Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Hòa bình nào ?

Lê Văn Xương

Ủy Ban Nobel bất ngờ tặng Tổng Thống Mỹ đương nhiệm giải Nobel Hòa Bình năm 2009 gây xôn xao khắp thế giới . Người Châu Phi nhất là người Kenya là quê hương của thân phụ ông Obama cảm thấy hãnh diện , người Ả Rập trẻ cảm thấy phấn khởi nhưng giới lãnh đạo cảm thấy u buồn , người Á Châu giữ im lặng , người Bảo Thủ Cộng Hòa phản ứng chừng mực coi như một phần thưởng dành cho ngôi sao . Mà quả thực Ông Obama là ngôi sao sáng giá đối với những nhà đạo diễn ở Hollywood , Ông nói năng rất thuyết phục , dễ nghe theo giọng một người Mỹ có học được đào tạo đến nơi đến chốn , tạo cho người thuộc nhóm các quốc gia không xử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính nhưng có học tiếng Anh vừa phải cũng có thể hiểu được các ý tưởng mà ông muốn truyền đạt đến cho thế giới . Dù sao đó chỉ mới là yếu tố bề ngoài , quan trọng nhất chính là những gì ông đã nói với thế giới nhân danh nước Mỹ .

Chín tháng trong vai trò lãnh đạo Bạch Cung , thực ra vẫn chưa đủ thử thách đối với các quyết định của nước Mỹ trước các vấn đề của thế giới mà ông là người chịu trách nhiệm về mặt nổi . Nhưng những gì ông đã nói trong chuyến viếng thăm Ai Cập hồi thánh sáu là một tín hiệu rất rõ nét về sự chuyển hướng đối với các vấn đề của thế giới khi ông nói tại Viện Đại Học Cairo rằng : “ Hoa Kỳ vẫn nhớ ơn đối với các khám phá của văn minh Trung Đông , Hoa Kỳ không hề thù hận đối với thế giới Hồi Giáo “ . Vào tháng 8-2009 Ông Obama tuyên bố hủy bỏ chương trình lá chắn hỏa tiễn được dự trù đặt tại Ba Lan , Tiệp Khắc , việc này làm cho Nga cảm thấy vui nhưng hơi khó xử . Tháng chín trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc , Ông nói với cả thế giới rằng : “ đả kích thì rất dễ , Hoa Kỳ không thể đảm đương mọi việc được , các quốc gia cần nhận lấy trách nhiệm của mình “ . Lời phát biểu của Ông Obama ngay sau đó được thể hiện tại Hội nghị G20 khi Anh Quốc đại diện cho G8 tuyên bố : “ G8 giải tán để nhường chỗ cho G20 trong việc điều hành kinh tế thế giới , mà thực ra cũng chính là Ban Lãnh Đạo Toàn Cầu trong thực tế “. Chỉ chín tháng nắm quyền Hành Pháp Mỹ , ông đã gieo hy vọng cho thế giới về một nền hòa bình theo kiểu nào đó đối với một thế giới đầy loạn lạc và vô trách nhiệm như hiện nay . Ủy Ban Nobel Thụy Điển trao tặng Ông Obama Nobel Hòa Bình dựa trên niềm hy vọng đó . Ý này cũng được chính Ông Obama xác nhận khi phát biểu trước báo chí tại Bạch Cung.

Rõ ràng sự kiện này đánh dấu sự chuyển hướng của Ủy Ban Nobel Thụy Điển nhằm cổ vũ cho chủ trương của Hoa Kỳ cũng là của Phương Tây nói chung trước các vấn đề của thế giới . Như thế vấn đề chính yếu ta cần xem xét là : “ hòa bình nào ? ước vọng hay ảo vọng ? việc gì sảy ra khi hòa bình đến thực sự trên trái đất này vào một lúc nào đó ? . Hy vọng không thể thay thế thực tế được , như vậy muốn hiểu rõ vấn đề này đến nơi đến chốn , ta cần phân tích thực tế của thế giới hôm nay .

HÒA BÌNH  DƯỚI THẾ .

Hòa bình về phương diện lịch sử là một khái niệm rất tương đối , thực tế chỉ ám chỉ một tình trạng không có chiến tranh hoặc bất ổn trong một khu vực nào đó , trong điều kiện cụ thể nào đó mà các nhà phân tích gọi là quân bình trong tương quan lực lượng giữa các bên tranh chấp , thường với sự áp đặt một trật tự giữa phe này với phe kia một cách trực tiếp hay gián tiếp . Như thế hòa bình thực ra chỉ là tình trạng hưu chiến rất tạm thời và mỏng manh vì tất cả các bên liên quan đều luôn tìm mọi cách để áp đặt ý chí của mình lên phe kia . Xã hội loài người này  thiện ác vốn lẫn lộn , luôn mong ước điều tốt nhưng lại luôn hành động dựa theo các chi phối của khách quan ; thế mà khách quan lại thay đổi liên tục nhiều khi vượt ngoài tầm kiểm soát của con người nên thường được biện minh bằng ý niệm : “ đấu tranh sinh tồn “.

Mong ước một đời sống tốt hơn về vật chất cũng như tinh thần là động lực thúc đẩy loài người tiến bộ , đó là thiện căn ; nhưng nó cũng đẩy loài người đến chỗ phải liên tục đấu tranh với đồng loại cũng như với khách quan để được cảm thấy an toàn hơn về mặt an ninh nhằm cố tiêu diệt các đe dọa do người khác cũng như do thiên nhiên gây ra , đó là ác căn . Quan sát lịch sử thế giới trong thời gian dài cho thấy , thường thì mỗi khi loài người ở một nơi nào đó đạt được một số tiến bộ ngoạn mục đủ để đẩy các đối thủ lùi lại phía sau thì tương quan lực lượng thay đổi , chiến tranh tất yếu sẽ sảy ra . Quy mô của các cuộc chiến như vậy tăng mãi lên theo sự gia tăng khối kiến thức mà loài người đạt được . Chết chóc cũng gia tăng mãi lên . Nhưng  không phải vì chiến tranh mà đời sống con người không đạt được mức sống mới tốt hơn so với quá khứ , dân số thế giới gia tăng liên tục hiện đã vượt quá giới hạn chịu đựng của địa cầu . Thế giới hiện đang bên bờ vực thẳm khủng khiếp vì quy mô chiến tranh bây giờ không đơn giản chỉ sảy ra trong một khu vực hẹp với vũ khí thông thường , mà là trên phạm vi toàn cầu với những loại vũ khí giết người trên quy mô lớn chưa từng thấy .

Lịch sử cũng dạy chúng ta rằng : “ hòa bình không đạt được chỉ bằng và thông qua ước vọng mang tính đạo đức hay tôn giáo , mà bằng và thông qua một trung tâm có khả năng áp đặt ý chí của mình trên vùng ảnh hưởng nào đó trong một thời điểm nào đó cụ thể “ . Như thế khái niệm về hòa bình về phương diện chính trị khác với khái niệm về khái niệm về sự mong ước về sự bình an dưới thế cho người thiện tâm . Hòa bình về phương diện chính trị cổ điển chỉ mô tả một tình trạng được coi là ổn định tạm thời và mong manh đối với  thực tế của một trật tự được áp đặt bởi một trung tâm quyền lực mà thôi . Ở thời xa xưa của lịch sử nhân loại cùng lúc hiện diện nhiều trung tâm quyền lực khác nhau , như tại Hoa Lục , Lưỡng Hà , Ai Cập . Khi các trung tâm này phát triển mạnh hơn sẽ dẫn đến đụng độ tất yếu và làm suy tàn của trung tâm quyền lực cũ để hình thành trung tâm quyền lực mới . Do thế quy mô chiến tranh ngày càng mở rộng hơn và khốc liệt hơn so với quá khứ khi kỹ thuật chiến tranh không ngừng được hoàn thiện .

Lịch sử Trung Cận Đông để lại cho ta nhiều bài học quý giá . Các đế quốc Assyrians , Hittite , Ai Cập Cổ và Trung Cổ suy tàn để hình thành hai thế lực mới là Achaemenid xứ Iran ngày nay cùng với Hy Lạp . Hai thế lực này đụng nhau dữ dội trên vùng Địa Trung Hải để rồi cuối cùng hai bên đi đến thỏa thuận hòa bình Callias năm 449 BC để giữ cho vùng này tạm hòa bình được gần 100 năm cho đến khi Alexander Macedoine cất quân thanh toán toàn vùng vào một mối vào thời kỳ 330 BC . Trật tự La Mã mà chúng ta hay nói tới Pax Romana cũng chỉ đánh dấu giai đoạn cai trị 45 năm của Galius Julius Caesar Octavianus , sau khi đã đánh bại Cleopatre và đồng minh là Marc Antony , mở rộng Đế Chế La Mã và cai trị ổn định không có chiến tranh trong suốt thời gian cầm quyền của ông .

Trật tự Anh Quốc , Pax Britanica thực ra cũng đâu có kéo dài được lâu thì trung tâm văn minh mới là Hoa Kỳ hình thành , tiếp theo sau là hai thế chiến cùng với chiến tranh lạnh kéo dài trong hầu hết thế kỷ 20 . Tiến bộ đạt được trong thế kỷ 20 là vô cùng ngoạn mục về mọi mặt đã làm cho thế giới trở nên nhỏ hẹp hơn , nhưng ước mong về nền hòa bình trên quy mô toàn cầu cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết . Nhân loại này cần hình thành một quan niệm mới về hòa bình .

Như vậy trật tự thế giới theo kiểu cổ và một nền hòa bình mới có gì khác biệt ? Trước tiên và trên hết , nếu thiếu vắng một thế lực trung tâm có đủ trí tuệ , tấm lòng và sức mạnh đứng đảm đương trách nhiệm điều phối các thế lực vẫn nuôi tham vọng bành trướng và thôn tính các nước khác biến thành lãnh thổ của mình để nhiên hậu thống trị thế giới bất chấp các hậu quả mà nhân loại đang phải đối diện thì nền hòa bình mới không thể hình thành được . Một tình huống như vậy nếu sảy ra sẽ dẫn đưa nhân loại đến chỗ diệt vong . Thế giới cần thay đổi theo hướng khác hẳn với những gì mà thế giới đã đi trong quá khứ , việc này không dễ dàng chút nào khi nhiều quốc gia khác vẫn coi chủ trương xâm lăng tước đoạt nguồn sống của các dân tộc khác như sự chọn lựa duy nhất để củng cố cho điều mà họ gọi là mở rộng không gian sinh tồn .

Thực ra thì khi nói đến mở rộng không gian sinh tồn cũng chỉ là cách nói khác của chủ nghĩa bành trướng dựa vào lịch sử đầy mâu thuẫn của họ mà thôi , đó là trường hợp của nước Hán . Trường hợp của Hồi Giáo tuy không nói đến vấn đề này , nhưng như cách giải thích kinh Kuran của họ , thực tế cũng là chủ nghĩa bành trướng kết hợp tôn giáo với khối dân số ngày càng lớn để áp đặt trật tự kiểu Hồi Giáo trên quy mô toàn cầu .Ba thế lực lớn hiện nay thực tế đang nhìn nhau bằng con mắt đầy nghi kỵ đó là Hồi Giáo , Hán và Phương Tây .

Phương Tây hiểu thấu là chủ nghĩa quốc gia đã trở nên quá lỗi thời và lạc hậu , cần mau chóng thay thế bẳng chủ nghĩa quốc tế hiện đại trước khi quá trễ để nhân loại này có thể tự cứu mình ra khỏi các bất trắc sâu rộng mà ngày nay loài người đã ý thức rất rõ ràng ; thời gian cũng chẳng còn lâu nữa , càng chần chờ nguy hiểm càng tăng nhanh đến mức độ không còn kiểm soát được nữa nhiên hậu sẽ dẫn đến ngày phán xét cuối cùng thôi . Duyệt lại chủ nghĩa quốc gia kiểu cổ ngay tức khắc đặt ra hàng loạt các câu hỏi khác liên quan đến quyền sở hữu quốc gia với quyền sở hữu quốc tế , luật pháp quốc tế , cơ cấu lãnh đạo thế giới , trật tự thương mại thế giới , đồng tiền chung của thế giới , căn cước chung của cả nhân loại , giải giới hạch nhân , thẩm quyền quốc gia ….Đó là căn bản để thiết lập hòa bình thế giới hôm nay .

Mọi hình thái chiến tranh , mọi hiệp định đã từng sảy ra trong quá khứ , không giải quyết vấn đề căn bản này , chỉ tạo cho tình hình trở nên rối mù thêm , mâu thuẫn chồng chất như những nút thắt nghiệt ngã của lịch sử , đến lúc này loài người phải giải quyết đến nơi đến chốn để đưa nhân loại vào văn minh mới với niềm hy vọng mới . Đó cũng có thể là lý do khác để Ủy Ban Nobel Thụy Điển trao tặng Tổng Thống Obama giải Nobel Hòa Bình Năm 2009 .

THỰC TẾ  LÀ  THỰC TẾ .

Thực ra thì Ủy Ban Nobel hẳn nhiên hiểu thấu các bất trắc mà nhân loại phải đối diện ở phía trước , các bất trắc ấy là vô cùng lớn lao có thể làm nổ tung thế giới này bất cứ lúc nào . Giải Nobel Hòa Bình năm nay nhấn mạnh đến niềm hy vọng , nhưng cũng gợi ý cho thế giới về thực tế phũ phàng bây giờ , cho nên thiển nghĩ cũng nên bàn thêm về các diễn biến sau chiến tranh lạnh để dẫn đến các tranh chấp đang tác động đối với loài người .

Hai thế chiến và chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20 đã giải quyết chủ nghĩa thực dân Âu Châu cũng như chủ nghĩa Cộng Sản Nga , nhưng lại củng cố chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc , cũng như cổ vũ cho chủ nghĩa thánh chiến Hồi Giáo . Hai thế lực này cùng có chung một mục tiêu là :” làm cho trung tâm quyền lực Phương Tây , lãnh đạo trong thực tế bởi Hoa Kỳ yếu đi “ . Một khi Hoa Kỳ yếu đi trước đà tấn công liên tục về mọi mặt của Hán cũng như Hồi Giáo thì Âu Châu , Nga , Nhật Bản không phải là đối thủ cân sức , tất yếu sẽ tan rã . Phương Tây nhất là Mỹ chẳng xa lạ gì với chủ trương của Hán , nhưng gây chiến trực tiếp theo kiểu chiến tranh cổ điển bằng cách đem quân đội áp đặt trật tự kiểu  Âu Châu như hồi chủ nghĩa thực dân cũ không bao giờ đem lại kết quả trong đường dài . Thực tế điều đó trái hẳn với tinh thần căn bản của hiến Pháp Mỹ , chính tinh thần Hiến Pháp Mỹ đã đưa nước Mỹ nắm vững vai trò lãnh đạo thế gới hôm nay . Thuyết phục để các phía thay đổi là chọn lựa được thực hiện trong gần 20 năm qua . Nhưng đâu là giới hạn của sự thuyết phục ? .

Chẳng nên đặt ra vấn đề là tại sao Mỹ biết rõ ý đồ bành trướng Hán cũng như Hồi Giáo nhưng vẫn để cho tình hình diễn biến đến như ngày nay mới lên tiếng báo động với thế giới . Việc ấy là bí mật của Hoa Kỳ cũng như Toàn Cầu , ta không bàn ở đây . Nhưng dựa vào sự quan sát lịch sử cận đại thì : “ Hoa Kỳ cũng như Phương Tây không bao giờ khởi chiến trước đối với mọi thế lực bành trướng  , họ chỉ tham chiến khi bị bắt buộc . Nếu bất đắc dĩ đi vào chiến tranh thì cuộc chiến như vậy phải có đủ lý do chính đáng và khi lui binh cũng trong điều kiện hứa hẹn một thực tế tốt đẹp hơn cho vùng chiến tranh ” . Đó cũng là cách rất Mỹ khi họ thể hiện lý tưởng Hiến Pháp Mỹ với thế giới vậy .

Xin trình bày vài điều : mười năm trước khi Thế Chiến I phát khởi thì Đức Hoàng Wilheim II đã báo cho Tổng Thống Mỹ Theodore Roosevelt về ý đồ tấn công Mỹ của Nhật Bản . Hoa Kỳ im lặng . Thế chiến I chưa chấm dứt thì mầm mống của thế chiến II đã hình thành , Hoa Kỳ không trực tiếp tham chiến cho đến khi bị Hạm Đội Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 . Thế chiến II chưa chấm dứt thì Ý đồ thôn tính thế giới của Liên Xô đã để lộ rõ , Hoa Kỳ im lặng chờ đợi . Chiến tranh Triều Tiên cũng do quân Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên trước , mặc dù ý đồ của Bắc Triều Tiên đã được Mỹ nhìn thấy trước đó gần một năm , Tổng Thống Mỹ Truman được yêu cầu bí mật chuẩn bị tăng quân số cũng như ngân sách quốc phòng lên gấp bốn lần .

Chiến tranh Việt Nam qua hiệp định Paris về Lào năm 1962 trung lập hóa Lào thực tế là mở đường để Hà Nội tự do đem quân xâm lăng VNCH , đồng thời Hoa Kỳ tạo bất ổn khắp trong vùng đặc biệt là tại Miền Nam nước ta , để Hà Nội tăng cường quân đội chính quy Bắc Việt lên đến cấp quân đoàn tại Tây Nguyên , Hoa Kỳ có đủ cớ để đem quân vô Miền Nam . Khi quân Mỹ rút khỏi Miền Nam chiếu theo hiệp định Paris về Việt Nam thì Liên Xô nhảy vô ngay lập tức để lấp đầy khoảng trống , chẳng lâu sau đó chiến tranh Việt Trung nổ ra . Nhìn như thế đủ thấy , không một cuộc chiến nào trong thế kỷ 20 mà Hoa Kỳ chủ động chuẩn bị và chờ đợi  . “ Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh là vậy ”.

Cục diện thế giới sau năm 1975 thay đổi mau chóng , trung tâm bất ổn không còn nằm trong vùng Á Châu Thái Bình Dương mà là Nam Á , Afghanistan trở thành trung tâm điểm của kế sách dẫn Liên Xô đến chỗ bại trận . Afghanistan núi cao tuyết trắng bao phủ khắp lãnh thổ , ngay từ thời cổ đại đến nay , vùng thung lũng sông Indus rộng lớn mà Afghanistan là một phần quan trọng là nơi các thế lực Nomads phía Bắc tràn xuống , thế lực Perse phía Tây tràn qua , thế lực Hán nhòm ngó .Afghanistan cũng khá giống với Lưỡng Hà về tính chiến lược đối với toàn vùng . Song song với chiến cuộc tại Afghanistan thì Iran cũng được chuẩn bị để cánh Giáo Sỹ cực đoan thay thế dòng họ Shah , cai trị nước Iran theo kiểu Luật Hồi Giáo Sharia . Điều này thực tế dẫn đến chỗ Hoa Kỳ gia tăng nỗ lực củng cố nhóm Thánh Chiến Mujahedeen sẽ được hình thành tại Afghanistan sau này .

 Năm 1979 khi quân Soviet tràn vào Afghanistan từ vùng biên địa Tajikistan thì dân số Afghanistan được ước tính 15 triệu người thuộc các sắc dân chính là Tajik , Uzbeck , Pastun . Ấy là chưa kể vùng tiếp giáp biên giới Pakistan nơi người Waziristan chiếm đa số có liên hệ với người Afghanistan về cả ba sắc dân kể trên . Dĩ nhiên kế sách của Mỹ chính yếu là dụ cho Liên Xô nhảy vô vùng tử địa này . Liên Xô một lần nữa không học bài học của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam , ung dung đi vào tử địa .

SỰ HÌNH THÀNH NHÓM AL QUEDA .

Khi Liên Xô xâm lăng Afghanistan thì Ông Jimmy Carter ngồi ở Bạch Cung , Ông Brezinsky làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia . Ông Carter không làm gì cả ngoài việc cấp cho CIA ngân khoản 500,000 dollar hầu như chỉ để thanh toán chi phí đi lại của các giới chức CIA đến vùng này để thăm dò phản ứng của Pakistan là chính yếu . Trong khi đó nỗ lực tổ chức và yểm trợ nhóm thánh chiến Mujahedeen lại được tiến hành bởi Ông Dân Biểu Tiểu Bang Texas là Charlie Wilson , Ông này đóng đủ vai trò từ nhậu nhẹt , trai gái để đánh lạc hướng các cơ quan tình báo Liên Xô . Nhìn thế đủ biết kế sách tình báo mà Mỹ tung ra đối với cuộc chiến Afghanistan , khi dùng một ông dân biểu thì ít bị nghi ngờ hơn . CIA rất ngại việc Liên Xô tạo ra thế chiến , nên không công khai ủng hộ các nỗ lực của Ông Wilson cho đến khi Liên Xô thực sự sa lầy . Các nỗ lực của Ông Wilson là những bài học tình báo rất hay trong cuộc chiến bí mật này .

Ông Wilson thực sự đã đóng vai như một người Afghanistan , ăn mặc như người Afghan , hiến máu giúp những người Afghan bị thương bởi quân Liên Xô . Theo ghi nhận quân Liện Xô rất tàn ác , sẵn sàng giết chóc mọi người Afghan trên đường tiến quân . Người Afghan chỉ còn trông chờ Ông Wilson vận động giúp họ đánh Liên Xô . Họ đã từng nói với ông Wilson là :” chúng tôi không cần thuốc men , thực phẩm , hãy cho chúng tôi đạn dược “ . Ông Wilson đã yêu cầu ba nhóm Bộ Tộc chính tại Afghanistan thống nhất lực lượng , họ đã làm việc này trước khi cuộc kháng chiến chống Liên Xô mở rộng .

Trong phúc trình của Thủ Lãnh KGB là Ông Andropov gởi đến Bộ Chính Trị Đảng CSLX đã viết nội dung thế này :” Mỹ muốn tái lập đế chế Ottoman khi huấn luyện lực lượng kháng chiến Afghanistan “ . Trên chiến trường thì không quân cũng như trực thăng võ trang Liên Xô gây thiệt hại rất nặng cho Mujạhedeen . Cuối cùng Mỹ trang bị hỏa tiễn Stinger phòng không cho Mujahedeen , cục diện chiến trường thay đổi mau lẹ . Không quân Liên Xô không còn dám bay thấp để xạ kích nữa , Liên Xô bị sa lầy ở chiến trường Afghanistan . Vào tháng 2-1989 , tức là sau 10 năm tham chiến , người lính Liên Xô cuối cùng rời khỏi Afghanistan , Liên Xô bị mất 350 máy bay cùng 2700 xe tank các loại , chết gần 100,000 quân . Người Afghan bị chết 10% dân số  , số bị thương không được nói rõ nhưng có thể cũng khoảng 3 triệu , khoảng 5 triệu người Afghan rời khỏi nước di cư đến các lân bang chủ yếu là Pakistan .

Đó là cái giá của cuộc chiến tại Afghanistan . Nhưng xin lưu ý rằng : Khi Liên Xô rút đi thì vai trò của Mỹ hầu như chấm dứt tại Afghanistan , mãi đến sau này chỉ cách nay vài năm thì vai trò của Ông Charlie Wilson mới được chánh thức nói tới . Người Mỹ không đóng góp vào việc xây dựng lại Afghanistan hậu Liên Xô , mà để cho người Nam Á tự giải quyết tình hình của đất nước họ . Trong bang giao quốc tế , không thể trách người Mỹ về vấn đề này được , đây là vấn đề thuộc về quyền lợi chung với quyền lợi riêng rồi . Quả thực Hoa Kỳ hiểu rõ tình hình Afghanistan , thực chất vẫn là tranh chấp sứ quân nên không thể làm điều gì khác ngoài việc trả lại cho Afghanistan những gì thuộc về Afghan .

Cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô sảy ra song song với cuộc chiến giữa Iran với Sadam Husein xứ Irak . Gần 30 năm trước tình hình diến biến như vậy , hôm nay năm 2009 tình hình diễn biến khá giống , điều khác biệt là nay quân Mỹ cũng như NATO hiện diện tại cả hai vùng xương sống của Hồi Giáo .

LIÊN HỆ GIỮA TALIBAN VÀ AL QUEDA .

Đối với người Mỹ thì mục tiêu tối hậu là đẩy Liên Xô đến chỗ sa lầy toàn diện trên nhiều chiến trường , về phương diện kinh tế xã hội cũng như về khoa học kỹ thuật . Nhưng Afghanistan là đòn tối hậu đẩy Liên Xô đến chỗ phải chấp nhận bỏ cuộc . Hoa Kỳ cũng như Phương Tây có quá nhiều lý do để không thể tiến hành xây dựng lại Nam Á cũng như Trung Đông được vì tình trạng bộ tộc trong thế giới Hồi Giáo vẫn còn quá nặng nề chưa để lộ ra hết , ưu tiên sau năm 1990 chính là dành cho Đông Nam Á cũng như Trung Cộng về phương diện kinh tế .

Chiến lược về thế giới của Hoa Kỳ chuyển sang một khúc rẽ khác , đó là “ chờ xem Hồi Giáo và Tầu làm gì ? “ khi cả hai thế lực này được tăng cường sức mạnh . Khi Liên Xô sa lầy ở Afghanistan thì Sadam Hussein và Khomeini xứ Iran đánh nhau cũng gần 10 năm . Giữa Iran và Irak thì Irak ảnh hưởng mạnh hơn đối với tình hình tại Kuwait cũng như Saudi Arabia trực tiếp , như thế đe dọa đến quyền lợi sinh tử của cả thế giới . Nếu để Sadam Hussein sở đắc vũ khí nguyên tử và sinh hóa thì nguy hiểm gia tăng cực độ ; nên cần làm suy yếu Sadam Hussein để Irak khó tiếp cận được vũ khí nguyên tử , nhưng lại phải kềm chế Iran không được can thiệp vào tình hình ở Irak . Đó là cục diện thế giới sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan , Hoa Kỳ cần chuẩn bị một cuộc đương đầu với Sadam Hussein khi ông này xâm lăng Kuwait . Cuộc chiến Bão Sa Mạc do Ông Tổng Thống Bush lớn lãnh đạo chính là nhằm mục tiêu ngăn chặn tạm thời tham vọng chiếm bán đảo Ả Rập của Sadam Hussein . Cho nên quân Mỹ đã không tiêu diệt chế độ Sadam Hussein , chỉ thiết lập vùng cấm bay ở phía Nam và phía Bắc mà thôi .

Khi Hoa Kỳ tập trung vào Trung Đông thì tình hình Afghanistan mau chóng suy đồi để rồi phong trào Taliban , được gọi là Hồi Giáo Trẻ nổi lên nắm quyền hành và áp dụng Luật Hồi Giáo cực đoan ở đấy . Osama bin Laden rời Afghanistan năm 1989 về quê tại Saudi Arabia  như một biểu tượng của thánh chiến Hồi Giáo . Những hoạt động của bin Laden tại Saudi Arabia khiến chính quyền quê hương mình là Saudi Arabia trục xuất ra khỏi nước . bin Laden đến lưu vong tại Yemen , bị xua đuổi đến Sudan , tiếp tục bị xua đuổi đến chỗ nhập bọn với Taliban . Quan sát giai đoạn này ta thấy rất rõ là hàng loạt chủ trương được phối hợp nhịp nhàng ở đây để hình thành liên minh Taliban-Al Queda . Ai đứng giàn dựng việc này là điều ta cần suy nghĩ , nhưng sẽ rất khó có câu trả lời cụ thể .

Trước hết lúc đầu Osama bin Laden tham gia thánh chiến chống Liên Xô thì bin Laden cũng chỉ biết một vài bộ tộc trong vùng mà thôi , bin Laden không hề biết Taliban vì đây là nhóm hoạt động bí mật . Khi chạy đến Afghanistan , bin Laden tiếp cận Taliban nhưng Taliban không kiểm soát hết lãnh thổ Afghanistan được , chỉ chủ yếu là vùng phía Đông Nam chiếm nửa diện tích nước Afghanistan . Vùng phía Bắc vẫn do Ah shah Massoud lãnh đạo . Lãnh tụ Taliban là Mullah Omar không dám công khai hợp tác với bin Laden vì bị Ah shah Massoud chống đối . Tổ chức Al Queda do bin Laden thành lập cho người giả phóng viên đến phỏng vấn Massoud , thực chất là ôm bom tự sát . Massoud bị chết để mở đường cho Taliban đem quân chiếm vùng lãnh thổ phía Bắc , chánh thức kết thân với bin Laden để biến Afghanistan thành sào huyệt khủng bố . Thực tế ta nên coi , đây là kế hoạch của bin Laden và phó tướng là Jawahiri vốn là bác sỹ người Ai Cập mưu đồ chiếm hẳn một quốc gia để tiến hành khủng bố toàn cầu , chủ yếu nhắm vào Hoa Kỳ .

Cũng cần ghi nhận rằng khi Liên Xô rút lui thì họ để lại rất nhiều quân cụ đạn dược cho chính quyền thân Liên Xô tại đấy , khi Tổng Thống Afghanistan thân Liên Xô bị hạ sát , chính quyền hậu Liên Xô xụp đổ thì số vũ khí rất lớn này lọt vào tay Taliban . Liên minh Taliban-al Queda hình thành dưới thời Tổng Thống Mỹ Bill Clinton , nhưng một nửa lãnh thổ phía bắc vẫn bất ổn . Đó là giai đoạn Phương Tây có các chuẩn bị cho thời kỳ của TT Bush sau này . Việc chuẩn bị này như thế nào vẫn là một bí mật lịch sử chưa phải lúc để giải thích hôm nay , nhưng có điều là phong trào đòi bạch hóa hồ sơ vụ 9-11 đang nổ ra tại Mỹ . Đài C-Span hôm qua ngày15 tháng 10  có trình chiếu về phong trào này khi so sánh vụ 9-11 như vụ Pearl Harbor hồi tháng 12 năm 1941 khi Hải Quân Hoàng Gia Nhật bất ngờ oanh tạc Trân Châu Cảng tại Hawai , với kết luận coi vụ này là một âm mưu của chính quyền Bush . Những người chống đối khi đặt vấn đề như vậy trước công luận và được trình chiếu công khai vào lúc này cho thấy : áp lực của dân Mỹ đang tỏ ra hết kiên nhẫn đối với những diễn biến hiện nay và quan trọng hơn hết chính là đòi giải quyết vấn đề thế giới càng mau càng tốt , nếu không cao trào này sẽ càng ngày càng mạnh thêm . Vấn đề kinh tế cũng như vấn đề giàn dựng vụ 9-11 cũng tự nó được giải quyết ngay sau đó , một khi tình hình thế giới được giải quyết .

Đây là vấn đề chính yếu mà Tổng Thống Obama đang phải đối diện với sự chọn lựa được coi là quan trọng nhất trong bốn năm cầm quyền của Ông . Lấy lịch sử mà xét thì – như các nhà phân tích Mỹ nói tới – Alexander the Great đâu có thất bại đối với vấn đề Afghanistan , người Anh đâu có thất bại trong vấn đề này , người Nga thất bại vì tiến hành chiến tranh quá tồi , như vậy người Mỹ cũng như NATO đâu có thất bại tại Afghanistan khi nhìn trong tổng thể về ý đồ chiến lược của họ đối với cục diện Á Châu trong thế kỷ 21 .

Vấn đề là tại sao Ông Bush lại cho tiến hành chiến tranh tại cả hai chiến trường Afghanistan cũng như Irak ? Câu trả lời nằm trong các phân tích của Ông Richard Haass , Chủ Tịch Hồi Đồng Chính Sách Đối Ngoại Mỹ (CFR ) trong cuốn sách mới đây được truyền thông Mỹ nhiều lần nhắc tới để gián tiếp trả lời cho dân Mỹ về điều mà người Mỹ gọi vụ 9-11 là giàn dựng  : “ Cuộc chiến cần thiết , cuộc chiến chọn lựa “ . Nội dung cuốn sách quan trọng này đủ cho thấy : Phương Tây bắt buộc phải đi vào Á Châu nói chung để ổn định vùng này trước khi quá trễ , cho dù phải trả một giá nhất định . Như thế ngăn chặn một tình trạng được dự kiến là rất mực tồi tệ để dẫn đến việc có thể kiểm soát được đám cháy lớn mà thế giới hiểu rất rõ là tất yếu sẽ sảy ra , chính là yếu tố chiến lược thâm sâu phía sau của kế sách này .

Đã 8 năm khi quân Mỹ lật đổ Taliban nhờ sự hợp tác của Liên Minh Phương Bắc , sự hợp tác của Pakistan dưới thời Ông Musharaf , bằng lực lượng đặc biệt cùng với không quân đã đánh bật quân Taliban và al-Queda mau chóng . Nhưng không diệt Taliban cũng như al-Queda ngay mà xua đuổi về vùng bộ tộc Waziristan về phía lãnh thổ Pakistan . Tại sao như vậy ? Nhìn bề ngoài thì thấy nghịch lý quân sự , nhưng nhìn trong chỗ sâu kín thì đó chính là kế để đẩy Pakistan đến chỗ phải bình định vùng bộ tộc này . Các sắp xếp trong thời gian cuối của Ông Bush chính là thi hành ý đồ chiến tranh đó . Do thế , ông Bush hầu như cứ để cho Taliban –al Queda tái tổ chức lực lượng , quân NATO không tăng cường đủ cho Afghanistan . Vấn đề chính là : “ cuộc chiến kế tiếp trong vùng “ , đó mới là điều thực sự quan trọng .

Với Irak quân cờ chuyển dịch theo hướng khác , 20% người Irak là Sunni , 20% là người Kurd , 60% người Shia . Các giáo sỹ ở Iran tự hiểu rằng , can thiệp vào Irak để thiết lập chính quyền chuyên chính Shia tại Irak sẽ dẫn đến việc tái sinh đảng Baath của Sadam Hussein , sẽ dẫn đến chỗ 80% người Sunni thuộc thế giới Hồi Giáo hợp lực đứng sau Sunni-Irak , nhất là khi Phương Tây đứng sau lưng Sunni thì Iran tan ngay . Nên Iran phải thúc thủ không dám manh động , nhưng cố tăng cường kho hỏa tiễn cũng như nguyên tử từ bất cứ nguồn nào mà Iran có thể tiếp cận được , để làm phương tiện thương thuyết về vị trí của Iran trên bàn cờ thế giới . Kho thuốc súng trong vùng Trung Đông chỉ tăng chứ đâu có giảm . Hiện nay khi quân Mỹ còn hiện diện thì thì bất ổn tạm lắng xuống , Mỹ và quốc tế đang thương thuyết với Iran về nhiều vấn đề liên quan đến Iran , tin tức mới nhất hôm nay 21-10 cho thấy cuộc thương thuyết đang đạt được tiến bộ khả quan . Nhưng trong vài năm tới khi quân Mỹ rút đi thì tình hình sẽ ra sao ? chiến tranh lớn có cơ bùng phát trở lại ngay .

Tình hình Afghanistan cũng như Pakistan đang bước vào giai đoạn tế nhị . Quân chính phủ Pakistan đang tiến sát vùng bộ tộc Waziristan sát biên giới Afghanistan , nhưng họ lại không có kế hoạch bình định vùng này , đó mới là điều đáng nói . Như vậy , phe Taliban-al Queda chạy đi đâu ? cách duy nhất là dội ngược trở lại Afghanistan thôi . Đó là lý do khiến Tướng Tư Lệnh NATO tại Afghanistan yêu cầu tăng khoảng 50,000 quân . Liệu Ông Obama có từ chối được không ? Trì hoãn tăng quân là chọn lựa ngay lúc này , với lý do chính thức là : Afghanistan cần bầu cử công chính và hữu hiệu . Bên trong thực ra chính là Hoa Kỳ cần thời gian thương thuyết với các thủ lãnh bộ tộc tại Pakistan cũng như tại Afghanistan , song song với áp lực mà quân đội Pakistan tiến vào vùng bộ tộc Waziristan . Câu hỏi tiếp nối là khi tăng quân theo yêu cầu của Tướng Tư Lệnh McChrystal đủ để NATO tổng phản công Taliban-al Queda thì sau đó đám tàn binh này chạy đi đâu ? đó là câu hỏi quan trọng . (ta không bàn ở đây ) .

Nhưng xét cho cùng ra thì Phương Tây vẫn chưa có ý định bình định và xây dựng lại Nam Á cũng như Trung Đông . Đây là vấn đề cực kỳ tế nhị , nếu ở lại lâu thì sẽ lâm ngay vào trường hợp các bộ tộc trong vùng gọi là xâm lăng kiểu mới , khi đó lại nổ ra một kiểu thánh chiến khác . Nên sự chọn lựa tốt nhất vẫn là để các quốc gia ấy tự xây dựng đất nước của mình bằng các phương tiện của mình với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc về mặt hình thức . Nhưng xem ra cuộc tấn công vào cơ quan cứu trợ Liên Hiệp Quốc mới đây tại Pakistan làm chết một số nhân viên cứu trợ , điều này cho thấy vai trò của Liên Hiệp Quốc cũng sẽ rất giới hạn lúc này cũng như khi quân NATO rút đi trong vài năm tới . Câu hỏi được đặt ra là : cụ thể chiến lược của NATO tại vùng Trung Tâm Hồi Giáo là gì khi đem quân xâm lăng Afghanistan cũng như Irak ? Các cuộc thương thuyết trong bóng tối là chi ? Cả hai cuộc chiến này có giống với cuộc chiến Việt Nam trước đây hay không ? Những vấn đề này thực ra tôi đã trình bày trên Diễn Đàn đã khá lâu ; nhân dịp Truyền Thông Mỹ chánh thức mở hồ sơ về Afghanistan cũng như Irak , Ủy Ban Nobel Thụy Điển tặng Tổng Thống Obama giải Nobel Hòa Bình , cùng với hàng loạt các cuộc điều trần về hai cuộc chiến hiện nay tại Quốc Hội Mỹ ; do thế , ta cũng nên bàn thêm để nắm vững tình hình trong vùng .

Trong cuộc phỏng vấn mới đây trên đài CNN trong chương trình do Fareed Zakaria phụ trách , có phỏng vấn ông Richard Haass , Chủ Tịch CFR ( Hội Đồng Chính Sách Đối Ngoại ) về đường hướng tương lai của Mỹ về vấn đề thế giới nhưng tập trú vào ba nước Irak , Afghanistan , Pakistan . Cần nói thêm rằng Chủ Tịch CFR là một chức vụ rất cao trong hệ thống quyền lực thế giới , là một trong sáu ghế thuộc Tổng Đàn Bàn Tròn thực thi các kế hoạch toàn cầu . Cho nên các ý kiến của Ông Haass nêu ra cần được quan tâm đặc biệt đối với những nhà phân tích thời cuộc . Theo Ông Haass thì cả hai cuộc chiến ấy là cần thiết nhằm ngăn chặn đà bành trướng của al-Queda trên phạm vi toàn cầu . Điều này hoàn toàn đúng với thực tế , mặc dù ta không bàn về việc giàn dựng al-Queda cũng như Taliban để đẩy đưa hai thế lực cực đoan này cấu kết với nhau . Nhưng qua nhiều cuộc điều trần rất mới hôm thứ năm tuần trước tại Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện với ba vị là Ông T/S Stephen Biddle thuộc CFR , Tướng hồi hưu Jack Keane nguyên Tham Mưu Phó Lục Quân Mỹ , Giáo sư Paul Pillar nguyên viên chức tình báo quốc gia (xin đừng lầm lẫn với CIA ) hiện là Giáo Sư tại Viện Đại Học George Town . Kết hợp cùng với các cuộc phỏng vấn khác , tôi không thấy ai nói đến sự bại trận tại Afghanistan cả , họ cũng không hề nói là không thể đạt được hòa bình . Đa số đều nói : hòa bình tại Afghanistan là hòa bình khá mong manh (giới hạn , có vẻ khá giống với Hòa Bình kiểu da beo trong cuộc chiến Việt Nam trước đây vậy) . Thế nào là giới hạn đó là điều ta nên suy nghĩ .

Quan điểm của Ông Haass trình bày khá rõ về tương lai của hai chiến trường này như sau : “ Ta cần có quân dự trữ cho những việc có thể sảy ra trong vài năm tới  …Kéo dài cuộc chiến tại Afghanistan cũng như Pakistan có xứng đáng với máu xương của quân Mỹ không …cần nói truyện với Sứ Quân cũng như gây áp lực với Taliban (xin lưu ý không có al-Queda trong đó) để đi đến một giải pháp  …Về các vấn đề liên quan đến Nga , Tầu ông nói  : rất khó để định chính sách đối ngoại ( thực ra đó là sự tránh né ) “ . Về mối liên hệ giữa an ninh quốc gia Hoa kỳ liên hệ đến vấn đề Afghanistan , Ông Stephen Biddle nói rõ rằng : “ không thể đạt được mục tiêu an ninh quốc gia của Afghanistan và Hoa Kỳ bằng giá thấp được “ , điều này thì Tướng Tư Lệnh chiến trường Afghanistan là McChrystal đã nói :” quân sự không giải quyết được chiến tranh , nhưng thiếu quân thì bại trận “ , mặc dù theo tờ Economist tháng 10-17 -09 thì khai triển thêm một quân Mỹ tại Afghanistan sẽ tốn phí 250,000 dollar/năm (trang 46) .

Như thế trong điều kiện như hiện nay , quyết định tăng quân của Ông Obama  theo lời yêu cầu của Tướng Mc Chrystal tùy thuộc vào các cuộc thương thuyết với các sứ quân cũng như với Taliban , cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi hiện nay cũng lệ thuộc vào cuộc thương thuyết ấy . Điều này gợi nhớ lại cuộc chiến Việt Nam trước đây khi cuộc thương thuyết bí mật giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã đẩy đến biến cố Mậu Thân 1968 , theo đó Hà Nội đã thí lực lượng Giải Phóng Miền Nam khi đưa vào tham chiến tại thành thị để bị diệt rất nặng nề . Để từ đó quyền điều hành chiến tranh chuyển trực tiếp vào tay các tướng Bắc Việt ở Cục R cũng như tại Hà Nội , để Hoa Kỳ chỉ nói truyện trực tiếp với Hà Nội song song  với cuộc thương thuyết bí mật giữa Hoa Thịnh Đốn với Bắc Kinh ở Varsava Ba Lan . Cho đến giờ này cuộc thương thuyết tiền Paris chưa hề được nói tới , nhưng chắc chắn hai bên có trao đổi trực tiếp hay gián tiếp ở đâu đấy . Năm 1972 khi muốn gây áp lực với Hà Nội bắt Hà Nội phải ký Hiệp Định Paris 1972 thì cả Hà Nội lẫn Mỹ cũng như Quân Đội VNCH đụng độ lớn trên khắp các chiến trường , Hà Nội bị oanh tạc liên tục hơn hai tuần để bắt buộc ký kết thỏa hiệp Paris về Việt Nam năm sau .  Tình hình Afghanistan ngày nay thực tế đang hứa hẹn một cuộc thư hùng bằng cách cả Taliban lẫn Mỹ đều cố gây áp lực trên bàn hội nghị về một tương lai của Afghanistan . Cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi của Ông Hamid Kazai chính là thể hiện thực tế ấy .

Những lời tuyên bố đủ kiểu thực ra nói lên mặt tối của vấn đề phức tạp này . Taliban không có mạng lưới toàn cầu , phức tạp lớn là do al-Queda gây ra . al-Queda có hẳn một mạng lưới quốc tế thu phục rất nhiều người tham gia thánh chiến như truyền thống của Hồi Giáo mà không đòi hỏi lương bổng hay bất cứ thứ gì khác , với họ tử đạo là được gặp Allah mà . Kế này rõ ràng là cố tách Taliban ra khỏi liên minh với al-Queda . Xét trong toàn thể thì Taliban cũng như al –Queda có thể tương kế tựu kế thỏa thuận , miễn sao quân Mỹ sớm rút khỏi Afghanistan . Việc này Iran cũng cùng chủ trương như vậy nên cuộc thương thuyết giữa Iran với Phương Tây chắc sẽ đạt được thỏa hiệp kiểu nào đó mà ta chưa thể hình dung ra được . Như thế trong vài năm tới quân Mỹ rời khỏi Afghanistan như lời Ông Richard Haass , cũng như Irak theo lời Tướng Tư Lệnh Chiến Trường Irak mới tuyên bố hôm qua chủ nhật trong buổi họp báo tại Bộ Tư Lệnh của Ông tại Bagdad là điều có nhiều khả năng sảy ra .

DUYỆT LẠI THỜI KỲ 60 NĂM QUA TẠI Á CHÂU .

Vấn đề chính yếu là điều gì sảy ra khi quân NATO rời khỏi khu vực Trung Tâm của Thế Giới Hồi Giáo cũng như toàn thể Á Châu khi cả vùng này lúc nào cũng sẵn sàng chém giết , trang bị toàn thứ độc thôi , đó là mối nguy lớn nhất với thế giới hiện nay . Thực ra nhìn tình hình toàn Á Châu trong 60 năm qua , ta thấy rất rõ là : “ Á Châu bị đầy đọa tối đa về đủ mọi mặt - mặc dù cũng có cơ hội phát triển để củng cố nhóm trung lưu như tại Tầu hay Đông Nam Á - nhưng quả thực lấy việc tàn phá trật tự cũ một cách rất có hệ thống với rất nhiều đau thương dưới đủ mọi hình thức ; để rồi trên đống tro tàn ấy , Á Châu bắt buộc phải chấp nhận hướng đi toàn cầu “ . Như thế 60 năm qua chính là quá trình khuất phục Á Châu . Chủ trương tổng quát này chắc hẳn không phải để Hoa Kỳ hay Phương Tây tái lập kiểu thực dân kiểu cũ , mà là từ căn bản đó sẽ nổi lên một vài quốc gia nào đó đủ khả năng đứng dẫn đạo hướng đi của Á Châu trong chiều hướng chung của cả nhân loại . Theo đó thế giới trong tương lai tới đây – mà hiện nay Mỹ và Phương Tây đang chuẩn bị rất gấp rút – sẽ được cai trị một cách dân chủ trên căn bản quốc gia cũng như cá nhân . ( hy vọng sẽ trở lại vấn đề này trong bài khác sau này ) .

Dĩ nhiên lãnh đạo Á Châu trong vùng Trung Tâm Hồi Giáo , trong vùng Hoa Lục Bách Việt với Hoa Lục Hán sẽ khác nhau rất nhiều . Vấn đề chính yếu là : “ Hậu Duệ đích thực của Dòng Tộc Bách Việt chuẩn bị thế nào để đáp ứng với chiều hướng đó ? Sứ mệnh cực kỳ quan trọng này đang đặt ra cho mỗi người trong chúng ta một cách cấp bách “ . Do thế mỗi người trong chúng ta cần phát huệ cái tâm lớn , vì lịch sử Đại Bách Việt được quyết định trong giai đoạn này đây , quyết không có cơ hội thứ hai . Tổ tiên ta đã thúc thủ bảo tồn trên mọi giá trị tinh thần Bách Việt đích thực trong suốt mấy ngàn năm qua một cách đầy bí mật , tình hình thế giới hiện nay thật chín mùi để thế hệ chúng ta biết cách phát huy nội lực do tổ tiên của cả Dòng Tộc để lại , lý tưởng cao quý mà chúng ta quyết noi theo chính là ở chỗ đó , mệnh lệnh của tổ tiên cũng chỉ đơn giản vậy thôi . Huy hoàng nhưng đầy khó khăn ở phía trước .

Bây giờ ta hãy trở lại tình hình Nam Á-Trung Đông . Như đã trình bày trên : “ một thỏa hiệp để quân Mỹ cũng như NATO rút hết khỏi Afghanistan , Irak đang trong giai đoạn đầy tế nhị , phức tạp có thể sẽ đạt được vào năm tới , nhiên hậu dẫn đến việc Hoa Kỳ cũng như NATO rút quân ở cả hai chiến trường ấy vào năm 2011, như lời ông Richard Haass Chủ Tịch CFR ” . Việc tăng quân được xử dụng như đòn tăng áp lực lên Taliban nhằm tách Taliban ra khỏi al-Queda lệ thuộc vào chính các cuộc thương thuyết bí mật ấy . Dĩ nhiên song song với tiến trình này thì có nhiều lý do vững chắc để tin rằng Ông Hamid Kazai sẽ chấm dứt nhiệm vụ của mình để nhường chức vụ Tổng Thống Afghanistan cho vị khác , có thể là người Pastun chiếm vùng phía Bắc Afghanistan . Cũng trên căn bản ấy chính quyền mới tại Afghanistan sẽ phải tăng cường tối đa quân số cũng như cảnh sát để họ tự quản trị nước Afghanistan đầy bạo loạn . Đừng mong ước là tình trạng sẽ sớm ổn định cũng như tham nhũng sớm chấm dứt mau chóng .

Trong điều kiện ấy quân NATO sẽ rút khỏi Afghanistan bằng đường phía Bắc xuyên qua Trung Á . Việc này dường như Nga đã đồng ý trên nguyên tắc . Vấn đề chính yếu , như vậy NATO đạt được mục tiêu đặt ra hay không ? Trên toàn cảnh thì khi lật đổ Sadam Hussein cũng như Taliban độc tài phi nhân và thay thế các chế độ man rợ như vậy bằng một chính quyền do dân bầu một cách dân chủ , thì mục tiêu NATO đề ra đã đạt được hoàn toàn , nguyên tắc mà người Mỹ noi theo được đề cao . Nhưng chính yếu thì câu hỏi quan trọng nhất chính là chỗ này : “ Thế Lực nào điền vào chỗ trống khi quân NATO rút đi ?” . Trong bối cảnh của nước Nga hiện nay thì “ chắc chắn Nga không dại gì lao vào ổ kiến lửa ấy ” . Ấn Độ cũng không dại gì nhảy vô vì lịch sử Ấn Độ từ xưa đến nay chỉ có phía bắc xâm lăng phía nam chứ chưa bao giờ phía nam Ấn xâm lăng vùng sông Indus cả . Vả lại Ấn còn đang rất bận tâm với đe dọa từ Tầu ở phía đông Hy Mã Lạp Sơn , cũng như mặt biển Ấn Độ Dương . Thế lực đứng chủ trì vùng này nhiều khả năng sẽ là Pakistan .

Nhìn tình hình quý bạn không nắm bắt được nội dung của cuộc thương thuyết với Pakistan đâu . Tại sao Ông Musharaf  rời khỏi chức vụ để hình thành chính quyền liên hiệp Pakistan hiện nay . Tại sao chính quyền Pakistan lại để cho al-Queda tiến vào vùng thung lũng Swat thuộc bộ tộc chỉ cách Islamabad khoảng 100 km , quý bạn cần hiểu rằng đó là kế dụ al-Queda rời khỏi hang ổ để diệt . Nay quân Pakistan quyết chiến đấu với al-Queda , bình định vùng Waziristan . Nỗ lực này còn kéo dài rất lâu nhưng việc xử dụng quân sự sẽ từ từ giảm xuống để thay thế bằng các biện pháp xã hội nhằm bình định vùng sứ quân này . Lúc đó chính quyền Pakistan sẽ phải xin cấp viện thôi , Phương Tây xét ra cũng chả hẹp hòi gì trước các yêu cầu như vậy .

Vai trò lãnh đạo Nam Á-Hồi Giáo có nhiều khả năng nằm trong tay Pakistan , vụ nổ ôm bom tự sát trong vùng Sunni sát biên giới Pakistan làm chết phó Tư Lệnh Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo Iran phụ trách quân bộ cùng 4 thủ lãnh địa phương và 26 người khác cách nay vài ngày đang cho thấy vai trò quan trọng của Pakistan trong vùng . Phía Iran lúc đầu đổ cho tình báo Anh Mỹ , nay đổ cho Pakistan . Điều này rất quan trọng , khi xét đến tương quan lực lượng về dân số thì Pakistan áp đảo 3/1 so với Iran theo phái Shia . Tôi không nhìn thấy một Iran tồn tại trong thống nhất , huyền thoại 2,500 năm của đế quốc Persia -khởi đầu bởi Đế Quốc Achaemenid - chấm dứt cũng chỉ trong vài năm tới . Vào lúc này , cuộc thương thuyết với Iran bao gồm nhiều vấn đề , nhưng bề ngoài được bọc bởi vấn đề nguyên tử nhưng bên trong còn bao gồm vấn đề liên quan đến vị trí của Iran trong bài toán tương lai của Á Châu-Lưỡng Hà . Đe dọa chiến tranh hoặc thử hỏa tiễn đều là các chiêu mà mỗi bên thường tung ra . Nhưng bao giờ cũng vậy , khi vượt qua giới hạn thời gian dã định sẵn thì một cuộc oanh tạc gây áp lực với Iran cũng có khả năng sảy ra , như đã từng sảy ra ở Miền Bắc Cộng Sản khi bị không quân Mỹ oanh tạc khủng khiếp trong suốt hơn nửa tháng liền hồi cuối năm năm 1972 để rồi Hà Nội phải chấp nhận ký Hiệp Định Paris về Việt Nam năm sau .

Vấn đề quan yếu là Pakistan khi đóng vai trò đại diện cho vùng Nam Á đến mức nào ? liệu có bao gồm cả Uzbekistan , Tajikistan , Ajezbayan , Kyrgyzstan , Kazaktan , Turkmenistan hay không ? Tôi nghĩ rằng vào lúc này thì một kế hoạch sâu rộng như vậy chưa được bàn tới công khai vì thái độ của Nga , Hoa cũng như khả năng thực của Pakistan . Tuy vậy , như lịch sử đã chỉ ra : chỉ sau khi trải qua kinh hoàng thì con người mới “ NGỘ ” mà thôi , nhẹ nhàng như thế này con người chưa thể “ NGỘ ” được đâu .

Hai cuộc chiến Irak và Afghanistan đều là các cuộc chiến cần thiết và chọn lựa như lời Ông Richard Haass trình bày trong sách của Ông quả đúng , và chẳng thể so sánh với cuộc chiến Việt Nam trước đây được , mặc dù thế vận động chiến cuộc có vẻ hao hao giống nhau , phù hợp với lịch sử Nam Á Hồi Giáo . Nhưng điều này cũng chỉ thể nghiệm sau này mà thôi , trong ngắn hạn vài năm tới thì hai cuộc chiến ấy sẽ kết thúc với nền hòa bình giới hạn . Mức thiệt hại của NATO rất thấp , dân Irak bị chết chính yếu là giữa họ với nhau cũng chỉ khoảng 80,000 , dân Afghanistan cũng không bị nặng nề như 10 năm xâm lược của Liên Xô (1979-1989) nếu không nói là rất nhẹ . Vấn đề bây giờ , thiển nghĩ al-Queda không thể trở lại Afghanistan được nữa , bị săn đuổi ở Châu Phi , bị chu diệt bởi chính quyền Pakistan và các chính quyền trong vùng Trung Á . Chúng chạy đi đâu là một câu hỏi . Quân Pakistan càng tiến sát biên giới Afghanistan bao nhiêu , càng gần đến ngày bầu cử vòng nhì tại Afghanistan bao nhiêu thì việc tăng cường quân Mỹ theo yêu cầu của Tướng Mc Chrystal càng cấp bách bấy nhiêu . Chỉ vài tuần tới thôi , Ông Obama phải quyết định vấn đề này , thực tế quân Mỹ đang âm thầm tăng tại đây . Hiện nay Đảng Cộng Hòa đang đòi hỏi , ông John Kerry mới từ Afghanistan về cũng đưa ra một nhận định tương tự .

Như vậy Ủy Ban Nobel Thụy Điển có quá đủ lý do để tặng Ông Tổng Thống Obama giải Nobel Hòa Bình năm 2009 như một thông điệp rất quan trọng gởi đến cho Thế Giới Hồi Giáo cũng như Á Châu nói chung về tất cả những gì mà Phương Tây có thể làm cho Á Châu như một sự đền đáp lại các mất mát do thời thực dân gây ra cho toàn vùng : này một Trung Cộng dù độc tài xâm lược vẫn được giúp cho phát triển hùng mạnh , này một Đông Nam Á vẫn phát triển đều đặn cho dù kinh tế Phương Tây đang chao đảo , này bán đảo Ả Rập trở nên rất giầu có , này một nền hòa bình cho Afghanistan cũng như Irak đầy hận thù nay được cai trị dân chủ . Biết giữ cho hòa bình ấy được nở hoa kết trái là trách nhiệm của cả Á Châu chứ không còn là trách nhiệm của Mỹ hay Phương Tây . Chính trong chiều hướng đó mà G8 trở thành G20 như một Ban Lãnh Đạo Toàn Cầu de facto để từng bước trở thành chánh thức . Nước Mỹ không thể bao biện mọi truyện của thế giới được . Từ nay trở đi G20 quyết định theo đa số thế nào thì Mỹ và Phương Tây sẽ tuân thủ .

Quả thực là một nền hòa bình mong manh , nhưng cần thiết vào lúc này . Thế giới còn lắm đa đoan . Các cơ quan truyền thông thế giới có dịp ca tụng nền hòa bình này , các chủ đề bàn luận của vài năm tới cũng cũng bắt đầu từ đây .

Xin đa tạ quý vị đã lắng nghe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét