Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Quốc kỳ và ảnh hưởng của nó qua các thời, dưới lăng kính dịch lý

TĐ Nguyễn Việt Nho
Cờ của một nước (quốc kỳ), là biểu tượng thiêng liêng của một quốc gia: Ở nước ta, dưới thời phong kiến, cờ mang tính biểu trưng cho một triều đại hơn là của cả dân tộc (trừ hai triều đại của Hai Vua Bà và của một ít tri ều n ữa, sẽ nói sau). Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị. Nhưng dầu gì (là biểu trưng cho một triều đại hay là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc), xuyên qua cấu trúc (màu sắc, hình tượng, ý tượng của cờ) nó cũng sẽ mang lấy bên trong nó những ẩn ý có thể nói lên tính chất của triều đại hay vận mạng của cả dân tộc, trong thời kỳ ngọn cờ của thời kỳ đó biểu trưng. Bởi, theo Dịch lý thì thần và vật, ý nghĩa và biểu tượng không thể tách rời: trong cái nầy vốn hàm chứa cái kia: thần nương vào vật mà thể hiện, vật hàm chứa sẵn trong nó cái thần… Điều nầy được phát biểu theo kiểu tân toán học (Modern algebra) là: Con phức số (complex number: thần-vật) gồm hai phần: thực số (real part, real number) và ảo số (imaginary part, imaginary number). Trong lý sự đó, ở phần dưới, tôi sẽ dùng “bói toán” (trong nghĩa tính toán hay chiêm nghiệm các con lý số hay dịch số), để chỉ ra ý nghĩa đích thực tinh thần (hay thần) của cờ (vật), qua các thời đại từ triều Hai Bà Trưng đến nay:
I.       Ý NGHĨA CỜ QUA CÁC THỜI KỲ TÌM HIỂU QUA DỊCH LÝ
 
A.                 CỜ HAI BÀ TRƯNG
@ Mô Tả:  Sau khi hai Vua Bà bị đánh bại, phải nhảy xuống dòng Hát Giang tuẩn tiết, Lão tướng Tàu là Mã Viện đã dùng chính sách hủy diệt văn hóa một cách triệt để, chẳng khác chi việc “đốt sách giết học trò” của Tần Thủy Hoàng: Ông tịch thu trống đồng để đúc trụ đồng và ngựa đồng, tịch thu sách vở Việt tộc mang về Tàu, phá hủy các di tích văn hóa Việt, một mảnh giấy cũng không cho, một mộ bia cũng không để. Rồi liên tiếp các thời kỳ Tàu sang xâm lăng nước ta như các thời Hán, Tống, Mông, Minh, Thanh, Mao… họ cũng đều làm như vậy, cho nên việc sưu tầm chính xác lịch sử, trong đó có việc tìm hiểu về lá quốc kỳ  thời Nhị Trưng nói riêng và các thời khác nói chung, rất khó. Về cờ thời Hai Bà, ngày nay người ta chỉ còn biết qua câu: “Đầu voi phất ngọn cờ Vàng” và trên nền vàng đó có gì thì không ai biết. Thôi thì ta cứ căn cứ vào cái căn bản màu vàng nầy mà tìm hiểu ý nghĩa cờ thời hai Bà.
@ Ý Nghĩa Cờ Vàng Xét Qua Dịch Lý: Cờ hai Bà là Cờ Vàng: Màu vàng theo Dịch Lý thuộc hành Thổ, và thổ là đất. Đất: Dịch dùng con lý số KHÔN hoặc CẤN để chỉ.
_ Số KHÔN hệ Bát Quái, với ba nét là (       ) và với 6 nét Dịch là con THUẦN KHÔN (       ): Nội và ngoại quái đều là Khôn nên vượng. Thoán từ viết là: “Nguyên Hanh tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng: tiên mê hậu đắt, chủ lợi. Tây Nam: đắc bằng, Đông Bắc: táng bằng. An, trinh cát” (Khôn: nguyên khởi, hanh thông, có đức trinh chính của con ngựa cái. Người quân tử có thể hành động: trước thì còn mê lầm nhưng sau sẽ được lợi. Tây Nam được bạn (tốt), Đông Bắc mất bạn (xấu); an lòng giữ vững đức trinh chính thì tốt).
Đại ý: con lý số (qủe) Khôn chỉ ra rằng, người muốn làm việc lớn phải học lấy ý của Khôn là: Cái đầu tiên hay khởi thủy (Nguyên của “Khôn”), là cái gốc của mọi sự, mọi việc, cái gốc ấy là đức tính âm nhu, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ…, cái gốc ấy có giá trị không kém gì tính cượng kiên của Càn (khởi đầu thoán Càn cũng là Nguyên), Hán Nho chữ nghĩa hóa đức nầy để dạy người quân tử phải noi theo là: “Quân tử dĩ hậu Đức tải vật”
_ Số CẤN, thoán từ chỉ ra ý: Gắng bó với nhau trong tình thương và lòng quảng đại, không phân biệt ta người, mới không có lỗi (Cấn kỳ bối, bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cửu).
Tóm lại, dù là Khôn hay là Cấn, cờ cũng tượng trưng cho nền tảng đặt trên cơ sở Đất Mẹ hay Âu Cơ (Âu: Mẹ, cơ: Nền tảng), cũng là cái căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
@ Ý Nghĩa Đối Chiếu Với Hiện Thực Thời Đại: Qua phần trình bày trên, có thể gọi lá cờ thời Hai Bà (lá cờ Qủe Khôn hay Cấn) của Dịch số và con Dịch số Khôn & Cấn mà lá cờ nầy tượng trưng có những điểm “ứng” sau đây:
1)      Cờ của hai Bà được biết như là lá cờ đầu tiên của nước ta (Nguyên): Cái hay mang tính thích ứng cho hiện thực là lá cờ qủe Khôn hay CẤN (màu vàng của Đất) đã đặt nền tảng (Nguyên, Hanh) cho hậu thế: Cái “ứng” làm ta ngạc nhiên là từ đó về sau, trên tất cả các Quốc Kỳ Việt Nam, không ít thì nhiều, đều mang lấy màu vàng nguyên khởi này (sẽ thấy rõ hơn ở các phần viết bên dưới).
2)      Nếu màu vàng mang tính của Khôn và Cấn (chỉ đất, mẹ, giống cái)… thì màu đỏ sẽ mang tính của Càn là tính của trời, cha hay giống đực… đúng như điều Việt tộc tự nhận mình là thuộc dòng Rồng Tiên (là hai huyền tự chỉ tính của Càn Khôn, Trời Đất, đực cái, âm dương …), nên các lá quốc kỳ sau thời Hai Bà đều hội đủ hai màu chủ yếu mang tính âm dương Tiên Rồng nầy.
3)      Điểm ứng thứ ba của lá cờ chữ số Khôn, & Cấn như trong Thoán từ đã chỉ ra là: “Tây Nam đắt bằng, Đông Bắc táng bằng”. Trên hình Lạc Thư: Tây Nam là con 8; Đông Bắc là con 2 (Lạc Thư được xem như là sách được Mẹ và đám con theo Mẹ ở lại trị nước do cha di chúc lại trong lần chia con và chia tay, bởi Lạc Thư mang số 45, là số cửu ngũ (cửu là 9, ngũ là 5; 9X5 = 45, ngôi cửu ngũ là ngôi vua trị nước (để rõ hơn xin tìm đọc: Văn Hóa Cổ Việt). Lời thoán của Khôn bảo Tây Nam được bạn, Đông Bắc mất bạn, mang ý của con 8 tây Nam và con 2 Đông Bắc nầy. Xin lý giải: Con 8 viết ra lý số với ba nét là con Khôn, là Mẹ hay đất mẹ như vừa nói phần trên, cũng mang nghĩa chỉ ra hướng ôn nhu, hiền hòa mà dòng tộc Việt nên chọn để xuôi Nam. Con 8 viết với hệ 6 nét Dịch là con Địa Sơn Khiêm (các chuyển đổi từ hệ thập phân sang hệ Dịch số hay lý số xin xem lại sách vừa dẫn). Khiêm có nghĩa là khiêm tốn, cũng là đạo của trời đất (mãn chiêu tổn, khiếm thụ đắt, thời nãi thiên đạo).Thoán từ của Khiêm viết: “Khiêm nhường: Hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối (Khiêm: hanh, quân tử hữu chung) và lục tứ bảo phát huy đước Khiêm nhường thì không gì là không lợi (Vô bất lợi huy khiêm). Sơ lục thì bảo là dùng khiêm để làm việc lớn rất tốt (Khiêm khiêm, quân tử dụng thiệp đại xuyên, cát) … Và con 2 khi viết ra lý số sẽ là con Khảm. Khảm có nghĩa là khó khăn, lãnh lẽo, hiểm nguy…, nên Nam tộc tránh hướng nầy mà chọn con đường Nam tiến (hay nói đúng hơn là tiến theo hướng ĐB _ TN, là con đường nối từ Động Đình Hồ tới Mũi Cà Mau). Điều nầy là ý của bốn chữ “Đông Bắc táng bằng”, chỉ ra sự không tốt của hướng nầy vì Việt tộc phải đối đầu trong thế bất lợi với đám người phương Bắc, chỉ có Tây Nam là con đường Nam tiến để sống còn.
Tóm lại, cờ của Hai Bà vừa đặt nền tảng cho các lá cờ về sau, cũng vừa ngầm ý di chúc cho hậu dụê dòng Việt con đường để lánh nạn tiêu vong bởi phương Bắc và để mở nước về phương Nam. Trong ý nấy thì bài hịch “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…” vị anh hùng phá Tống Bình Chiêm Lý  Thường Kiệt cũng là việc làm về sau nhằm chữ nghĩa hóa cái di chúc vô ngôn thể hiện qua lá cờ của hai Vua Bà vậy.
Thực ra, Cờ vàng mang ý nghĩa của qủe Khôn và Cấn nầy có cái qúy, cái tốt như vừa nói, nó cũng có điều không tốt cũng nằm trong chính nó vì, đúng ra phải “phu xướng, phụ tùng” Càn khởi động Khôn phụ họa thì mới thuận với nhân đạo và thiên đạo, ở đây Hai Bà xướng, hai Bà lãnh đạo khởi nghĩa, nên không mấy thuân nên có lẽ vì thế mà Hai Bà chỉ ở ngôi vua có hai năm từ năm 39 đến năm 41 sau công nguyên.
B.                 CỜ CÁC TRIỀU ĐẠI: ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ, TRẦN, HẬU LÊ
@ Mô Tả (Chung cho cờ thuộc các triều đại, xét qua hình tượng)
Nhìn chung, các triều đại phong kiến trước đây, lá cờ không mang lấy tính đại diện cho quốc gia mà như là một biểu tượng của một triều đại, bởi thường thường cờ chỉ là một khuông vải nền vàng (màu của vua chúa sử dụng) trên đó có viết tên của triều đại bằng chữ Hán, màu đỏ, như chữ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, (Nguyễn Gia Long)… Người ta không thấy sách nào nhắc về lá cờ của các triều đại này, trừ riêng thời Đinh Bộ Lĩnh, sách sử có nhắc đến cờ của Ngài là cờ bông lau, nhưng có lẽ, cờ bông lau cũng chỉ là cờ Ngài sử dụng để “đánh giặc gỉa” cùng với bạn nhóc con cùng chăn trâu với Ngài. Khi làm vua và có lẽ triều Đinh cũng sử dụng cờ cũng tương tợ như các triều đại về sau, nghĩa là cũng sử dụng chữ Đinh chỉ ra triều đại, viết trên nền vàng tượng trưng cho Đất Mẹ và tượng trưng cho vua chúa…
@ Ý Nghĩa Cờ Thời Phong Kiến Xét Qua Dịch Lý
_ Ý nghĩa tra cứu trên màu sắc: Màu đỏ (màu của chữ viết trên lá cờ) chỉ ra màu của máu, lửa…, là con Hỏa (LI) của Dịch lý; nền vàng là con Khôn; hay con Cấn, kết hợp lại là Li trên Khôn là Hỏa Địa Tấn và nếu nền vàng là Cấn thì: Li trên Cấn là Hỏa Sơn Lữ:
_ Ý nghĩa lá cờ xét qua con Tấn: Tấn có tượng hình là ánh mặt trời rọi sáng trên mặt đất (Li trên Địa), từ sự gợi ý đó, Đại Tượng Truyện nhận ra tượng ý mà có lời khuyên cho người quân tử là nên theo tượng của Tấn mà tu dưỡng đức sáng suốt của mình và Tấn cũng có nghĩa là tiến tới trước.
_ Nếu màu vàng tượng trưng cho con Cấn (cũng thuộc hành Thổ) thì Hỏa trên Sơn là Hỏa Sơn Lữ: Đây là định phận (hay là sứ mệnh?, sử mệnh?) của tộc Việt: Lữ là lữ thứ hay Lữ khách (từ huyền thoại gọi là theo “cha xuống biển”) để bung ra bên ngoài.
Qua ý nghĩa được đọc thấy qua hai con lý số nầy, được bày tỏ qua màu cờ và qua màu sắc đó, khuyên dòng Việt tộc vừa phải gắn bó với đất Mẹ (theo Mẹ lên núi), vừa phải bung ra để mở mang kiến thức và lãnh thổ (theo cha xuống biển).
@ Ý Nghĩa Đối Chiếu Với Hiện Thực Thời Đại:
* Con Li Địa Tấn cũng được hình thành bởi việc chồng hình BQ: Hình Hậu Thiên chồng lên Tiên Thiên về phương Nam, sẽ là Hỏa Địa Tấn, chỉ ra con đường Nam tiến mà tộc Việt phải đi (để rõ hơn xin đọc: HƯỚNG PHỤC VIỆT QUA LÝ SỐ HÀ LẠC trong VĂN HÓA CỔ VIỆT), con đường nầy cũng là con đường mà cờ Hai Bà đã ngầm chỉ ra qua tượng ý con Thuần Khôn của cờ Hai Bà: “Tây Nam đắt bằng…” như đã nói ở mục CỜ HAI BÀ TRƯNG…
* Con Lữ cũng là Tổng số các số của Hà Đồ về hướng Đông, là con 13 (do hai số 4 + 9 = 13 và con 13 viết ra lý số là Hỏa Sơn Lữ. (Xin đọc phần viết về Hà Đồ trong Văn Hóa Cổ Việt). Nói về Lữ, trong Việt sử dân tộc ta ít ra đã ba lần phải thực hiện điều thiên định nầy: Ở thời huyền thoại, là lúc Ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ chia tay và chia con. Vào thời Lý Trần, hoàng thân Lý Long Tường và đám tùy tùng đi đường biển sang Đài Loan, rồi sang Đại Hàn lánh nạn nhà Trần và nhờ vậy mà nước nầy đã chống được quân Mông Cổ với sự giúp đỡ của Bạch Mã Tướng Quân Lý Long Tường … Lần thứ ba là sự kiện hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản sau 1975.
* Riêng về quái Tấn: Tấn về phương Nam là một chuyện chẳng đặng đừng để tồn tại và phát triển nên Tấn được xem là tốt, có công, được khen thưởng như thoán từ qủe nầy luận. Cấu trúc con Tấn có tượng là chiến tranh, giặc giã (Hỏa) trên đất nước (Khôn) nên cũng đồng nghĩa với khó khăn, loạn lạc trên quê hương… Và tuy Hỏa và Thổ tương sinh (Hỏa sinh Thổ) nhưng Thổ ở đây là con Khôn, Khôn cũng ám chỉ vật chất hay tiểu nhân, nên trong ý này Tấn chỉ mang ý tốt lành về lâu dài cho đất nước, còn trong ngắn hạn thì vẫn đầy khó khăn (ý của Sơ lục, Lục nhị, và Lục ngũ), trong ý nầy chiến tranh sẽ chỉ làm lợi cho bọn tiểu nhân (là ý của Hỏa sinh Thổ trong trường hợp nầy) và người quân tử thì bị thua thiệt, việc phải “Tấn tới” chỉ nhằm vào lợi ích lâu dài cho đất nước: Điều nầy ứng với hầu hết các thời kỳ đất nước có lá cờ mang ý Li Địa Tấn, như các thời phong kiến và thời của chính phủ Trần Trọng Kim (sẽ được đề cập trở lại). Phần tiếp dưới sẽ xét từng thời đại:
B.1. CỜ CỦA ĐINH BỘ LĨNH
1.                  Mô Tả Cờ Triều Đinh: Chữ Đinh viết theo Hán tự: trên là một nét nằm ngang ngắn, dưới là một sổ dọc dài, có hình thù như một cái đinh hay cái cờ bông lau (hoa lau, sậy). Nếu được vẽ trên vải vàng và viết chữ Đinh với màu đỏ, cờ sẽ giống cờ Long tinh với con rồng đỏ đầu hướng lên trới. Con rồng nầy mang tượng hình số 1 và nếu con 1 và viết ra lý số là con Cấn (Sơn), và màu vàng là màu thổ hay là con Khôn (Địa). Tổng hợp hai tượng: (chữ số 1 và màu vàng), sẽ có tượng số là Sơn Địa Bác. Còn nếu màu vàng là con Cấn, con 1 cũng là Cấn, phối hợp lại thành ra Thuần Cấn, cờ triều Đinh trong nghĩa nầy, chỉ quê hương đất Mẹ, hay con đường của Mẹ hay con đường “theo Mẹ lên núi”, với ý là nên đoàn kết, yêu thương, nên theo con đường tu tâm, hướng nội.
2.                  Ý Nghĩa Hiểu Qua Dịch lý Lá Cờ Có Tượng Con Bác: Bác là tiêu mòn dần, mất dần. Thời Bác là thời của kẻ tiểu nhân (tượng trưng bằng 5 hào Khôn, chỉ có một háo dương chỉ người quân tử nhưng hào nầy thì cũng sắp bị đi đon vì nằm trên cùng, thế nên thoán từ viết: Hành động thì không lợi (bất lợi hữu du vãng). Trong thời tiểu nhân đang thắng thế nầy, thoán từ khuyên người quân tử chỉ nên chờ thời, chờ khi âm cực thịnh sẽ suy… và trong thời nầy nhiều lúc phải làm như lời Lão Tử khuyên: “Đại trí nhược ngu, đại dõng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng)”.
3.         Ý Nghĩa Lá Cờ Với Tượng Con Thuần Cấn: Cấn có nghĩa là núi, là nền tảng vững chắc hơn so với cờ Hai Bà là con Khôn (chỉ đất mềm hay sự khởi đầu cho nền tảng), nhưng Cấn cũng có nghĩa là ngưng đọng, không phát triển được.
4.                  Đối Chiếu Với Hiện Thực: Đinh Bộ lĩnh là một vị anh hùng cải thế, dẹp được loạn 12 sứ quân, đưa đất nước gôm về một mối, mở đầu cho thời kỳ nước nhà đi vào tự trị, làm vững chắc thêm nền móng đã được Hai Vua bà mở ra (cờ chữ số Thuần Khôn nay đã thêm một chút dương vào ở ngoại quái Cấn), nhưng nhằm vào thời Bác nên Ngài chỉ ở ngôi có 12 năm thì bị kẻ tiểu nhân là Đinh Thích giết chết Vua cùng với người con trưởng là Đinh Liễn; ấu chuá Đinh Tuệ chỉ mới lên ba nên Bà Thái Hậu Dương Vân Nga (tức Dương Ấu Mai, con của Dương Diên Nghệ, và sau đó là vợ Đinh Bộ Lĩnh và khi vua Đinh qua đời lại lấy vua Đinh Lê Đại Hành) phải phế đế mà tôn Lê Hoàng lên thay nhằm đối phó với giặc Tống lăm le xâm chiếm nước ta…  Triều Đinh qủa ứng với qủe Bác nầy … và cũng ứng với con Cấn, vì triều Đinh được xem như là triều đại đầu tiên, mở đầu cho dòng thực sử Việt…
B.2. CỜ CÁC TRIỀU: TIỀN LÊ, LÝ,  HẬU LÊ
@ Mô Tả Cờ: Dịch lý (cái lý của sự biến dịch) được thể hiện qua hình tượng và qua ý tượng: Ở phần b, xét ý nghĩa sự việc qua hình tượng, ở phần nầy ta xét qua ý tượng. Các chữ Lê, chữ Lý… ngoài nghĩa chỉ cái họ đứng đầu của một triều đại, còn chỉ các tên của loài cây mà từ Dịch học gọi là Mộc hay Tốn (Phong). Tốn viết trên nền vàng là Phong Địa Quán hay Phong Sơn Tiệm
@ Ý Nghĩa Cờ Xét Qua Dịch Số Và Qua Hiện Thực Thời Đại: Quán có hai nghĩa: một là thể hiện ra, trưng ra (nghĩa của thoán từ, do tượng hình của nó có hai hào dương nằm trên cùng, làm gương cho các hào âm bên dưới noi theo); nghĩa thứ hai là quan, là quan sát: quan sát những gì Quán thể hiện ra (ý các hào). Đem cờ quái Quán đối chiếu với hiện thực ta thấy: các triều đại Lê, Lý, Hậu Lê là các triều đại mẫu mực, xứng đáng là gương soi cho hậu thế và hậu thế nên theo đó mà hành động nhằm ích quốc lợi dân, như: Chống xâm lăng phương Bắc, mở mang đất đai về phương Nam và tự cường tự lực, thăng tiến dân trí, dân sinh, dân quyền…
Và nếu mang nghĩa là Phong Sơn Tiệm, là nghĩa của sự tiến lên từ từ của đất nước, về phía trước, mà không là tiến nhảy vọt … Sau thời kỳ Cấn trong nghĩa là ngưng đọng, trì trệ của lúc mới đặt nền móng ở thời Trưng và thời Đinh, các thời kế tiếp Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê… mang ý nghĩa của lá cờ quẻ Tiệm, trong nghĩa từ từ tiến lên, tiến lên từ từ…
B.3. CỜ THỜI TRẦN
@ Mô Tả Và Ý Nghĩa Của Cờ Xét Trên Dịch Lý:
Chữ “Trần” chữ Hán viết là Đông A ghép lại: Đông có nghĩa hướng Đông, chữ “A” là tiếng đệm, không nghĩa nên không cần xét. Chữ Đông, Dịch số viết là con Lôi. Con Lôi kết hợp với con Khôn (màu vàng hành Thổ) là Lôi Địa Dự. Dự là vui vẻ, sung sướng, có tượng ngoài động  (Lôi, ngoại quái), trong thuận hay trên hô hào, khởi động dưới dân chúng hưởng ứng, thuận theo thi hành, nên vui vẻ cả làng … thành công rực rỡ.
@ Đối chiếu với hiện thực thời đại: Cờ có tượng Lôi Địa Dự: Dự rất ứng cho Đời Trần: Quái Dự có hào 4 dương duy nhất làm chủ quái, chỉ người khởi động, mở đường, là một vị công thần (không phải là vua, vua là hào 5), như thoán từ viết: Dự: Lợi kiến hầu, hành sư (Vui vẻ: Dựng tước hầu trị dân, tiến hành thì tốt). Ở thời Trần mọi việc đều do sự sắp xếp, điều động, từ việc soán đoạt ngôi vua của thời Lý (ép Lý Chiêu Hoàng, ưng Trần Cảnh và nhường ngôi lại cho chồng) đến việc đặt kế họach kháng Mông, giữ nước …, đều do một tay Trần Thủ Độ cả. Cũng vào thời nầy người trên (chính quyền hay người khởi động), hô hào dưới thuận theo hưởng ứng nên kết qủa rất to lớn là đã ba lần đánh bại quân Mông, là binh đội thiện chiến nhất thế giới thời bấy giờ. Quân Mông đã chiến thắng hơn 40 nước trong đó có cả những nước lớn như Nga, Ấn và Tàu …  Đến ngày nay thế giới còn sợ cái Huỳnh Họa tức họa quân Mông này…
C.                 CỜ QUANG TRUNG
@ Mô Tả Và Hiểu Ý Nghĩa Cờ Qua Dịch Lý: Sau khi lên ngôi vua, vua Gia Long đã triệt để đào tận gốc, trốc tận rễ đối thủ của ông là dòng Nguyễn Tây Sơn khiến sử viết về triều nầy không thấy đề cập đến lá cờ, nhưng trong dân gian ngày nay vẫn còn câu ca: “Tây Sơn áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước biết bao công trình” để táng dương công đức triều đại Nguyễn Tây Sơn và trước 75 tại điện thờ Quang Trung ở Bình Khê, Bình Định, có chưng cờ nầy với nền đỏ có mặt trời màu vàng nằm giữa.. Qua đó thì cờ của Vua Quang Trung là Cờ Đào trên đó có hình mặt trời nằm giữa: mặt trời biểu thị bằng quái CÀN, màu đỏ là con LI; Càn trên Li là Thiên Hỏa Đồng Nhân. Đồng Nhân có nghĩa là cùng với người, trên dưới đồng tâm hợp lực: Gọi là Đồng Nhân vì hào hai lục nhị và hào 5 đều trung chính, ứng nhau. Qủe Đồng Nhân được sắp sau quái Thiên Địa Bỉ. Bỉ: nghĩa là bỉ cực, chỉ ra thời kỳ cùng đường, bế tắt và Bỉ không thể Bỉ mãi nên hết bỉ sang đến quẻ Đồng Nhân.
@ Đối Chiếu Với Hiện Thực Thời Đại: Quang Trung là điểm sáng ở giữa, là mặt trời nằm giữa nền cờ đỏ. Cờ Quang Trung tượng trưng cho thời loạn lạc, lòng người phân tán, của triều đại Lê Mạc Nguyễn Sơ, Nam Bắc tương tranh, không có hướng giải quyết: Mặt trời nằm giữa (Quang Trung) là điểm sáng, là niềm tin cho mọi người cùng hướng về, ứng với tượng quái Thiên Hỏa Đồng Nhân và do vậy mà vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã chinh phục được lòng người, gom bá tánh về một mối, cùng hợp lực thống nhất sơn hà và đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi và toan tính đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng … Tuy thoán từ là “Lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh” (Lợi cho việc làm việc lớn như qua được sông lớn, lợi cho người quân tử trung chính), nhưng vì tượng qủe là Hỏa (con Li) khắc Kim (là con Càn: chỉ trời, chỉ vua), nên là điều bất lợi khiến Đức vua sớm băng hà, làm cho các công cuộc cải cách bị bỏ dở…, lại nữa, như hào hai nói: “Đồng Nhân vu tôn, lận” (chỉ là cùng với người cùng phe nhóm khiến gây ra xào xáo chia rẽ, nên đáng xấu hổ). Điều nầy đã khiến triều đại Nguyễn Tây Sơn sớm bị Nguyễn Gia Long đánh bại… Xét cho cùng, tuy ngắn ngủi, thời Quang Trung với biểu tượng của cờ là con con Thiên Hỏa Đồng Nhân, cũng đã là một trong những triều đại sáng chói trong dòng sử Việt.
D.                CỜ DƯỚI CÁC TRIỀU NGUYỄN (NGUYỄN GIA LONG)
Dưới triều Nguyễn (Nguyễn Gia Long) đặc biệt ta thấy có hai lá cờ xuất hiện: Thứ nhất là cờ đỏ của sứ thần Phan Thanh Giản dùng biểu trưng cho triều đình An Nam; thứ hai là lá cờ Long Tinh thời Bảo Đại thuộc Pháp:
@ CỜ CỦA PHAN THANH GIẢN DÙNG KHI SANG PHÁP
Khi sang Pháp điều đình nhằm chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đến nơi phái đoàn ta thấy phía Pháp có cờ xí ngợp trời, phe ta chẳng có, Phan Thanh Gỉan bèn vội lấy chiếc khăn điều làm cờ cho An Nam… Tuy bất thần chọn lựa, nhưng cờ lại “ứng” với vận mệnh nước nhà và số phận của cụ Phan: Dãi vải màu đỏ là hình ảnh của con rồng lửa bay lượn trên mặt đất, mang tượng hình một nét dương Càn; con 1 nầy nếu dùng qủe Dịch vẽ ra với sáu nét của Dịch số sẽ là con Sơn Địa Bác. Bác là thời của tiểu nhân thắng thế, còn duy nhất một nét dương trên cùng cũng sẽ biến mất, nói lên phái đoàn sẽ thất bại trong sứ mạng điều đình…, để mở đầu cho giai đoạn của thời Bác mà ý nghĩa của nó đã được nói ở phần viết về Cờ nhà Đinh: Tác hại của lá cờ Sơn Địa Bác là đất nước bị “bác” (mất) dần vào tay người Pháp và cả mạng của ông sứ thần cũng bị “Bác” luôn (Sứ thần Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự tử chết)
@ CỜ LONG TINH THỜI PHÁP THUỘC
Thật ra, gọi là cờ thì triều đình nhà Nguyễn chỉ thực sự có cờ dưới thời Bảo Đại (lên ngôi năm 1922, nhưng sang Pháp học 10 năm đến 1932 mới về nước và trên thực tế thì Bảo Đại chỉ làm vua của Trung Phần và Bắc phần, còn Nam Phần thì thuộc Pháp. Cờ nầy cũng có hai màu: màu đỏ và vàng, được phối trí: một vạch đỏ nằm ngang có chiều rộng là 1/3 diện tích toàn thể, nằm giữa nền cờ màu vàng. Nếu dùng tượng Dịch để vẽ, cờ nầy chẳng khác tượng hình cờ của Phan Thanh Giản đã sử dụng ở Pháp: Rồng Đỏ nằm trên đất, là tượng hình của con Sơn Địa Bác, như vừa nói trên và sự “ứng” của nó vào thời đại là: Bảo Đại chỉ làm vì, nước mất dần vào thay thực dân Pháp và cuối cùng bị mất luôn vào tay Cộng đảng … Còn nếu màu vàng tượng trưng con Cấn, thì con 1 nét đỏ cũng là con Cấn, phối hợp lại với vàng thành con Thuần Cấn chỉ ra sự đình đốn, ngưng trệ, nói lên thời kỳ đất nước không thể tiến lên được.
E.                 CỜ QỦE LI THỜI TRẦN TRỌNG KIM
Ngày 9 tháng Ba 1945: Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương, buộc Pháp trao trả toàn cõi Việt Nam cho Chính phủ Trần Trọng Kim. Ông Kim là một nhà giáo cũng là học gỉa thâm nho, thế nên ông đã chọn CỜ QỦE LI với đầy Dịch tính: LI là con lý số có một vạch âm Khôn nằm kẹp giữa hai vạch dương Càn, ngoài nghĩa chỉ ánh sáng, văn minh, nó còn ám chỉ dòng Việt ở phương Nam (Con Li đối kháng với con Khảm trên hình Bát Quái Hậu Thiên, chỉ dòng Hán tộc ở phương Bắc). Con Li (hay Hỏa) vẽ trên một nền vàng là tượng của con Khôn hoặc con Cấn chỉ đất, tổng hợp sự phối trí nầy cho ra ý của cờ là Hỏa Địa Tấn hay con Hỏa Sơn Lữ:
_ Cờ trong nghĩa Hỏa Địa Tấn: Tấn là tiến tới, đúng như di chúc lại là giống chim Hồng chim Lạc phải xuôi nam tìm nắng ấm…, nối tiếp sứ mệnh của các lá cờ có tượng Đỏ trên vàng (Hỏa trên Địa) trong các thời Đinh, Lê, Lý Trần, Hậu Lê đã đề cập! Tiếc thay, tuy Hỏa sinh Địa là tương sinh (tiến về phương Nam bằng chiến tranh) có mở mang thêm đất đai (Hỏa sinh Địa), nhưng bên cạnh điều tốt, biểu tượng cờ qủe Li cũng mang lại không ít tai họa vì Li còn có nghĩa là chiến tranh, chia li, chia lìa…và nếu xét trên sinh khắc giữa nội và ngoại quái để biết là thời của người quân tử và kẻ tiểu nhân thì: đây là thời kỳ biểu hiệu cho kẻ tiểu nhân thắng thế: Hỏa dương sẽ hao mòn để cho Địa âm thắng thế (Hỏa sinh Thổ), cái tốt cho người quân tử chỉ là cái tốt của việc đi đúng đường, đúng Đạo để mang lại lợi ích lâu dài chứ không là sự mất còn hay thua được trước mắt, như hào 5, lục ngũ viết: “Hối vong, thất đắt vật tuất cát, vô bất lợi” (Không có gì ân hận nếu đừng lo việc được hay mất, cứ tiến lên là tốt, không gì là không lợi (Nguyễn Hiến Lê KINH DỊCH Đạo Của Người Quân Tử)
_ Cờ trong nghĩa Hỏa Sơn Lữ: có tượng lửa (hỏa) cháy trên quê hương đất mẹ (Sơn), chỉ ra điềm chiến tranh trên đất nước, là điềm báo mở đầu cho giai đoạn dân sẽ bỏ xứ ra đi, ứng với giai đoạn 54 và 75 của đất nước, như ta đã thấy và sẽ được đề cập trở lại nơi phần viết về Cờ Đỏ Sao Vàng (Cờ Việt Cộng)
F.                  CỜ CỘNG HÒA XỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (CỜ VIỆT CỘNG)
Ngày 2 tháng 9/45 Bảo Đại bị ép thoái vị để phong trào Cọng Sản Quốc Tế do Hồ Chí Minh lãnh đạo lên thay, lập nên nhà nước với danh xưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà lá cờ được chọn là sao vàng trên nền đỏ, gọi là Cờ Đỏ Sao Vàng, là tượng của con Địa Hỏa Minh Di. Minh Di, tạo ra bởi màu sao vàng: Địa, màu màu nền đỏ: Hỏa. Minh Di có hai nghĩa: một là đi trong mê tối như là hình ảnh ánh sáng mặt trời (Con Hỏa) bị qủa đất (Địa) che mờ; nghĩa thứ hai: Chân lý, sự sáng bị thương tổn, quân tử hay kẻ chính trực (Con Li) bị đám tiểu nhân (ba nét Khôn) vùi dập, biểu thị cho một thời kỳ tiểu nhân thắng thế và xu hướng duy vật (con Địa nằm bên trên) ngự trị… đúng như lời thoán của qủe nầy viết: “Minh Di: Lợi gian trinh” (Thời kỳ đen tối: chỉ có lợi cho bọn gian manh kiên định (trinh)  vào gian tà! Và đối với người quân tử, trong thời Minh Di, tượng quái khuyên phải như ý của ngoại quái là phải nhu (không cương) và che dấu bớt tài năng và sự sáng suốt (nghĩa của con Li nằm nội quái). Ý các hào còn nói rõ hơn về cái cơ cực của người quân tử phải chịu đựng trong thời nầy: Hào 1 (sơ cửu) nói: đây là thời kỳ đói rách, kham khổ (tam nhật bất thực), người quân tử phải bỏ xứ mà đi và đi tới đâu, khi gặp chủ nhân (trong chế độ dân chủ, “chủ nhân” ý chỉ là người dân), cũng bị qủơ trách (hữu du vãng, chủ nhân hữu ngôn). Người quân tử như con chim bị rũ cánh, muốn bay mà không được (Minh Di: vu phi thùy kì dực)… và hào 4 còn nhắc lại lần nữa là phải “vu xuất môn đình” (nên bỏ nhà mà ra đi!). Ôi đúng thay! Ứng thay với ý từ cái cờ Cộng Sản nêu lên, từ khi nó xuất hiện và tồn tại trên quê hương…, cái tương sinh Hỏa sinh Địa của quái tượng là trong nghĩa chiến tranh và sự sắt máu (Hỏa nội quái), mang cái lợi cho bọn tiểu nhân hám danh, hám lợi (Hỏa sinh Thổ là tượng con Địa nằm bên ngoài, con Hỏa bên trong) khiến thành phần Địa được thắng thế, đắt lợi. Minh Di còn có nghĩa là hành động mờ ám hay đi trong mê tối đúng như chủ trương hồng hơn chuyên: sử dụng người phải là người của Đảng Cọng Sản hơn là người có chuyên môn hay có tài năng, đức hạnh. Người điều hành đất nước và nắm giữ các cơ quan ở mọi ngành nghề toàn là đồng đảng, đồng chí, tất cả đều là thuộc phe đảng “phe ta”, tất nhiên là phải bảo vệ và bao che cho nhau mà Đảng lại nắm trọn quyền hành trong tay thì tránh sao khỏi tệ nạn bè phái, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, cả bán đất, nhượng cả biển và nhiều tệ nạn khác, miễn sao đảng được tồn tại. Ở thời nầy người lãnh đạo quan tâm đến sự tồn tại của đảng hơn cả sự tồn tại của đất nước và dân tộc: Họ thà chịu mất nước chứ không để mất đảng. Thế nên chừng nào hệ thống Đảng trị theo hướng con Minh Di còn, thì độc tài, tham nhũng, lạm quyền…còn. Phật chẳng đã dạy rằng: mọi tội lỗi đều bắt nguồn từ vô minh tức Minh Di (vô minh sinh hành…), nên cũng có thể nói cuộc cách mạng dưới ngọn cờ Minh Di của CSVN nói riêng và CS Quốc Tế nói chung đều dùng biểu tượng sao vàng trên nền đỏ, là cuộc cách mạng phá sản với công thức như Lénine đã đề ra: Nhiệt huyết + Ngu dốt  =  Phá họai (tươnt ứng với các lá cờ CS và lý số nó mang lấy là: Nhiệt huyết (màu đỏ) + Ngu dốt (con Minh Di) = Phá hoại (ý nghĩa của con Minh Di)
Xét qua truyền thống của Việt kỳ qua các thời đại như đã dẫn trên, ta đều thấy sự sắp xếp hai màu Vàng và Đỏ đều lấy màu vàng đại diện cho Địa, hay Sơn làm chủ quái nghĩa là để nó ở nội quái làm chủ quái và để màu đỏ (Hỏa) ở ngoại quái, sắp như vậy là thuận, tốt. Nếu sắp ngược lại, nghĩa là để Hỏa vào nội quái làm chủ quái ((Địa trên Hỏa), con lý số sẽ là Địa Hỏa Minh Di, có tượng mang nghĩa là trọng lý hơn tình, ưa tranh đấu hơn ưa nhu thuận…. Hậu qủa sự đảo ngược nầy là ý của con Minh Di mới vừa giảng trên. 
Nói đến đây chắc có người sẽ muốn biết: Cờ Đỏ Sao Vàng với tượng số Địa Hỏa Minh Di, sẽ đi về đâu? và sau Minh Di là gì? Muốn biết ta nên tiếp tục xét qua các thời trong con Dịch số Minh Di. Thời cuối của Minh Di là hào thượng lục (hào 6 âm), viết: “bất minh di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa” (Hết Minh Di, lên tới trời sau sẽ rơi xuống tận đất), mang ý Minh Di như ngọn lửa rơm, bạo phát nhưng cũng bạo tàn: Sự phát triển của nó mới đầu thì “lên tận trời” (sơ đăng vu thiên), nhưng cuối cùng sẽ tan tành chẳng còn gì (hậu nhập vu địa).
Đối chiếu với hiện thực: hiện nay là đang ở vào thời kỳ cuối của Minh Di rồi, bắt đầu đi vào giai cuối là từ sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Đối với nước ta, điềm chỉ ra là hai hòn Phủ Tử (Cha Con) ở vùng biển Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, hòn Phụ cao 33,6m nặng cả ngàn tấn đổ lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 8/2006: Đây là điềm báo thời suy tàn của lá cờ Địa Hỏa Minh Di, như là nét dương trên cùng của con Bác (hòn Phụ) vừa bị đổ xuống để mang lại sự phục sinh của dương khí để thành ra Địa Lôi Phục: Hòn Tử (là con, cao 30m, là một dương bên dưới của Phục sẽ hồi sinh) sẽ mở ra một khí thế mới hậu Cộng sản cho tộc Việt. Ta hãy chờ xem… Còn sau Minh Di là gỉ ? _ Câu trả lời là thời kỳ của con Phong Hỏa Gia Nhân. Gia Nhân là người trong nhà hay mọi người sống xem như trong một nhà. Minh Di là bị thổn thương mà khi bị thương thì phải trở về nhà: Trong Kinh Dịch, qủe Phong Hỏa Gia Nhân được sắp liền sau qủe Địa Hỏa Minh Di, gợi cho ta ý này và thời nầy.
Còn như trong trường hợp màu vàng của cờ nầy mang ý của con Cấn, thì sự phối hợp màu cờ sẽ là: Sơn (màu vàng của sao) Hỏa (màu đỏ cuả nền cờ) sẽ là Sơn Hỏa Bí. Bí là trang điểm hay vật trang điểm, mang nghĩa cờ chỉ là vật trang điểm cho chủ thuyết và cho chế độ chứ không là thực chất. Các từ như “Cộng Sản, công nhân là đội tiền phong, nhân dân làm chủ…” mà hệ thống XHCN dùng chỉ là cái bình phong hay đồ trang điểm cho ý đồ nhuộm đỏ thế giới của Liên Xô, như thể dùng lược là, son phấn để hòng che cái đen tối xấu xa kiểu như là việc làm của một cô gái xấu xí:
“Chí cha chí chách khua dày
Đen thủi đen thui cũng lược là” (Trần Tế Xương)
Cái lợi của trang sức (Bí) chỉ là cái lợi nhỏ bé, ích kỷ như thoán từ qủe nầy viết: “Bí: Hanh, tiểu lợi, hữu du vãng” (Trang sức văn vẻ: hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi - Nguyễn Hiến Lê Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử).
G.                CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁC LÁ CỜ TIỀN THÂN CỦA NÓ
@ Nguồn Gốc Cờ: Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim xuống, Nam bộ thuộc Pháp mà không thuộc triều đình Huế, nên Bảo Đại có nhường ngôi cho Việt Minh đi nữa, cũng chỉ là nhường hai phần đất thuộc Băc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ thuộc Pháp thời bấy giờ không chịu qui phục Việt Minh mà nòng cốt là Cọng Sản, nên chính phủ Cộng Hòa Nam Bộ Liên Hiệp Pháp do Nguyễn Văn Thinh đứng đầu, được hình thành với lá cờ Ba Sọc Đỏ Trên Nền Vàng, rồi cờ nầy được tiếp tục duy trì qua các chính phủ của Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, hoàng thân Bửu Hội rồi đến Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu và nó còn kéo dài làm biểu tượng cho truyền thống Tự Do Dân Chủ cho cộng động người Việt hải ngoại hôm nay…
@ Ý Nghĩa Cờ: thông thường người ta thường giải thích lá cờ nầy bằng suy diễn mang cảm tính hơn là ý nghĩa qua khoa học Dịch học nên thường không chính xác, mang đầy tính chủ quan, mỗi người mỗi ý…, nó không như Dịch lý luận giải. Bây giờ, qua ý nghĩa của lý số, xin giải lá cờ như sau: Ba sọc đỏ là tượng của con Càn, nền vàng là tượng của con Khôn hay con Cấn:
_ Trong trường hợp màu vàng là con Khôn: ba sọc đỏ là con Càn, phối hộp hai tượng: Càn trên Khôn là Thiên Địa Bỉ. Có lẽ, các ông Thủ Tướng sau cụ Thủ Tướng họ Trần, là những người theo tây học, nên không hiểu Dịch lý, họ thấy cờ qủe Li họ ngại, ngại vì Li cũng có nghĩa là chía ly, chia lìa, li tán mà không biết Li phối phợp với màu vàng là Li Địa Tấn, là biểu tượng mang ý nghĩa là lá cờ của người Nam (Con Li nằm Phương Nam của Hậu Thiên Bát Quái, chỉ ra phương Nam là con đường cần phải chọn của tộc Việt, và khi Li phối hợp cùng màu vàng thành ra Li Địa Tấn như đã nói…) Nhưng Li cũng có nghĩa là li cách chia lìa, nên có lẽ cũng vì vậy mà người ta nối liền nét đứt của con Li để thành ra ba vạch liền của con Càn… Cũng có lẽ, họ nghĩ là ba sọc để làm biểu tượng cho Tam Tài: Thiên Địa Nhân (thật ra con Dịch số gợi tượng Tam tài là con Thủy Phong Tỉnh, xin đọc Chủ Đạo Văn Hóa Việt trong Văn Hóa Cổ Việt) và họ cũng cho ba sọc là biểu trưng ba miền Bắc Trung Nam, tụ hội vào con Càn: chỉ trời, chỉ quyền lực hay sự cương kiện)… nhưng luận thế thì mới chỉ dựa trên ba sọc đỏ còn nền vàng bỏ đi đâu? _ Luận như thế là chưa trọn hết ý nghĩa, không được!
Mọi tượng sẽ ẩn chứa cái số, cái lý bên trong dù cho ai muốn hay không muốn: Tượng cờ Vàng với Ba Sọc Đỏ là tượng của con Thiên Địa Bỉ! Con Bỉ được thoán từ mô tả đây là thời: không phải đạo của người (Bỉ chi phỉ nhân), không lợi cho đạo của Quân tử (bất lợi quân tử trinh) vì là thời của dương khí đi, âm khí đến (Đại vãng, tiểu lai)… vì thế mà Đại tượng truyện còn khuyên: Người quân tử nên thu cái đức mình lại, đừng màng danh lợi mà nên tị nạn, nên đi “vượt biên” để tránh nạn (quân tử dĩ kiệm đức tị nạn, bất khả vinh dĩ lộc), phải làm như cả triệu người Bắc đã làm vào năm 1954 và làm như gần ba triệu “khúc ruột ngàn dặm” đã phải làm vào thời kỳ sau 1975… Thật ra thời Bỉ chỉ tốt cho bậc “Đại nhân” (hữu Bỉ Đại nhân cát) mà thôi, như hào 5 (chỉ đại nhân, quân tử, vua…) vì những người nầy có khả năng làm cho hết bỉ, như đã nói, nhưng phải với điều kiện phải tối đa cẩn trọng bằng cách luôn luôn nhắc nhủ mình rằng “có thể mất đấy, có thể mất đấy…” (Cửu ngũ: Hữu bỉ, đại nhân cát. Kỳ vong, kỳ vong…) và nếu làm như vậy cũng phải đợi gần cuối thời Bỉ (hào 5) hoặc hào 6: “Khuynh bỉ: tiên bỉ hậu hỉ” (Đánh đổ cái Bỉ: trước xấu sau vui). Dĩ nhiên đất Việt đang ở cuối thời kỳ Bỉ nầy và CSVN với lá cờ đỏ sao vàng thì đang ở vào thời của quái Sơn Địa Bác và cũng dĩ nhiên theo qui luật tất nhiên của tự nhiên là: hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai … Sau cơn bỉ cực đất nước sẽ từng bước chuyển mình để đi đến phục hồi.
_ Với trường hợp màu vàng là con Cấn: Ba sọc đỏ là con Càn phối hợp với Cấn là con Thiên Sơn Độn: Độn mang nghĩa trốn lánh, qủa nó đã “ứng” với số phận của những ai đã từng phục vụ dưới ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nầy: Phải đổi vùng sống để trốn lánh lá cờ Đỏ Sao Vàng. Khi ngọn cờ nầy tràn ngập trên quê hương cả triệu người phải trốn lánh ra nước ngoài dưới nhiều cách: Vượt biên, vượt biển, đi lao động nước ngoài, lấy chồng ngoại quốc và có cả những cách tệ hại hơn nữa như chấp nhận ra nước ngoài để bán trôn nuôi miệng, bởi chính sách hà khắc của chế độ có ngọn cờ Địa Hỏa Minh Di:
“Hà chánh vạ thiên li cố xứ
Vong nô ngụy sách hận tân triều” (Một Chuyến Đi Miền Tây của TĐ Nguyễn Việt Nho)
Một số người, từ 45 đến 75, đã không nghe lời khuyên của Thiên Sơn Độn khi đất nước ở trong thời Minh Di, hậu qủa là bản thân thì thân tàn ma dại và gia đình thì lụn bại, nát tan. Những con người bởi lòng tiết khí, một lòng vì: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” khiến cho những người nầy không thể làm ngơ trước thời cuộc, không chịu “Độn” (trốn lánh) mà trực tiếp đối đầu với tiểu nhân trong thời Minh Di, nhưng xét ra, vì ở trong thời Minh Di nên hành động của họ chừng như cũng chẳng khác gì giã tràng xe cát: “Giã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”. Sự thất bại là đương nhiên bởi vì ở vào thời quái Thiên Sơn Độn mà họ không “Độn”, nhưng thật ra việc làm của họ cũng không phải là vô ích: nó vừa mang tính “thành nhân”, đáng mặt là sĩ phu trong thời quốc phá gia vong; chuyện thành công phải được nhìn ở tầm xa, như là để đặt nền móng cho sự thành công về sau, là gạch nối không thể thiếu cho các thế hệ mai hậu. ...
I.                   CỜ MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
@ Nguồn gốc: Đến hôm nay, ai cũng thừa biết cái gọi là MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM chỉ là con bù nhìn, là cái công cụ của Cộng Đảng miền Bắc dựng lên để xâm lăng miền Nam. Năm 1960 miền Bắc dựng nó lên và đến 1975 miền Bắc giải tán nó, cho dù nó muốn hay không muốn, nhưng dù sao nó vẫn đã có thời hiện diện trong dòng sinh mệnh dân tộc với ngọn cờ “Giải Phóng Miền Nam” gọi tắt là cờ Giải Phóng: nửa xanh, nửa đỏ với ngôi sao vàng: một nửa thì đè lên nền xanh và một nửa nằm trên nền đỏ.
@ Ý nghĩa qua Dịch lý: Ngôi sao vàng một phần nằm trên nền xanh, một phần trên nền đỏ gợi ra hình ảnh của các con lý số:
_ Nửa vàng trên xanh: là Thổ (Khôn hay con Cấn) trên Mộc (Tốn). Thổ trên Mộc là Khôn trên Tốn: là Địa Phong Thăng và Cấn trên Tốn: là Sơn Phong Cổ:
_ Con Địa Phong Thăng mang nghĩa là thăng tiến và Thăng còn có nghĩa nữa là bay lên trên trời hay biến mất. Nghĩa ngày có trong lãnh vực cầu cơ: sau khi hồn nhập vào cơ (gọi là “giáng”) trỏ bày hay giải đáp những câu hỏi được những người cầu cơ hỏi, rồi xuất khỏi cơ, gọi là “thăng”. Cả hai nghĩa (Thăng và Cổ) đều “ứng” với cờ “Giải Phóng”: Địa Phong Thăng trong nghĩa tiến lên, thoán từ viết: “Thăng: Nguyên, hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, Nam chinh, cát”. Dịch thoáng nghĩa là:
Ban đầu nếu tiến, hanh thông
Có người tài trí sẵn lòng giúp cho
Tiến lên đừng sợ, đừng lo
Phương Nam đất sẵn dành cho, cát tường
Chữ “Nguyên” ở trên nên hiểu là nguyên khởi, nguyên sơ hay ban đầu và chỉ có lợi trong điều kiện có người đỡ đầu, hổ trợ mới không có gì đáng lo (lợi kiến đại nhân, vật tuất). Còn mấy chữ “Nam chinh cát” thì qúa rõ: Nam chinh mang hai ý: một là tiến về trước như lời bàn Nguyễn Hiến Lê (trang 369, Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử) và nghĩa nữa tiến về phương Nam…, và được cho là tốt ứng với cờ là hoàn thành chức năng công cụ của nó cho Bắc phương. Và, Thăng trong nghĩa biến mất cũng rất ứng khi cờ công cụ nầy không cần thiết nữa nên sau 75, nó đã “thăng” (biết mất) trong niềm đau như hoạn của một số người ở trong tổ chúc nầy vì bởi bị lừa, vì bởi thực chất không phải giải phóng miền Nam mà để đặt nốt miền Nam dưới sự đô hộ của Quốt Tế Đỏ có tượng chung là Cờ Đỏ!
            _ Và, nếu nửa vàng được viết với tượng của con Cấn thì vàng trên xanh là Sơn Phong Cổ, Cổ trong nghĩa sẽ đổ nát (hay bị giải táng), đúng như số phận của nó sau 75.
_ Màu vàng (1/2 của ngôi sao) trên đỏ (một phần của nền cờ): là Địa trên Hỏa là con Minh Di: Đây là ý nghĩa của lá cờ CSVN đã nói trên. Vì là con đẻ của miền Bắc nên nó mang lấy tính của cờ Bắc phương là điều dĩ nhiên, cái ứng của nó thật là rõ: Tel père tel fils (cha nào con ấy)! (về nghĩa của Minh Di, xin xem lại ý nghĩa của Minh Di nơi viết về cờ CSVN).
_ Và nếu màu vàng là con Cấn thì vàng trên đỏ là con Sơn Phong Bí: Bí là trang điểm hay là vật trang điểm, ở đây có ý chỉ ra rằng lá cờ Mặt Trận Giải Phóng chỉ là vật trang điểm của Cờ Đỏ Sao Vàng miền Bắc.
@ Phân tích màu sắc cờ qua lý tương sinh, tương khắc:
Lý tương sinh, tương khắc qua màu sắc và qua biểu thị qua con lý số Địa Phong Thăng và Địa Hỏa Minh Di, rằng: Phong là Mộc (và cũng có nghĩa là sự phát triển lớn mạnh) tùy thuộc vào Địa nằm ngoài đè ép, chi phối. Trong trường hợp nầy là lá cờ có tượng của Quái Thăng bị Duy vật, đại diện là Cộng Sản Hà Nội điều động, nó không là tự nó như là một một chính phủ độc lập, như là một Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (tức Mặt trận Giải Phóng Miền Nam do Luật Sư Nguyễng Hữu Thọ làm Chủ Tịch), như Bắc Việt tuyên truyền. Con Địa trên Hỏa (phần cờ màu vàng trên màu đỏ) là con Minh Di với lý tương sinh là Hỏa Sinh Thổ: mang ý nhiệt tình với sắt máu và chiến tranh (Hỏa) sẽ mang lợi cho tiểu nhân và ngoại ban (con Địa là thổ ngoại quái): Trong nghĩa nầy qủa thật Mặt Trận đã là một công cụ vô cùng hữu ích cho miền Bắc nói riêng và cho cả khối Cộng Sản Duy Vật nói chung, còn bản thân nó thì nó sẻ  bị “thăng”, (biến mất) khi thành phần đại diện cho “Địa” xét thấy không cần thiết nữa để nó tồn tại và nó đã “thăng” sau 75…
K.                VÀI HÀNG VỀ CỜ MỸ
Cờ của ta chưa bao giờ có dáng vẻ của cờ Mỹ, nhưng ở đây cờ Mỹ được đem ra luận bàn nhằm đối chiếu để tìm ra nét tương đồng của văn hóa ta và văn hóa Mỹ mà đã có lúc tôi viết về văn hóa, tôi đưa ra nhận định rằng: “Văn Hóa Mỹ và Văn Hóa Việt (Cổ) đang tiến dần lại nhau” (QUA CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ THỬ TÌM HIỂU CHIỀU HƯỚNG VĂN HÓA CỦA THẾ GIỚI SẼ ĐI VỀ ĐÂU, trong Văn Hóa Cổ Việt)
Điểm đặc biệt đáng ghi nhận ở nơi lá cờ Mỹ là trên đó có số 50 (50 ngôi sao) và số 13 (13 sọc):
* Con 50: dùng Dịch lý để quán xét ta thấy, con 50 viết ra lý số là Thủy Trạch Tiết (Muốn đổi: hãy đổi số 50 ra nhị phân, là 110010 rồi dùng nét (_  _) thay cho con 0 và nét (___) thay cho con 1 và sắp lại từ trên xuống dưới thay vì từ phải sang trái, thế là ta đã đổi  được con số từ hệ thập phân sang hệ lý số). Con Tiết (giảm hay gôm lại), có tượng hình ngoại quái và nội quái đều là nước: Nước biển nước hồ, toàn là nước! Muốn sống phải gôm lại chỗ cao nên huyền thoại Việt bảo là “50 người con theo Mẹ lên núi” cũng là ý của con Thủy Trạch Tiết nầy và nghĩa bóng của nó là theo con đường nhân, tôn trọng nhân quyền, nhân vị (nhân gỉa nhạo Sơn).
* Con 13 viết ra lý số cũng là con Hỏa Sơn Lữ: Số Lữ có tượng hình ngoại quái là Hỏa nội quái là con Sơn, cho ra tượng ý là Lửa cháy trên quê hương xứ sở, khiến người dân phải bỏ xứ ra đi làm người lữ thứ, lữ khách… Con Lữ nầy cũng từ con số 50 viết ra dạng của Lý số (50 chấm đem là số con theo Cha xuống biển. (Các chấm nầy: 50 trắng 50 đen, được tìm thấy trên hình Hà Lạc chồng lên nhau. Đây cũng là chiếc bọc con của “Cha Rồng Mẹ Tiên”). Số 50 viết dưới dạng lý số là con Thủy Trạch Tiết như vừa nói: con theo cha là số con mang chấm đen (dương mang nhiều âm số, âm mang dương số, vì con Dịch Số được xác định là thuộc âm hay dương người ta căn cứ vào số mang nhiều hay ít các vạch nầy, theo nguyên “tắc thiểu vi chủ” (Ít làm chủ qủe và đối với trùng quái, nội quái làm chủ quái)). Bởi nửa theo cha là số chấm đen âm, nên sau khi đổi số 50 ra lý số xong, hãy đặt dấu trứ ( __ ) trước con lý số nầy (con Thủy Trạch Tiết), và làm vậy các dấu âm ( _  _ ) sẽ thành dương ( ___ ) và dương ( ___ ) sẽ thành ra âm ( _  _ ). Con Thủy Trạch Tiết sẽ thành ra con Hỏa Sơn Lữ, cũng là con số 13 trên cờ Mỹ chuyển ra Lý số. Mỹ cũng “theo Cha ra biển” để hiện diện khắp nơi trên thế giới và cũng trụ lại ở trong nước trong nghĩa “theo Mẹ lên núi”: Đây là điểm tương đồng của cờ Mỹ với Huyền Thoại 100 Con Dòng, Việt 50 theo Cha xuống biển, 50 theo Mẹ lên núi và tuy là đồng nhưng cũng có điểm dị biệt: Thay vì hai nhóm con “theo Cha” và “theo Mẹ” xuống biển và lên núi nhưng Mỹ làm việc nầy đồng lúc, nghĩa là vẫn duy trì được thế quân bình trong vùng “Đồng Tương” mang tính toàn cầu; còn ta: việc “lên núi, xuống biển” của ta mang tính chia lìa, xa cách một thời gian rồi mới “hẹn nhau về gặp mặt ở cánh Đồng Tương” (Huyền Thoại Tiên Rồng Chia Con).
Sự tương đồng nầy là điều đáng mừng: Qua lịch sử cận đại ta thấy, số phận các nước nhược tiểu thường không nằm trong tay của mình mà thường bị định đoạt bởi các thế lực lớn mạnh từ ngoài, việc chọn hướng đi đồng bộ mang tính thời đại là điều sẽ giúp cho dân, cho nước tránh được nhiều thảm họa mà vươn lên, hy vọng văn hóa Việt và văn hóa Mỹ đi gần lại nhau, sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển đất nước và chặn đứng ý muốn đồng hóa từ Bắc phương, tạo ra hòa bình khu vực và hoà bình thế giới. Mong thay!
II.                LẠM BÀN VỀ VIỆC CHỌN MÀU CỜ SẮC ÁO
      Về Việc Chọn Quốc Kỳ:
Quốc kỳ là biểu tượng của hồn thiêng của đất nước và dân tộc, nên việc chọn lựa màu cờ sắc áo là việc làm của mọi người dân của đất nước đó: Các chế độ dân chủ, văn minh, đều giành quyết quyết định chọn lựa quốc kỳ cho quốc hội, là cơ quan đại diện cho dân. Trong hiện tại Việt Nam đang qui tụ dưới hai ngọn cờ: Cờ trong nước và cờ của người Việt hải ngoại. Tiết thay trên thực tế, cả hai ngọn cờ đều không mang tính đại diện chung cho mọi người dân Việt. Cờ trong nước mang lấy tính của một đảng kỳ hơn là quốc kỳ do điều 4 hiến pháp qui định Đảng CSVN là tổ chức duy nhất được độc quyền điều hành đất nước, nhưng đảng không mang tính đại diện cho toàn dân và trên thực tế cái gọi là Quốc Hội trong các chế độ Cộng Sản cũng chỉ là những người đại diện của Đảng chứ không phải là của dân…, thế nên lá Cờ Đỏ Sao Vàng mà Dịch giải ra là Địa Hỏa Minh Di cũng chỉ là cờ tiêu biểu cho đảng CS chứ không là của dân, của nước. Còn cờ của Việt Nam Cộng Hòa, thường được gọi là Cờ Quốc Gia mà ngày nay người Việt Hải Ngoại nhận làm cờ truyền thống Tự Do, Dân Chủ của mình, cũng chẳng đại diện cho “quốc gia” vì cái “quốc gia” mà đại diện là chết độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, nay nó không còn hiện thực nữa, nó đã mất từ 30 tháng Tư 75, khi mà miền Bắc toàn thắng miền Nam trên mặt trận quân sự.
      Tháng Tư 75 trận chiến đã chấm dứt nhưng cuộc chiến vẫn còn, gọi là thống nhất thì cũng chỉ thống nhất đất đai nhưng không thống nhất lòng người…Dân tộc Việt vẫn bị chia hai nửa, đứng hai bên lằn ranh Quốc Cộng (hay ít ra họ vẫn tự nhận thế). Và như thế, mỗi bên tất nhiên họ phải có một lá cờ để qui tụ người cùng phe với mình, ai xúi bỏ tức là xúi họ đầu hàng bên kia và dĩ nhiên lời “xúi dại” nầy chẳng bao giờ được ai nghe! Cái tiên quyết là các phía, nhất là CS Hà Nội phải trả quyều tự do chính đáng nhất là quyền tự do ứng cử và bầu cử đồng lúc với các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại tự do lập đảng, lập hội và nhiều quyền tự do khác, để từ đó mới có quốc hội của dân, do dân và vì dân và việc chọn lựa màu cờ sắc áo cho đất nước là quyền thực sự của cơ quan nầy… Nói đến đây chắc có người sẽ hỏi: nếu ĐCSVN cứ ù lì như họ đã từng làm thì sao và chừng nào một Quốc hội như thế sẽ ra đời? Với tình hình hiện tại, người dân trong nước họ đã bắt đầu không sợ CS và với sự bất lực của Đảng trong việc giải quyết vấn đề quan trọng của đất nước chắc chắn lời khẳng định của Lý Tống: “Ta cúi đầu Cộng cởi cổ, ta đứng dậy Cộng sụp đổ”, sẽ thành hiện thực trong một ngày không xa nữa.
      Dựa Vào Dịch Lý, Qua Các Cờ Có Trước, Thử Đoán Lá Cờ Tương Lai Của Nước Ta
      Xin nói trước đây chỉ là dự đoán mà thôi, còn bài viết phần trên có thể được xem là khách quan vì căn cứ trên một bộ môn toán: Toán Lý số, còn cái dự đoán, cũng suy diễn cũng từ Dịch lý, nhưng chắc rằng sẽ sai nhiều hơn đúng (?) vì việc tương lai thường được xem là “thiên cơ” mà “thiên cơ” thì “bất khả lậu”… và điều quan trọng hơn cả khiến nó không đúng vì người viết đang là học trò theo học Dịch, chưa phải là Dịch gia, Dịch giả, rất mong được các vị cao minh chỉ dạy thêm.
      Nói đến cờ tương lai tôi nhớ lại, có người bạn (Đại Úy Đinh Thành Hưng) nói với tôi là ông Lý Đông A, một lý thuyết gia nổi tiếng thông hiểu Dịch Lý, có đề nghị hình thức Việt kỳ là cờ vàng trên đó có thêu con Rồng Xanh. Xem ra đề nghị nầy khá có ý nghĩa và nếu nó được chấp nhận (trong tương lai) thì qủa thực tốt cho nước và dân tộc ta vậy, vì Thiên Địa Bỉ (Cờ của Miền Nam) và Địa Hỏa Minh Di (cờ của CHXHCNVN), tất cả rồi đều cũng phải đi qua trong một thời gian không lâu sắp tới…
* Chắc chắn con Bỉ (Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ) đang ở vào cuối thời Bỉ, có lẽ ai cũng nhận thấy điều nầy qua diễn biến thuận lợi đã và đang diễn ra: “Hết cơn bỉ cực” sẽ “đến hồi thái lai” …
* Cũng chắc chắn con Minh Di (Cờ Đỏ Sao Vàng.) cũng đang đi vào của cuối thời Minh Di… và ở cuối thời nầy như hào 6 âm (thượng lục) viết là: “Bất Minh Di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa”, có nghĩa là: hết u tối, (khi nó đã) lên cao tới trời, sau đó sẽ bị sập xuống tận đất! Đối chiếu với hiện thực ta thấy: trong nước các đảng viên kỳ cựu nòng cốt đã và đang “bất minh di” và sự hiểu biết của họ sẽ là điều làm cho cái mà cờ đó đại diện đến gai đoạn phải “hậu nhập vu địa”.
* Sau Bỉ, Kinh Dịch xếp qủe Thiên Hỏa Đồng Nhân kế tiếp, Đồng Nhân có nghĩa là sẽ Hoà Hợp Dân Tộc với đúng nghĩa của nó, nghĩa là sẽ xảy ra khi đã hết Bỉ (lá cờ Quốc Gia) và hết Minh Di (lá cờ Cộng Sản, mà đại diện cho nó là Đảng, phải bị giải thể), để cho cái dạng thái Đồng Nhân của cờ của Quang Trung làm điểm qui tụ mọi người; và những người đại diện của Đồng Nhân (Quốc Hội) sẽ chọn cờ mang ý nghĩa của sự phục sinh của đất nước (Địa Lôi Phục), Phục theo hướng ông Cha đã làm: Hồi phục những hàm ý có trong cờ Hai Bà (Cờ nền vàng làm nền tảng), hồi phục ý nghĩa mà các lá cờ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và Hậu Lê mang lấy tượng Hỏa Địa Tấn, và tượng quái của Phong Địa Quán …
* Xét ra cờ ông Lý Đông A đề nghị đã hội đủ những yếu tố đó, do những biểu tượng sau:
Nền vàng: hàm chứa ý của cờ Hai Bà. Rồng (rắn) là tượng hình con Tốn (có hình thù của loài bò sát bò trên đất mềm). Màu xanh là màu của Mộc, Mộc cũng là con Tốn (nhưng có điều đáng nói ở đây là: hai biểu tượng con Tốn trong một: tượng Rồng cũng Tốn và màu xanh cũng Tốn, như thế có thừa chăng? Và, lại nữa, màu xanh cũng không mang tính truyền thống, truyền dòng cho quốc kỳ của ta, thì có nên chọn màu xanh không, như cờ của Lý Đông A đề nghị ?).
Rồng trên nền vàng là tượng của Tốn trên Khôn hay Phong trên Địa; đem phối hợp lại sẽ là con PHONG ĐỊA QUÁN mà ý nghĩa của nó đã bàn ở phần viết về cờ của các thời Lê, Lý, Trần…
III.             TẠM KẾT
Xét lại việc hình thành Việt kỳ, tất cả không nằm ngoài hai biểu tượng của màu sắc là vàng và đỏ, (trừ cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có thêm màu xanh xen vào; nhưng đúng ra cờ nầy không nên được xem như quốc kỳ vì nó chỉ là biểu tượng của một công cụ Bắc Việt, ở trong một gia đoạn mà thôi…). Và ngay lá cờ Lý Đông A (?), con Rồng xanh, phải chăng cũng nên thay bằng màu đỏ để có được tính truyền thống truyền dòng? và để giải trừ biểu tượng của con 1 hay một nét dương Càn ( __ ) (do hình rồng tạo ra), nằm trên nền vàng để hình thành Sơn Địa Bác (với ý là tan rã, mất mát) hoặc Thuần Cấn (trong ý ngưng đọng, trì trệ) thì hình con Rồng phải hình rồng cuộn tròn để phù hợp cùng Vuôn Tròn hay Mẹ Tròn Con Vuông (Hình Rồng cuộn tròn: Mẹ, hình thể lá cờ vuông: Con) để phù hợp với hai hình trong văn hóa cổ của Việt tộc là hình Lạc Thư (vuông) và Hà Đồ (tròn), là những biểu tượng mang tính truyền dòng …
Xin nhắc lại: hai màu vàng và đỏ biểu trưng cho tính của âm và dương của Đất và Trời, Tiên và Rồng. Hai màu nầy, nếu dùng Dịch để chỉ, sẽ là con Khôn và Cấn (chỉ Địa cho màu vàng) và con Li (chỉ Hỏa cho  màu đỏ) và nếu đem phối hợp lại với nhau (qua các con Dịch số là đại diện biểu trưng của hai màu), sẽ tạo ra các con lý số chỉ ra nhiều ý nghĩa như: chỉ ra ảnh hưởng của nó đến tương lai và vận mạng của dân tộc, chỉ ra con đường Nam tiến và trên con đường đó, dĩ nhiên, có nhiều giai đoạn vinh quang, như là tấm gương muôn đời cho hậu thế (cờ với con Phong Địa Quán của các thời Lê, Lý, Trần) nhưng cũng nhiều khi u tối như cờ Địa Hỏa Minh Di (Cờ Việt Cộng), hoặc chia cách, li tan lệ thuộc như cờ qủe LI của Trần Trọng Kim, hoặc bị thua thiệt như Cờ Long Tinh thời Pháp thuộc, hoặc mất nước và phải bỏ xứ làm người lưu vong như cờ Vàng Ba Sọc Đỏ… Nhưng xét cho cùng, trong cái xấu vẫn chứa bên trong những cái tốt, cũng chính là nhờ ly cách “theo Cha ra biển” mà giải quyết được vấn đề để “nửa theo Cha và nửa theo Mẹ cùng về nhau gặp nhau ở Cánh Đồng Tương” … Đúng là, như tinh thần của Dịch phát biểu rằng trong Xấu có tốt và trong tốt có xấu vậy!
Tóm lại, việc chọn cờ cho đất nước là một việc làm hệ trọng, phải để toàn dân quyết định thông qua quôc hội thực sự do toàn dân bầu chọn. Và, dĩ nhiên điều nầy chỉ có thể xảy ra khi hệ thống chính trị của đất nước phải tách độc quyền đảng ra khỏi chính quyền, nghĩa là phải có dân chủ đa đảng. Mong các vị đại diện dân phải thật sáng suốt trong việc làm nầy và mong các cá nhân hay một số đoàn thể nào đó cũng đừng vội đòi xoá cờ, thay cờ vội vàng như thể là thay một chiếc áo! Việc cẩu thả trong việc chọn cờ cho nước sẽ có những tác hại khó lường như ta đã thấy qua việc phân tích các cờ ở trên…
   
TRỞ LẠI LÁ CỜ …
(Bài viết về lá cờ (Việt kỳ) đã chấm hết, nhưng hôm nay “TRỞ LẠI LÁ CỜ” được viết thêm ở mục nầy là nhằm để hiểu lời cơ bút trong tù và nhân tiện, để trả lời hai vị Meogia và Secoganghon đã đặt vấn đề với thangcutang tôi; xin có đôi lời dẫn giải vậy)
 
I. NHẮC QUA BA BÀI CƠ BÚT
30 tháng Tư 1975 miền Nam hoàn toàn sụp đổ, quân nhân và công chức chính quyền được lệnh mang 10 ngày ăn để đi học tập, nhưng hầu hết sỹ quan và cán bộ hành chánh các cấp sau 10 ngày, rồi 10 tháng và rồi nhiều năm sau vẫn còn bị giam giữ và bị cực hình… Những người “học tập cải tạo” không án lịnh nên chẳng biết bao giờ về. Trong tình trạng hoang mang, vô vọng nầy, có ba người tù sĩ quan thuộc ba tôn giáo khác nhau là Cao Đài, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo đã lén lút cầu cơ, hỏi ba vấn đề:
1_ Muốn biết tình trạng và tương lai của tù nhân như họ
2_ Tương lai Việt Nam
3_ Tương lai thế giới
Cơ giáng và trả lời bằng ba bài thơ Hán Việt: bài thứ nhất người giáng cơ tự xưng là Tướng Tình Minh Thế đệ tử của Bạch Vân Động Chủ Nhân, trả lời câu hỏi 1.
Bài Cơ Bút 1:
Mạc lộ mã vô mục
Tùng lâm ký ố thân
Y khuyển tâm bất khuyển
Ngạ qủy lộ ngạ qủy
Kỳ vương độ hóa thân
Ngục ngôn hóa long môn
(Tạm dịch bài trên là: Cùng đường ngựa không mắt, vào rừng tạm gửi thân, áo quần tồi như chó, tâm nào phải chó đâu. (Nhưng cũng có những thứ như) qủy sẽ lòi mặt qủy (làm anten hại anh em đồng đội)…. Hoa kỳ giúp hóa thân (Kỳ vương thời đại nầy nên hiểu là Tổng thống Mỹ): Cửa ngục thành cửa rồng).
Sau hàng nhiều chục năm, bây giờ (19/01/2007) mọi sự đã diễn ra, đã ứng nghịệm, nên phải nói là bài cơ bút trên qúa hay, qúa chính xác, chúng ta không còn gì cần bàn nữa! ?)
Sau khi cho bài thi trên xong, trước khi thăng, vong linh Tướng Trình Minh Thế bảo Ngài không đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi thứ 2 và thứ 3 và Ngài mách rằng nên cầu Phó Sư của Bạch Vân (tức Đức Trạng Trình) may ra được như ý.
 Khi tái cầu, người giáng cơ xưng là Bạch Hạc Chơn Nhơn, Trấn Nam Đệ Bát Phẩm, cho hai bài thi:
Bài 2
Nam quốc sơn hà hữu thánh nhân
Lôi âm võng lực diệt si quân
Hồ ly tuyệt vọng vong tà đạo
Chiến quốc trụ đài bất trụ thân
Cấn Chấn vô minh ưu huyết địa
Khôn Đoài Bạch Hạc đáo kỳ lân
Long kỳ thượng đỉnh thị minh quân
Phu phụ đệ huynh tao ngộ đắt
Bài 3
Cấn Chấn Tỵ niên vượng
Hắc Điểu hiệp Thái Dương
Tinh kỳ khai ác chiến
Nhân qủa tự Bắc phương
Khôn Đoài đại binh xuất
Bạch Nhật đáo Kỳ Lân ...
II._ HIỂU CƠ BÚT QUA TƯỢNG KỲ
Trước tiên xin ghi chú thêm ở đây: Theo anh Dương Văn Ngừa, hiện ở San Jose, là người cho tài liệu nầy, thì bài 3 có hai phần: Phần đầu là 6 câu đầu như trên, phần hai cũng 6 câu nữa, nhưng vì ở trong tù không dám ghi chép và lâu ngày nay anh đã quên mong bạn bè ai ở trại Z30 D Hàm Tân vào những năm 1979- 1980, nếu còn nhớ xin lên tiếng cho biết về các bài thơ trên có gì sai sót không và phần bài còn lại của bài 3 là gì. Cũng theo anh, ba bài nầy không phải được cầu ở Hàm Tân mà ở Phước Long, sau đó được một bạn tù chuyển từ trại Phước Long về (1979), cho biết và như vậy, việc cầu cơ phải xảy ra trước năm 1979…
Người viết bài nầy không dám lạm bàn, chỉ xin nêu lên một số ý của mình về bài viết, ở các phần có liên quan đến lá cờ, như các câu:
“Long kỳ thượng đỉnh thị minh quân
Phu phụ đệ huynh tao ngộ đắt” (bài 2)
Và các câu:
            “Tinh kỳ khai ác chiến
Nhân qủa tự Bắc Phương”
Với lại:
“Khôn Đoài đại binh xuất
Bạch Nhật đáo kỳ lân” (Bài 3)
để rồi từ đó có thể tiết lậu phần nào những gì được xem là “thiên cơ bất khả lậu”… Cuối cùng sẽ tìm hiểu các lá cờ của các nước Trung Hoa Đỏ, Đài Loan, Nam Hàn, Bắc Hàn … để kiểm chứng, đối chiếu với những gì đang xảy ra hòng bổ túc những điều vừa suy đoán. Và theo tuần tự đó sau đây ta a lần lượt tìm hiểu:
II.1.      Hiểu hai câu:
                  “Long kỳ thượng đỉnh thị minh quân
            Phu phụ, đệ huynh tao ngộ đắt”
Đại khái, bài 2 có thể hiểu: Nước Nam sẽ xuất hiện thánh nhân, Ngài sẽ diệt quân cuồng si cùng tà đạo (chủ thuyết sai lầm gieo nhiều tai hại cho nhân quần) sẽ không còn nữa. Ở phương Cấn và phương Chấn (Đông Bắc và Phương Đông, vì ngu muội mà đất đẫm máu thảm khốc. Dòng Bách Việt cũ (Bạch Hạc là biểu tượng của Mẹ Âu Cơ, Mẹ dòng Việt) sẽ trở lại Trung Hoa Lục Địa (vì Kỳ Lân hay sư tử là biểu tượng của Trung Hoa), chừng đó đấng minh quân sẽ xuất hiện với ngọn cờ thêu rồng được dương cao, cũng là lúc cha mẹ, anh em đoàn tụ (ám chỉ những người vượt biển, vượt biên tỵ nạn sau sự kiện 75 sẽ về sum hợp với những người trong nước).
Ở đây có điềm đáng lưu ý ở bài hai, là hai chữ “LONG KỲ”, gắn liền với việc thánh nhân xuất hiện, như vây, phải chăng tôi đã luận đúng về cờ tương lai của nước mình nơi phần viết về quốc kỳ trong các bài đã post lên trong những lần trước?
TRỞ LẠI LÁ CỜ (TT)
 
* Con Sơn Hỏa Bí: Khi cho màu vàng hành thổ là con Cấn, Cấn hiệp với Li màu đỏ là Sơn Hỏa Bí. Bí là trang sức, nghĩa là mượn màu mè, lấy đồ sức trang điểm bên ngoài hòng che dấu, phủ lấp cái xấu, cái khuyết tật của bản thể: đối chiếu với hiện thực: TQ dùng chủ nghĩa Marx – Lê để che dấu ý đồ bành trướng Hán tộc; ở trong nước, mượn mỹ từ “nhân dân” để Đảng bóc lột dân chúng!
II.3  Hiểu hai câu:
            “Khôn Đoài đại binh xuất
            Bạch nhật đáo kỳ lân”
@ Câu đầu: Khôn Đoài là hướng Khôn và hướng Đoài tức là hướng Nam và hướng Tây là hướng được xếp trên Bát Quái Hậu Thiên là đồ hình nhằm định hình, định hướng và định vị, đại binh sẽ xuất phát từ hai hướng nầy để tiến vào TQ. Đối chiếu với hiện thực ta thấy:  Cuộc chiến Mỹ Hoa nhất định không tránh khỏi, điều nầy càng ngày càng thấy hiện rõ. Nước Hán (Chine, China) bắt buộc phải cấp tốc tìm “không gian sinh tồn” như Từ Hạo Điền đã nói, cho hơn 1 tỉ 3 dân (và càng lúc càng tăng nhanh mà đất đai canh tác càng lúc càng bị thu hẹp vì nạn sa mạc hóa và nạn ô nhiễm môi sinh, chưa kể nạn biển tiến đang diễn ra). Và, nội việc lo giải quyết chuyện tìm vợ cho 159 triệu trai thừa gái thiếu (diễn đàn: Nationalistvietnameseforum ngày 20 tháng 01 07 của Nguyễn Đình Toàn), do chế độ gia đình một con trong một xã hội trọng nam khinh nữ tạo nên, cũng là một chuyện nan giải cho xã hội và cho chế độ! Còn Mỹ nào dễ để yên, ngồi nhìn Tàu bành trướng: Thế đã gài, định mệnh đã an bài! “Tinh kỳ” không “khai ác chiến” thì cũng không được, mà “khai ác chiến” thì phải bị lãnh đủ,  nên cơ mới phán rằng “nhân qủa tự Bắc phương”!
Luận thế nầy chắc cũng có người phản pháo lại rằng: Nước Hán đang giàu lên, nội tiền thặng dư chỉ riêng Mỹ đã lên đến hàng ngàn tỉ Mỹ kim, lại nữa, dân Hán rải khắp hoàn vũ, đâu đâu cũng có người Hán. Người Hán, ở nhiều nước, còn nắm cả quyền lực kinh tế ở các quốc gia họ cư ngụ. Ngày nay ngành không gian của họ cũng đang tiến nhanh, họ cũng có bôm nguyên tử, bôm sinh hóa, họ vừa thành công bắn hạ vệ tinh ngoài bầu khí quyển…, chương trình ASAT (Dùng hỏa tiễn phá vệ tinh) của họ đang vươn dần tới khả năng bắn hạ các vệ tinh Mỹ đang hoạt động bên ngoài bầu khí quyển. Họ có thể làm mù và làm điết cái gọi là Star War của Mỹ, liệu chừng Mỹ dám đánh không TC không ?
Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay còn lập luận rằng: nếu chiến tranh thế giới xảy ra, nhân loại sẽ bị tiêu diệt phần lớn, thì Hán quốc đông dân, với một tỉ ba ngưòi, cho dù bị chết nhiều trăm triệu, số còn lại, vẫn thống lĩnh toàn cầu … Trước viễn ảnh nầy, Mỹ hẳn phải nhường bước và chấp nhận thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc (TQ) như họ thường tuyên bố, để cứu vãn trái đất trước hiểm họa chiến tranh nguyên tử và vi trùng (?). Thói thường, giàu có thường sợ chết nên Mỹ chỉ là “con cọp gấy” (Mao Trạch Đông)!
Mới nghe qua lập luận nầy xem chừng cũng có lý (?) nhưng xét cho cùng, thật ra TQ cũng chưa là gì để sánh với tìm lực chiến tranh của Mỹ: Về lãnh vực không gian, thành qủa của TQ hôm nay thì Mỹ đã đạt được ít ra từ hai thập niên trước, khi cùng chạy đua trong chương trình Star War (Chiến Tranh Liên Hành Tinh) với Liên Xô cũ. Đến nay hơn hai mươi năm Mỹ đã tiến bộ như thế nào, ai mà biết được ? Cứ xem những gì họ đã để lộ ra phần nào ở chiến trường Iraq và Afnagistan thì ta đoán biết: Xe tăng và máy bay của Iraq trong tíc-tắc trở thành bất khiển dụng, hầm hố trong núi rừng Afnagistan không còn là nơi an toàn đối với loại bom áp nhiệt và với những loại vũ khí có độ chính xác cao, chưa kể đến loại vũ khí tạo ion hóa (Electrolization bomb (?)) có thể vô hiệu hóa mọi loại vũ khí của đối phương trong khoảnh khắc và loại “áo tàng hình” nhằm có thể che dấu mục tiêu của mình… Theo nhận xét của ông Nguyễn Đình Toàn trên mạng Nationalistvietnameseforum thì, vũ khí hỏa tiển diệt vệ tinh của TQ chỉ là “chiếc ná bắn chim”, trận tỉ đấu Mỹ Hoa sắp tới chỉ là trận đánh giữa người trưởng thành và một đứa con nít, nó sẽ không kéo dài mà nó sẽ được chấm dứt sớm khiến đối phưng không kịp gây thiệt hại cho mình và làm rối loạn xã hội... Trong trường hợp như thế, vũ khí TQ sẽ trở thành đồ bỏ, người Hán khắp hoàn cầu sẽ không kịp trở tay và số tiền thặng dư khổng lồ của Trung Cộng cũng chẳng dùng được vào đâu ngoài việc Mỹ sẽ sử dụng nó để thái thiết TQ sau chiến tranh! Và trong kiểu giải quyết chiến tranh nhanh như thế, vấn đề gánh nặng tỵ nạn từ TQ cho thế giới cũng sẽ không được đặt ra…
@ Câu 2: Hiểu hai từ “Bạch Nhật” và “kỳ lân”. Chữ “Nhật” ở đây chỉ mặt trời, chứ không phải chỉ nước Nhật, “bạch nhật” là mặt trời trắng: Mặt trời trắng ám chỉ cờ Đài Loan. Sao lại cờ Dài Loan ? vì: Cờ Đài Loan là “Thanh thiên Bạch nhật Địa mãn hồng” (trời xanh, mặt trời trắng, đất đầy màu đỏ). Cờ Đài Loan là trên xanh màu nước biển, giữa là mặt trời trắng và dưới màu đỏ. Và khi xác định là cờ Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) thì nghĩa câu hai là: Đài Loan sẽ về trở lại TQ (Đài Loan hay thắng Trung Quốc!“Bạch nhật đáo kỳ lân”vì: Kỳ lân, sư tử là biểu tượng chỉ TQ). Điều nầy cũng không có gì là khó hiểu: Nếu tính theo kiểu trong binh thư Tôn Tử: “Nhất phân lực, nhì phân thế, bách phân thanh” thì: lực Đài Loan qủa thật là kém TQ, nhưng nếu phân thế: Đài Loan đứng về phía Mỹ, Nhật và Tây phương thì hẳn nhiên thế của Đài Loan hơn và Đài Loan sẽ thắng như là Pháp đã thắng Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến vì hồi đó Pháp đứng trong hàng ngũ đồng minh với Anh-Mỹ-Liên Xô…
Nếu xét về hai lá cờ của TC và của Đài Loan ta cũng thấy được là Đài Quốc thắng Hán Quốc:
_ Cờ Đài Loan có từ thời Cách Mạng Tân Hợi 1911 và vẫn giữ như vậy cho đến hôm nay và, như trên đã nói, cờ Đài Loan có ba màu, được phối trí: trên là Xanh nước biển (blu), dưới màu đỏ và ở giữa hai màu là mặt trời màu trắng (Ba màu và sự sắp xếp ba màu như cờ Tam Tài của Pháp có từ thời Các Mạng 1789, phế đế chế để thiết lập nền Cộng Hòa với Tam quyền phân lập: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp). Qua sự phối trí màu ta sẽ có được các con lý số để luận: Màu xanh là con Khảm (Thủy), trắng là con Đoài (Trạch) và dỏ là Li (Hỏa), và phối hợp các màu lại sẽ là: Xanh trên trắng sẽ là Thủy Trạch Tiết và trắng trên đỏ là Trạch Hỏa Cách.
_ Thủy Trạch Tiết chính là con huyền số 50, là số “50 con theo Mẹ lên núi” trong huyền thoại chia con dòng Việt của Cha Rồng Mẹ Tiên chia con (Xin đọc HUYỀN THOẠI TIÊN RỒNG của cùng tác gỉa, nơi mục TẢN MẠN, cũng trên web site nầy), 50 Thủy Trạch Tiết mang nghĩa là đi theo đường nhân (nhân giả nhạo sơn), nói khác đi  ngọn cờ mang số tượng Tiết mang ý là dương cao ngọn cờ Nhân Bản (trở về phục vụ con người qua chủ thuyết Tam Dân: Dân Tộc, Dân Sinh và Dân Quyền do Tôn Dật Tiên đề ra để chống lại chủ thuyết Quân Chủ Duy Thần (Vua thay Trời trị nước). Đây là một bước ngoặc lớn trong lịch sử Trung Hoa và nhiều nước khác ở Á Châu nữa: Điều nầy ta sẽ thấy rõ qua ý nghĩa của con Trạch Hỏa Cách mà ngọn cờ nầy biểu trưng:
_ Trạch Hỏa Cách Cách là thay đổi hay là làm cách mạng. Điều đáng chú ý ở đây, nơi qủe Cách, là đòi hỏi thời gian lâu dài và đòi hỏi nhiều chịu đựng rất khó nhưng kết cục thì rất tốt đẹp: Đó là ý của thoán từ và các hào 2 hào 3, hào 5 (Xin đọc Trạch Hỏa Cách trong Dịch)
Gộp lại ý hai con lý số hàm chứa trong cờ Đài Loan là: Đài Loan sẽ làm cuộc Cách mạng Nhân bản tuy rất khó khăn và lâu dài nhưng cuối cùng sẽ thắng lợi tốt đẹp.
Còn cờ Địa Hỏa Minh Di của TQ đã được nói rồi và cái đáng lưu ý là cái kết cuộc của Minh Di (hào 6) việt: “Bất Minh Di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa” Có nghĩa là qủe Minh Di ban đâu lên như diều gặp gió, lên tận trời cao nhưng cuối cùng thì rớt tận đất, chẳng còn gí!  Cũng có nghĩa là TQ chỉ thắng lợi ban đầu nhưng kết cục thua Đài Loan.
Phân tích cờ qua con lý số mà nó thể hiện ra không khác với điều cơ bút nói “Bạch nhật đáo kỳ lân”: Đài Loan  sẽ cùng với đồng minh lại trở về trên TQ để ứng với điều sấm Trạng cho ta biết khi nào thế giới thái bình:
 “Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Bốn phương thiên hạ thái bình phong”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét