Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Iran, thanh kiếm bị gãy

Tuần lễ qua cả thế giới đã và đang chứng kiến các cuộc xuống đường của hàng trăm ngàn người tại thủ đô Teheran của nước Iran . Phải chăng , điều đó báo hiệu một cuộc cách mạng hồng , cách mạng cam tại Iran như đã sảy ra tại Grudia , hay Ukraina cách nay ít năm . So sánh như vậy là chưa nói lên hết tính phức tạp của Thế Giới Hồi Giáo nói chung cũng như với thực tế của Iran , nếu cần so sánh thì : tình hình ở Iran ngày nay đang báo hiệu một biến cố lớn hơn so với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh cách nay 19 năm , cả một bức tường thành dài hàng chục ngàn dặm đang tan vỡ , Iran là điểm mấu chốt trong tiến trình dài đổ vỡ ấy . Một kết luận như vậy chắc chắn không được nhiều người chia xẻ , khi chỉ dựa vào các dấu hiệu bề ngoài . Muốn tìm hiểu vấn đề này đến nới đến chốn , chúng ta cần hiểu sâu rộng về lịch sử thế giới Hồi Giáo nói chung cũng như các diễn biến quốc tế , cùng với các sắp xếp ngoạn mục trong thời gian hơn 30 năm qua . Đó là chủ đề tôi muốn trình bày cùng quý vị hôm nay , và đặt biến cố ấy trong bối cảnh quốc tế lúc này . Để hiểu được lý do tại sao tôi đã ví biến cố Iran ngày nay với việc sụp đổ theo dây chuyền của bức tường thành vĩ đại , thiết nghĩ ta cần trở lại với lịch sử lâu đời của vùng này . Chính lịch sử ấy kết hợp với lịch sử thế giới cận đại sẽ cho ta một tầm nhìn thật sự đúng về cục điện Trung Đông nói chung , cùng các diễn biến sắp tới đây.

LƯỢC SỬ NƯỚC IRAN .
 
Iran ngày nay được gọi là Perse ngày xưa không có bề dày lịch sử như vùng Lưỡng Hà kế cận . Đó là đất nước với diện tích 1,648,000 km2 , dân số 65,5 triệu người , chủ yếu theo hệ phái Hồi Giáo Shitte , hầu hết vùng bắc đông bắc trải dài đến đông nam là sa mạc cùng núi non bao phủ , một phần phía bắc là nội hải Caspian nhiều khí đốt . phía tây tiếp giáp với Irak cũng bao phủ bởi núi cao khó lưu thông , phía nam là vinh Ba Tư lắm tranh chấp . Do lãnh thổ khó tiếp cận như vậy nên các đợt di cư của người Ấn Âu trải dài suốt nhiều ngàn năm không làm cho vùng này trở thành vùng đầy tranh chấp như vùng Lưỡng hà kế cận . Điều đó đóng góp vào việc tạo ra tâm lý của người anh trưởng trong vùng của người Perse nói chung , sen lẫn với tính bảo thủ của một dân tộc , một đế quốc có lịch sử lâu dài  không hề bị xâm lăng .
Đế quốc Perse đầu tiên được biết đến là Đế Chế Achamenid do Hoàng Đế Cyrus the Great lãnh đạo vào năm 546 BC , ông mau chóng tiến chiếm vương triều Lydia hùng mạnh thuộc vùng Anatolia nằm trong lãnh thổ Irak ngày nay . Đến năm 539 đế quốc Achamenid mở rộng đến Syria và Palestine ; việc đến phải đến khi ông xâm lăng Ai Cập vào năm 525 BC ; ông cũng xâm lăng vùng lưu vực sông Indus nằm phía tây bắc Ấn Độ ngày nay . Khi Cyrus the Great chết thì con là Darius I lên thay , năm 490 BC Darius I xâm lăng Hy Lạp nhưng bị chặn đứng , khi ông chết thì con là Xerxes lên thay , chuẩn bị lực lượng hùng mạnh trên 100,000 quân để xâm lăng Hy Lạp bằng cách cột thuyền trên eo biển Hellespont để quân Perse đổ bộ tiến đánh Hy Lạp bằng hai hướng thủy bộ kết hợp . Nhưng lực lượng thủy quân bị hạm đội Hy Lạp đánh bại , bộ binh bị chặn đứng nên cuộc tấn công tuy không thành công nhưng Hy Lạp và Achamenid ký hòa ước tồn tại gần 100 năm cho đến khi Alexander the Great vào năm 331 BC xâm lăng toàn vùng , hủy diệt cả Ai Cập , Achamenid , cũng như Lưỡng Hà để thành lập một Đế Chế rộng lớn nhất được biết đến lúc ấy , kéo dài đến tân vùng sông Indus thuộc Pakistan và tây bắc Ấn Độ ngày nay . Cho đến khi Alexander the Great chết , đế chế do ông thành lập được chia làm ba gồm Seleucid , Ptolemaic và Antagonid . Khi cả ba đế chế này yếu đi thì đó là cơ hội để La Mã tiến lên , cho đến khi La Mã suy tàn thì Hồi Giáo nhập cuộc , để từng bước trở thành thế lực chi phối sinh hoạt văn hóa chính trị toàn vùng trong thời gian dài đến hơn ngàn năm , vì quá trình suy yếu để đi đến tan rã của Byzantine sảy ra rất lâu , vả lại Byzantine trong quá trình suy yếu ấy cũng chỉ nắm được vùng đất ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi .
Theo đúng truyền thống trong vùng để lại , hào kiệt nào cũng muốn noi theo gương của Alexander the Great tìm cách thống lĩnh địa cầu , Muhammad cũng không đi ra ngoài thông lệ ấy . Ông xuất thân là một quản tài cho gia đình một thương nhân Ả Rập , nên có dịp đi lại tiếp xúc vởi đủ mọi sắc dân cũng như nhiều giới quyền quý trong vùng . Chắc hẳn ông biết sức mạnh của La Mã trong việc kết hợp thần quyền với thế quyền trong một cơ chế duy nhất để thống lĩnh toàn vùng ; ông hiểu một điều rất căn bản là : các đế chế trước đây không tồn tại được lâu , chủ yếu vì không biết kết hợp quyền lực tôn giáo với quyền lực chính trị-quân sự , mà bài học La Mã đã gây cho ông ấn tượng sâu sắc . Ông quyết tâm tiến hành tham vọng vĩ đại đó khi chọn vùng đất Ả Rập để tạo dựng đội ngũ tín đồ thuần thành cũng như chiến binh nồng cốt của đế quốc mà ông xây dựng . Về mặt này , ta cần nhìn nhận rằng ông là một thiên tài chính trị , biết chọn vùng đất nằm ngoài biên địa Lưỡng Hà để dấy binh , biết xử dụng niềm tin tôn giáo trong vùng để hình thành tôn giáo mới mang nặng dấu ấn Muhammad , biết đề cao lẽ công bằng bác ái để thu phục quảng đại quần chúng đã bị áp bức bóc lột suốt mấy ngàn năm và vẫn tiếp tuc bị áp bức bởi các chính quyền các cấp ở khắp vùng Lưỡng Hà cũng như Châu Phi hay Âu Châu Thiên Chúa Giáo .
Trong suốt hơn 3,000 năm của lịch sử Trung Đông , bán đảo Ả Rập không hề được nhắc đến , đó là nhà của người Bedouin sống chủ yếu bằng việc chăn nuôi dê cừu , cùng là nơi trung chuyển buôn bán các sản vật từ Trung Hoa , Ấn Độ hoặc Châu Phi tới để cung cấp cho các thị trường khác . Vị trí của bán đảo Ả Rập tăng lên từ đó . Như vậy từ một nhóm dân sống rải rác biệt lập , ít ai biết đến , nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành trung tâm của quyền lực trong vùng , như thế cái công của Muhammad đối với bán đảo Ả Rập không phải là nhỏ . Nhưng sức mạnh của Hồi Giáo tăng rất nhanh không phải trực tiếp từ người Ả Rập , mà là từ Lưỡng Hà , là vùng đất tiếp nối giữa Đông Phương với Tây Phương  và cũng là vùng tranh chấp triền miên giữa đủ mọi thế lực chính trị , văn hóa , cũng như tôn giáo .
Ông sinh năm 570 , bắt đầu rao giảng đức tin vào năm 610 . Đúng theo bài học của Chúa Jesus , ông tuyên bố được đấng chí tôn là Alla mặc khải :  “chính ông là tiên tri của Thượng Đế và là hậu duệ của Jesus “ . Năm 622 ông và những người theo ông bắt buộc phải rời khổi Mecca để đến lập căn cứ tại Medina , năm 630 ông trở lại chiếm Mecca , 632 ông chết , Abu Bakr là cha vợ lên thay nắm thanh kiếm tổng thống lĩnh Hồi Giáo ,năm 632 đến 651 Abu Bakr xâm lăng Syria , Palestine , và Iraq  ; Umar kế tiếp xâm lăng Ai Cập và Byzantine ( không thành công ) , sau đó là Persia . Đến năm 656 thì Ali là con rể của Muhammad lên làm lãnh tụ thứ tư của Hồi Giáo , năm 661 thì Ali bị ám sát chết tại Iraq , Muawiyak tự tuyên bố là caliph của cả thế giới Hồi Giáo , cai trị đế quốc Umayyah và di chuyển thủ đô từ Irak về Damascus . Bất hòa nghiêm trọng trong thế giới Hồi Giáo bắt nguồn từ đây , ngay trong lòng đế quốc Umayyah , để đến năm 750 thì hoàng tử Abd al-Rahman I phải chạy trốn sang Tây Ban Nha và biến Cordoba thành thủ đô khác của đế quốc Umayyad tại đó .
Thực không có một ai từ bàn tay trắng chỉ trong 41 năm đã tạo dựng được một đế quốc rộng lớn đến như vậy . Nhưng bất đồng vẫn còn âm ỉ trong triều đình Hồi Giáo mà thôi , cuộc tranh chấp chính yếu là về quyền thừa kế Muhammad để hình thành hai phái Sunny và Shitte  . Phái Shitte chủ trương chỉ người thuộc hệ phả Muhammad mới chính danh lãnh đạo đế quốc Hồi Giáo mà thôi ; phái Sunny nói , không nhất thiết như vậy , ai xứng đáng đều có quyền lãnh đạo . Thực tế cho thấy : thế giới Hồi Giáo càng mở rộng đến nhiều vùng văn hóa chủng tộc khác nhau , thì quan điểm của Sunny tỏ ra uyển chuyển hơn quan điểm của Shitte , cho nên ngày nay 85% người Hồi Giáo là Sunny là vậy . Iran là thánh địa của người Shitte , và là biểu tượng sống còn của người Shitte trong cuộc tranh chấp triền miên này , cũng là kiểu tranh chấp một mất một còn đối với Shitte vây . Điều này giải thích hàng loạt các phản ứng rất cực đoan của Iran trong thời gian qua .
Muốn hiểu rõ hơn về tình hình phức tạp hiện nay trong vùng , ta cần đặt mối quan hệ ấy trong cuộc tranh chấp triền miên giữa Âu Châu với Trung Đông . Âu Châu cũng chẳng vừa gì đâu , họ hiểu tình trạng tam phân giữa Thổ Nhĩ Kỳ , Ai Cập với Iran , họ rất biết xử dụng mối tam phân này để cải tổ Hồi Giáo mà họ biết rất rõ là văn minh Âu Châu đã hàm ơn ngay từ thời thái cổ , nên họ mong muốn cải tổ vùng này cũng như thế giới Hồi Giáo nói chung cho phù hợp với chiều hướng chung của nhân loại . Trong thế chiến II quân Liên Xô đã vào vùng bắc của Iran , thương thuyết để quân Liên Xô rút về là chủ đề của hội nghị Teheran hồi thế chiến thứ hai , cho dù phương Tây phải nhượng bộ Liên Xô ở vùng khác như tại Đông Âu chẳng hạn , để bảo đảm quyền lãnh đạo của vua Shah nước Iran cho đến khi cuộc cách mạng Hồi Giáo hình thành năm 1978 do giáo chủ Ayatolla Khomeini lãnh đạo .

CUÔC CÁCH MẠNG HỒI GIÁO .

Thực ra thì các tranh chấp trong lòng xã hội Hồi Giáo sâu rộng lắm , giữa những giáo sỹ bảo thủ với giới lãnh đạo chính trị . Cánh giáo sỹ muốn thâu tóm quyền lực để trở lại với trật tự Hồi Giáo thời xưa , để áp dụng luật Hồi Giáo trên tất cả các luật khác , phương tây biết rõ tham vọng này và cũng biết rõ là : “chiến tranh lạnh còn tiếp diễn thì các hoàng tộc dựa vào sức mạnh quân sự để trấn áp vẫn còn cần thiết ; khi chiến tranh lạnh gần kết thúc thì con bài mới cần được chuẩn bị để đưa lên đấu trường , thời gian sẽ chứng tỏ rằng cực đoan giáo trị sẽ dẫn đến thất bại ê chề còn hơn các hình thức cai trị khác “. Cho nên khi vua Shah cai trị Iran thì những giáo sỹ cực đoan như Khomeini và những người theo ông phải đi lưu vong . Ông không thể đến Mỹ khi Mỹ vẫn chánh thức ủng hộ vua Shah , Pháp là nơi thuận nhất để nuôi con bài Khomeini .
Khomeini sống lưu vong tại Pháp bằng phương tiện nào ? ai cung cấp cho ông một trú khu an toàn và mạnh mẽ như vậy , tiền bạc , đài phát thanh riêng để phát tin về Iran để hình thành lực lượng chống đối trong nước . Xin thưa ngay rằng  : tất cả những gì mà Khomeini có được tại Pháp đều do bàn tay bí mật của tình báo phương tây cung cấp hết , hoặc cố tình làm ngơ để nhóm chống đối tạo dựng sức mạnh . Như vậy , thực tế mà nói thì : chính tình báo phương tây nuôi dưỡng và đưa Khomeini về nước sau khi lật đổ vua Shah vào năm 1978 . Không ai biết được cụ thể là : trong số những người thân tín của Khomeini bao nhiêu người là tình báo của phương tây gài vào ? và bao nhiêu người còn được gài lại khi triều đình Shah bị lật đổ ? . Con số đó không thể nhỏ , cho nên Chế Độ Cộng Hòa Hồi Giáo Iran trong 31 năm qua thực ra chỉ có sức mạnh phiếm diện bề ngoài mà thôi , phương tây muốn lật lúc nào chả được . Ông Brezinsky là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng Thống Carter đã hơn một lần nói rằng : “ Ông không hề ân hận khi cho Khomeini về Iran vào năm 1978 “ , lời nói này đủ chứng nhận những điều vừa nêu .
Trong gần 10 năm qua , Iran ồn ào về vũ khí nguyên tử , hõa tiễn hay kết thân với Nga và Bắc Kinh là một điều chả xa lạ gì với người biết việc . Tình hình như vậy tất yếu phải sảy ra để chuẩn bị cho một biến cố lớn đang được hình thành theo chiều hướng giải quyết một lần căn gốc các bất ổn của thế giới . Cuộc bầu cử tuần trước chính là cơ hội để đẩy các chuẩn bị như vậy tiến tới một cách cụ thể hơn . Như thế các cuộc xuống đường hiện nay tại Iran hoàn toàn không đơn giản là cuộc bầu cử thiếu minh bạch giữa hai ứng viên là Ahmadinejad với Mousavi , đó chỉ là biểu hiện bề ngoài mà thôi , mấu chốt của vấn đề là : “cuộc cách mạng đích thực trong toàn thế giới Hồi Giáo “ . đó mới là điều quan trọng để tôi đi đến kết luận như đã trình bày ở phần trên : “ trường thành sụp đổ từng mảng một cách có hệ thống “ . Không nói thì thôi , nhưng khi đã nói thì cần nói thẳng đúng lúc mới nói . Phương Tây đúng là bậc thầy về chính trị , cả thế giới này khó lòng học hỏi mau chóng được . Trí tuệ phải cao viễn lắm mới thấy được một phần mà thôi .
Iran ngày nay chẳng phải là Gruzia hay Ukraina hoặc Thiên An Môn năm 1989 , tình hình này chỉ có tiếp tục bộc phát chứ không thể ngưng lại được đối với cả hai phía . Mà thực ra thì nào ai biết dược là cả hai phía đều lại là những con rối mà người đạo diễn lại chẳng phải là Khamenei , Khatami  hay Rassanzani . Cuộc xuống đường này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng lắm từ mọi phía , nhất là các cơ quan truyền thông quốc tế nhập cuộc toàn diện sẽ đẩy tình hình đến chỗ : “ tất cả cánh giáo sỹ cực đoan sẽ mất hết vị trí trong xã hội Hồi Giáo nói chung , các mất mát tất yếu sảy ra vào lúc nào đó trong tương lai tới đây . “ . Đó cũng là cuộc cách mạng đối với phụ nữ Hồi Giáo , trên 50% người xuống đường không hề đeo veil là phụ nữ , làn sóng này tuy mới ở bước khởi đầu nhưng rồi ra sẽ cuốn sạch các giá trị đã lỗi thời trong thế giới Hồi Giáo nói chung . Truyền thông thế giới sẽ tiếp tục cuộc chiến này trong đường dài cùng với người Iran hiện sống ở hải ngoại để gia tăng sự yểm trợ tối đa cho người Iran ở trong nước , chắc chắn sẽ bị đàn áp mạnh trong những ngày sắp tới đây . Nhưng càng đàn áp thì chống đối càng tăng cao để nhiên hậu dẫn đến sự tan rã của chế độ giáo trưởng tại khắp nơi trong thế giới Hồi Giáo trong tương lai không quá xa . Iran có thể đi vào nội chiến và rồi vai trò của quân đội Iran như thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn . Sau bất ổn , có thể dẫn đến việc quân đội Iran phải nắm lấy cục diện thôi ; quân đội ấy nay đang rất bực bội với các thao túng của nhóm Vệ Binh Cộng Hòa chưa hề có kinh nghiệm và thử thách nhưng lại đang nắm quyền sinh sát đối với tài nguyên cũng như đối với sự sống của người dân Iran nói chung và đang đưa Iran vào vòng nguy hiểm .

IRAN TRONG BÀN CỜ THẾ GIỚI .

Iran là một con cờ trên bàn cờ thế giới , muốn hiểu vị trí của mỗi quân cờ thì trước hết phải nhìn thấy toàn cục diện bàn cờ mới được . Nhiều tình huống có thể sảy ra với Iran , mỗi tình huống như vậy đều làm ảnh hưởng đến cả bàn cờ , quân Mỹ trong vùng và dĩ nhiên quân đội các quốc gia vùng Vịnh đều đã được báo động để đề phòng các bất trắc như vậy có thể sảy ra , mà thực ra thì đã được dự kiến trước rồi . 100 ngày đầu của nhiệm kỳ Tổng Thống của Ông Obama chả có gì để nói , trăm ngày kế tiếp khối truyện để bàn . Xin trình bày vắn gọn như sau .
Thứ nhất tình hình đang sôi động ở Pakistan , dùng lực lượng quân đội Hồi Giáo đánh lại Al Queda và Taliban quả là kế thần sầu , chả mấy ai làm được . Cuộc chiến ở vùng bộ tộc tiếp giáp Afghanistan tại thung lũng Swat vẫn đang mở rộng . Số thiệt hại của quân Taliban và Al Queda dâng cao mỗi ngày , Al Queda đã bắt đầu phải chạy đến vùng Sừng Châu Phi . Như vậy Osama bin Laden , cùng phó tướng là Jawahiri còn tồn tại trong bao lâu nữa , cũng chỉ một năm hoặc hơn một năm là tối đa . Quân NATO diệt bin Laden đâu hay bằng quân Pakistan diệt bin Laden cùng các bộ hạ , hiện đang bị bắt từ từ . Từ đây để thấy cuộc chiến Irak và Afghanistan là cần thiết đến dường nào , và là một đóng góp rất lớn vào diễn biến tình hình hiện nay . (Quý bạn đọc đã thấy quyền lực toàn cầu chưa ?).
Thứ hai là tình hình tại Sri Lanka , lực lượng Hổ Tamil đã tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền Colombo vài chục năm qua . Colombo không ra sức diệt Hổ Tamil , chủ yếu là chờ thời cơ . đúng lúc họ mạnh dạn ra tay , thế giới ủng hộ việc ấy . Dĩ nhiên , quân sự là bước đầu , bước kế tiếp là ổn định tình hình bằng cách nhìn nhận quyền tự trị tối thiểu của người Tamil song song với các dự án cứu trợ quốc tế là cần thiết . Điều quan trọng là , biến cố này làm gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong vùng vịnh Bengal là nơi Trung Cộng đang ra sức tạo ảnh hưởng . Việc này còn ảnh hưởng đến Miến Điện nữa . Lực lượng quân sự Ấn Độ cũng đã bắt đầu đụng độ với quân Maoist tại Nepal , cánh tay Trung Cộng kéo dài ở đó .
Thứ ba là Bắc Triều Tiên đang ra sức quậy phá an ninh khu vực Đông Bắc Á , đe dọa bắn hỏa tiển đến tận vùng quần đảo Hawai , quân Mỹ lên tiếng cho biết : sẵn sàng ứng phó bằng cách bắn hạ bất cứ hỏa tiễn nào từ đâu tới . Đặc biệt là Nga lại lên tiếng cảnh báo là Nga sẽ bắn hạ hỏa tiễn Bắc Hàn nếu nhắm bắn vào Nga . Đây là dấu hiệu rất đặc biệt đáng lưu ý . Tôi vẫn nói rằng vấn đề Bắc Triều Tiên là vấn đề nhỏ , nhiều người ngạc nhiên . Nó nhỏ vì thế giới đang muốn loạn như vậy mà , không loạn sao giải quyết được vấn đề toàn cầu . Bắc Triều Tiên càng phản ứng cực đoan càng hay , có sao đâu .
Thứ tư là phản ứng của Bắc Kinh . Hẳn là ban lãnh đạo Bắc Kinh nhìn các biến cố ấy với tất cả âu lo , cho nên Bắc Kinh đã gia tăng áp lực tối đa đối với Đảng Cộng Sản Việt nam , ra sức quấy rầy chiến hạm Mỹ hoạt động trong vùng biển Đông , mới tuần trước tầu ngầm của Trung Cộng cố tình va chạm vào dàn sonar trên chiến hạm Mc Cain , là tên vị Đô Đốc Tư lệnh Thái Bình dương hồi chiến tranh Việt Nam trước đây , sự kiện này mang ý nghĩa là : Bắc Kinh sẽ đánh Mỹ nếu cần . Ông Obama vẫn cứ đóng vai ông từ giữ đình , nhưng mỗi quân cờ chuyển động đều là mỗi đòn chí tử đánh vào Bắc Kinh cả . Bắc Kinh ngày càng bất an , điều này được thể hiện rõ khi một vài tờ báo của Bắc kinh mới đây công khai hô hào đánh Việt Nam , một việc chưa bao giờ sảy ra như vậy . Trong tình hình ấy , Hà Nội công khai kết thân với Mỹ khi cho phép Hải Quân Mỹ tìm kiếm xác lính Mỹ mất tích trên biển Đông trong cuộc chiến trước đây . Điều này thực tế là hải quân hai nước Việt Mỹ cùng tuần phòng vùng biển Đông . Như thế cuộc đụng độ rất dễ dàng sảy ra .
Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là : “ như vậy liệu Mỹ có làm như họ đã làm trong chiến cuộc Việt Nam trước đây , tức là đặt điều kiện thương thuyết với Bắc Kinh để chia phần ? “ Câu trả lời dứt khoát của tôi là : “ KHÔNG “ vì đây là cuộc chiến tối hậu . Ai biết được vai trò của Ấn Độ sẽ như thế nào trong hơn một năm tới đây , khi họ có thêm một Hàng Không Mẫu Hạm lớn do Hoa Kỳ cung cấp . Hai khối trên tỷ dân đụng nhau quả là rất hay , đây là thời điểm  “ do or die “ của cả hai phía .
Tôi nghĩ rằng trong một vài năm hoặc hơn sẽ có nhiều biến chuyển lớn trong vùng Thái Bình Dương . Biến cố lớn này đến nay chưa thấy xuất hiện thực rõ ràng , nhưng chắc chắn phải sảy tới vì :
thứ nhất là cho dù Hoa Kỳ và phương Tây hiện nay tập trú vào Trung Đông và Pakistan ; tình hình Iran sẽ biến chuyển mau chóng để làm cho chế độ Giáo Quyền ở đấy tan rã , trong hai ngày qua chính quyền Iran đã đàn áp mạnh những người chống đối , số bị chết nghe nói lên đến trên 150 người tuy không được chính thức xác nhận . Tình huống này sẽ dẫn đến cuộc Cách mạng Iran thật sự và toàn diện lần thứ hai thì ảnh hưởng của cuộc cách mạng ấy đối với thế giới Hồi Giáo sẽ vô cùng lớn lao ; khi ấy Syria , Lebanon , Palestine sẽ được giải quyết mau chóng .
Thứ hai là cuộc chiến chống Taliban và Al Queda tại Pakistan sẽ dẫn đến sự hủy diệt thực sự với cả hai nhóm này trong thời gian không lâu nữa . Trong điều kiện như vậy , Bắc Kinh sẽ nghĩ gì ? chắc hẳn Bắc Kinh không thể ngồi im để bị bức tử . Hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành các chủ trương bạo hộ mậu dịch của chính mình bằng cách bắt các công trình xây dựng do chính quyền tài trợ bắt buộc phải mua sản phẩm làm trong nước . Biện pháp này nhằm trả đũa lại việc Hoa Kỳ trước đây đưa thêm điều khoản mua hàng Mỹ vào dự luật cứu nguy tài chánh , nhưng bị gạt ra khi dự luật lên đến Thượng Viện .
Thứ ba là : cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay không thể giải quyết mau chóng , mà thực ra thì chính quyền Obama đang lo cải tổ cơ cấu , cơ cấu xong thì mới nói đến đầu tư để đưa công việc về nước Mỹ được . Đem công việc về Mỹ là mấu chốt của việc phục hồi kinh tế . Hoa Kỳ và Âu Châu cũng như Nhật Bản chưa sẵn sàng  cho bước tiến này . Việc này cũng còn chờ thêm các diễn biến ở Trung Đông và Tây Nam Á . (dự kiến tương lai kinh tế toàn cầu trong các năm tới như thế nào là điều ta phải biết , nhưng không thể nói công khai ra được) .
Thứ tư là chỉ trong vài năm tới đây thôi , tương quan lực lượng giữa Trung Cộng với Ấn Độ sẽ thay đổi có lợi rất nhiều cho Ấn Độ , khi ấy NATO và Hoa Kỳ rảnh tay ở Trung Đông , chắc chắn sẽ gây rất nhiều bất lợi cho Trung Cộng . Bắc Kinh tự biết cần hoạt động gấp rút tại Đông Dương cũng như Đông Nam Á ,  để đặt điều kiện thương thuyết trong điều kiện không bị thiệt hại nhiều . Nhưng bây giờ đâu phải là lúc thương thuyết kiểu chiến tranh lạnh được nữa, sự tan rã của Bắc Kinh là tất yếu lịch sử .
Chiến tranh trong vùng khó tránh là vậy .

VIÊT NAM TRONG BÀN CỜ LỚN NÀY .

Không ai trong chúng ta muốn chiến tranh , nhưng kẻ thù gây chiến thì ta phải chấp nhận chiến tranh với tất cả lòng can đảm , trí tuệ cũng như hy sinh của mình . Một lần nữa : “ ta ở ngay tuyến đầu của cuộc chiến tối hậu của ta và cũng là của thế giới . Ta ý thức việc đó rất rõ ràng và chấp nhận việc đó với tất cả sự khôn ngoan và danh dự . Thế giới hiểu rõ : ở Á Châu này cũng chỉ có ta mới ở tuyến đầu của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc mà thôi . Về phần mình , chúng tôi cũng hiểu rõ rằng : “ Hán coi chúng tôi chỉ mới là phần nổi của một tảng băng cực kỳ lớn phía dưới mà Hán không biết cụ thể ra sao .” Cộng Sản Hà Nội nay cũng biết rõ như vậy . Nhưng vẫn còn một số chưa dứt khoát lập trường , hôm nay tôi muốn nhân dịp này minh thị nói rõ với những người Cộng Sản chưa dứt khoát lập trường như vậy về tình hình thế giới một cách cụ thể để từ đó , những người ấy thay đổi lập trường trước khi quá trễ .
Quân đội , lực lượng an ninh được xây dựng chả lẽ chỉ dành đàn áp dân chúng hay sao ? nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ an ninh đất nước chống lại ngoại xâm . Nuôi quân ba năm dùng một giờ , khi kẻ thù xâm lăng đất nước thì quân đội phải biết trọng danh dự của một hiệp sỹ đứng lên cứu nước mới đúng . Lo cho cái thân và gia đình là sỷ nhục biêt dường nào cho dòng tộc tổ tiên , vết nhơ ấy chẳng bao giờ gột rửa được đâu . Tôi biết một số nhỏ tướng lãnh Cộng Sản hiện nay vẫn còn âu lo tự hỏi : liệu rồi người Mỹ sẽ làm những việc như kiểu Romania khi chế độ Cộng Sản ở đấy sụp đổ trong biến cố năm 1990 hay không ? về việc này , tôi trình bày rất rõ là : VN ngày nay và các nước Đông Âu khác nhau , nên chẳng thể tái diễn những việc đại loại như vậy ; tội với công ai có thể phân định được ? ta cần ổn định càng mau càng tốt vì kẻ thù của nhân dân ta đâu có thể chỉ trong một coup mà chúng tan rã ngay được ; và rằng ta phải xây dựng lại đất nước bằng những nguyên liệu bất toàn và không đồng bộ , nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta là làm cho các nguyên liệu ấy ngày càng hoàn thiện hơn . Như vậy cớ sao các anh lo những truyện vớ vẩn như vậy .
Dĩ nhiên với trọng trách là những người đang nắm vận mệnh đất nước , các anh tất hiểu những gì cần gấp rút hành động quyết liệt vào lúc này . Các chuẩn bị như vậy về mặt quân sự như thế nào các anh tự biết , tôi thấy không cần đi vào chi tiết ở đây . Đối với quần chúng , quan trọng nhất là dành cho các cơ quan truyền thông đại chúng thẩm quyền đặc biệt trong kế hoạch vạch mặt chỉ tên kẻ thù , toàn thể nhân dân có quyền phải biết những việc như vậy . Khi nhân dân được chia sẻ tin tức đúng mức , mọi người sẽ một lòng đứng trong cùng một chiến tuyến chống kẻ thù chung . Tôi nhấn mạnh với tất cả đồng bào là : thế giới đứng sau lưng ta trong cuộc chiến tối hậu này .
Đúng ra các chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tối hậu này phải được ráo riết chuẩn bị từ lâu rồi , nhưng vì các tế nhị của tình hình thế giới nên vấn đề tối quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đã không được quan tâm đúng mức trong thời gian dài đã qua . Bây giờ là lúc cần ráo riết xúc tiến ngay bất chấp các hệ lụy về mặt kinh tế . Tôi cần nhấn mạnh với Ban Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản cũng như với toàn dân là : tập trung nỗ lực đánh Chủ Nghĩa Bành Trướng Bá Quyền Bắc Kinh là ưu tiên tối hậu hiện nay , các vấn đề khác là phụ , sẽ được giải quyết ổn thỏa sau này .
Một số diễn biến mới đây trong nước xem ra cho thấy có các chuyển hướng tích cực : như một bản tin của anh em trẻ lên tiếng kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước đồng loạt tẩy chay hàng hóa sản xuất từ Trung Cộng , việc này mọi người cần quyết tâm thực hiện ngay . Báo chí trong nước bắt đầu công khai lên tiếng kêu gọi mọi người cần trở về với chính nghĩa dân tộc , với Duy Dân Nhân Chủ , đó là những bước đi rất đúng đắn , cần mở rộng thành cao trào cả nước trong lâu dài . Nhưng quan trọng nhất là : “ muốn đánh địch thì phải có đồng minh thực sự tín cẩn , người Việt cần khẳng định lập trường thật rõ ràng minh bạch là đứng hẳn về phía loài người tiến bộ , chủ trương này thực tế đã đạt được nhiều tiến bộ vững chắc . Muốn đánh địch cần tái trang bị quân sự ngay , tờ báo Người Việt hôm qua dã đưa tin , Hà Nội đang thương thuyết với Mỹ để mua thêm quân cụ , đó là quyết định đúng . Khi đi vào chiến tranh , nếu phải vay nợ để bảo đảm độc lập dân tộc và an ninh lãnh thổ , nhân dân chắc hẳn đồng lòng . Như thế nếu có thiếu hụt thương mại ta phải chấp nhận thôi . Dù sao dân số nước ta hiện nay cũng gần 100 triệu , với 3 triệu người Việt hải ngoại mỗi năm chuyển về nước gần 5 tỷ dollar , và có khả năng tăng lên 10 tỷ , đó là con số tuy không quá lớn so với chương trình tái trang bị quân đội nhưng là nền tảng vững chắc để huy động cho cuộc chiến này . Tôi một lần nữa nhấn mạnh với Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng như các tướng lĩnh đang chỉ huy quân đội là : “ cần huy động mọi phương tiện khả dụng để tái trang bị quân đội ngay tức khắc “ .
Với lực lượng quân nhân , cũng như lực lượng an ninh các cấp , tôi nhấn mạnh hai điều . Thứ nhất : quân nhân các cấp cần xác định ý chí kiên định và lập trường thật vững chắc , nắm vững chiến tuyến , quyết đánh bại kẻ thù chung . Nếu cần ôm bom tự sát đánh thẳng vào địch quân , sẵn sàng hành động . Danh dự của dòng tộc được thể hiện lúc này đây . Cần tái tổ chức lại quân đội và gia tăng huấn luyện trên căn bản xác định kẻ thù là các đơn vị quân đội Trung Cộng cũng như lực lượng tình báo Trung Cộng nằm vùng ở nước ta , chỉ huy cũng như tham mưu trên dưới một lòng , các cấp cần biết lắng nghe nhân dân cũng như những khuyến cáo của các nhà chuyên môn , nhất là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật chiến tranh hiện đại .
Thứ hai : cần tăng cường chăm lo cho đời sống quân nhân và gia đình ngay tức khắc . Khôi phục lại ngay tinh thần kỷ luật trong quân đội .
Với thế giới và nhất là Hoa Kỳ , tôi đề nghị Hoa Kỳ dành mọi dễ dàng đối với các đề nghị mua trang thiết bị quân sự của Việt Nam . Hoa Kỳ hiểu rõ nhu cầu quân sự của Việt Nam hiện nay là gì và cần bổ sung những gì cần thiết để quân đội Việt Nam có thể đảm đương được mặt trận trên bộ cũng như trên biển tại chiến trường Đông Dương . Ông Dũng và các giới lãnh đạo quân sự ở Hà Nội nên lắng nghe khuyến cáo của các giới chức đồng nhiệm Mỹ . Tôi đề nghị Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Tổng Thống Obama dành cho Việt Nam quy chế đồng minh .
Đã từ lâu trên làn sóng này , tôi luôn nói với thính giả trong nước cũng như hải ngoại rằng : “ dùng vũ lực mà lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa “ câu nói ấy đã làm cho nhiều người tự hỏi : “ vũ lực ở đâu ? “ . Hôm nay đây tôi nói rất rõ với mọi người là : “vũ lực đấy “ . Đồng bào cần nhớ rằng : chúng ta không đánh địch chỉ duy nhất bằng sức của ta , đằng sau ta là cả một thế lực khổng lồ có chiều dày lịch sử đã được khẳng định trong suốt mấy trăm năm qua . Đối với lịch sử toàn nhân loại thì : đó mới đúng ý nghĩa của từ ngữ “Đồng Minh” . Do vậy tôi nhấn mạnh với mọi người Việt khắp nơi rằng :” hãy vững tin vào tiền đồ dân tộc trong cuộc chiến tối hậu nhằm giải quyết tất cả các tồn đọng của lịch sử mấy ngàn năm tranh chấp giữa Việt với Hán để lại “ . Tương quan giữa Hán với Việt trong tương lai , sau cuộc chiến tối hậu này , cũng đã được dự kiến cả rồi . Các cấp lãnh đạo Cộng Sản cũng như người Việt yêu nước chân chính cần nắm vững chủ trương ấy .
Lịch sử nước ta thời cận đại còn lắm bí mật không thể để lộ ra ngoài , số người Việt thực sự biết được các điều đó không quá 10 người . Các lời phát biểu của tôi trên làn sóng này , trong nhiều trường hợp nhắm vào số thính giả đặc biệt được chọn lọc có chủ đích , chứ chưa hẳn là nhắm vào số thính giả bình thường . Do thế , đối với các lời phát biểu quan trọng của tôi luôn được đáp ứng rất mau chóng và trọn vẹn , dĩ nhiên tôi không thấy cần thiết để giải thích chi tiết về các đáp ứng như vậy .
Để kết thúc cho bài phát biểu hôm nay , tôi tóm lược vài điều :
Thứ nhất là : biến cố ở Iran lớn lao hơn hẳn so với việc Liên Xô giật sập bức tường Bá Linh năm 1990 . Biến cố Iran được ví như cả một bức tường thành rất dài đang bị dật sập một mảng quan trọng nhất và vững chắc nhất , để kéo theo cả bức tường thành ấy sẽ bị dật sập bởi chính người dân Iran cũng như nhân dân thuộc thế giới Hồi Giáo nói chung . Đây mới là cuộc cách mạng thật sự đối với thế giới Hồi Giáo . Dĩ nhiên vẫn còn nhiều việc cần làm , thực ra thì cũng đã được dự kiến cả rồi .
Thứ hai là : Trung Đông kéo dài đến Pakistan sẽ sớm đi vào thời kỳ mới đối với toàn thế giới Hồi Giáo , để đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ giữa thế giới Hồi Giáo đối với Phương Tây trong tinh thần mới , bỏ lại đằng sau các bất hòa cũ do lịch sử để lại . Phương Tây với sự tiếp tay của các quốc gia giầu có vùng Vịnh sẽ đóng góp nhiều tiền của vào việc xây dựng lại vùng này trong tương lai tới đây . Kinh tế thế giới rồi ra sẽ hồi phục một phần nhờ các thay đổi tích cực ở vùng này .
Thứ ba là : các thay đổi như vậy chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh cảm nhận rõ sự bất an hơn nữa , họ sẽ hành động quyết liệt bất chấp các hê lụy đối với thế giới đúng như truyền thống của Hán Tộc .
Thứ tư là : ta cần thống nhất lực lượng gấp rút để đáp ứng tốt nhất đối với cuộc xâm lăng của Hán Tộc đang diễn biến ở nước ta , không loại bỏ khả năng chúng sẽ tràn vào nước ta từ hướng biên giới phía bắc của toàn cõi Đông Dương kể cả Thái Lan . Đánh tan cuộc xâm lăng của Hán Tộc là ưu tiên cấp bách hiện nay , các vấn đề khác sẽ được giả quyết ổn thỏa sau này . Đó làm một cam kết tinh thần đối với mọi người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại .

Lê Văn Xương  June  - 21 – 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét