Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Tóm lược kinh tế Thế giới 10.11.2008

Lê Văn Xương

WHEN FORTUNE FROWNED

Thưa quý bạn đọc, tài liệu này gồm ba phần rõ rệt :

Thứ nhất là bản dịch về phúc trình đặc biệt liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay
Thứ hai là một số dữ kiện thống kê rút ra từ các biểu đồ được ghi trong bản phúc trình ấy
Thứ ba là phần nhận định liên hệ đến cuộc khủng hoảng hiện nay .

Bản phúc trình đầy công phu và rất thâm sâu được các học giả thuộc tờ báo danh tiếng toàn cầu ECONOMIST  đăng trong số ấn bản ngày 11 tháng 10 năm 2008 đã cung cấp cho ta một tầm nhìn về những gì đã sảy ra về phương diện kinh tế tài chánh toàn cầu khi cao trào toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ trong hơn thập niên qua . Các hệ lụy do cao trào này gây ra đối với thế giới được bài báo nói đến một cách khéo léo nhưng không kém phần chua cay khi nhiều quốc gia mới nổi đã biết lợi dụng các kẻ hở để củng cố cho hệ thống tư bản nhà nước nhằm tạo ra một thứ vũ khí xâm lăng vô tiền khoáng hậu nhằm đạt cho bằng được tham vọng bành trướng của mình.

Do thế khi đọc bản dịch này , xin quý bạn đọc nghiền ngẫm kỹ lưỡng  bản phúc trình này - vì các lý do tế nhị khác nhau - chỉ nói tới một cách rất vắn gọn và thuần túy về phương diện chuyên môn .

Chắc chắn bản dịch có nhiều sai sót vì vốn liếng tiếng Anh của tôi rất giới hạn , nhưng vì tấm lòng đối với việc chung  -nhất là với thế hệ trẻ trong nước cũng như hải ngoại- chỉ xin quý vị rộng lòng miễn thứ . Vị nào vốn tiếng Anh đầy đủ có thể đọc lại bản tiếng Anh trên tờ Economist và chỉ giáo cho các sai sót . Tôi xin rất mực đa tạ .

Xin đừng đổi tên tác giả để tránh ngộ nhận sau này như đã từng sảy ra đối với vài bài viết của tôi trong quá khứ .

PHẦN MỘT – BẢN DỊCH

Tháng 10-1929 đại khủng hoảng kinh tế sảy ra ở Mỹ , phải mất ba năm chính quyền Mỹ mới can thiệp bằng thỏa hiệp “ New dealt “ giữa các thế lực Mỹ để đưa Ông Franklin Roosevelt lên làm TT Mỹ . Sản lượng giảm 1/3 , thất nghiệp 25% .
Năm 2007 tháng 8 khi Bear Sterns vỡ nợ , chính quyền Mỹ không can thiệp . Tháng 9/08 khi Fredie Mac và Fannie Mae gặp khủng hoảng vì nợ xấu mà hai Công Ty tài trợ địa ốc này đã gom lại từ nhiều công ty tài chánh khác lên đến 80% ; đồng thời Công Ty AIG – có lịch sử gần 100 năm được thành lập tiên khởi ở Thượng-Hải - là một công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới lâm vào khủng hoảng ; Lehman Brothers là một công ty tài chánh khác có lịch sử trên 150 năm cũng lâm vào thế khánh tận ; Washington Mutual (gọi tắt là Wamu) cũng như Wachovia , Lehman Brothers cũng như Merrill Lynch đều bị các ngân hàng thương mại mua ; Goldman Sachs và Morgan Stanley là hai công ty tài chánh trở thanh các ngân hàng thương mại .

Trong điều kiện bất trắc ấy FDIC – tức là tổ chức bảo đảm ký thác- đối với tiền ký thác trị giá 3.4 ngàn tỷ dollars đã ra lệnh ngăn cấm việc bán tháo chứng khoán của khoảng gần 900 lọai chứng khoán khác nhau của các công ty tài chánh tại Mỹ , đồng thời chính quyền đã mau chóng thông qua giải pháp cứu nguy tài chánh 700 tỷ dollars và cho phép Bộ Ngân-Khố được phép mua lại chứng khoán của các ngân hàng bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán . Theo các chuyên gia trong ngành thì rồi ra chính quyền sẽ phải cứu nguy lên đến 1,000 tỷ dollars tức là gần gấp đôi chi phí cho cuộc chiến Irak . Mặc dù các biện pháp cứu nguy đã được mau chóng thông qua , nhưng thị trường chứng khoán khắp nơi trên thế giới đã tuột dốc thê thảm , chỉ trong không đầy ba tuần , Down  Jones đã rớt 37% ; chỉ trong tuần lễ chấm dứt vào ngày 11 tháng 9 Down Jones đã mất 1,500 điểm , một sự mất mát chỉ được ghi nhận vào ngày 21 tháng 7 năm 1933 mà thôi . Khủng hoảng tài chánh tại Mỹ đã ảnh hưởng ngay đến Âu-Châu và cả Nhật Bản khi 5 ngân hàng lớn ở Âu-Châu tuyên bố ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán và các chính phủ Âu-Châu cũng đã mau chóng cứu nguy bằng các biện pháp như Anh Mỹ đã làm .

Những ai đã làm ăn buôn bán ắt hiểu thế nào là mất khả năng thanh toán ; tình trạng này phát sinh khi quỹ dự trự tiền mặt ( cash flow ) không đủ để thanh toán các chi phí hoặc các cam kết do nhiều căn nguyên khác nhau ( như con nợ không thanh toán kịp thời hoặc chính con nợ bị vỡ nợ , chứng khoán mà các công ty ấy sở hữu mất giá trên thị trường nên không thể bán ra để thu hồi vốn để thanh toán các khoản nợ mà công ty phải thanh toán cho trái chủ ….) khi ấy công ty phải vay nợ qua đêm để tạm thời bù lấp khoản thiếu hụt bằng cách vay chỗ này để trả cho chỗ kia , đến một lúc nào đó chính các định chế tài chánh từ chối không cho vay qua lại nữa thì công ty nào thiếu tiền mặt sẽ phải đối diện với sự vỡ nợ ( bankrupcy ).

1 – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ

Sự bùng nổ của thị trường nhà đất cùng với tín dụng được cấp phát qúa dễ dàng là đầu mối của cuộc khủng hoảng hiện nay, thị trường địa ốc tại Mỹ đã giảm giá 20% và dự tính sẽ còn giảm 10% nữa trong các tháng tới đây , tình hình này được coi là giá cả đã xuống thấp gần đến mức của thời kỳ khủng hoảng kinh tế trước đây . Tại nhiều quốc gia, tình hình có thể diễn biến tồi tệ ; như tại Anh chẳng hạn nợ liên quan đến địa ốc cao hơn Mỹ, giá cả lên mau hơn Mỹ nhưng lại giảm giá nhẹ hơn Mỹ. Trong ước tính mới nhất của Quỹ Tiền-Tệ Quốc Tế thì tổng số nợ bị mất trên phạm vi tòan cầu xuất phát từ Mỹ sẽ đạt đến mức 1,4 ngàn tỷ dollars, tức là tăng 50% so với mức ước tính được đưa ra hồi tháng tư là  945 tỷ dollars , trong đó 760 tỷ đã được các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ghi lỗ.

Các ngân hàng toàn thế giới đã báo cáo số bị mất là 600 tỷ nhưng đã bổ sung vốn là 430 tỷ . Quỹ Tiền-Tệ Quốc-Tế ước tính các ngân hàng Âu-Châu và Mỹ sẽ bị mất khoảng 10 ngàn tỷ dollars vốn tương đương với 14.5% trong tổng số tín dụng của ngân hàng trong năm 2009 . Tỷ lệ gia tăng tín dụng tổng quát tại Mỹ sẽ giảm xuống dưới 1% so với 9% sau thế chiến ; nếu thiếu sự can thiệp 700 tỷ dollars của chính phủ theo Quỹ Tiền Tệ Quốc-Tế thì tín dụng tại Mỹ sẽ giảm 7.3% , Anh giảm 6.3% và 4.5% tại phần còn lại của Âu-Châu.

Khi ấy các quốc gia công nghiệp sẽ đi vào khủng hoảng vì tín dụng bị xiết chặt và vì giá dầu gia tăng trong năm 2008 . Sản lượng giảm , thất nghiệp tăng , tiêu thụ giảm sút . Tình hình này sẽ dẫn ngay đến việc tiết kiệm nhiều hơn tại các quốc gia đã công nghiệp hóa kế đến sẽ dẫn đến tình trạng yếu kém tại các quốc gia đang phát triển . Nhưng lịch sử đã để lại một bài học để đời đó là :” khi ngân hàng lớn bị khủng hoảng thì phải dùng ngay công quỹ một cách mau chóng để tái tài trợ hoặc mua lại các khoản nợ xấu , làm như vậy sẽ giảm thiểu tối đa các tổn hại cho người thọ thuế cũng như cho nền kinh tế nói chung “ Thụy Điển năm 1990 nhờ mau chóng áp dụng bài học này nên đã tương đối mau chóng ra khỏi cơn suy thoái, nhưng Nhật-Bản vì không dám hành động như vậy nên người thọ thuế Nhật đã phải hứng chiu đến 24% GDP ( tổng sản lượng nội địa ) .

Mỹ chỉ mới sung dụng khoảng 7% GDP cho cuộc khủng hoảng này , rất thấp so với 16% GDP cần thiết phải sung dụng cho một cuộc khủng hoảng tương tự . Như thế đạo luật cứu nguy nợ xấu ( troubled asset relief programme , TARP ) đem lại kết quả như thế nào là điều thật không rõ ràng . Bộ Ngân-Khố sẵn sàng để mua lại tất cả khoản nợ xấu với giá thấp , nếu ngân hàng cần tài trợ thì Bộ ngân-khố cũng sẽ làm , điều đó cho thấy Mỹ đã chuẩn bị để hành động mà là hành động quyết liệt .

Vào thời điểm nhất định thì đó là lý do để lạc quan ; nhưng với các nền kinh tế mới nổi như nước Tầu chẳng hạn thì kinh tế của họ nay lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế các quốc gia đã công nghiệp hóa nên thị trường chứng khoán cũng như tiền tệ của họ đã giảm giá nghiêm trọng tuy vậy các nền kinh tế ấy tuy có chậm lại nhưng không bị tan vỡ . Quỹ tiền tệ quốc tế dự kiến năm 2008 tỷ lệ phát triển của nhóm các quốc gia này sẽ là 6,8 % , nhưng sẽ giảm xuống còn 6,1% trong năm 2009 . Tình hình này tuy có thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu nhưng có thể vẫn không đủ để cữu vãn kinh tế thế giới khỏi bị suy thoái .

Trong hơn 1 năm qua , giá thực phẩm tăng 55% , giá dầu tăng gấp đôi mặc dù hiện nay đang có chiều hướng thuyên giảm , đã đẩy tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia công nghiệp lên 4%  và tại các quốc gia đang phát triển lên 9% . Do thế tại khắp nơi tín dụng đang bị xiết lại để ngăn ngừa lạm phát . Trong điều kiện giá cả như hiện nay , tỷ lệ lạm phát tại Mỹ có thể xuống đến mức 1% vào giữa năm tới (2009) và có thể dẫn đến tình trạng giảm phát ( deflation ).

Cho dù nhiều quốc gia hiện theo đuổi chiều hướng tách rời khỏi sự lệ thuộc vào dollars , nhưng sự tan vỡ của dollars vẫn là một thảm kịch đối với thế giới .

Biến cố này sẽ ảnh hưởng lâu dài đối với kinh tế thế giới như thế nào ? Dự kiến các hậu quả trong điều kiện khủng hoảng liên tục là một vấn đề cực kỳ khó khăn . Nhưng thật rõ ràng là cho dù chưa sảy ra đại họa thì chiều hướng toàn cầu hóa cũng sẽ thay đổi. Trong hai thập niên qua,  tình trạng quá độ trong kinh tế thế giới đã dẫn đến cuộc đụng độ với chủ trương “ thị trường tư bản tự do “ ( free - market capitalism ) được lãnh đạo trong thực tế bởi Hoa-Kỳ . Thương mại tự do , chuyển dịch vốn tự do trong khi thiếu vắng luật pháp trong công nghiệp nội địa cũng như tài chánh xuyên biên giới được coi là biểu tượng của toàn cầu hóa . Nhưng tại nhiều nơi trên thế giới trong thời kỳ quá độ này lại cổ vũ cho kiểu thị trường được điều tiết bởi nhà nước ( markets over governments , tức là kiểu tư bản nhà nước ). Tiến trình này nay đang được đảo ngược lại theo ba cách sau :

Thứ nhất : phương tây phải tái canh cải luật pháp về tai chánh , ít nhất đối với khu vực tài chánh hiện đại quá tự do như thị trường tín dụng trị giá 55 ngàn tỷ dollars cần được đưa vào hệ thống luật pháp đến nơi đến chốn ; luật về vốn cần được canh cải để giảm thiểu các sự chênh lệch nhưng lại đủ uyển chuyển cho cả hệ thống ; các luật lệ chồng chéo nhau tại Mỹ cần được canh cải. Mức độ kiểm soát cần được áp đặt ít dựa vào ý thức hệ . Trong cuộc khủng hoảng các quỹ tiết kiệm và cho vay ( savings and loan ) năm 1980 cũng đã dẫn đến việc một số ngân hàng bị vỡ nợ nhưng không dẫn đến thảm kịch , luật lệ ảnh hưởng không nhiều đối với biến cố này ; nhưng trong cuộc đại khủng hoảng ( 1929 ) Hoa Kỳ đã tái cấu trúc lại toàn hệ thống tài chánh cùng với luật lệ đi kèm .

Thứ hai : Sự quân bình giữa chính quyền và thị trường đã thay đổi trong nhiều khu vực khác hơn là với tài chánh . Tại nhiều nơi chấn động do giá cả gia tăng trong vài năm qua đã dẫn đến việc nhiều chính khách bị chê trách vì đã để cho tình trạng đầu cơ tích trữ sảy ra . Năm 2007 và đầu năm 2008 , bạo động đã sảy ra ở 30 quốc gia ,chính quyền nhiều nơi đã quyết định ngưng xuất cảng đối với một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống nhân dân, điều chỉnh giá cả , giới hạn việc mua bán hàng hóa trên thị trường ( futures trading ) . Đó là lý do khiến vòng đàm phán Doha đã thất bại .

Thứ ba : Hoa-Kỳ mất vị thế cường quốc kinh tế cũng như vai trò dẫn đạo về trí tuệ ; các quốc gia mới nổi đang từng bước dẫn đạo thương mại toàn cầu như thế đương nhiên họ cũng sẽ dẫn  đạo nền tài chánh toàn cầu trong tương lai . Điều này rất đúng với Trung Quốc là nước tạo dựng tư bản trên diện rộng để từng bước san bằng cách biệt với các nền kinh tế phương Tây khi các quốc gia có mức tiết kiệm cao cùng với nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa ( petro dollars) tung tiền vào thị trường . Điều này được Phó Thủ-Tướng Trung-Quốc Wang Qishin tuyên bố trong cuộc họp mới đây với Mỹ đã tuyên bố răng “ bậc thầy nay có vấn đề “.

Câu hỏi lớn bây giờ là liệu người học trò đang lớn mạnh với người thầy đang xuống cấp học được điều gì qua biến cố này . Đâu là giới hạn của sự quân bình giữa chính quyền với thị trường . Bản phúc trình này nêu ra một số vấn đề liên quan đến việc cần phải tái cấu trúc lại luật pháp  nhất là trong lãnh vực tài chánh khi mà các cải cách đã bị chối bỏ bởi các chế độ bị sơ cứng vì chủ trương kiểm soát . Thực ra cũng là sai lầm khi chỉ trích các chế độ áp đặt quyền kiểm soát như vậy cũng như các chế độ chủ trương một nền tài chánh hiện đại trên căn bản của thị trường tự do . Thế giới đã trải qua thời kỳ quá độ hàng thế kỷ trước khi chuyển hóa đến thị trường chứng khoán cũng như việc chính quyền nhận trách nhiệm trực tiếp đối với sáo trộn hiện nay . Hướng dẫn sai lầm mọi thứ từ nhiên liệu sinh học đến lãi xuất địa ốc sẽ làm sáo trộn thị trường . Chính sách làm mất tiền sẽ dẫn đến việc làm nổ tung quả bóng tín dụng , khích động  sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm, tự do hơn trong thị trường uyển chuyển vẫn đóng góp  cho thị trường toàn cầu nhiều hơn là với bàn tay cứng của nhà cầm quyền .

2 – LUẬT VỀ TÀI CHÁNH ĐƯỢC ÁP ĐẶT ĐẾN ĐÂU

TT Bush đã nói với một số đảng viên Cộng-Hòa rằng : “ Wall street cần phải tỉnh rượu và nên tự dứt bỏ tính võ đoán đồng bóng về công cụ tài chánh của mình . Khá lâu trước biến cố tháng 9 này , Ông Paul Volcker sau khi đã nặng lời với giới tài chánh Mỹ đã cho điểm D ; nguyên văn lời ông nói hôm tháng tư là “ với thành phần ưu tú nhất với các tưởng thưởng lớn lao , hệ thống tài chánh mới đã thất bại khi thử thách với thị trường “ . Biến cố tài chánh tuần qua làm cho ta thật khó để không đồng ý với nhận định như vậy . Với biện pháp cứu nguy 700 tỷ vừa được ban hành bằng tiền công quỹ , với sự biến mất của  năm ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ hoặc bằng việc khai phá sản hoặc bằng việc mua lại là những chứng cớ rõ nhất về sự thất bại của Wall street trước thử thách của thị trường .

Nhưng cái gì thực sự ở đằng sau và tại sao ? Kết tội tính tham ăn hay học thuyết thị trường tự do ( được đề cao bởi nhóm cố vấn thân cận với J.F Kennedy , trong đó Rostow là lý thuyết gia chính ) cũng chỉ là dựa theo cách thức suy nghĩ truyền thống . Tổng-Thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đây tuyên bố : ‘ thế giới cần đưa các chủng tộc vào chủ nghĩa tư bản tài chánh “ , Tổng Thống Brazil - Luizinacio Lula Da Silva – tuyên bố :” cần chống lại cái vòng luẩn quẩn của nạn đầu cơ tích trữ “ . Phân tích nghiêm túc vấn đề đặt ra ba câu hỏi sau : thứ nhất : “ thế nào là một hệ thống tài chánh trong sáng theo Ông Volcker ; thứ hai là :” sự bất ổn hiện nay không thể tách rời khỏi hệ thống tài chánh hiện đại , các sai lầm cùng với các xuyên tạc đã ảnh hưởng tới đâu “ ; thứ ba là :” đâu là quân bình giữa  phí tổn và lợi nhuận , bằng cách nào để cải tiến “ .

Khám phá của Anh-Mỹ ( Anglo-Saxon )

Điểm son của hệ thống mới là cào bằng các rào cản, ít luật pháp , tư bản được sung dụng thông qua thị trường Wall Street . Đó là sự tiếp nối của hệ thống tài chánh truyền thống theo đó : các ngân hàng thương mại được định chế hóa trong việc cho vay đối với các khách hàng được tín nhiệm và ghi nợ trên sổ sách kế toán . Hệ thống mới được thực hiện trong ba thập niên qua đã tạo ra sự bộc phát trong vài năm qua nhờ ba yếu tố , đó là : bãi bỏ rào cản luật pháp, cách tân kỹ thuật , gia tăng tính năng động trong việc huy động vốn trên phạm vi toàn cầu .

Ở sàn giao dịch thị trường , các định chế tài chánh cấp phát tín dụng ghi nợ trên sổ sách nhưng cũng bán các khoản nợ ấy cho các định chế tài chánh khác . Việc trao đổi này trong năm 2001 đã vượt quá trị gía tín dụng mà các ngân hàng phát ra . Sau đó, quy mô gom nợ gia tăng ( chủ yếu là nợ địa ốc ) khi ngân hàng phân loại nợ tín dụng theo khả năng hoàn trả của trái chủ ( từ rất tốt đến tốt đến xấu …) để từ đó đặt ra các rào cản đối với nợ xấu và tiến trình này được sàng lọc liên tục .

Trong khi đó , điện toán cũng đẽ dàng  gây ra tình trạng lạm dụng bởi các con nợ được xếp vào loại nguy hiểm . Theo Ngân-Hàng Thanh-Toán Quốc-Tế thì trị giá các hợp đồng trên quy mô toàn cầu trong năm 2007 đã vượt quá con sô 600 ngàn tỷ dollars ( tức là gấp 11 lần tổng sản lượng toàn cầu ) . Một thập niên trước, con số này chỉ là 75 ngàn tỷ dollars mà thôi (tương đương với 2.5 tổng sản lượng toàn cầu) . Trong vài năm sau này , tỷ lệ các tín dụng xấu đã gia tăng rất rõ rệt để từng bước dẫn đến sự thất bại của hệ thống tín dụng hiện nay . Trung tâm của hệ thống tài chánh mới nằm ở Wall street và London nhưng chuyển dịch của tư bản vốn xuyên biên giới sảy ra trên quy mô toàn cầu – đặc biệt tại các quốc gia giầu có – đã làm gia tăng sự phân rã . Theo kinh tế gia Gia Maria Milesi-Ferretti của Quỹ Tiền-Tệ Quốc-Tế (IMF) thì các trái khoản cũng như tín dụng ngoại quốc giữ bởi các quốc gia giầu có đã tăng lên gấp 5 lần so với GDP ( tổng sản lượng nội địa) trong 30 năm qua và gấp hai lần chỉ trong thập niên qua . Thời kỳ quá độ về tài chánh của các nền kinh tế đang nổi ( emerging economies) đã dẫn đến việc các nền kinh tế đang nổi xuất khẩu tài chánh đến các nước đã công nghiệp hóa do dự trữ ngoại tệ không ngừng gia tăng của các nước đang nổi ( emerging countries).

Cải cách hệ thống tài chánh hiện đại sẽ tạo ra lợi ích cho các phía tham gia , nhưng liệu các cải cách ấy có cải cách cái gốc gây ra tình trạng như hiện nay không ? Điều này lệ thuộc một phần vào việc quan niệm thế nào là một nền tài chánh hữu hiệu hoặc bằng vào việc cứ luẩn quẩn trong các hành động thiếu hợp lý cũng như nạn đầu cơ tích trữ.

Tính hợp lý trong nền tài chánh không cần luật lệ (deregulation) là tạo lợi nhuận tối đa cho mọi thành viên tham gia , tư bản vốn được chuyển dịch theo cách hữu dụng nhất, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế và cải thiện an sinh xã hội . Cách tân tuy mở rộng hiểm nguy nhưng cũng làm giảm thiểu chi phí về vốn ( capital ) , cho phép nhiều người hơn có thể tiếp cận với tín dụng nhưng cũng làm cho toàn hệ thống trở nên hồi phục mau hơn trước các bất trắc .

Mọi người đều nghĩ rằng : hệ thống tiền tệ bất ổn . Nhưng ổn định luôn dẫn đến tình trạng thái quá , khủng hoảng và thị trường tài chánh tự do chỉ dẫn đến các mất mát lớn lao hơn . Quan điểm này được Hyman Minsky nêu lên khi ông phát biểu :”Một nền kinh tế ổn định luôn khuyến khích việc cào bằng cùng với tham vọng mở rộng cơ cấu nợ nần , tài chánh ổn định chỉ là ảo tưởng “ .

Canh cải hệ thống tài chánh không thể sảy ra tự nhiên được mà là sự đáp ứng của chính quyền . Nhiều định chế trở nên quen thuộc vì chúng dựa vào luật lệ tài chánh như luật bắt các ngân hàng phải giữ mức an toàn vốn , ngân hàng tìm cách điều chỉnh kế toán để giảm thiểu mức an toàn vốn pháp định . Cho nên khi khủng hoảng sảy ra , ngân hàng mất khả năng thanh toán .

Chính trị gia giữ một vị trí quan trọng , chính phủ Mỹ đã nhúng tay vào tín dụng nhà đất từ rất lâu trước chính phủ Mỹ chánh thức can thiệp vào hai đại công ty Freddie Mac và Fannie Mae . Như lời Charles Calorimis thuộc viện đại học Columbia và PeterWallison thuộc Viện doanh nghiệp Mỹ ( American Enterprise Institute ) đã chỉ ra : “ tín dụng địa ốc xấu đã nổ ra từ năm 2004 vì chính phủ muốn dân chúng  mua nhà với tín dụng dễ dàng .

Lịch sử cũng để lại là : tài chánh mở rộng khi đồng tiền rẻ giá ; đồng tiền Mỹ còn rẻ giá hơn nữa trong vài năm sau này . Đó là do tình trạng trong thời gian dài lạm phát thấp , kinh tế ổn định đã làm cho các nhà đầu tư coi thường nguy hiểm, nhưng cũng còn yếu tố khác nữa là do Quỹ Dự-Trữ Liên-Bang đã giữ lãi xuất quá thấp trong thời gian quá dài để dụ cho tư bản vốn từ các nền kinh tế mới nổi đổ vốn vào các quốc gia phương Tây .

Nền tài chánh hiện đại không dành chỗ cho tính tự cô lập , phí tổn và thành quả ít ra cũng là kết quả của các ý đồ của nhà tài chánh . Liệu cuộc khủng hoảng này có thúc đẩy kinh tế phát triển, an sinh cũng như ổn định hơn không ?

Phí tổn và lợi ích

Không có câu trả lời thỏa đáng cho cả ba vấn đề nêu trên . Như Ông Volcker đã nêu lên :” kinh tế Mỹ đã mở rộng một cách sôi nổi trong thập niên 50 và 60 nhờ hệ thống tài chánh không quá hiện đại như trong thập niên qua , nhưng rất khó để so sánh thập niên 50 với ngày nay . Nhiều kinh tế gia vẫn chia rẽ về mặt lý thuyết về tầm quan trọng của tài chánh đối với tăng trưởng , nhiều dữ kiện cho thấy đó chính là vấn đề .

Theo Ông Ross Levine kinh tế gia thuộc viện đại họ Brown là một chuyên gia về vấn đề này -khi theo dõi các hoạt động xuyên biên giới – đã nêu lên là :” quốc gia nào có hệ thống tài chánh sâu rộng thì phát triển nhanh hơn , đặc biệt nếu họ có thị trường chứng khoán vững chắc cùng với hệ thống ngân hàng tư . Tăng trưởng được mở rộng không phải chỉ vì tiết kiệm gia tăng mà vì sự sung dụng vốn được huy động hữu hiệu hơn, sản xuất được cải tiến .

Nhiều nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng : “ nước nào trong thập kỳ 70 ít luật lệ ngân hàng hơn đã tăng trưởng mau hơn so với quốc gia khác. Năm 2006 Quỹ Tiền-Tệ Quốc-Tế đã so sánh hệ thống tài chánh ít luật lệ thuộc khối Anglo-Saxon với hệ thống tài chánh truyền thống -    ngân hàng nắm quyền chi phối toàn diên - như tại Đức và Nhật và nhận thấy hệ thống thuộc khối Anglo-Saxon đã tỏ ra sung dụng tài nguyên  mau lẹ hơn từ khu vực yếu kém sang khu vực có tiềm năng tăng trưởng mau hơn .

Nhiều kinh tế gia nêu ra vấn đề canh tân tài chánh và tái phối trí tư bản do việc canh tân ấy đem lại là một trong những lý do giải thích sự gia tăng đều đặn của sản xuất tại Mỹ trong thời kỳ từ giữa thập kỳ 1990. Kỹ thuật không thôi không đủ để giải thích hướng tiến tới ấy , vì internet và truyền thông không dây ( wireless communications ) thích ứng với mọi quốc gia . Điều làm cho nước Mỹ khác với các nơi khác là chủ trương mạnh mẽ trong việc cung hiến các cơ hội cho việc ứng dụng các kỹ thuật mới . Các nhà quản lý biết điều đó nếu họ biết thích nghi mau chóng , một hệ thống tài chánh uyển chuyển sẽ tưởng thưởng cho họ nhờ vốn tư bản rẻ .

Cách tân về tài chánh thúc đảy tăng trưởng nhưng không có nghĩa là luôn luôn phải như vậy. Không phải mọi bước đột phá về kỹ thuật đều cải tiến sản xuất . Sự thịnh vượng trong lãnh vực nhà đất để củng cố thị trường chứng khoán đã đóng góp rất ít vào tăng trưởng trong đường dài . Một nền tài chánh tập trú vào địa ốc thay vì đầu tư làm gia tăng sản xuất có thể phải nhờ vả vào sự bảo đảm của chính quyền hơn là chính hệ thống tài chánh .

Vậy đời sống nhân dân thì sao , ngay cả khi sự cách tân về tài chánh không thúc đẩy tăng trưởng thì tự nó vẫn tốt hơn trong việc cải tiến nhân sinh (welfare) . Nền tài chánh hiện đại cải tiến việc mọi người có thể tiếp cận với tín dụng. Máy điện toán cung cấp kỹ thuật để người cho vay tiêu chuẩn hóa điểm tín dụng , như vậy người cho vay có thể tránh được nhiều rủi ro khi cho vay . Nghiên cứu cho thấy trong khu vực kinh tế Anglo-Saxon tự cắt giảm chi tiêu ít hơn khi biến động ảnh hưởng đến lợi tức của họ so với các quốc gia có hệ thống tài chánh ít hiện đại hơn . Tiêu thụ hạ giảm cũng có nghĩa là chu kỳ kinh tế hạ giảm . Nhiều nhà kinh tế tin rằng : cách tân tài chánh , bao gồm việc tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn , là lý do chính yếu của tình trạng tự điều chỉnh sâu rộng đối với chu kỳ thương mại trong hai thập kỳ qua .

Tình trạng vỡ nợ hiện nay đòi hỏi phải duyệt lại các tính toán liên hệ đến khía cạnh nhân sinh , không phải là tối thiểu vì nhiều người đã tiếp cận với tín dụng khi giá nhà bộc phát . Nhu cầu  về an toàn tín dụng địa ốc đã được nới lỏng  đã làm cho gia nhà tăng lên . Cách hoạt động dựa trên máy điện toán của Wall Street đặt căn bản trên giá hiện hữu đã không tính toán được mức độ tăng giá cũng như dự kiến được lúc xuống giá nên đã dẫn đến tình trạng bùng nổ nợ tại Mỹ . Nợ địa ốc tại Mỹ đã tăng đều đặn từ gần 80% đối với lợi tức khả dụng vào năm 1986 lên đến 100% vào năm 2000 và 140% vào năm 2007 . Khi giá cả giảm thì sự giầu có giảm theo , đà giảm chi tiêu tại khối kinh tế Anglo Saxon đã sảy ra nhiều hơn so với các quốc gia khác , nên đẫn đến tình trạng vỡ nợ  .

Điều này dẫn đến vấn đề thứ ba là nền tài chánh hiện đại đã đóng góp thêm yếu tố dẫn đến tình trạng bất ổn định . Ông Volcker đã nhấn mạnh rằng : sau thế chiến hai , tài chánh không bị khủng hoảng vì vào thời điểm ấy , nền tài chánh vẫn bị chi phối bởi luật lệ và các định chế được hình thành từ thời đại khủng hoảng năm 1929 . Nhưng thập niên 1950 là một bất thường  Trong cuốn sách “ This time is different : eight centuries of financial folly “ thì Giáo Sư Carmen Reinhart thuộc Viện Đại Học Maryland và Giáo Sư Ken Rogoff thuộc viện Đại Học Harvard sau khi khảo sát chu kỳ khủng hoảng tài chánh trong 8 thế kỷ đã nêu lên nhận định là : “ mặc cho các cách tân về tài chánh trong các năm qua , chúng ta vẫn nhìn thấy một thời kỳ ổn cố “ . It nhất cũng cho đến khi biến động hiện nay .

Nguồn gốc cơn bão

Sự xụp đổ hiện nay chỉ mới là một trong nhiều yếu tố đo lường rủi ro , sự khốc liệt của tình hình cũng là một vấn đề . Về mặt lý thuyết thì cội nguồn của nền tài chánh , chứng khoán cũng như cách chọn lựa tín dụng cũng làm gia tăng rủi ro nhưng đồng thời cũng làm mở rộng thị trường tài chánh cũng như làm giảm thiểu các thiệt hại đối với nền kinh tế khi bị khủng hoảng . Trước khi có thị trường chứng khoán , ảnh hưởng của khủng hoảng rất dữ dội và thường tập trung . Khủng hoảng địa ốc tại Texas có nghĩa là tín dụng địa ốc giữ bởi ngân hàng Texas Bank sẽ bị thiệt hại , tác động đến các công ty tài chánh tại Texas . Cho nên hệ thống phân quyền và toàn cầu sẽ trải mỏng các rủi ro để tránh các hậu quả khi khủng hoảng . Ông Greenspan trong cuốn sách mới đây “ The age of turbulence “ đã nêu lên : sau cuộc phá sản trong lãnh vực viễn thông hồi thập niên 90 , khi hàng tỷ dollars biến thành mây khói nhưng không có ngân hàng nào bị phá sản .

Sự uyển chuyển của hệ thống hiện nay dường như đang được thể hiện trong cuộc khủng hoảng hiện nay . Giả dụ vỡ nợ địa ốc tại Tampa hay Cleveland có thể làm cho ngân hàng ở Đức bị mất mát , điều đó cho thấy toàn hệ thống hoạt động . Nhưng tính co dãn cũng để lộ cho thấy sự phù du khi rủi ro được tập trú vào một khu vực nào đó . Nhiều ngân hàng cấp tín dụng địa ốc nhưng được bảo chứng bởi chứng khoán nhưng đã thất bại khi cần xử dụng vì họ đã nắm quá nhiều rủi ro ngay trong bảng kết toán của họ , điều đó là do họ làm sai chứ không thể đổ lỗi cho chứng khoán được .

Càng khủng hoảng trong hệ thống tài chánh hiện đại càng cần tìm ra cách thức giải quyết tình trạng bất định của rủi ro và ai làm việc này . Để được hữu hiệu thì thị trường càng cần được uyển chuyển . Năm qua đã chứng minh rằng : tình trạng bất định xuất phát từ tính không uyển chuyển gây ra . Tập trú vào tỷ lệ lời cao cùng với hệ thống cung cấp tín dụng giá sỷ trong ngắn hạn thay vì tập trú vào ký thác - là hai mặt của tài chánh hiện đại- đã dẫn đến thảm họa hiện nay . Điều này đã đẩy các định chế ấy dễ dàng lún sâu vào khủng hoảng hơn so với các ngân hàng truyền thống , ngân hàng đầu tư , quỹ đầu tư thả nổi ( hedge funds) và các định chế tài chánh khác cũng đóng góp vào việc làm cho nền kinh tế ít có sức chịu đựng hơn khi khủng hoảng tài chánh sảy ra.

Đó là kết luận trong bản phân tích mới đây của các tác giả  - Subir Lall , Roberto Cardarelli và Selim Elekdag – đã được ấn hành trong tài liệu mới nhất liên quan đến dự kiến kinh tế toàn cầu (World economic outlook) . Các tác giả đã đi đến kết luận rằng : “ ảnh hưởng kinh tế đối với khủng hảng tài chánh có thể nghiêm trọng hơn đối với quốc-gia có thị trường tài chánh hiện đại Bản nghiên cứu đã xem xét 113 đề mục liên hệ đến khủng hoảng tài chánh tại 17 quốc gia trong hơn ba thập kỳ , cũng như các ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế nói chung . Các tác giả nhận thấy : khủng hoảng tài chánh chu kỳ sảy ra đối với nền tài chánh hiện đại cũng như nền tài chánh truyền thống theo đó ngân hàng cho vay đóng vai trò chủ đạo . Nhưng suy thoái trở nên nặng hơn đối với khối các quốc gia thuộc nhóm Anglo-Saxon vì hệ thống cho vay của họ tập trú vào việc cho vay tối đa để kiếm lời khi kinh tế hưng thịnh nên dễ bị đổ vỡ hơn khi kinh tế suy thoái .

Quá đà và quá đà trong việc tìm lợi nhuận là rất nguy hiểm , nhưng phải chăng tình trạng đó gây ra bởi các công cụ tài chánh mới hay bởi tình trạng thiếu vắng luật pháp ? Không đơn giản như vậy , sự quá đà về tài chánh luôn sảy ra sau cuộc cách tân ; hãy nghĩ lại nền kinh tế bong bóng DOT.COM  hay với xe lửa hồi thế kỷ 19 bùng phát  rồi đổ vỡ . Nhưng hãy nhìn lại lịch sử : “ Mất điều kiện kiếm tiền luôn thúc đẩy hình thành cơ hội mới theo đó , đồng tiền rẻ sẽ thúc đẩy tính co dãn để làm tăng giá trị tài sản, để rồi lại thúc đẩy tính co dãn mới . Như thế tài chánh hiện đại có nghĩa là san sẻ sự tàn phá theo cách mới .

Xác định tính co giãn

Hãy lấy tai họa năm rồi mà xét thì hệ thống tài chánh thuộc khối Anglo-Saxon cần tái cấu trúc như thế nào ? khi chính thị trường đang đòi hỏi phải thay đổi triệt để từ hệ thống ngân hàng đầu tư kiếm lợi nhuận tối đa chuyển sang một hệ thống ít uyển chuyển hơn cũng như cần nhiều luật lệ hơn đối với các ngân hàng thương mại . Một vài cải tiến nhạy bén đối với cấu trúc tài chánh đã tỏ ra hữu ích như : thành lập trung tâm giao hoán các nợ xấu để tránh cho khách hàng khỏi mất hàng tỷ dollars khi một đại công ty như AIG vỡ nợ .

Câu hỏi quan trọng là : “ ở đâu và bao nhiêu để luật về tài chánh được mở rộng “. Biết bao vấn đề cần được bàn luận cũng như đề nghị bởi Ngân hàng trung ương, Cơ Quan quản trị chứng khoán, Bộ Ngân-Khố cũng như các viện đại học liên hệ đến việc chứng khoán hóa các nợ địa ốc được tuôn vào Wall street . Nhưng hệ thống tài chánh được cách tân cũng chỉ chịu một phần nào đó của các phê phán mà thôi cho nên luật cải cách cuối cùng cũng chỉ giữ một phần nào đó của toàn bộ giải pháp chung cuộc .

Đã có nhiều tranh luận tỷ như đề nghị thành lập cơ quan chuyên biệt về điểm tín dụng để thông tri về tình trạng tín dụng của người vay đối với cơ quan cấp tín dụng địa ốc . Nhưng vấn đề ở chỗ cơ quan chuyên trách điểm tín dụng bị kẹt cứng ở giữa cách thức buôn bán với việc xử dụng chúng như cộng cụ luật pháp . Cả thị trường lẫn phía luật pháp đều dùng điểm tín dụng như phương cách đo lường rủi ro .

Một đề nghị khác được nhiều người chia xẻ là : thay đổi toàn cấu trúc tài chánh để tránh việc chỉ tập trú vào việc kiếm lời trong ngắn hạn . Việc chính phủ Mỹ mua lại một số ngân hàng cũng là nhằm tránh việc trả lương cao cho các cấp lãnh đạo các ngân hàng bị vỡ nợ khi họ đã được hưởng lợi từ các ngân hàng ấy . Đó là một giải pháp tồi vì chính phủ thường rất kém cỏi trong việc quản lý vi mô ( micromanagement ) trong khuôn khổ các ngân hàng . Ngay cả đối với ngân hàng khuyến khích các nhà quản lý cần xem xét thật kỹ lưỡng khi cho vay cũng vẫn đi vào khủng hoảng . Như tại Bear Stearns và Lehman Brother, nhân viên giữ một phần khá lớn cổ phần .

Liệu việc giám sát nghiêm ngặt của chính quyền có dẫn đến kết quả tốt hơn không ? Không ai còn nghi ngờ gì về hệ thống phức tạp , tản quyền và chồng chéo giữa sự giám sát của Liên-Bang lẫn Tiểu-Bang cần được cải tiến ( như AIG chẳng hạn về mặt kỹ thuật được giám sát bởi Tiểu Bang Nữu-Ước ). Nhưng với khối thị trường mới như thị trường trao đổi toàn cầu trị giá 55 ngàn tỷ dollars cần được giám sát nghiêm ngặt hơn hẳn . Tính minh bạch và sự trong sáng là cực kỳ cần thiết đối với các định chế tài chánh mới ấy. Một cơ quan đã được thành lập để giám sát hai đại công ty cho vay địa ốc là Freeddie-Mac và Fannie Mae , nhưng vẫn không thể xem nhẹ tính khinh xuất có thể sảy ra . Bây giờ cần tập trú vào việc giám sát các quỹ đầu tư thả nổi ( không cam kết , hedge fund ) vốn được coi là quỹ ít bị kiềm chế bởi luật pháp nhất hiện nay .

Tái cấu trúc luật pháp cần phải rất cẩn trọng để theo dõi các hệ lụy khó lường trước được . Bất cứ một cách tân nào đối với hệ thống tài chánh hiện đại như tình trạng vỡ nợ tín dụng cần được duyệt xét để tránh tình trạng bị quy trách cho luật ngân hàng hiện hành . Cách tân của ngày mai sẽ được định chế bởi luật pháp của tương lai . Ngay cả tình trạng vỡ nợ như hôm nay thì nhà ngân hàng vẫn cần được tưởng thưởng và được khuyến khích hơn là những nhà làm luật tài chánh . Người làm luật lúc nào cũng đi sau một bước .

Cải cách là rất khả thi , con đường cải cách đến trực tiếp sau kẻ hiểm ác chính : thái quá cũng như cách thái qúa trong việc cào bằng các cách biệt . Đó là lý do chính yếu tại sao nhà làm luật cần ban hành luật tỷ lệ vốn để khuyến khích hoạt động mạnh hơn trong thời kỳ kinh tế sầm uất (boom) nhưng vẫn có lối thoát khi tình trạng vỡ nợ sảy ra  . Điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà giám sát các lãnh vực tài chánh cần nhìn rộng ra ngoài phạm vi công ty của ta để thấy sự ổn cố của cả hệ thống tài chánh nói chung , nhưng không phải là trên bình diện quốc gia .

Điều quan trọng là chính quyền không duyệt xét kế hoạch cải tổ tài chánh một cách đơn phương. Hệ thống tài chánh hiên đại xuất phát từ bối cảnh được thiết lập bởi luật pháp và các nhà chính trị , như Ông Hank Paulson Bộ Trưởng Ngân Khố nói với Quốc - Hội trong buổi điều trần về kế hoạch mua lại các ngân hàng là :’ Quý vị tức giận , tôi cũng tức giận khi người thọ thuế mắc câu , nhưng xin lưu ý quý vị rằng : tất cả chúng ta đều mắc câu do các luật lệ do chúng ta đặt ra. Sự cải cách tùy thuộc vào cách thức mà các chính trị gia nhìn nhận vấn đề cũng như giải quyết vấn đề . “

3 – BÀI HỌC THỰC TỪ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA BIẾN ĐỘNG

Trong khu Fatehpuri thuộc thành phố Dehli cổ , nơi tọa lạc của trung tâm mua bán hàng hóa giao sau từ dầu , đường , đến nhiều sản phẩm khác . Ở thị trường hàng hóa  Nữu-Ước ( New york Mercantile Exchange ) các giao dịch cũng được thực hiện như vậy . Nhưng cả hai nơi đều bị các yếu tố chính trị chi phối . Trong vài năm qua chính quyền Ấn-Độ đã ra lệnh nghiêm cấm việc mua bán giao sau ( future ) đối với một số nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống nhân dân như gạo, lúa mì, nhằm ngăn ngừa tình trạng tệ hại có thể sảy ra . Trong vài tháng qua Quốc-Hội tại Mỹ cũng đã thông qua luật làm nản lòng những kẻ buôn bán dầu thô trên thị trường . Ngày 18 tháng 9 Hạ-Viện Mỹ đã thông qua dự luật ấn định giới hạn quy mô buôn bán dầu thô đối với các quỹ thả nổi ( hedge fund ) quỹ hưu trí nhằm tránh việc tái diễn vụ Enron khác . Các quỹ ấy được phép tham gia mua bán trên thị trường mà không bị chính quyền nhòm ngó nếu tuân thủ các giới hạn luật định . Nhật Bản cũng xiết chặt kiểm soát đối với thị trường hàng hóa  Trung-Cộng giới hạn việc các công ty nước ngoài mua bán trên thị trường hàng hóa tại Trung –Quốc .

Giá cả biến động trở thành mối bận tâm đối với quần chúng  đặc biệt đối với các chính trị gia . Năm 1947 , khi chế độ kiểm soát giá được áp đặt trong thời chiến chấm dứt đã đẩy giá cả leo thang phi mã , chính quyền Harry Truman đã đòi hỏi mọi trao đổi phải được niêm yết giá trên thị trường đến 33% . Năm 1958 Quốc-Hội Mỹ cấm buôn bán theo lối futures đối với hành cũng là nhằm mục tiêu tương tự .

Chẳng phải chỉ các chính trị gia phiền trách các nhà tài chánh không thôi . George Soros là một nhà đầu tư lão luyện đã tuyên bố hồi đầu năm là : “ giá cả hàng hóa cũng sẽ nổ tung “ . Michael Masters là người chuyên quản lý quỹ thả nổi đã tuyên bố trước một Ủy-Ban thuộc Quốc-Hội hồi tháng 6 là : ‘ giá dầu thô 130US /barrel là không phản ảnh thực trạng tài chánh , giá dầu có thể xuống một nửa . Shyam Aggarwal là Giám-Đốc điều hành của thị trường hàng hóa Rajdhani ở Ấn-Độ tuyên bố : “ việc mua bán đối với các loại thực phẩm chính sẽ bị tạm thời đình chỉ  đối với các giao dịch dựa trên việc giao hàng trong tương lai (futures) .

Tổng quát thì các vị này đều nêu cùng lý do : “ nguồn tiền từ các quỹ đầu tư thả nổi (edge funds) hay quỹ hưu hoặc đại loại như vậy đã đổ vào thị trường hàng hóa giao trong tương lai đã khuấy động thị trường mua bán bằng tiền mặt đối với một số mặt hàng cụ thể mà không hề thúc đẩy sản xuất để người tiêu thụ có thể tính toán được các bất trắc cũng như hình thành một hệ thống giá cả trong sáng và hữu hiệu hơn . Thị trường hàng hóa thực tế bị thao túng bởi các quỹ thả nổi (edge funds) , các ngân quỹ  của các nước giầu có và họ đã áp dụng đường lối phân chia vốn đầu tư thành nhiều dạng khác nhau nên rất khó kiểm soát .

Nếu nhận định này là dúng thì hậu quả là rất sâu rộng . Hàng hóa tác động ngay đến đời sống nhân dân chứ không như chứng khoán hay công trái , đặc biệt tại các nước nghèo nơi mà phần lớn lợi tức được dành để mua lương thực . Nạn làm giá mà không tìm phương cách hữu hiệu nhằm cải tiến giá cả thì điều đó là điều tốt để tạo dựng sự quân bình giữa chính quyền với thị trường .

Phản ảnh và người phản ảnh

Tiên khởi là người phản ảnh . Hàng hóa phản ảnh ngay tài sản của nhà đầu tư . Theo quỹ đầu tư Barclays (Barclays capital) đã nắm giữ trị giá hàng hóa lên đến 270 tỷ dollars , một sự gia tăng chỉ vỏn ven có 10 tỷ dollars cách nay 6 năm . Các hợp đồng mua bán trên quy mô toàn cầu đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2001 , trị giá trao đổi đã đạt đến mức 9000 tỷ dollars ( 9 trillion dollars ) tức là gấp 15 lần.

Sự gia tăng này trùng hợp với lượng hàng hóa gia tăng trong đường dài, giá cả trong năm 2002 đã tăng lên mau chóng vì giá dollar giảm trong khi hầu hết các trao đổi trên thị trường hàng hóa đều dựa vào dollar . Nhưng trong 6 năm qua , giá cả cũng gia tăng so với các chỉ tệ khác  như Euros .

Các phản ảnh này cũng có thể giải thích bởi tình trạng quá mong manh của thị trường khi cơn bão tài chánh nổ ra hồi tháng tám mới đây . Một số đại công ty ngập nợ đã thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang mua bán hàng hóa để được an toàn hơn . Khi Quỹ Dự-Trữ Liên-Bang Mỹ giảm lãi xuất , điều này làm cho các nhà quản lý tiền bạc lo sợ lạm phát cho nên họ vội chuyển tiền vào các khu vực có tích sản cứng như dầu . Tình hình này lại tạo ra quả bong bóng mới để rồi lại nổ tung thôi .

Nhìn gần thì lý thuyết về sự phản ảnh của thị trường không mấy khả quan . Thứ nhất  không thấy có các chỉ dấu minh bạch liên hệ giữa việc nhà đầu tư mua hàng hóa với việc mua bán trả ngay . Thí dụ một quỹ đầu tư ngưng mua bán đối với việc giao hàng trong tương lai ( future ) một mặt hàng nào đó thì mặt hàng ấy sẽ xuống giá ngay , cho dù trong khi các mặt hàng khác không xuống giá thậm chí còn tăng giá nữa . . Thứ hai là : một số mặt hàng vẫn tăng giá trong vài năm qua như quặng  sắt chẳng hạn không được rao bán trên thị trường  và ít có cơ hội kiếm lời hơn . Thứ ba là : khối lượng tiền bạc gia tăng mau chóng đối với thị trường hàng hóa là do sự gia tăng giá cả , vì khi giá tăng thì giá trị thực của quỹ tăng ngay cả khi không cần đổ thêm tiền vào đó .

Cuối cùng thì dự trữ hàng hóa đã giảm dưới mức trung bình được ghi nhận . Điều này là quan trọng vì khi gia tăng tồn trữ sẽ làm sáng lên cơ hội kiếm tiền đối với các mua bán dựa trên việc giao hàng trong tương lai (future) . Khi cơ hội thúc đẩy giá dầu tăng thì sẽ có người mua để bán lại kiếm lời hoặc chờ đến ngày giao hàng . Như vậy luôn tồn tại một số khá lớn dầu chưa bán được , mặc dù dự trữ dầu cùng với nhiều mặt hàng khác đã giảm mức tồn trữ trong mấy năm qua .

Sự thiếu vắng các rào cản không phải là yếu tố chủ yếu làm mất đi cơ hội kiếm tiền một cách vô tội . Như Roger Bootle thuộc Capital Economics đã chỉ ra : chế độ bảo hộ trong thương mại chỉ nhắm mục đích giữ một lượng hàng hóa lớn hơn mà thôi, không bao giờ thành công cả . Thị trường hoạt động ngược lại , ngay khi muốn kiểm soát giá thì giá cả leo thang ngay -ít ra là trong ngắn hạn -cho dù lượng hàng tồn trữ không hề gia tăng . Đối với một số mặt hàng như hầm mỏ hoặc dầu khí , nếu muốn giảm sản lượng nhà sản xuất chỉ cần bơm ít hơn mà thôi . Khi giá cả gia tăng trong 6 tháng đầu năm nay các giàn bơm dầu đã hoạt động hết công xuất . Saudi  Arabia là quốc gia duy nhất có sẵn các giàn khoan dự trữ nên bất cứ điều gì sảy ra , họ sẽ thúc đẩy bơm thêm ngay .

Tất cả các điều ấy đủ cho thấy việc làm giá sẽ đẩy sản xuất gia tăng là sai , thị trường đã bão hòa , các nhà đầu tư đã gia tăng số dự trữ trong nửa năm đầu của năm 2008 . Nhưng trong dài hạn - với đà giảm giá hiện nay – sẽ dễ dàng giải thích theo nhãn quan kinh tế cổ điển .

Quá nhiều , Quá ít , Quá trễ

Trong 50 năm qua giá cả hàng hóa trên thị trường đã giảm xét về tỷ lệ so với các sản phẩm và dịch vụ vì cung cầu luôn quân bình với nhau . Khi dân số toàn cầu gia tăng đã tạo ra mức cầu về calories gia tăng mãnh liệt , nông  sản gia tăng . Nhưng tình trạng mong manh cũng như các bất ổn lớn đang dẫn đến chiều hướng suy giảm như đã từng sảy ra hồi thập niên 1970 khi hầu hết các mặt hàng đều tăng giá liên tục trong nhiều năm

Giá cả biến động do sự thay đổi bất ngờ giữa cung và cầu , con người phải ăn cho dù mùa màng thất bát sẽ tạm thời làm giảm nguồn dự trữ . Cần cả năm mới mở được giếng dầu . Trong thuật ngữ kinh tế thì giá cả biến động do cung cầu chỉ là ngắn hạn , một sự bộc phát từ cả hai phía đều dẫn đến sự thay đổi lớn lao ngay .

Cuộc khủng hoảng về hàng hóa hồi năm 1970 xuất phát từ việc không dự liệu được tình trạng giảm thiểu mức cung trong ngắn hạn , bao gồm cả việc Khối Ả-Rập cấm vận dầu , mùa màng bị thất bát trong hai năm 72 và 74 cũng như cuộc cách mạng Hồi-Giáo ở Iran năm 1979 . Giá cả nhảy vọt phần lớn vì không dự liệu được nhu cầu gia tăng đột ngột .

Kinh tế thế giới tăng trong lâu dài hơn điều mong đợi của nhiều người . Năm 2003 chẳng hạn , Quỹ Tiền-Tệ Thế-Giới dự kiến kinh tế thế giới tăng 4% liên tục trong 3 năm sau đó . Thực tế thì kinh tế toàn cầu đã tăng 4,5% từ năm 2003 đến năm 2007 . Kinh tế Trung Quốc theo dự kiến của Quỹ Tiền-Tệ Thế -Giới tăng đều dặn 7,3% trong khi thực tế kinh tế Hoa-Lục tăng đều dặn 10,6% . Khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng ngoài dự đoán thì nhu cầu tiêu thụ của họ gia tăng mạnh mẽ khi họ cảm thấy giầu có hơn . Đặc biệt trong lãnh vực dầu khí cũng như hàng công nghệ .

Lấy dầu làm thí dụ , từ năm 1998 đến 2002 , nhu cầu gia tăng trung bình là 1,1% . Nhưng từ năm 2003 đến 2007 nhu cầu đã gia tăng 2,1% hầu hết từ các nền kinh tế mới nổi [ nhu cầu dầu thuộc khối  Tổ-Chức Hợp-Tác và Phát-Triển kinh tế (OECD) từ năm 2006 đã giảm ] . Chỉ một mình nước Tầu đã chiếm đến 1/3 số gia tăng hàng năm , với sắt thép và nhiều nguyên liệu sống khác , Hán cũng chiếm phần gia tăng rất đáng kể .

Cái sai của chính quyền

Giầu hơn không phải là tất cả vấn đề đằng sau vụ tăng nhu cầu tiêu thụ . Chính quyền  đã bóp méo sự thật khi đưa ra các chỉ dấu về giá cả một cách thô kệch . Trong nhiều nền kinh tế mới nổi , chính quyền kiểm soát giá cả đối với một số nhiên liệu chính như dầu cặn chẳng hạn và luôn giữ giá thấp hơn giá thị trường . Trong khi tại Mỹ giá xăng trung bình 1 dollars /lít thì tại Saudi  Arabia là 13 cent , trong khi tại Venezuela là 16 cent . Điều này cho thấy các quốc gia Trung-Đông đã gia tăng mạnh mẽ lượng dầu tiêu thụ . Năm 2007 cho thấy tiêu thụ gia tăng trong vùng này chiếm ¼ số gia tăng về lượng dầu sản xuất thêm , cho dù họ chỉ nắm giữ một phần khiêm nhường đối với kinh tế toàn cầu . Khi giá tăng cao , một số quốc gia như Mã-Lai , Đài Loan, Trung Quốc, Ấn-Độ đã từng bước chấm dứt tình trạng bao cấp để nâng giá trong mấy tháng vừa qua . Bắc-Kinh đã tăng giá hai lần vào tháng 11-07 và tháng 6-08 . Điều này làm giá xăng tại Tầu không cách biệt mấy so với Mỹ , nhưng các loại nhiên liệu khác vẫn còn quá thấp . Tại nhiều quốc gia khác vẫn duy trì tình trạng bao cấp giá cả , điều này về lâu dài sẽ gây nguy hại cho nền tài chánh quốc-gia , nhưng nguy hại hơn hết là chính sách ấy sẽ ngăn cản giá cả gia tăng để giảm bớt đà tiêu thụ trong nước .

Các nước giầu có phương Tây đang từng bước chuyển sang xử dụng năng lượng lấy ra từ bắp để tránh bớt khí thải carbon , điều này sẽ dẫn đến sự bùng phát nhu cầu tiêu thụ dầu biofuels cuối cùng thì rồi ra sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến thực phẩm .

Theo phúc trình của OECD thì nhu cầu về dầu thực vật là yếu tố chính gây ra tình trạng tăng giá thực phẩm trong vài năm sau này . Giá lúa mỳ tăng 70% , đậu nành tăng 40% . Giá dầu tăng cũng làm giá phân bón các lọai gia tăng theo .

Thay vì nhìn nhận vai trò của mình trong việc làm tăng giá thực phẩm thì nhiều chính khách phương Tây ( trong đó có TT Bush ) đã đổ lỗi cho các quốc gia mới nổi là họ đã tiêu thụ thịt nhiều hơn với mức mà họ có thể làm ra ( như Ấn-Độ, Tầu ) , cho dù nhân dân các nước ấy vẫn còn tiêu thụ thịt ít hơn hẳn so với phương Tây . Nhưng sự chuyển hướng này không đủ để giải thích hiện tượng giá cả tăng vọt trong năm 2006 . Chính năng lượng thực vật đã gây ra vấn nạn này.

Bùng phát tiêu thụ cùng với chính sách sai lầm của chính phủ là các yếu tố chính để giải thích sự bùng phát giá cả trong vài năm qua , tuy vậy nhà sản xuất không phải là không có trách nhiệm , ít nhất là về dầu thô khi các nước xuất khẩu cố tình làm giá để kiếm lợi .

Giá dầu được giữ ở mức rất hạ trong thập niên 1990 , khối OPEC đã gia tăng sản lượng đáng kể trong thời gian sau này , nhưng nhóm các quốc gia nằm ngoài OPEC đã không hưởng ứng . Một lần nữa , các quốc gia lại can thiệp vào vấn đề này . Hầu hết trữ lượng dầu đều nằm trong tay các công ty dầu khí quốc doanh . Họ luôn xử dụng lợi tức từ dầu để phục vụ cho các mục tiêu chính trị hơn là đầu tư làm gia tăng sản lượng .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét