quân hoặc chủ nghĩa quốc gia theo kiểu cổ vẫn còn tồn tại theo nhiều cách khác nhau . Việc sửa đổi một thế giới bất quân bình như vậy là thực tế của thế giới đương đại . Sự sung mãn của thế giới - điều này là sinh tử đối với phương tây - lệ thuộc vào sự thành công trong bước đường dân chủ hóa các nước kém mở mạng để mở rộng dân chủ với thị trường tự do ; dựa trên một kế hoạch tổng thể có lớp lang . Vì trong các quốc gia đang phát triển ấy , mức độ sẵn sàng cho dân chủ với thị trường tự do tại mỗi khu vực khác nhau . Một số nước đã sẵn sàng , nhưng một số nước khác vẫn còn phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị nhằm giải quyết các mâu thuẫn nội tại của họ cũng như mâu thuẫn do toàn vùng để lại (như Somalia , Sudan chẳng hạn ) . Thực ra đây còn nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển thế giới , dựa trên số tài nguyên khả dụng được huy động , nhưng không tạo ra tình trạng thặng dư thái quá có thể gây ra các bất ổn đối với thị trường thế giới . Theo quan niệm đó , những gì Tầu đang hành xử là gây bất ổn cho thế giới này về lâu về dài . (đây là kế hoạch toàn cầu , ta cần nắm vững để biết những gì sẽ diễn biến trong tương lai , có thể suốt thế kỷ 21 này ) .

Như vậy quá trình hình thành các thế lực chính trị , nhìn trên phạm vi một quốc gia trong quá khứ , cũng như toàn cầu hiện nay , chính là các bước chuyển hóa đánh dấu từng giai đoạn tiến lên của loài người . Các thế lực chính trị ấy tuy khác nhau đối với mỗi quốc gia đặc thù , nhưng tựu chung vẫn có thể tóm gọn trong một số thế lực chính trị căn bản sau :

a - Thế lực cầm quyền , thay đổi từ tình trạng thủ lãnh sang tình trạng phong kiến đến dân chủ . Khái niệm về quốc gia cũng từng bước đánh dấu các đổi thay đó .
b - Thế lực tôn giáo đã xuất hiện ngay từ buổi sơ khai của mỗi dân tộc . Vẫn tồn tại trong bất cứ xã hội nào .
c - Thế lực tư bản hiện trở thành động lực chính thúc đẩy đà phát triển kinh tế thế giới .
d - Thế lực lao động .
e - Thế lực chính trị , kinh tế do Hội Kín thực tế đang chi phối mọi hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm từng bước tiến tới Toàn Cầu Hóa .
f  -  Thế lực truyền thông trở nên cực kỳ quan trọng trong xã hội hiện đại . Truyền thông không đơn giản chỉ là các hệ thống thông tin đại chúng không thôi , mà còn bao gồm nhà văn , nhà báo , nhà phân tích . Đây là loại vũ khí siêu hạng có khả năng làm tan rã một chế độ một cách mau chóng , hoặc có thể làm chuyển hướng suy nghĩ của xã hội một cách bất ngờ như ta đã chứng kiến sảy ra nhiều lần trong thế kỷ 20 .
g  -  Thế lực của các cơ quan nghiên cứu dù khoa học tự nhiên hay xã hội đều có khả năng làm thay đổi cục diện , tạo sức mạnh cho quốc gia cũng như làm thay đổi suy nghĩ của người dân thông qua các khám phá của các nhà nghiên cứu .

2        -  QUYỀN LỰC

Cấu trúc xã hội thay đổi theo đà phát triển của con người hình thành xã hội ấy . Tính chính danh của quyền lực trong giai đoạn sơ kỳ ấy rất đơn giản : người già được coi là có kinh nghiệm nhất , họ đương nhiên là người lãnh đạo . Xã hội ấy là xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy , không ai có lợi tức riêng cho mình , mọi sự đều là tài sản chung của cả cộng đồng . Khi xã hội mở rộng hơn nữa , cộng đồng nay không thể lo cho từng cá nhân riêng lẻ được nên dành cho mỗi cá nhân - nhân danh gia đình - lãnh phần đất canh tác riêng để chăm lo cho chính tương lai của mình . Như thế tư hữu bắt đầu hình thành , cách biệt xã hội bắt đầu phát sinh ; giai đoạn này đánh dấu việc hình thành quốc gia . Khi đó vấn đề quyền lực bắt đầu được đặt ra giữa các thế lực trong xã hội nhằm dành quyền thâu tóm quyền lực trong tay nhóm lãnh đạo về chính trị , kinh tế để bắt đa số còn lại phải chấp nhận quyền cai trị của thế lực cầm quyền . Tham vọng thâu tóm quyền lực là vấn đề thuộc về bản năng của con người ; Đức Phật muốn hóa giải một vấn đề thuộc về bản năng của con người là việc không thể hiện thực được ; vấn đề chỉ là cố điều tiết thế nào để tham vọng cá nhân có thể dung hòa được với các vấn đề thuộc về quyền lợi của xã hội mà thôi . Việc này đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các cải cách xã hội phù hợp với đà phát triển của văn minh nhân loại nói chung . Văn minh phương Tây chỉ cho ta cách thức giải quyết vấn đề một cách khoa học dựa trên sự khuyến khích cá nhân làm giầu cho chính mình , nhưng cũng là làm giầu cho xã hội nói chung . Khi chết đi của cải mà họ tích lũy được trong suốt cuộc đời đấu tranh của họ cũng phải trả lại cho xã hội dưới một dạng khác như thuế di sản hay qua các tặng dữ cho các quỹ nghiên cứu bất vụ lợi , thực tế ta cần coi như công cụ khác của xã hội nói chung .

Quyền lực không thể do tôn giáo ban cấp cho bất cứ ai được , không thể tuyên xưng là nhân danh thượng đế hay Allah mà có được tính chính danh . Chỉ con người dựa vào nguyên tắc dân chủ mới có thể tạo ra tính chính danh của quyền lực được mà thôi . Nhưng để đạt được điều đó , con người đã trải qua nhiều ngàn năm đấu tranh với biết bao nỗi thống khổ mới đạt được , nhưng cũng trên một phần khá nhỏ của thế giới mà thôi . Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng chính là lịch sử của việc củng cố và phát triển quyền tư hữu . Đó cũng chính là lịch sử của việc giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại ; để con người tự ý thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội . Dĩ nhiên thực tế mỗi xã hội khác nhau , đặt ra những vấn đề khác nhau liên quan đến quyền lực , liên quan đến việc thâu tóm của cải vật chất cũng như tinh thần của phe này hoặc phái kia . Như tại La Mã chẳng hạn vào thời kỳ năm 300 BC khi Rome trở thành thế lực bao trùm bán đảo Ý Đại Lợi đến năm 146 BC khi Rome dánh tan thế lực Carthage để trở thành thế lực chính yếu chi phối vùng Địa Trung Hải , thì Rome đã phải đối diện với các tranh chấp về việc chia đất đai cho người dân cũng như quyền công dân Rome cho những người không phải là Rome gốc . Anh em nhà Grachus (Gaius Grachus và Tiberius Grachus ) đều là nghị viên đại diện cho giới bình dân , đã đề nghị các dự luật cải cách ; nhưng cả hai đều bị Nghị Viện , gồm toàn nhóm bảo thủ giầu có luôn muốn chiếm đoạt đất đai càng nhiều càng hay , đã ép buộc cả hai ông này phải tự sát ( Tiberius buộc tự sát năm 133 BC , Gaius bị buộc tự sát năm 122 BC ) cả ngàn người ủng hộ hai ông này đã bị tàn sát sau đó .

La Mã bắt chước bài học từ Hy Lạp . Vào thế kỷ tứ 5 BC Athen trở thành cái nôi của nền dân chủ của thế giới , khi họ tái tổ chức xã hội vẫn tồn tại từ thời săn bắt trở thành xã hội hiện đại dựa trên nguyên tắc : “ cai trị bởi con người , Rule by the People “ . Khởi đầu bởi Cleisthnes vào năm 508 BC đề ra chủ trương khuyến khích các nam công dân tự do sống tại thành thị tham gia việc điều hành chính quyền tại các thành thị . Chủ trương này vẫn còn bị giới hạn vì chỉ có khoảng 15% công dân tự do tại các thành thị là phái nam . Phụ nữ , nô lệ hoặc người nhập cư không được tham gia cử người đại diện . Chế độ cai trị bằng Nghị Viện tại Hy Lạp Athens tồn tại đến năm 146 BC khi Rome chiếm đóng và sáp nhập vào lãnh thổ La Mã .

La Mã từ năm 146 BC cũng tiến hành việc cải tổ đế quốc theo cách thức mà người Hy Lạp đã tiến hành trước đó . Nhưng đế chế La Mã ngày càng trở nên rộng lớn , cai trị hầu hết Trung Đông , một phần Bắc Phi , hầu hết Tây Âu nên việc cai trị theo kiểu Hy Lạp thực tế không đáp ứng được đối với một đế quốc rộng lớn như vậy . Cho nên chế độ cai trị bằng Nghị Viện tại Rome luôn bị bao phủ bởi các tranh chấp quyền lực thuộc các phe phái tại Rome . Vào năm 200 BC đất đai chiếm được bởi quân đội La Mã đều nằm trong tay giới chủ đất giầu có , tại đó họ xử dụng rất nhiều nô lệ để canh tác . Để đến năm 195 BC thì mâu thuẫn giữa Rome với các tỉnh trên bán đảo Ý Đại Lợi trở nên rất gay cấn .Thí dụ điển hình là dự án cải tổ do anh em nhà Grachus đề nghị tiến hành từ năm 133 BC , được nối lại vào năm 123 BC đã không được các phe nhóm quyền lực tại Nghị Viện (Senate) đồng ý, nên đã dẫn đến chỗ La Mã đi vào nội chiến trong 33 năm sau đó , cuối cùng thì các tỉnh thuộc bán đảo Ý Đại Lợi đều được cấp quyền công dân La Mã . Nhưng ngay sau đó vấn đề khác lại nổi lên khi La Mã có quá nhiều nô lệ , đồng thời các chủ đất lớn khuynh loát chính tình khiến cho các chủ trang trại nhỏ bị phá sản trở thành lính cho đế chế vào thời kỳ năm 115 BC .

Hầu như suốt thế kỷ 1 BC La Mã luôn bất ổn xã hội ; từ Gaius Marius năm 87 BC , đến Sulla năm 83 BC khi đem quân vào Rome đã giết gần 10,000 người được coi là kẻ thù chính trị của ông ; Julius  Caesar là người rất có công mở rộng đế chế La Mã tại Âu Châu , vào năm 59 BC ông đã đẩy quân vào vùng Gallia Comata nay thuộc Pháp , do các bộ tộc Celtics cư ngụ . Ông đã san bằng 800 thành trì , dẹp 300 bộ tộc tại Âu Châu . Nhưng khi trở thành Hoàng Đế La Mã vào năm 49 BC , ông cũng muốn cải cách bằng cách ban quyền công dân cho các tỉnh rộng rãi hơn , xử dụng lao động nghèo tại các thành thị xây dựng các công trình lớn . Chỉ được 5 năm đến năm 44 BC chính ông bị một nhóm nghị sỹ ám sát chết . Để đến năm 40 BC thì con nuôi của Julius Caesar là Gaius Julius Caesar Octavianus đem quân từ Tây Âu trở về Rome đánh bại các phe đối nghịch để lên làm Hoàng Đế La Mã vào năm 27 BC kéo dài liên tục 45 năm không có chống đối , được gọi là Pax Romana .

Lịch sử La Mã là lịch sử của các cuộc đấu tranh giữa giới giầu có với giới nghèo khó trong xã hội , đó cũng là lịch sử của các cuộc tranh dành quyền lực giữa các phe nhóm chính trị ; các tướng lĩnh quân đội luôn xử dụng binh lực để lật đổ nhau để lên cầm quyền , biết bao Hoàng Đế La Mã đã bị giết bởi các cuộc đảo chính quân sự kiểu đó . Ngay cả khi đến đời Hoàng Đế Constantine I , năm 325 đã đưa Thiên Chúa Giáo trở thành tôn giáo chính của Đế Chế , cũng không thể cứu vãn được đế chế La mã phía Tây . Vào năm 378 đạo quân của Hoàng Đế Valens bị quân Visigoth và Ostrogoth đánh bại , đến năm 410 thì Rome bị quân Visigothic chiếm đóng .

Cũng khá giống với trường hợp của Hy lạp trước đó , sau khi liên quân Sparta và Athen đánh bại quân của Carthage tại Sicily đồng thời đánh bại quân của Hoàng Đế Persia là Xerxes năm 480 BC ; Hy Lạp Athen cũng như Sparta phải đối diện với nhiều vấn đề tranh chấp quyền lực giữa hai nhóm chính thành lập liên minh , cũng như các vấn đề xã hội để từng bước đi đến tan rã và bị Rome thanh toán vào năm 146 BC . Hai bài học đó cho thấy : “ một thế lực độc tôn nếu không biết giải quyết rốt ráo các vấn đề xã hội sẽ phải đối diện với các bất ổn từ bên trong , để rồi sẽ bị phân rã bởi các thế lực từ bên ngoài “ .

Cũng là tranh chấp quyền lực , nhưng lịch sử phương Đông diễn biến khác hẳn , phương đông không đặt ra vấn đề quyền công dân , chẳng đặt ra vấn đề cách biệt giầu nghèo trong xã hội . Nhà cầm quyền trung ương ở phương Đông không can thiệp vào các vấn đề liên quan đến tập tục của xã thôn ( bên Tầu , bên ta hay Ấn Độ cũng vậy thôi ) . Trường hợp của Ấn Độ là đặc thù do nhóm lãnh đạo Ariel đặt ra bốn giai cấp chính để rồi phân ra hàng ngàn chi hệ phụ được cột chặt hệ thống xã hội ấy vào tôn giáo được gọi là Brahmin . Trường hợp của Trung Đông nằm sát nách Âu Châu La Mã cũng không đặt ra các vấn đề như Hy Lạp , La Mã đặt ra . Cho nên ở phương đông hầu như không có vấn đề đấu tranh nội tại trong lòng mỗi xã hội ấy . Các thay đổi trong giới cầm quyền trung ương hầu như rất ít ảnh hưởng đến đời sống xã thôn , cũng không hình thành các thành thị với đa số là các nô lệ được trả tự do cùng với các người không có tài sản . Nên phương đông hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp nội tại . Do thế , những bài học từ phương đông áp dụng được rất ít khi quan sát lịch sử , vì xã hội phương đông chưa kinh qua các giai đoạn lịch sử đó . Phương đông có thể rất hãnh diện về cấu trúc xã hội của mình là tạo được công bằng xã hội một cách tối thiểu , nhưng lại không có điều kiện để đưa xã hội tiến vào các cuộc cách mạng kế tiếp như phương Tây đã trải qua .

3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT QUYỀN LỰC CỦA XÃ HỘI

Xã hội loài người tiến triển theo đà thăng tiến các hiểu biết của con người về tự nhiên cũng như chính con người nói chung . Sự hiểu biết như vậy luôn làm thay đổi suy nghĩ của con người với các đánh giá về chính mình cũng như về tự nhiên ngày càng chính xác hơn , phức tạp hơn ; do thế cấu trúc xã hội cũng phải thay đổi liên tục sao cho phù hợp với đà tiến hóa mới đó . Con người đi bằng hai chân và vĩnh viễn cứ đi bằng hai chân , nhưng với đầu óc mẫn tiệp lạ thường , điều này làm cho xã hội ngày càng trở nên nhanh hơn so với quá khứ . Đó là cả một tiến trình dài trên bước đường hợp nhất nhân loại từ thấp đến cao . Ngay khi con người biết tự ý thức về sự hiện diện của mình trong vũ trụ này , thì vấn đề điều phối các hoạt động của cộng đồng đã được đặt ra ; các khác biệt trong nhận thức của mỗi cá nhân hình thành cộng đồng thực tế đã hình thành . Nhưng vào thời buổi ban sơ đó , cá nhân là vô nghĩa với các tập quán để lại từ ngàn xưa . Tập quán càng nặng nề bao nhiêu thì sức đối kháng của cá nhân càng ít có cơ hội phát triển bấy nhiêu , con người trong các xã hội ấy càng ít có cơ hội được giải phóng bấy nhiêu . Xã hội ấy thực tế là xã hội bị ngưng trệ toàn diện như tại hầu hết các quốc gia phương đông . Cho nên xã hội phương đông hầu như đã không thể hình thành được các thế lực chính trị do sự kết hợp các trào lưu suy tư mới hoặc các phát kiến mới , vừa có khả năng kềm chế khuynh hướng độc tài trong giới cầm quyền , nhưng đồng thời cũng là lực lượng mới thúc đẩy xã hội tiến về phía trước .

Một xã hội không hình thành được lực đối kháng từ bên trong thì xã hội ấy từng bước đi vào chỗ chết . Nhưng một xã hội luôn tồn tại các mâu thuẫn về chủng tộc mang tính địa phương thì xã hội ấy chưa thể được coi là một xã hội thống nhất . Như tại Afghanistan , Sudan , Somalia và nhiều nơi khác trên thế giới này chưa thể được coi là xã hội thống nhất , đó chỉ là tập hợp các nhóm khác biệt về quyền lợi sinh tử trong một quốc gia mang tính rất biểu kiến . Chừng nào họ chưa vượt thoát ra ngoài các câu thúc về chủng tộc như vậy , thì xã hội ấy chưa thể gọi là quốc gia đúng nghĩa hiện đại được . Các tranh dành quyền lực như vậy liên tục sảy ra cho đến khi nào các nhóm chủng tộc ấy biết tự ý thức về nhu cầu cần hợp nhất để cùng tồn tại trong hòa bình , khi đó khái niệm về quốc gia theo nghĩa hiện đại mới có chỗ đứng vững chắc hơn . Trên căn bản đó mới có thể tính đến các đến các trào lưu tư tưởng mới hoặc các thế lực xã hội để hình thành nền tảng cho xã hội hiện đại được .

Quyền lực được hình thành bởi con người và vì con người ; mỗi trình độ phát triển khác nhau của xã hội hình thành mỗi quyền lực khác nhau trong xã hội để dẫn đến các mâu thuẫn giữa quyền lực cũ đang suy tàn với quyền lực mới đang nổi lên báo hiệu hướng tiến tới của xã hội . Vai trò của nhà nước tuyệt đối không phải là tìm mọi cách hủy diệt cái mới đang lên , mà nên xử dụng ảnh hưởng của nhà nước – nhân danh quyền lợi chung của cả quốc gia – để hướng chiều hướng mới ấy vào việc phục vụ tốt nhất cho quyền lợi của cả nước . Sức mạnh của quốc gia hay của cả nhân loại này cũng thế thôi , tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đóng góp của nỗi cá nhân mà thành . Do thế, sáng kiến cá nhân là cực kỳ quan trọng trong việc làm cho một quốc gia cường thịnh đến đâu . Nhưng dựa vào sáng kiến cá nhân mà không hình thành được các biện pháp kiểm soát hữu hiệu của xã hội -  thông qua giáo dục , các biện pháp kiểm soát khác như tổ chức , luật pháp  - sẽ dẫn đến chủ nghĩa cơ hội vô chính phủ .

Do thế vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc điều tiết các thế lực hiện tồn tại hoặc đang trên bước đường hình thành trong lòng xã hội ấy . Một nhà nước quá lớn , nắm toàn quyền sinh sát đời sống nhân dân là nhà nước rất mực tồi tệ , sớm muộn cũng dẫn đất nước đến chỗ tan rã . Cho nên đừng tưởng rằng , chế độ độc tài có thể làm cho nước mạnh được . Khái niệm về nhà nước độc tài với nhà nước mạnh trong đoản kỳ đặc biệt nào đó của đất nước hoàn toàn khác nhau . Nhà nước độc tài toàn trị luôn dẫn đến thất bại ; tuyệt đối không thể viện dẫn lý do là từ độc tài sẽ cởi mở từ từ để từng bước khai phóng xã hội dựa trên sáng kiến cá nhân khi con người được giải phóng. Thất bại vì các thế lực độc tài sẽ không dễ dàng từ bỏ ưu quyền của mình , khi họ đã thâu tóm của cải cũng như quyền lực chính trị trong tay phe nhóm của họ . Sự khác biệt với nhà nước mạnh là : “ nhà nước mạnh nhìn nhận vai trò quan trọng trong sáng kiến của tư nhân để hình thành các trào lưu tư tưởng mới báo hiệu hướng đi mới trong tương lai , nhìn nhận các khác biệt trong quan điểm của các phía về các vấn đề sinh tử của quốc gia . Các phía cố gắng đi đến thỏa hiệp chung bằng thương thảo dựa trên các phân tích khách quan khoa học để thuyết phục ; nếu vì bất cứ lý do gì một phía nào đó không chịu lắng nghe để thỏa hiệp thì quyền lực trung tâm phải quyết định vì quyền lợi lâu dài của đất nước “ .

Độc tài đảng trị dù vô sản hay tư bản , dù tôn giáo hay quân phiệt đều dẫn đến sự tồi tệ cho xã hội nói chung . Cho nên những kẻ chủ trương như vậy trong điều kiện của thế giới hôm nay , thực tế chỉ là con rối do thế lực quốc tế dàn dựng mà thôi .

Trải qua mấy ngàn năm kể từ khi con người bắt đầu hình thành văn minh này đến giờ , con người đã trải qua nhiều mất mát lớn lao ; nhưng những thành quả đạt được cũng không nhỏ để từng bước thống nhất nhân loại về một mối dựa trên dân chủ tự do , kinh tế thị trường tự do dựa trên sáng kiến cá nhân để làm cho xã hội loài người ngày càng hành động xem ra có trách nhiệm hơn với tự nhiên cũng như với chính loài người . Nhà nước không còn là người anh cả đáng tởm nữa như trong quá khứ của nhân loại . Mặc dù nhiều nơi trên thế giới vẫn còn phải đấu tranh với chính mình nhằm giải quyết các tồn đọng do lịch sử để lại . Nhưng sức mạnh của các thế lực tiên phong đủ sức giải quyết các bất ổn của thế giới một cách có hệ thống để sớm đưa cả nhân loại vào con đường dân chủ hóa với thị trường tự do .

4. QUYỀN LỰC LÃNH ĐẠO TRONG XÃ HỘI ĐÂN CHỦ HIỆN ĐẠI

Lịch sử nhân loại là lịch sử của quá trình hợp nhất nhân loại từ thấp lên cao ; quá trình ấy đã từng bước hình thành chủ nghĩa quốc gia dựa trên sự thống nhất về chủng tộc văn hóa trên lãnh thổ được gọi là biên cương lãnh thổ của quốc gia . Chủ nghĩa quốc gia luôn dẫn đến chiến tranh , cá lớn nuốt cá bé , chủ nghĩa thực dân . Chiến tranh giữa con người với nhau nhân danh quốc gia sẽ không thể chấm dứt được và ngày càng gia tăng trên quy mô lớn có thể hủy diệt văn minh này trong nháy mắt . Dân chủ trong phạm vi quốc gia sẽ không giải quyết được mâu thuẫn của thế giới chừng nào mỗi dân tộc cứ nhân danh quyền lợi sinh tử của dân tộc mình để xâm lăng các dân tộc khác . Muốn triệt tiêu mầm mống chiến tranh giữa các quốc gia với nhau , nhất thiết cần dẹp bỏ chủ nghĩa quốc gia chủng tộc hay tôn giáo càng sớm càng tốt . Gia dĩ nếu phải chấp nhận các hy sinh lớn lao , nhân loại cũng phải làm . Bây giờ là lúc nhân loại cần quyết tâm tiến hành các kế sách như vậy .

Nói đến dân chủ dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa mọi con người không phân biệt nguồn gốc , mầu da hay chủng tộc trong việc cử người đại diện cho mình trong cơ cấu chính quyền của nhà nước , thì điều đó chỉ mới là về hình thức mà thôi . Các thế lực đại diện cho các nhóm quyền lực ấy thường mang tính cơ hội phe phái nên hoàn toàn dễ dàng làm cho quốc gia bị suy yếu để từng bước đi vào nội chiến phân rã . Quốc gia đòi hỏi cần hình thành cả một sách lược trong đường dài trăm năm , người đại diện cho khối cử tri ấy dù cấp nào cũng không thể đủ trí tuệ để có thể tính toán được con đường dài như vậy trong tương lai . Vả lại , khối cử tri bình thường chỉ nghĩ đến việc ngay trước mắt liên hệ đến nhu cầu thiết thân của họ mà thôi .

Hai vấn đề được đặt ra ở đây : thứ nhất liên hệ đến nhu cầu ngắn hạn nhằm đáp ứng với đòi hỏi của cử tri , việc này thường mang tính quần chúng sẽ được giải quyết kiểu quần chúng . Thứ hai là việc hoạch định các kế hoạch dài hạn cho xã hội , việc này mang tính lãnh đạo xã hội , thường chỉ một nhóm nhỏ rất trí tuệ được đào tạo đặc biệt mới đảm đương được . Nhưng muốn thực hiện các công việc lãnh đạo xã hội trong đường dài thì vai trò của nhà nước lại cũng không thể đảm đương nổi vì nhà nước , trong chừng mực nào đó cũng mang tính quần chúng . Một nhà nước quá lớn - nghĩa là mọi quyền lực đều tập trung vào tay nhà nước để nhà nước vừa làm cả hai chức năng vừa mang tính quần chúng vừa lãnh đạo xã hội trong đường dài - thì nhà nước ấy sẽ mau chóng trở thành gánh nặng cho xã hội , nhiên hậu sẽ dẫn đến chế dộ độc tài đảng trị để rồi sẽ bị phân rã từ bên trong . Khi ấy sáng kiến cá nhân sẽ không có cơ hội đóng góp tích cực vào việc làm thăng tiến xã hội , thế lực mới không thể hình thành như đáp ứng tất yếu đối với đà phát triển khoa học .

Do thế , lãnh đạo xã hội dân chủ là một việc cực kỳ quan trọng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các kế hoạch dài hạn cho xã hội . Bộ phận như vậy không thể nằm trong cơ cấu nhà nước một cách chính danh theo luật Hiến Pháp được ; nhưng bộ phận ấy lại có đủ khả năng can thiệp , tổ chức , đứng sau các hoạt động của nhà nước để nhà nước vừa thực hiện được các nhu cầu cấp bách của cử tri , vừa có khả năng chuẩn bị cho các kế hoạch lâu dài của quốc gia . Như thế quyền lực thực sự trên căn bản quốc gia cũng như thế giới nhất thiết phải được đặt trong tay những trí thức mẫn tiệp nhất của thế giới trong một tổ chức thực sự vững chắc có kỷ luật , nhiên hậu mới có thể thống nhất nhân loại được .

Sức mạnh không đến từ mũi giáo , không đến từ hệ thống công an chìm nổi , không thể được biện minh bằng các giáo điều một chiều dù xuất phát từ bất cứ bất cứ giáo lý nào để có thể đem lại sự ổn định , sự sung mãn cũng như hạnh phúc cho con người được . Con người khi biết tự ý thức về mình cần biết cách thức tổ chức xã hội sao cho xã hội loài người phát triển không ngừng nghỉ trong mối ràng buộc với tự nhiên do các hoạt động của con người gây ra cho tự nhiên . Như thế xã hội luôn biến đổi nên con người cần biến đổi theo để phù hợp với đà đổi mới , ngưng lại là chết . Nhưng đẩy cho xã hội tiến quá nhanh về phía trước cũng tạo ra các nguy hiêm không kém , khi đó con người không còn kiểm soát được các ảnh hưởng do sự đổi mới gây ra .

Xã hội loài người đã chuyển hóa từ công xã nguyên thủy đến xã hội phong kiến , lên đến xã hội dân chủ . Khái niệm về sở hữu cũng thay đổi theo đà tiến hóa đó , tiến bộ khoa học cũng phát triển đồng bộ để thúc đẩy xã hội đi vào các bước phát triển đó . Sức mạnh của kinh tế thị trường dựa trên sáng kiến cá nhân như động lực chính thúc đẩy xã hội phát triển là một phát kiến rất ngoạn mục mà con người đạt được . Khi biết về kinh tế thị trường , nhân loại đã tiến rất nhanh về khoa học kỹ thuật cũng như cấu trúc xã hội để từng bước đào thải các giá trị cũ đã trở nên lỗi thời , kể cả tôn giáo .

Kinh tế thị trường tạo ra sức mạnh tiền bạc được coi như huyết mạch trong việc lưu thông hàng hóa dịch vụ trên khắp thế giới và làm cho thế giới trở nên sung mãn hơn so với xã hội cổ điển . Nhưng cũng từ đó , nhiều văn minh đã bị đẩy đến chỗ bị suy tàn , tạo ra cách biệt lợi tức , mức sống trên quy mô toàn cầu . Quyền lực thông qua tiền bạc dính liền với quyền lực thông qua trí tuệ đã hình thành nhóm các quốc gia văn minh với đa số các quốc gia khác chậm phát triển . Điều này lại tạo ra trách nhiệm đạo đức đối với các quốc gia văn minh đối với phần còn lại của thế giới . Các quốc gia văn minh vì sự tồn vong của chính mình , bị đẩy đến chỗ phải can thiệp vào nội bộ các quốc gia chậm phát triển . Các quốc gia chậm phát triển , vì vẫn còn bị đắm chìm trong các giá trị cổ nên dễ coi đó như một hình thức khác của chủ nghĩa nô dịch của nhóm quốc gia phát triển đối với các quốc gia chậm tiến .

Như thế lịch sử thế giới cũng là lịch sử của quá trình đấu tranh giữa các quan niệm khác nhau về quyền lực . Mỗi giai đoạn khác nhau trong tiến trình đó tất yếu sẽ hình thành thế lực mới để chuẩn bị thay thế cho thế lực cũ đang suy tàn . Nền kinh tế thị trường dẫn ngay đến việc hình thành kiểu hội kín để thâu tóm quyền lực trong bóng tối ngay khi chế dộ phong kiến tại Âu Châu đang hồi cực thịnh . Hội Kín là một đáp ứng tất yếu đối với lịch sử Trung Đông – Âu Châu trải dài suốt mấy ngàn năm đấu tranh liên tục giữa các sắc dân trong vùng này , khi họ bị bắt làm tù binh để trở thành nô lệ cho đế quốc La Mã khi xưa . Nếu không có hội kín đứng dàn dựng trong bóng tối suốt mấy trăm năm qua các diễn biến chính yếu tại Âu Châu cũng như tại Mỹ thì thế giới không thể đạt được các tiến bộ ngoạn mục như ngày hôm nay . Biết đâu thế giới này đã bị tan rã từ lâu rồi bởi chủ nghĩa quốc gia chủng tộc .

Thiển nghĩ ngay buổi ban sơ hình thành hội kín , những người sáng lập tiên khởi cũng chỉ nghĩ rằng mình bị thế lực cầm quyền áp bức nên cần hoạt động bí mật để thâu tóm tiền bạc làm giầu , cố học hỏi để củng cố thế lực sau này thôi . Sau này khi kinh tế thị trường trên căn bản quốc gia phát triển thành kinh tế thị trường toàn cầu , họ mới thấy rõ hơn sứ mệnh cần cải tổ thế giới để thống nhất nhân loại về một mối . Đó chính là hành động cứu người nhưng cũng là tự cứu mình , cứu thế giới này vậy . Thế giới này còn quá nhiều việc rất cấp bách cần làm . Tham vọng lớn của họ là đi vào không gian để tìm chỗ trú ngụ cho con người trái đất này để từng bước đi sâu thêm nữa vào không gian vô tận kia , chứ không đơn giản là tước đoạt của cải vật chất của kẻ khác như nhiều người suy nghĩ .

Để thống nhất nhân loại về một mối , để thống nhất việc xử dụng tài nguyên thiên nhiên trên trái đất này một cách hữu hiệu nhất dựa vào các phát kiến khoa học , để huy động được sức mạnh tổng hợp toàn cầu cho các sứ mệnh lớn lao phía trước . Hội Kín biết cách tạo dựng cơ cấu quyền lực đủ uyển chuyển có khả năng huy động sức mạnh của mọi dân tộc trên thế giới chẳng phân biệt mầu da , chủng tộc , văn hóa nhằm thực hiện các mục tiêu sâu rộng là đem lại trật tự cho thế giới loài người , cung cấp đời sống ấm no cho con người nói chung , bảo toàn được thiên nhiên , huy động sức mạnh vật chất cũng như tinh thần nhằm tiến sâu hơn nữa vào không gian .

Trong chiều hướng đó , chủ nghĩa quốc gia chủng tộc phải sớm bị hủy bỏ để thay thế bằng chủ nghĩa quốc tế ; mọi tôn giáo phải trở về với vị trí của mình ; mọi biên cương sẽ từng bước bị hủy bỏ; tiền tệ toàn cầu sẽ được phát hành để làm chuẩn mực cho các giao hoán quốc tế ; quyền sở hữu toàn cầu sẽ từng bước được thiết lập ; chính quyền toàn cầu , luật pháp toàn cầu sẽ được từng bước hình thành .

Việc lãnh đạo thế giới sẽ được mở rộng đến cấp vùng trong cơ cấu chính quyền toàn cầu đã được hoạch định trong thực tế . Trong điều kiện như vậy , hội kín sẽ công khai hóa các hoạt động của mình trong chính quyền toàn cầu . Công cụ chủ yếu của Hội Kín là : sức mạnh tiền bạc , sức mạnh truyền thông , sức mạnh của các Think Tank , trong thực tế cho phép hội kín âm thầm lãnh đạo thế giới trong suốt bốn thế kỷ đã qua . Thực tế đang cho thấy , chính bản thân hội kín cũng đang điều chỉnh lại cấu trúc nhằm đáp ứng với thế giới mới .

5. THẾ LỰC & QUYỀN LỰC & AN NINH QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI

Quá trình chuyển hóa xã hội từ thấp lên cao luôn tạo ra các thế lực chính trị mới trong xã hội ấy để từng bước làm thay đổi trật tự xã hội cũ thường đã được thiết lập dựa trên một hình thức thỏa hiệp nào đó trong quá khứ . Quá trình này rất phức tạp và thường rất khác biệt giữa những vùng trong một quốc gia hay trong cả một vùng rộng lớn nào đó hoặc trên quy mô toàn cầu tùy theo trình độ phát triển của xã hội loài người nói chung . Mọi thế lực đều có khuynh hướng tự nhiên là muốn mở rộng tầm ảnh hưởng để trở thành thế lực chi phối đời sống tinh thần cũng như vật chất của xã hội ấy . Nếu nắm được quyền hành , thế lực ấy trở thành quyền lực dẫn đạo hướng đi của xã hội . Như thế đấu tranh giữa các thế lực chính trị trong mọi xã hội là tất yếu lịch sử luôn tồn tại trong suốt quá trình tiến lên của con người .

Nghiên cứu quá trình hình thành các thế lực trong xã hội sẽ cho ta một tầm nhìn rõ hơn về thực trạng của mỗi quốc gia cũng như thế giới để dự đoán phản ứng của các phía trong lòng các xã hội ấy ; hoặc các tác động qua lại liên quan đến các thế lực bên ngoài sẽ hành động nhân danh quyền lợi của mình , nhiên hậu rồi ra cũng sẽ gây ra các ảnh hưởng nhất định đối với các quốc gia khác . Khoa tương lai học bắt nguồn từ các đánh giá như vậy để dự đoán tương lai xa của thế giới cũng như sự thăng trầm của các quốc gia . Trên căn bản đó hình thành các chủ trương đường lối chính sách cũng như các kế sách khả thi nhằm đạt đến các mục tiêu mà mỗi quyền lực chính trị muốn nhắm tới .

Lịch sử loài người , như điều mà Alvin Toefler đã đề ra , đã trải qua ba cuộc cách mạng : nông nghiệp , kỹ nghệ và trí tuệ . Nhưng không phải là mọi xã hội đều cùng song hành trải qua ba cuộc cách mạng như vậy ; kẻ trước người sau , nên tất yếu dẫn đến chủ nghĩa thực dân giữa quyền lực mạnh hơn muốn áp đặt trật tự của mình đối với quyền lực yếu hơn . Như thế , bên cạnh cuộc đấu tranh giữa các thế lực xã hội bên trong một quốc gia , còn tồn tại một cuộc đấu tranh giữa các quốc gia với nhau nhân danh an ninh của quốc gia mình . Nhiều thế lực nội tại khi hình thành có thể không mang trong mình nó tham vọng để trở thành một thế lực chính trị , nhưng từng bước phát triển đã biến trào lưu xã hội ấy thành thế lực chính trị có khả năng tạo ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lực chính trị trong bất cứ xã hội nào .

Cho nên một quyền lực chính trị khôn ngoan tất yếu phải để tâm theo dõi thật sát các diễn biến xã hội như vậy để sửa chữa kịp thời nếu không sẽ dẫn đất nước đến chỗ bất ổn hoặc tan rã vì các tranh chấp giữa các thế lực trong lòng xã hội . Xã hội hiện đại là xã hội nhanh nên các trào lưu càng dễ đàng hình thành và mau chóng trở thành trào lưu toàn cầu có khả năng hủy diệt trật tự cũ tại một vùng nào đó một cách mau chóng (như Internet hiện nay) . Việc này dễ dàng đẩy các xã hội nông nghiệp đi đến chỗ tìm kiếm mọi cơ hội để được hưởng các thành quả văn minh mà các xã hội hậu công nghiệp đã đạt được .

DI DÂN LÀ VŨ KHÍ XÂM LĂNG MỀM  :

Lịch sử nhân loại cũng là lịch sử của các làn sóng di dân dù tự nhiên như thời cổ đại khi con người tìm đến khu vực định cư ấm áp hơn , cũng là nơi có thể cung cấp cho họ cơ hội sống tốt hơn ; hoặc do chủ trương cố ý của nhà cầm quyền một nước nào đó khi điều kiện sống cả một vùng nào đó trở nên quá ngặt ngèo do thiên tai , dịch bệnh hay chiến tranh . Điều này làm cho văn hóa , chủng tộc hay quyền lực chính trị thay đổi mau chóng khi thế lực chính trị mới được hình thành . Cụ thể như tại La Mã cách nay trên 2000 năm , khi đó cấu trúc dân số La Mã (Rome) thay đổi nghiêm trọng , 60% dân số Rome là nô lệ được trả tự do , để cuối cùng cựu nô lệ được dùng trong các công việc hành chánh trên toàn đế chế . Kết quả là thế lực cựu nô lệ được hình thành để từng bước trở thành thế lực chính thực hiện các cuộc thánh chiến trong suốt gần ba thế kỷ trước khi Mông Cổ xâm lăng toàn vùng Trung Đông . Tại Nam Mỹ chẳng hạn , không tới 200 năm kể từ khi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lăng Nam Mỹ , họ đưa nô lệ từ Châu Phi qua Nam Mỹ để khai thác vàng và nông nghiệp , khi đó đa số dân Nam và trung Mỹ đã là người lai ba dòng máu để hình thành đặc trưng văn hóa Nam Mỹ sau này .

Ngày nay không còn dân tộc nào được coi là thuần chủng nữa , điều đó đánh dấu tiến trình giao thoa giữa các văn minh cũng như chủng tộc để hình thành các chủng tộc lai . Hầu như không có bất cứ phương cách nào hữu hiệu để ngăn chặn làn sóng di dân đến vùng được coi là có điều kiện sống tốt đẹp hơn so với vùng khác . Cho nên mới hình thành làn sóng di dân quốc tế cũng như làn sóng di dân quốc nội như ta đã chứng kiến (sau năm 1975 làn sóng di dân quốc nội sảy ra rất rõ tại nước ta) . Chiến tranh di dân để lại các hệ lụy sau :

a - Tạo ra làn sóng di dân rộng lớn trên quy mô toàn cầu bất chấp các nguy hiểm , đồng thời cũng tạo ra các tổ chức tội ác xuyên biên giới . Điều này làm thay đổi có hệ thống cả hai xã hội để hình thành thế lực chính trị mới . Cụ thể nhất là làn sóng người gốc Châu Phi Hồi Giáo xuất hiện tại Âu Châu , hoặc làn sóng người Hispanic tại Mỹ chẳng hạn .
b - Tạo ra cao trào tây phương hóa các xã hội nông nghiệp một cách mau chóng . Như thế thực tế cho thấy ảnh hưởng của văn minh phương Tây ngày càng trở thành yếu tố quyết định hơn hẳn so với thời thực dân . Văn hóa các xã hội nông nghiệp thực tế đang bị sói mòn nghiêm trọng , có thể trở thành rất mờ nhạt chỉ trong nửa cuối của thế kỷ này mà thôi . Hình ảnh về thế giới trong cuối thế kỷ này đã được để lộ rõ từ đây .
c - Điều này ngay tức khắc đặt ra các vấn đề liên quan đến an ninh của quốc gia nơi phải tiếp nhận làn sóng di dân khổng lồ từ các quốc gia kém mở mang tràn tới . Ta gọi đó là hành động xâm lăng mềm của các quốc gia kém phát triển đối với các quốc gia đã công nghiệp hóa . Việc này làm cho các quốc gia đã công nghiệp hóa muốn chống đỡ cũng không dễ , một khi di dân trở thành đường lối chánh thức của quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Cộng chẳng hạn để biến thành vũ khí xâm lăng tối hậu các quốc gia khác . Toàn cầu hóa về thương mại kinh tế tài chánh , kỹ thuật là các bước tiến cần thiết nhằm hóa giải các vấn nạn hiện nay của thế giới .
c  -  Di dân nhằm thực hiện từng bước kế hoạch xâm lăng mềm mới chỉ là một khía cạnh liên quan đến các tranh chấp quốc tế hiện nay . Toàn cầu hóa tạo điều kiện để hình thành nền tài chánh xuyên biên giới , con người có thể tự do chuyển tiền đến làm ăn tại các nước khác . Tùy theo quy mô của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư quốc tế đến đâu để tính toán khả năng xâm lăng của quốc gia đầu tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư . Cho nên thực khó tính toán sức mạnh một quốc gia về phương diện kinh tế , vì tích sản thực của mọi quốc gia nay lệ thuộc vào khả năng sản xuất của nước ấy tại hải ngoại nữa (như nước Tầu , nước Mỹ , nước Nhật hải ngoại ) . Đây là khía cạnh rất tế nhị liên quan đến an ninh kinh tế của quốc gia liên hệ . Nếu muốn tồn tại một quốc gia phải biết không ngừng làm thăng tiến sự giầu có cho con dân nước mình , song song với việc mở cửa cho nhiều phía cùng đầu tư để giữ sự cân bằng giữa các thế lực kinh tế bên trong nước mình mới được . Cán cân này bị lệch sẽ mau chóng dẫn tới chỗ bị thao túng . Tuy vậy về phương diện an ninh , cũng còn phải cân nhắc giữa bạn với thù nữa .

VĂN HÓA , TÔN GIÁO LÀ VŨ KHÍ XÂM LĂNG .

Tôn giáo thời cổ đại đã tạo các ảnh hưởng thế nào đối với cục diện thế giới là điều ta không cần bàn thêm nữa . Ta chỉ bàn thêm về vấn đề thế lực chính trị bên ngoài , thường thông qua các cánh tay tình báo văn hóa của mình , để hình thành trào lưu tôn giáo nhằm thu hút một nhóm người nhẹ dạ nào đó trong nhân dân ; để về lâu về dài tạo thành thế lực chính trị tuy mang tính quốc nội nhưng phục vụ cho quyền lợi của quốc gia đối nghịch luôn muốn xâm lăng mềm một vùng nào đó . Việc này rất tế nhị khi phong trào tự do tôn giáo thế giới nay trở thành một trong những tiêu chuẩn của xã hội văn minh . Đàn áp là điều rất tồi có thể đem đến kết quả ngược . Việc giáo dục quần chúng để hình thành định hướng chính cho xã hội thông qua các tổ chức xã hội vững mạnh , theo dõi các hoạt động tình báo mặc áo tôn giáo một cách cẩn trọng , tấn công trực diện vào các lý thuyết mà nhóm này đưa ra đều là những việc cần làm .

Xâm lăng bằng văn hóa , tôn giáo là vấn đề cổ xưa kể từ khi con người biết ý thức về mình . Ta cần phân biệt khuynh hướng chọn lựa cái tốt hơn hợp với đà phát triển của trí tuệ cũng như tự nhiên hơn , so với âm mưu xử dụng tôn giáo hay văn hóa nhằm mục tiêu xâm lăng mềm của các thế lực thù nghịch . Tiếp súc giữa con người với nhau luôn làm thay đổi cách suy nghĩ của cả hai phía để hình thành cái mới tiến bộ hơn được cả các phía mặc nhiên nhìn nhận để từng bước tạo sự thống nhất nhân loại trên phạm vi toàn cầu . Trong điều kiện như vậy , tôn giáo tất yếu phải tự mình thay đổi , tự chuyển hóa cho phù hợp với trào lưu tiến bộ mới để dẫn đến chỗ hợp nhất tôn giáo vào một thời điểm nào đó trong tương lai (có thể trước cuối thế kỷ 21 này) . Khuynh hướng đó không thể đảo ngược được , vì khi trình độ phát triển cao hơn về trí tuệ sẽ từng bước dẫn đến chỗ mỗi cá nhân tự ý thức về tự nhiên một cách chính xác hơn để trên căn bản đó mỗi cá nhân tự xác định trách nhiệm của mình đối với xã hội cũng như đối với tự nhiên .

Điều này đang được chứng nghiệm tại Âu Mỹ , nơi mà số tín đồ đi nhà thờ ngày càng giảm sút , nhưng số tiền đóng góp của giáo dân Âu Mỹ vẫn liên tục gia tăng hàng năm . Chiều hướng đó cho thấy : xã hội Âu Mỹ đã tạo dựng được hẳn một tầng lớp công dân mới biết ý thức về trách nhiệm của mình đối với khách quan , từng bước chấm dứt hẳn việc tin tưởng mù quáng vào bất cứ giáo lý nào . Trong trường hợp này , họ nhìn nhận sự tồn tại của tôn giáo ngày càng mang tính lịch sử khách quan nhiều hơn so với quá khứ . Cho nên tôn giáo ngày càng hợp nhất dựa trên nền tảng khoa học để giải thích về tự nhiên để nhiên hậu xác định vị trí của con người với khách quan . Cho nên đạo học làm người vốn là nền tảng của xã hội loài người , tuy do Bách Việt Phương Đông khám phá ra đầu tiên , nhưng thực tế đã không tạo dựng được tuyệt đại đa số trong xã hội những con người công chính biết ý thức về trách nhiệm của mình đối với khách quan . Phương Tây đã sớm đạt được mẫu người như thế nhờ vào phương pháp tổ chức xã hội dựa trên khoa học tự nhiên cũng như xã hội .

Vấn đề chính yếu mà những người nghiên cứu hoặc có liên hệ đến an ninh quốc gia cần quan tâm bây giờ không phải chỉ đơn thuần liên hệ đến các ảnh hưởng qua lại của các làn sóng giao thoa về chủng tộc hay văn hóa đã sảy ra trong quá khứ lâu dài của lịch sử con người . Mặc dù ta rất cần phải biết các sự kiện ấy để dự liệu các phản ứng khác nhau giữa những nền văn hóa khác nhau liên quan đến mỗi thực tế khác nhau đã và đang sảy đến cho con người ; việc này nhiên hậu cũng sẽ liên tục tác động lên các tập thể ấy để hình thành một dạng tâm sinh lý mới ngày càng trở nên thống nhất hơn trên quy mô toàn cầu . Mối bận tâm chính yếu là các thế lực chính trị nay mang tính toàn cầu , thường thông qua các công cụ riêng của mình , để thiết lập các trào lưu văn hóa tư tưởng khác nhằm mục đích xâm lăng trong lâu dài đối với một vùng nhất định mà thế lực ấy muốn nhắm tới .

Như đã trình bày trên , trào lưu văn hóa kết hợp con người là chiều hướng chính con người không thể đảo ngược được , vấn đề chính yếu là chủ trương xâm lăng văn hóa để chuẩn bị cho kế hoạch xâm lăng toàn diện kiểu thực dân chủ nghĩa theo kiểu cổ . Đây là kế sách chủ yếu do Bắc Kinh đã âm thầm chuẩn bị trong lâu dài đã qua , như việc khôi phục giá trị Khổng Học (sic) , như việc Bắc Kinh ủng hộ ngấm ngầm việc hình thành các thế lực chính trị mới nhắm vào vùng Đông Nam Á đặc biệt là tại nước ta . Thanh Hải là một thí dụ điển hình cho sách lược đó . Xin hãy tưởng tượng , nếu Thanh Hải trong 30 năm tới quy tụ được 2 triệu người VN đi theo y thị thì việc gì sẽ sảy ra đối với an ninh của đất nước ? Nếu Bắc Kinh , thậm chí cả Đài Loan hoặc nhóm Hoa Kiều hải ngoại đóng góp tiền bạc cho y thị cả tỷ dollar thì y thị lôi cuốn được triệu người dễ dàng , nhất là khối người nghèo khó hiện chiếm tỷ lệ rất cao trong cả nước . Nếu y thị dựa vào phương tiện tiền bạc có sẵn , lợi dụng nguyên tắc tự do tôn giáo để hành xử trên quy mô tòan vùng Đông Nam Á thì số người tham gia lên đến 10 triệu cũng chả khó gì . Đó chính là hình thức xâm lăng văn hóa tư tưởng (sic) được chỉ đạo chặt chẽ từ Bắc Kinh nhằm hình thành thế lực chính trị ngay trong lòng các nước Đông Nam Á , hoặc trong lòng Vành Đai Phật Giáo nói chung . Liệu khi ấy , Phật Giáo VN cũng như thế giới sẽ phản ứng ra sao ?

Việc mở các trung tâm văn hóa , phim ảnh nhằm cấy các nọc độc văn hóa tư tưởng trong nhân dân một vùng nào đó đều là chủ trương xâm lăng văn hóa của Tầu nhắm vào Đông Nam Á .

Các nhóm lợi dụng tự do tôn giáo  hay niềm tin tại Âu Mỹ thực ra được chính quyền các nước theo dõi rất cẩn trọng . Ta chứng kiến việc này khi giáo phái Davidian quy tụ tín đồ tại Waco Texas dưới thời Ông Bill Clinton làm Tổng Thống . Chính quyền Liên Bang Mỹ đã mạnh tay hủy diệt tất cả bằng cách đẩy cả  nhóm đến chỗ phải công khai chống chính quyền , để rồi tất cả bị chết cháy thiêu rụi. Đó là bài học mà những ai liên hệ đến an ninh quốc gia sau này cần học hỏi  vậy . Chưa hết đâu , vẫn còn vụ khác nữa , sau này sẽ trình bày chi tiết hơn khi tình hình chin mùi để nói lên cuộc xâm lăng bằng văn hóa , tôn giáo của Tầu hiện nhắm vào nước ta . Đó là mặt khác của cuộc xâm lăng hiện nay .

XÂM LĂNG BẰNG KINH TẾ .

Thế lực kinh tế hình thành song song với đà phát triển của con người , từ công xã sang phong kiến đến tư bản ; mỗi hình thái xã hội đặt ra cách thức sở hữu của cải vật chất cũng như tinh thần khác nhau . Các chế độ suy tàn để bước sang hình thái xã hội mới đều xuất phát từ động lực kinh tế , xuất phát từ các hiểu biết về khách quan ngày càng được tích lũy hệ thống hóa nhiều hơn , dẫn đến các đổi thay về kỹ thuật sản xuất , để từng bước của cải của xã hội được tập trung vào một nhóm nhỏ nào đó trong xã hội . Điều này ngay tức khắc tạo cho nhóm đó trở thành thế lực quan trọng trong xã hội có khả năng tạo ảnh hưởng đối với toàn khối quần chúng , đương nhiên cũng tạo ra bất quân bình xã hội trên bình diện rộng . Sức mạnh thị trường được hình thành có khả năng tự điều tiết theo luật cung cầu , điều này luôn tạo ra chiều hướng tập trung tư bản trên quy mô rộng lớn hơn nữa trên phạm vi toàn cầu , nhiên hậu làm thay đổi thế giới từng bước một .

Điều trình bày trên cho thấy hướng đi rất khái quát của lịch sử . Thực tế khi một ai đó sở hữu của cải vật chất thì họ cũng sở hữu , hoặc luôn tìm kiếm cách sở hữu của cải tinh thần trong xã hội , với mục tiêu làm gia tăng việc sản xuất ra của cải cho chính họ và cũng là cho xã hội ngày càng nhiều hơn , phong phú hơn . Tình hình đó đặt ra hàng loạt các câu hỏi liên quan đến quyền sở hữu . Thực tế thì hàng hóa mà chủ tư bản nhận là chủ toàn diện là hoàn toàn không đúng về mặt xã hội , vì các giá trị dù thị trường hay giá trị sản xuất ra hàng hóa ấy , tự nó cũng đã có phần đóng góp rất quan trọng của xã hội qua các phát minh do cả xã hội đã phát triển ra trong quá khứ lâu dài mà con người đã đạt được . Cho nên quyền làm chủ ấy chỉ nên coi là sở hữu tạm thời trong đời họ ; chứ không thể coi là sở hữu vĩnh viễn theo kiểu truyền thừa niên viễn mà không có bất cứ sự can thiệp nào khác của xã hội .

Như thế , sức mạnh kinh tế mang tính chi phối đối với thế giới hiện đại , tác động lên mọi khu vực khác nhau của xã hội , từ khoa học kỹ thuật đến an ninh quốc phòng ……Nói đến sức mạnh kinh tế , tức là nói đến sức mạnh tài chánh . Người giầu có ở mức nào là người có thể huy động được khối tài chánh ở mức đó , điều này cũng đúng đối với mỗi quốc gia khác nhau . Quốc gia có dự trữ tiền tệ 2,000 tỷ dollar , nhưng chỉ có khả năng huy động trong khuôn khổ giới hạn đó , nếu so sánh với quốc gia nợ nước ngòai 2,000 tỷ dollar nhưng lại có khả năng huy động vốn đến 20,000 tỷ dollar thì sức mạnh vẫn nằm trong tay quốc gia nợ nước ngoài 2000 tỷ dollar . Sức mạnh của một quốc gia được đo lường ở chỗ quốc gia ấy , thông qua người dân của họ , có biết làm giầu phù hợp với quy luật thị trường cũng như đà phát triển khoa học kỹ thuật hay không .

Như thế , sức mạnh kinh tế của một quốc gia mang tính tổng hợp toàn diện đối với : cấu trúc xã hội, con người kinh tế xã hội , trình độ phát triển khoa học kỹ thuật mà quốc gia ấy đạt được . Xã hội càng tiến bộ bao nhiêu được đánh dấu bằng đà tiến nhanh của chu kỳ kinh tế mà xã hội ấy đạt được , điều này được các nhà kinh tế gọi là vận tốc V của chu kỳ chuyển dịch vốn được coi như khả năng sinh lời do chu kỳ thực hiện các trao đổi tạo ra . Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như ngày nay , an ninh kinh tế của các quốc gia kém phát triển trở nên rất mong manh và dễ bị đổ vỡ để gây ra các sáo trộn xã hội . Độc lập chính trị của các quốc gia ngày càng bị thu hẹp lại , vô luận quốc gia ấy đã hay đang phát triển .

Trong phạm vi một quốc gia , của cải được chuyển dịch mau chóng để hình thành giới giầu có mới , luôn làm thay đổi tương quan giữa các thế lực trong xã hội . Tình hình này được thể hiện rất rõ tại Mỹ , khi khoa học kỹ thuật được ứng dụng để hình thành các công ty kỹ thuật cao khởi đầu từ các Venture Capital (VC) nhằm đề ra kỹ thuật mới trong sản  xuất hoặc dịch vụ . Intel , Apple , Google , Cisco , Microsoft … là các điển hình . Đối với các quốc gia độc tài đảng trị như Tầu hay Việt Nam Cộng Sản chẳng hạn , sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tạo ra lớp giầu có mới : nhưng chẳng có truyền thống gì cả , chẳng có trí thức gì cả , chẳng có đạo đức già cả . Cuối cùng tạo ra cách biệt giầu nghèo trong xã hội ngày càng tăng , tạo ra bất ổn xã hội ngày càng nghiêm trọng . Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội để chuyển dịch tư bản trên quy mô toàn cầu , thực tế cho thấy tư bản có khuyng hướng chuyển dịch từ các quốc gia mới nổi sang các quốc gia đã công nghiệp hóa Âu Mỹ vốn được coi là các quốc gia ổn định về chính trị cũng như được cai trị bởi luật pháp (Rule by Law). Ấy là chưa kể đến việc một số quốc gia như Tầu chẳng hạn , lợi dụng đà toàn cầu hóa , đầu tư dưới đủ dạng khác nhau để xâm lăng các quốc gia khác nơi được coi là lắm tài nguyên thiên nhiên hoặc liên hệ mật thiết đến an ninh của Tầu (như nước ta dưới chế độ CS hiện nay chẳng hạn) .

Nói đến sức mạnh kinh tế tức là nói đến sức mạnh tài chánh . Tài chánh là lãnh vực dễ bị đổ vỡ nhất do các can thiệp từ các thế lực bên ngoài , nhưng xuất phát từ sự yếu kém của các nhà tài chánh của một quốc gia vì trình độ thấp nên không đủ sức nắm bắt được các thay đổi rất mau lẹ của thị trường . Muốn nắm bắt được chiều hướng của thị trường , các nhà tài chánh cần được huấn luyện thật thuần thục , cần được sự hỗ trợ của cả một hệ thống tin tức tối mật từ các cơ quan tình báo hữu hiệu nhất mà một quốc gia có được , cần thu thập phân tích giải đoán hàng loạt các dữ kiện kinh tế tài chành thế giới . Tóm lại họ phải là những người rất mực trí tuệ biết ngửi thấy đồng tiền mới được . Buffet , tỷ phú Mỹ chính là mẫu người đó .

Phá hủy một xã hội thì dễ như người CSVN đã làm hồi 1975 , nhưng xây dựng một hệ thống xã hội hữu hiệu là việc khó vô vàn , không phải ai cũng có đủ khả năng để làm . Xã hội nào cũng vậy , chuyên viên cỡ đó thường đếm trên đầu ngón tay ngay cả đối với nước Mỹ này .

Khái quát đặt ra ba vấn đề như vậy để ta hình thành được khái niệm liên quan đến việc hình thành các thế lực chính trị trong xã hội thường xuất phát từ các làn sóng di dân , các trào lưu văn hóa hay tôn giáo , hoặc do các thế lực kinh tế tài chánh gây ra đối với xã hội . Trong xã hội dân chủ đích thực thì thế lực quân sự không được đặt thành vấn đề quan yếu ; thế lực quân sự chỉ quan trọng đối với các quốc gia chưa ổn định chính trị vẫn còn trng giai đoạn tranh chấp giữa các sứ quân mà thôi . Vai trò của xã hội là làm thế nào để điều tiết các thế lực chính trị như vậy một cách hữu hiệu nhất để đưa xã hội tiến lên trong ổn định . Việc này đặt ra vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nước trong xã hội dân chủ .

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC .

Quốc gia dân chủ và xã hội dân chủ khác nhau rất nhiều . Một quốc gia được coi là dân chủ khi chính quyền quốc gia ấy dân bầu lên mà thành và được điều hành dựa trên luật đa số được cử tri ủy nhiệm thông qua hiến pháp . Nhưng muốn trở thành một xã hội dân chủ quốc gia dân chủ còn phải nỗ lực rất nhiều nhằm không ngừng cải tiến quốc gia thế nào để khuynh hướng độc tài không thể nổi lên chi phối mọi sinh hoạt của xã hội được . Điều này đặt ra vấn đề lãnh đạo xã hội dân chủ. Xã hội dân chủ là hình thái xã hội phức tạp hơn hẳn so với những gì mà một quốc gia dân chủ sơ kỳ đạt được . Trong cấu trúc xã hội dân chủ , chính quyền tuy rất quan trọng , nhưng cũng chỉ là một bộ phận của xã hội nhìn trên tổng thể mà thôi . Vì các thế lực liên tục hình thành trong bất cứ xã hội nào để làm thay đổi cấu trúc xã hội ấy ; cho nên xã hội cần nắm bắt cho bằng được các trào lưu tư tưởng ấy để định hướng đi cho xã hội trong khi vẫn tôn trọng các nguyên tắc căn bản của nền dân chủ nói chung .

Như thế chính quyền không thể đóng vai trò là thế lực chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội được . Nếu để cho tình huống như vậy sảy ra , xã hội sẽ đi ngay vào tình trạng tranh dành quyền lực giữa các phe phái . Điều hành xã hội hiện đại phải tính truyện trăm năm , các thế lực chính trị trong xã hội dân chủ không thể làm việc ấy được . Vì khi thế lực này nổi lên như yếu tố chi phối chính thì họ luôn có tham vọng muốn thiết lập kiểu chuyên chính theo ý muốn chủ quan của họ . Khi ấy xã hội sẽ sớm đi vào bất ổn , phân hóa và tan rã . Do thế mỗi xã hội cần thành lập cho riêng mình cơ cấu lãnh đạo riêng đại diện cho qyền lợi của cả xã hội , vượt hẳn ra ngoài các tranh chấp phe nhóm để hình thành các kế sách trăm năm , để dựa trên kế sách ấy thực hiện việc lãnh đạo xã hội trong đường dài .

Như thế Ban Lãnh Đạo cần có phương tiện cũng như sức mạnh cần thiết để thực hiện công cuộc lãnh đạo đó , ban lãnh đạo cũng cần đại diện của các thế lực chính yếu trong xã hội , cũng như hàng loạt các cơ quan nghiên cứu khác nhau để nắm bắt được các trào lưu tư tưởng luôn xuất hiện trong xã hội . Trên nền tảng đó , cử tri được lãnh đạo để họ chọn lựa đúng người đại diện cho họ trong việc điều hành đất nước trong nhiệm kỳ nhất định được Hiến Pháp quy định .

Xử dụng quyền lực là vấn đề quan yếu đối với bất cứ xã hội nào . Các xã hội độc tài dù tôn giáo hay đảng trị , là hình thức xã hội rất đơn giản mà loài người đã vứt bỏ từ lâu rồi , chỉ trong các xã hội ấy thì vấn đề quyền lực quân sự cũng như an ninh mới quan trọng mà thôi . Xã hội dân chủ không đặt ra vấn đề quyền lực quân sự . Nên các giới chức quân sự luôn phải được đặt dưới quyền điều phối của các giới chức dân sự , là những người đại diện cho quyền lực của toàn dân . Các xã hội dân chủ đều hết sức dè dặt trong việc xử dụng quyền lực ; vì xã hội thực ra rất mong manh dễ đổ vỡ , nên tiến trình duyệt xét các chính sách , đường lối thường rất phức tạp , cho dù việc đó đã được các chuyên gia thượng thặng cẩn trọng hoạch định .

Vấn đề không đơn giản chỉ liên quan đến quốc nội . Thế giới luôn đối diện với các chủ trương bành trướng dựa trên chủ nghĩa quốc gia kiểu cổ điển lấy việc xâm lăng làm phương lược chính yếu . An ninh thế giới hiện rất mong manh . Thế lực nào có thể đủ sức điều tiết các bất đồng như vậy ? đó là câu hỏi lớn hiện nay . Thế giới toàn cầu hóa đòi hỏi thế giới cần được lãnh đạo chặt chẽ trong đường dài dựa trên mục tiêu tối hậu là phục vụ con người . Lý tưởng về một thế giới mới , trong đó mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có chỗ đứng nhất định dưới ánh mặt trời , nay trở thành hướng đi chính mà nhân loại đang theo đuổi . Quyền lực toàn cầu cũng thực tế hình thành thông qua quá trình thâu tóm sức mạnh kinh tế , chính trị , khoa học kỹ thuật trên quy mô toàn cầu nhằm từng bước canh cải thế giới về mọi mặt để chấm dứt chủ nghĩa quốc gia kiểu cũ để chuyển sang hình thức quốc gia toàn cầu kiểu mới . Quá trình phá hủy mô thức cũ đang sảy ra quyết liệt trên mọi lãnh vực liên quan đến thế giới . Việc đó tất yếu phải sảy ra để đặt căn bản cho thế giới mới , văn minh mới đang từng bước hình thành .

Nhân loại đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giữa con người với nhau cũng như với tự nhiên nhằm cố gắng xây dựng một thế giới mới trong đó con người dù ở bất cứ châu lục nào , dù thuộc bất cứ chủng tộc nào cũng có cơ hội được hưởng các thành quả lao động do con người tạo ra . Các thế lực tôn giáo không thể đem lại cho con người đời sống ấm no được . Các thế lực phong kiến dẫn đến chỗ hình thành chủ nghĩa quốc gia kiểu cổ cũng không thể đem lại cho nhân loại đời sống ấm no về vật chất được , vì quyền lợi của các quốc gia luôn dẫn đến chiến tranh hủy diệt , cướp bóc , thực dân kiểu cũ hay mới . Chủ nghĩa quốc tế có mục tiêu tối hậu là khai phóng con người khỏi mọi ràng buộc của lịch sử sai lầm của con người để lại ; trên căn bản đó mới có thể đem lại trật tự thế giới mới được , mới có thể chấm dứt vĩnh viễn các tranh chấp quốc tế cũng như chấm dứt việc chạy đua vũ trang được ; để từng bước đẩy lùi đói kém bệnh tật , hoặc các sự lạm dụng do chủ nghĩa độc tài gây ra . Thế giới đang trong thời quá độ giữa chủ nghĩa quốc gia với chủ nghĩa quốc tế dân chủ tự do . Chiến tranh tàn phá tất yếu sẽ sảy ra nhằm hủy diệt mọi tàn tích đã trở nên quá lỗi thời và lạc hậu . Sứ mệnh lớn lao này cũng chỉ quyền lực toàn cầu mới gánh vác nổi mà thôi .

Xử dụng chiến tranh như phương tiện tối hậu nhằm áp đặt ý chí của phe này đối với phe kia mà không giải thích được tính chính đáng khi xử dụng bạo lực , dứt khoát sẽ dẫn đến thất bại cũng như hủy diệt toàn diện đối với lịch sử nhân loại . Dĩ nhiên khó khăn còn nhiều , bất quân bình của thế giới đã trở nên rõ ràng , mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng cũ với mới đang gia tăng đến mức độ đáng quan ngại . Mất mát đối với loài người chắc hẳn sẽ lớn lao trong thời gian tới đây , nhưng đó là cái giá mà con người phải trả khi tự mình tạo ra các bất quân bình với tự nhiên , để đến lúc tự nhiên quay sang hủy diệt con người để tái tạo lại mối quân bình giữa con người với tự nhiên .

Như thế , nếu muốn điều hành đất nước đến nơi đến chốn ; ta cần nắm vững ảnh hưởng qua lại của các thế lực chính trị , văn hóa , kinh tế của đất nước . Quyền lực nhân danh  quốc gia cần biết điều tiết quyền lợi do các thế lực ấy đặt ra khi họ đại diện cho nhóm quyền lực cụ thể trong xã hội . Do thế , xã hội không thể mù quáng tuân thủ theo ý chí chủ quan của bất cứ nhóm quyền lực nào . Con đường tốt nhất là thuyết phục các nhóm thế lực ấy là thông qua các đánh giá khoa học khách quan , được thực hiện bởi các trí thức mẫn tiệp nhất . Biết xử dụng áp lực quần chúng thông qua các phương tiện truyền thông kết hợp với các đánh giá do các trí thức mẫn tiệp nhất của xã hội đưa ra , cũng như biết xử dụng các công cụ tài chánh như phương tiện gây áp lực với các nhóm thế lực đều là các phương cách hữu hiệu nhằm thống nhất dường lối của quốc gia trong đường dài . Do thế , bất cứ xã hội nào cũng cần thu thập , đánh giá mọi dữ kiện liên quan đến mọi hình thái sinh hoạt của nhân dân trong nước một cách liên tục . Ta gọi đó là chủ nghĩa thực dụng trong chính trị . Chỉ có tổ chức xã hội đến nơi đến chốn theo quan niệm hiện đại mà thế giới đang theo mới có thể đem lại phúc lợi cho tuyệt đại đa số người dân trong nước được mà thôi . Hô hào suông hoặc cứ khư khư quyết một mực bảo vệ quyền lợi của mình chỉ dẫn đến thất bại mà thôi .

Chính trị cần được quan niệm như một tôn giáo thế quyền có mục đích cao cả là đem lại hạnh phúc ấm no thực sự cho nhân quần . Do thế , người làm chính trị cần được đào tạo đến nơi đến chốn về đạo đức , kỷ luật cũng như hiểu biết thấu đáo về lịch sử tiến hóa của con người nói chung , cũng như lịch sử của đất nước họ trong mối liên hệ chặt chẽ với thế giới . Bất cứ thế lực chính trị nào mưu cầu nắm lấy quyền lực nhằm đạt được các quyền lợi phe phái đều đi đến chỗ thất bại , mau chóng trở thành con rối chính trị phục vụ cho các thế lực ngoại bang . Xin mọi người suy ngẫm thật kỹ về trách nhiệm của mình đối với đất nước và dân tộc .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét