Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Lời Kêu Gọi

Thưa quý thính giả, hôm nay tôi có dịp, đúng ra phải nói là một hân hạnh được phát biểu những lời được coi là quan trọng nhất như Giáo sư Nguyễn Đình Toàn đã vừa mới nêu lên.

          Trong suốt thời gian 8 năm qua được nói chuyện trên diễn đàn này, chúng tôi có dịp trình bày rất nhiều chuyện liên quan đến tình hình thế giới cũng như Việt Nam. Hôm nay tôi xin có lời kêu gọi rất quan trọng. Ðây không phải chỉ là lời hiệu triệu suông! Nó là lời kêu gọi nhân danh quyền lợi của dân tộc gởi đến cho đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại và các giới chức truyền thông Việt ngữ hải ngoại, gởi đến các đảng viên Cộng Sản ở trong nước cũng như ở hải ngoại về hiện tình của đất nước và cách thức mà chúng ta sẽ phải quyết tâm hành động như thế nào trong thời gian rất gần trước mắt!

          Thưa các Bậc Trưởng Thượng, thưa đồng bào, thưa quý vị thính giả trong cũng như ngoài nước.

          Theo lệ thường, tôi vẫn dành đôi phút để tổng kết ngắn gọn tình hình thế giới, sau đó sẽ trình bày những điều nhân danh ban lãnh đạo toàn cầu, chúng tôi xin chuyển đến cho đồng bào trong nước cũng như hải ngoại về thái độ của chúng ta, về lập trường của chúng ta, về quyết định của chúng ta phải có, trước việc Trung Cộng đã cố tình xâm lăng và đang Hán Hoá Dân Tộc ta để hủy diệt đất nước ta, nhân dân ta, để biến đất nước ta trở thành một phần, một tỉnh của nước Tàu.

Cuồng Vọng Thống Trị Thế Giới Của Bắc Kinh

Hôm nay chúng tôi muốn thưa chuyện cùng quý thính giả về 3 vấn đề :
1) Cố Giáo Hoàng John Paul II và Vấn Đề Tôn Giáo
2) Âm Mưu Thâm Hiểm Của Giới Cầm Quyền Bắc Kinh
3) Thái độ của chúng ta với Trung Cộng

I) - Cố Giáo Hoàng John Paul II và Vấn Đề Tôn Giáo

Chúng tôi nghĩ rằng Cố Giáo Hoàng John Paul II nên được gọi là John Paul The Great mới phải vì trong hơn 26 năm ở ngôi vị Giáo Hoàng, Ngài đã đến viếng thăm khoảng 120 quốc gia với một sứ điệp thật rõ rằng : « Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã là một giáo hội của Tình Thương, Bác Ái, Công Bằng và là Giáo hội của người nghèo ». Nhưng qua tang lễ của Cố Giáo Hoàng thì : Chúng ta đã thấy Rome với tất cả sự hoành tráng và vĩ đại của mình, cho nên Giáo hội Công Giáo chưa chắc đã là một giáo hội của người nghèo khó và bị áp bức trên toàn thế giới này ; ấy là chưa kể đến việc tang tế Cố Giáo Hoàng lại gợi nhớ lại nhiều thời kỳ đắng cay đã từng xảy ra trong quá khứ giữa Rome (thần và thế quyền) với rất nhiều vùng trên thế giới. Cho nên việc bầu chọn một vị Giáo Hoàng mới có thể để lộ ra một loạt các mâu thuẫn bên trong lòng của Rome giữa hai khuynh hướng : Một là tiếp tục mạnh dạn tiến bước theo con đường mà Giáo Hoàng John Paul II đã làm, hay trở về với truyền thống độc tôn của Giáo hội đã được thiết lập từ thời Giáo Hoàng tiên khởi Peter đến giờ này. Nếu khuynh hướng thứ nhất được chọn thì một Hồng y ở châu Phi sẽ trở thành Giáo Hoàng kế nhiệm, nếu khuynh hướng thứ hai được chọn thì một vị Hồng y gốc Ý hay Ðức sẽ lên ngôi Giáo Hoàng. Chúng tôi không đặt nặng việc chọn lựa vị Tân Giáo Hoàng từ các nơi khác như tại Nam Mỹ hoặc Phi Luật Tân, mặc dù số tín đồ Công Giáo ở Nam Mỹ lên đến gần 400 triệu, chỉ riêng ở Phi thôi, số tín đồ Công Giáo đã lên đến 50 triệu. Nhưng giáo hội tại các nước này tỏ ra bảo thủ và hoàn toàn sống xa cách với môi trường chung quanh, cho nên nếu Hồng Y đoàn chọn một vị Hồng Y từ hai nơi này thì đó là một bước thụt lùi thật đáng tiếc.

Tình Hình Á Châu Đầy Xáo Trộn


Sự việc Bắc Triều Tiên “thử nghiệm” vũ khí nguyên tử tại vùng Tam Biên (Nga- Tàu- Bắc Triều Tiên) cho chúng ta thấy rằng: Hồ sơ nguyên tử về Bắc Triều Tiên không còn gì để bàn thảo nữa. Những gì Hoa Kỳ đã nói về Bắc Triều Tiên hoàn toàn chính xác. Hồ sơ nguyên tử của Iran cũng đang trở thành những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Cho dù nhà cầm quyền Iran có biện minh như thế nào đi nửa, thì kết quả là Iran cũng đã phát triển xong loại vũ khí hạch tâm và nếu Iran có thể tiến hành cuộc “thử nghiệm” như vậy có lẽ cũng không xa, và có lẽ cũng có thể “nổ bất ngờ” giống như trường hợp vừa mới xảy ra với Bắc Triều Tiên. Trong những điều kiện như hiện nay, thì chúng ta phải hiểu rằng các giáo sĩ hồi giáo tại Iran đang nắm toàn bộ quyền hành và họ nhất quyết phải làm cái gì đó để đặt điều kiện thương thuyết nhất là đối với Hoa Kỳ.


Trở lại tình hình Á Châu, nếu Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử thì Nam Triều Tiên, Nhật Bản, và cả Đài Loan cũng sẽ có vũ khí nguyên tử chỉ từ trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Vẫn chưa hết, Brazil với sự giúp đỡ ngấm ngầm của Trung Cộng đang chuẩn bị, đang đấu tranh để có vũ khí nguyên tử. Trong nhiều sự kiện như thế cho chúng ta thấy rằng” Á Châu là nơi tập trung nhiều nhất các quốc gia sở đắc vũ khí nguyên tử. Tệ hại thay, rất nhiều quốc gia trong số đó là những quốc gia thuộc nhóm hung đỏ (nhóm đỏ CS). Chúng ta phải nhìn thấy vấn đề này một cách thật rõ ràng. Lạm dụng chế tạo vũ khí nguyên tử, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng hay là hỏa tiễn liên lục địa để phá hoại thế giới đều xuất phát từ Trung Cộng. Điều này đã quá rõ ràng!. Trong đệ cương chính trị của Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ vừa qua đã nói đến điều đó một cách nghiêm khắc. Tình hình ấy cho thấy nhiều quốc gia trên thế giới có thể chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng họ không thể kềm chế tham vọng cá nhân của mình và họ không có phương tiện đầy đủ để bảo đảm rằng: Nguyên tử được xử dụng một cách an toàn và họ cũng không thể bảo đảm rằng những vũ khí nguyên tử ấy không lọt vào tay những kẻ khủng bố quốc tế. Cho nên mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu là có thật, và rất rõ ràng. Những đe dọa ấy có thể hủy diệt nền văn minh này trong khoảnh khắc. Chúng tôi xin nhấn mạnh với quí vị điều đó. Để giải thích thêm về việc này, vũ khí nguyên tử có thể tạo ra một cuộc chiến tranh toàn diện do sự sơ xuất về mặt kỹ thuật và do ý đồ bành trướng của Bắc Kinh. Khi một bên tung ra, hoặc đối phương có cảm tưởng là bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử, hoặc bằng hỏa tiễn thì họ đều phải trả đũa ngay. Cái lý thuyết chiến tranh này trong chiến tranh lạnh đã được bàn đến nhiều và lý thuyết ấy vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.

Trung Cộng Và Yếu Tố Địa Hình Chiến Lược

Bài viết dưới đây là sự thật chiến lược và cũng là một lời cảnh cáo, cũng như một bản cáo trạng dành cho tất cả ủy viên trung ương đảng VC biết rằng đây là sự thật đang diễn tiến. Bài viết này cũng để động viên tinh thần người Việt trong nước cũng như ngoài nước để có một khái niệm về cách thức tiêu diệt CS Việt cũng như CS Tàu. Vì thời gian cũng quá cấp bách để có thể động viên nhân sự chiến tranh theo đường lối cổ xưa, vả lại chiến đấu với vũ khí chiến tranh cổ điển trong thời đại điện tử ngày nay có thể không hợp thời nữa, vì CS Tàu trong một thời gian ngắn họ có thể tung hàng triệu quân Tàu sang chiếm VN, cũng như để chiếm trọn Đông nam Á. Bài viết này cũng để thông tin cho người Việt hải ngoại ý thức được sự thật vô cùng nguy hiểm cho tổ quốc và dân tộc VN và bài viết này vạch trần âm mưu thâm độc, tàn ác của bọn Việt gian CS Hà Nội cũng như bọn tay sai báo chí, phát thanh, thông tin, đang hoạt động mạnh mẽ cho CS Hà Nội cũng như CS Tàu ở hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ. Nguy hiểm nhất là bọn tay sai đảng CS Hà Nội ngày nay đã và đang là một đảng cướp, chúng làm việc hoạt động trực tiếp do lệnh từ Bắc Kinh chỉ đạo. Chúng ngậm miệng không dám đả động đến vấn đề Trung Cộng đang chiếm giữ nước VN qua bọn tay sai bù nhìn là Trung Ương đảng CS Hà Nội. Như vậy bọn tay sai truyền thông nói chung và bọn trung ương đảng CS Hà Nội lại phạm thêm trọng tội nửa là tội bán nước cho Tàu. Cũng trong bài viết dưới đây, chúng tôi trình bày sự thật chính trị và chiến lược đang diễn tiến mà bọn CS Việt gian Hà Nội không bao giờ dám nói lên. Các báo chí, đài phát thanh, truyền thông thân CS ở hải ngoại lại càng không bao giờ dám nói đến. Lẽ giản dị là hầu hết bọn Việt gian CS và tay sai, cò mồi, đều quá ấu trĩ, ngu xuẩn, kiêu căng, ích kỷ. Chúng tưởng rằng chúng đang làm “chính trị CS” và chắc chắn chúng sẽ thành công, sẽ buộc chính phủ Hoa Kỳ phải giúp chúng để chúng tiếp tục tồn tại và bóc lột dân tộc VN nhiều thêm nửa. Cho nên vì quyền lợi trước mặt bọn tay sai chỉ lo bợ đỡ, nịnh nọt CS đến mức không bao giờ nhắc nhở đến vấn đề phải lật đổ hay tiêu diệt bọn Việt gian CS Hà Nội. Chúng ngang nhiên công nhận sự hiện hữu của CS, nên chúng không bao giờ dám nhắc đến tội ác của bọn Việt gian CS đã phạm với dân tộc VN trong hơn 60 năm qua (sau hơn 60 năm ở miền Bắc và gần 30 năm qua ở miền Nam, VN) với toàn thể dân tộc VN. Hầu hết bọn báo chí, phát thanh, thông tin thân CS hay đang hoạt động cho bọn Việt gian CS ở hải ngoại chỉ tuyên truyền có lợi cho CS, kể cả các tôn giáo họ chỉ lo riêng cho tôn giáo của họ, họ chỉ đòi hỏi một điều duy nhất là được quyền “hành đạo”. Các “kiến nghị hay tâm thư” của họ chỉ “đòi hỏi” một cách khơi khơi là: “Tự Do”. Họ không bao giờ có một tiếng nói nào cho dân tộc VN, cho tổ quốc VN. Nhưng họ đâu hiểu rằng bọn Việt gian CS thì làm gì có tự do mà đòi, dân tộc VN chúng tôi muốn sống trong tự do và mong muốn đất nước được tự do thì phải dùng võ lực để lật đổ chế độ CS Việt gian Hà Nội đang làm tay sai và bù nhìn cho Bắc Kinh, đó là con đường duy nhất. “Cây đắng không thể cho quả ngọt - CS thì không bao giờ có tự do”, đó là Quy Luật vậy.

Khởi Điểm Xuất Lộ Của Dân Tộc Việt


Thực ra tôi không phải là người duy nhất nói “Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. “Mới đây ông Trần thủy Biển, tổng thống Ðài Loan đã tuyên bố y như vậy trước khi lên tiềm thủy đỉnh của hải quân Ðài Loan nhằm xem xét tận mắt các chuẩn bị của Ðài Loan trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Cộng vào hải đảo này. Cuộc tập trận của Ðài Loan còn được tăng cường hơn nữa bằng việc Ðài Loan đã cho thí nghiệm việc xử dụng các xa lộ làm phi trường dã chiến cho không quân Ðài Loan trong trường hợp các phi trường của Ðài Loan bị Trung Cộng tàn phá.

Tôi cũng không phải là người thứ nhất nói về việc Trung Cộng sẽ bị phân hóa làm nhiều mảnh. Cách đây khoảng 3 năm, cựu tổng thống Lý đăng Huy của Ðài Loan cũng đã từng viết sách nói rõ là Trung Cộng sẽ bị phân ra làm 9 mảnh. Nhưng vĩ đại hơn hết, thâm sâu hơn hết chính là cụ Lý Đông A cách nay trên 60 năm đã từng viết trong quyển Huyết Hoa nói rõ là: “Trung Cộng sẽ trở về một cuộc nội loạn và ngoại hoạn để có thời gian cho Á Châu sống lại, và Trung Cộng sẽ bị phân rã làm nhiều mảnh”.

Cuộc Quật Khởi Của Toàn Dân Việt hay là Toàn dân Việt chuẩn bị cho công cuộc phạt Bắc bình Nam

Những diễn biến đang xảy ra cho chúng ta thấy có hai “vùng nóng” trên thế giới có thể dẫn tới cuộc chiến tranh toàn diện bất cứ lúc nào:


I) Vấn Ðề Trung Ðông:


Ðối với những ai chuyên quan sát tình hình thế giới thì việc Hoa Kỳ ra tay tấn công Iran và Syria chỉ còn là vấn đề tháng ngày ngắn ngủi. Không sớm tấn công hai nước này, thì chuyện Iraq và Afghanistan không thể ổn định. Và chính nghĩa Nhân Chủ mà Hoa Kỳ đề cao khó có thể thực hiện được.

Dĩ nhiên tấn công 2 quốc gia hung đồ này tạo sẽ ra một làn sóng phản đối trong các quốc gia lừng khừng ở giữa và các nhóm khủng bố - tàn dư của các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể sẽ gia tăng khủng bố nhắm vào quyền lợi của Hoa Kỳ và các nước Tây phương tại nhiều nơi trên thế giới. Các nhóm khủng bố khó tấn công vào nội địa của Hoa Kỳ và các nước Tây phương vì kể từ sau ngày 9-11-2001, an ninh nội địa của Mỹ và Tây phương được tăng cường rất nhiều, các nơi được coi yếu kém là tại Nga và các nước Ðông Âu. Nhưng sự kiện khủng bố trường học tại Beslan mới đây ở Nga giết chết hơn 300 người, trong đó hơn 1 nửa là trẻ em, đã cảnh tỉnh nước Nga và làm cho ông Putin và Bush gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Như vậy sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Nga và Mỹ chắc hẳn đang trên đà củng cố sâu rộng về nhiều mặt. Biến cố ấy có thể được coi là một 9-11 tại Nga. Bây giờ thì Nga cũng có luật Ái quốc như Mỹ và ông Putin đang thực hiện một loạt biện pháp quyết liệt, nhằm tập trung quyền lực vào trung ương để dễ bề đối phó hữu hiệu với các nhóm khủng bố tại Nga. Nhìn bề ngoài thì điều này có vẻ là bước thụt lùi so với chiều hướng dân chủ, nhưng lại là cần thiết để bảo vệ nền an ninh của Nga và để chuẩn bị cho Nga có một vai trò quan trọng hơn trong vùng Trung Á, cũng như trách nhiệm hổ tương của Nga liên quan đến bán đảo Á Rập, thế giới Hồi giáo và toàn thể Á châu nữa.

Vận Hội Mới Của Dân Tộc Việt


Trong 5 năm qua, tôi chưa bao giờ viết ra trên giấy trước khi phát biểu trên làn sóng này. Bình thường, tôi chỉ sắp xếp ý tưởng trong đầu và nói ra.


Hôm nay là một trường hợp ngoại lệ vì tính cách rất quan trọng của vấn đề mà tôi phải viết ra giấy trước khi nói chuyện cùng đồng bào. Khi bắt đầu nói chuyện trên đài này, tôi dự trù sẽ phân chia các buổi nói chuyện làm 2 phần. Phần I là cố gắng dùng khả năng hiểu biết của mình để đóng góp vào việc giải thích cho đồng bào hiểu trong các điều kiện cho phép về nhiều vấn đề rất ư là phức tạp của tình hình thế giới trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Chúng ta càng hiểu các vấn đề phức tạp ấy bao nhiêu thì trí tuệ ta càng tăng bấy nhiêu, nhiên hậu chúng ta có thể gạt các khác biệt sang một bên, để cùng nắm tay nhau, nhận ra nhau và cùng nhau nhìn chung về một hướng. Tương lai huy hoàng đang chờ đón dân tộc thân yêu của chúng ta ở phía trước. Ðể chúng ta có thể ngẩng cao đầu lên mà bắt tay cùng nhân loại tiến vào thời kỳ Nhân Chủ (Humocracy) khắp toàn cầu.

Chiến Lược Siêu Linh



Trong thời gian dài có thể đến 45 năm, khi tôi còn học ở trung học thì câu hỏi mà tôi luôn luôn đặt ra: Tại sao người Tàu thích chiếm VN như thế ? Tại sao người Tàu thích đánh VN đến như vậy ? Trong khi đó nếu ta quan sát sự liên hệ lịch sử VN với Tàu và các quốc gia lân bang, thì người Tàu đối với các quốc gia phía Bắc là Mông Cổ, Mãn Châu, Hung Nô thì Tàu chỉ xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chận Hung Nô mà thôi. Nhưng riêng với VN, thì bất cứ một vua chúa nào của Tàu đều muốn xâm lăng VN, theo cảm tưởng của tôi thì người Tàu dường như họ mắc phải một lời nguyền nào đó: Nếu họ không thị uy được với VN thì sự lãnh đạo của vua chúa người Tàu dường như không được chính danh cho lắm! Và chỉ trong một thời gian ngắn khi lên cầm quyền thì việc đầu tiên vua chúa Tàu suy nghĩ đến là: “Phải thôn tính VN”. Nhưng lần thôn tính nào của người Tàu cũng đều gặp phải một sự kháng cự rất mãnh liệt từ phía dân tộc VN và lần nào cũng thế người Tàu đều phải thua cuộc!

Tội Ác Của Lãnh Ðạo Tàu Ðối Với Nhân Loại và âm mưu thôn tính Việt Nam

Tham vọng lấn chiếm thế giới của Tàu
Thời kỳ trì hoãn chiến (hay chiến tranh gián chỉ, proxy war) giữa khối Cộng Sản và Tự Do chấm dứt khi Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử vào tháng 4 năm 1975, để thế giới bước vào giai đoạn chuyển tiếp tức là lúc Liên Xô can thiệp vào khắp nơi trên thế giới. Giai đoạn này báo hiệu sự cáo chung của Liên Xô, nhưng cũng là một dấu hiệu chỉ ra thời kỳ mà Tàu cộng chuyển qua sách lược xâm lấn các lân bang một cách có quy mô, hệ thống ở khắp nơi. Do vậy, ta cần phải xem xét các điều đã và đang xảy ra đối với các lân bang của Tàu. Năm 1978 khi Liên Xô tung nhân lực, tài lực và vật lực để can thiệp vào nhiều vùng trên thế giới nhằm gắng sức đánh sập Mỹ và Phương Tây, nhưng Liên Xô đã trúng kế Mỹ một cách thảm thương vì tài nguyên của Liên Xô có giới hạn, kinh tế của Liên Xô lại èo uột và sự hiểu biết của Liên Xô về thế giới quá nghèo nàn và một chiều, trong khi Trung cộng lại ngả hẳn sang phía Mỹ thì mọi cố gắng của Liên Xô coi như vô vọng. Do đó, sự tan rã của Liên Xô chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Ðể thưởng công cho Trung cộng, Phương Tây và Mỹ đã giúp Bắc Kinh về kinh tế, kỹ thuật (cả Phương Tây-Mỹ và Trung cộng đều có ý đồ trong sự trợ giúp này, sẽ bàn vào một dịp khác khi thời gian cho phép) và chính trị (giúp Trung cộng có 1 chân trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc). Như thế, Trung cộng yên hàn với Phương Tây-Mỹ khi Liên Xô tan rã. Trung cộng không phải lo đối đầu với con gấu Bắc Cực nữa. Tàu biết là đã đến lúc họ phải cần tập trung tối đa nỗ lực nhằm khai thác tối đa, trong thời kỳ lúc quan hệ với Hoa Kỳ đang tốt đẹp để củng cố và phát triển tối đa về kinh tế, kỹ thuật đồng thời chuẩn bị các phương tiện nhằm xâm chiếm các nước lân bang một cách âm thầm thông qua đường lối mua chuộc ngoại giao, kết hợp với kinh tế, quân sự đi liền với đà di dân để đồng hoá các vùng biên giới giữa Tàu và các nước lân bang ( thí dụ rõ nét nhất về âm mưu di dân thâm hiểm này đang xảy ra tại Việt Nam. Chính quyền tay sai Việt cộng thân Tàu đã cho phép dân Tàu hay là Tàu cộng đã được huấn luyện có quyền qua biên giới Việt-Tàu để đi lại khắp vùng lãnh thổ Việt Nam mà không cần xin chiếu khán hay Visa nhập cảnh. Bắc Kinh cũng đã và đang huấn luyện, dạy tiếng Việt cho những thanh niên Tàu nghèo khổ và không thể kiếm được vợ tại Tàu và đưa họ sang sinh sống tại Việt Nam .

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Dấu ấn văn hóa Việt trong Kinh thi

Hà Văn Thùy

Kinh Thi là tuyển tập những bài dân ca và ca dao ðẹp nhất, hay nhất xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ VI TCN trở về trýớc trên lýu vực Hoàng Hà và Dýõng Tử. Theo Tý Mã Thiên viết trong Sử ký thì ban ðầu có tới 3000 bài, Khổng tử san ðịnh ðã bỏ ði 9 phần 10, chỉ giữ lại có 311 bài. Ðấy là tác phẩm vãn học cổ ðiển có ảnh hýởng sâu rộng ðến tâm hồn và trí tuệ phýõng Ðông, quan trọng ðến mức Khổng tử nói bất học thi vô dĩ ngôn! (Không học Thi biết gì mà nói). Thời nhà Tần nó cũng bị ðốt nhýng sau ðó ðýợc khôi phục và xếp vào Ngũ kinh.

Hàng nghìn nãm nay, kinh Thi mặc nhiên ðýợc coi nhý sản phẩm ðặc hữu của Hán tộc, không có ai nghi ngờ hay bàn cãi. Vì vậy, ba chục nãm trýớc, khi học giả Lýõng Kim Ðịnh cho rằng Kinh Thi là quyển kinh ðiển của Việt tộc (1) ðã gây nên sự phản ứng của không ít ngýời. Dễ hiểu thôi, thay ðổi một thói quen từng hằn vào cân não hàng nghìn nãm ðâu phải là việc một sớm một chiều!

Ðiều dễ nhận ra là kinh Thi ðã bị Hán nho rối Tống nho ðánh tráo một cách trõ trẽn: Những sáng tác dân gian sinh ra nõi ruộng lúa nýõng dâu bị biến thành sản phẩm cung ðình, một thứ vãn chýõng xu phụ chuyên ca tụng ông vua này ông vua khác cùng bà hậu phi nào ðó! Chính ở ðây, tầng lớp Hán nho ðã ãn cắp tác quyền của dân gian trao cho výõng triều. Ðiều này dễ thấy. Còn cách ðánh tráo, ãn cắp tác quyền khác tinh vi hõn thì khó nhận ra. Khó về học thuật và càng khó hõn trong tâm lý: ðứng trýớc nền vãn hóa khổng lồ của ngýời láng giềng phýõng bắc, chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé ði, ðến mức chỉ còn là cậu học trò ngu ngõ trýớc ông thầy vĩ ðại! Tâm lý ấy khiến chúng ta hèn ði, không dám nghĩ ðến cái ðiều bị coi là hoang týởng thậm chí phạm thýợng: kinh Thi là quyển kinh ðiển của Việt tộc!

Lịch sử Việt Nam khởi sự từ gần 3000 năm trước công nguyên đã được xác minh qua tác phẩm: Cội nguồn Việt tộc của Phạm Trần Anh

Đã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức. Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Lôc Tục lại nhường cho anh, nên Đế Minh để cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức là nước Trung Hoa, phía Bắc sông Hoàng hà). Cho con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam. Lúc đó là vào năm Nhâm Tuất (2879TCN). Lộc Tục xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương, lấy họ là Hồng Bàng và đặt tên nước là Xích Qũy. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm kế nghiệp cha lên làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Sinh được trăm trứng và trăm trứng đó nở ra trăm người con trai. Đây là tổ của bách Việt. Một hôm Lạc Long Quân bảo nàng Âu Cơ rằng ta vốn là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. Nên sau đó hai người chia tay nhau mỗi người dẫn theo 50 người con. Cha dẫn 50 con xuống phía biển, mẹ dẫn 50 con về núi. Lạc Long Quân phong cho người con trưởng (không rõ tên húy) lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang v..v.. Hùng Vương truyền được 18 đời, tất cả đều lấy hiệu là Hùng Vương, cho đến năm Qúy Mão (258TCN) thì nước Văn Lang của vua Hùng bị  vua nước Thục la Thục Phán chiếm được. Thục Phán lên ngôi xưng la An Dương Vương và đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và xây Loa Thành  theo hình trôn ốc. Tính từ năm 2879TCN đến năm 258TCN cả thẩy là 2622 năm. Chi tiết này không những riêng cá nhân tôi thắc mắc vì tính từ Kinh Dương Vương đến vua Hùng thứ 18 có 20 đời vua mà thời gian trị vì những hơn 2600 năm thì thật là một điều khó tin. Các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ và gần đây Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn và mới nhất là sử gia Trần Gia Phụng. Tất cả đều không ai tin các chi tiết về thời gian trị vì của 20 đời vua vào thời Hồng Bàng là đúng. Thậm chí nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn với kiến thức về sử Việt Nam khá giới hạn, trong một video do Thúy Nga Paris sản xuất trước đây đã dám tuyên bố rằng thời Hồng Bàng “chắc” chỉ chừng 800 năm mà thôi.

Về nguồn


« Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn.
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu. »

(ca dao)
Con người ta sinh ra ở đời đều có cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Sống mà không biết nguồn gốc lịch sử dân tộc, không biết tổ tiên mình là ai và mình từ đâu đến, thì sẽ không gìn giữ được cái gia sản tinh thần quý báu của cha ông đã để lại. Tìm về với Tổ Tiên, với văn hoá, lịch sử dân tộc là để bồi dưỡng và làm bừng cháy lên trong ta lòng tự hào dân tộc, tức là phục hưng, phục hoạt đức tin vào giá trị nguồn gốc của mình. Cũng vậy, khi chúng ta biết đem những tiến bộ của thời đại ngày nay bổ túc cho những thiếu xót ngày xưa, hầu để làm nổi bật lên những nét đặc thù của truyền thống, văn hóa, dân tộc là đã biết bảo vệ giá trị nguồn gốc của mình.


Lược về huyền sử Việt, mỗi quốc gia trên thế giới đều có huyền thoại lịch sử dựng nước và vật biểu tượng riêng cho dân tộc mình. Dân Pháp chọn "Gà trống" làm biểu tượng cho giống Gaulois, người Đức chọn chim ưng làm biểu tượng cho sức mạnh, người Hán chọn con "hổ" sau đổi thành "Rồng",…nhưng tất cả chỉ là "Đơn Nguyên", riêng dân tộc Việt chọn Lưỡng Nguyên "Tiên Rồng" làm hèm (totem) cho nòi giống. Rồng biểu tượng cho sự to lớn, lại luôn biến hóa và đầy năng lực phấn đấu. Tiên biểu tượng cho tinh thần cao thượng, sáng suốt và trường thọ. Một sự khác biệt với các dân tộc khác. Rồng Tiên hòa hợp nêu cao hai đặc tính về sự tương sinh, tương quan, âm dương hỗ trợ, sự hợp nhất giữa tinh thần với thể chất, giữa tình và lý. Một nét đặc thù của dân tộc Việt Nam. Người Hán lấy Thần Nông làm huyền thoại dựng nước, nhưng khi nói về Thần Nông là nói về Nông Nghiệp, Văn Minh Nông Nghiệp trồng lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt, mà Hán Tộc lại bắt nguồn từ Văn Minh Du Mục. Điều này còn cho thấy, dân Hán chỉ biết lấy của người khác làm của mình. Khi không có một huyền thoại lịch sử dựng nước riêng cho dân tộc mình vậy thử hỏi xem, Trung Quốc có phải là một dân tộc thuần nhất không? hay Trung Quốc chỉ là một « Tạp Chủng Quốc » vây mượn tứ phiá, cuối cùng thì cũng chẳng biết mình là ai! Cũng vậy, khi chọn vật biểu tượng riêng cho dân tộc mình, người Hán đã chọn "hổ", rồi sau đó đổi thành "Rồng" (thấy người khác có gì hay là "mượn" xài liền!). Hổ biểu tượng cho sự dũng mãnh, Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ bão, cho trí dũng, cho quyền lực. Nhưng quyền lực, sức mạnh, trí dũng không được hướng dẫn bởi một tinh thần cao thượng, thanh tao, trong sáng, hài hòa, thì chỉ biết đi xâm lăng, đàn áp và chiếm đóng kẻ khác mà thôi! Thật ra, ngay cả chính người Tàu cũng không rõ nguồn gốc dân tộc của mình, chỉ cần hỏi một người Tàu nào đó, thì sẽ biết họ từ đâu đến, đến từ vùng nào, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Hoa Nam hay Hán? Nói tóm lại, Tàu không phải là một dân tộc thuần nhất!

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Trận thế chiến III đang tới gần

Trong tác phẩm vừa ấn hành nhan đề là “Tương lai ba nước Anh-Mỹ-Nga trong Sấm Kinh Thánh”, tôi đã trình bày rằng nhờ tìm ra được một chìa khoá huyền bí, tôi đã mở được cửa kho Sấm Ký Job, một sách mà xưa nay chưa hề có ai nghĩ là một Sách Tiên Tri nói về Cộng Sản. Đem hàng ngàn câu sấm trong sách Job nhập chung vào các sách tiên tri có sẵn, chúng ta có trọn bộ hơn một trăm bài sấm về Cộng Sản, có bài được viết ra từ hơn 3 ngàn năm trước: Cộng Sản ra đời, CS bành trướng tràn lan khắp mặt đất và bá chủ thế giới rồi CS tan rã, tan rã đến độ không còn một tên CS nào sống trên mặt đất.
       Từ trong hàng trăm bài sấm về Cộng Sản đó, tôi đã rút ra được mấy đề tài chính của Sấm Kinh Thánh như sau:
* Cuộc Đại Trừng Phạt của Thiên Chúa thời thế mạt: Chúa kể tội dân Tây Phương là sống xa hoa dâm đãng và đổ máu kẻ vô tội tràn trề (giết thai nhi hàng triệu mỗi năm). Chúa kể tội của dân Mỹ là bỏ Đạo Chúa để trở thành một dân tộc vô thần và cũng đổ máu thai nhi tràn trề. Về phần nước Anh thì tội vô cùng nặng nề của Vua nước này là đã cướp đoạt Giáo Hội của Chúa để làm thành Giáo Hội của mình gọi là Anh Giáo.
     Sau khi kể tội của Tây Phương như thế, Thiên Chúa phán rằng Chúa sẽ trừng phạt đích đáng bằng một trận đòn đánh bằng một chiếc Roi Sắt. Và nước Nga Cộng Sản sẽ được Chúa dùng làm chiếc Roi Sắt đó.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Kinh dịch linh thể - Kỳ 7

VII. Hà đồ Lạc thư trước tình trạng triết lý hiện đại
1. HÀ ĐỒ
Hà Đồ và Lạc Thư là những thực thể văn hóa xuất hiện hoặc bên ngóai Kinh Dịch, hoặc từ Kinh Dịch nhưng về sau đã được thâu nạp vào Kinh Dịch cách thẩm thấu đến nỗi ngày nay ta không còn ngần ngại coi đó như phần căn bản của kinh Dịchvà nó biểu thị các chiều kích của tâm thức conngười. Nhưng chiều kích đó chỉ là những trạng thức khác nhau của cùng một thực thể duy nhất, cho nên ta có thể học về Hà Lạc hai lối: một là trực giác hai là phân tích. Trước hết là lối trực giác như của các vị hiền triết nhìn bao trùm tất cả mọi trạng thức của một thực thể tâm linh. Khi nhìn theo lối Viên Dung này thì 4 vòng Hà Đồ biểu thị con đường xóay ốc dẫn về Đạo thể, tức là đi lên với Tòan thể, phần nào tương đương với con đường đã diễn đạt trong quẻ Kiền với 4 hào
Hào 2 tương đương với vòng thành (vòng ngoài cùng)
Hào 3 tương đương với vòng sinh
Hào 4 tương đương với vòng hộ pháp
Hào 5 tương đương với vòng đạt Đạo.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 6

VI. Những chặng tiến của Tâm thức con người theo quẻ Kiền
Sau khi đã nắm đựơc mấy điểm then chốt về Kinh Dịch thì bước thứ nhì phải học về tiến trình chuyển hóa của tâm thức con người. Vì đó chính là tinh hoa của Kinh Dịch. Lộ trình tiến hóa đó được đề cập ngay ở đầu quyển Kinh nơi quẻ Kiền với lời Kinh như sau: 
Kiền. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. 
(Chữ hán)
Sơ cửu: tiềm long: vật dụng 
Cửu nhị: hiện long tại điền, lợi kiền đại nhận. 
Cửu tam: quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ: vô cữu. 
Cửu tứ: hoặt dược tại uyên: vô cữu. 
Cửu ngũ: phi long tại thiên: lợi kiền đại nhân. 

Kinh dịch linh thể - Kỳ 5

V. Kinh Dịch như một Tâm Linh pháp
Khi tôi nhìn ra được vũ trụ toàn thể viên dung và tôi xử đối theo đó thì gọi là Đạo. Nói khác Đạo bao gồm ba yếu tố là âm, dương, hòa: khi tôi thấy cả âm lẫn dương hòa hợp thì tôi có cái nhìn của triết gia, của người hiểu Đạo.
Nhưng tại sao lại rất hiếm triết gia? Vì thường con người chỉ thấy có âm hoặc dương: âm tán dương tụ. Tán tụ là hai luật nền móng của vũ trụ. Tán là nhất thể, khi tỏa ra thì thành vạn vật lẻ tẻ riêng biệt, đó la luật mà khoa học ngày nay khởi đầu nhận ra sự giãn nở của vũ trụ. Tụ là từ sự vật đa tạp quy tụ lại một mối, một luật được khoa học nhận ra và đặt tên là luật tổng hấp dẫn (attraction universelle).
Đây là bước vĩ đại mà khoa học mới đi được để tới gần lại với nền minh triết, còn chính minh triết đã nhận ra lâu trước khi luật tán tụ đó như hai mối liên hệ ràng buộc vạn vật với nhau mật thiết đến độ gọi là vạn vật nhất thể. Chữ thể nói lên một cơ thể sống động mà âm là thở ra, dương là hút vào; bởi vạn vật đều vâng theo nhịp đó, nên vũ trụ kể là một thân thể sống động. Lối nhìn này còn thấu triệt hơn cả cái nhìn của khoa học mới nhìn thấy vũ trụ như một sự vật giãn ra co vào, co giãn cách máy móc vòng ngoài chưa hẳn như một thể sống động thở hút bao hàm cả vòng trong tức âm dương hòa hợp không còn là tụ hay tán vì nó thuộc bình diện khác hẳn, bình diện sống, mà sống là hòa hợp.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 4

IV. Giải nghiã câu "Thần vô phương" xuyên qua những trang huyền sử Đông Tây
Bài trước đã bàn về “Dịch vô thể”, bài này sẽ bàn về câu “Thần vô phương”. Thần có vô phương thì Dịch mới vô thể. Dịch có vô thể thì mớt đạt thần. Thần với linh là một. Người ta quen gọi là Thần linh. Hiểu được thần là hiểu được linh, tức cũng là hiểu được nhân tính, vì thế hiểu được thần là bước quan trọng nhất để đạt thân, nó sẽ gây ảnh hưởng quyết liệt vào con đường sứ mệnh của nhân loại. Triết thành công hay thất bại cũng đều năm ở chỗ này, thế mà xưa rầy người ta hiểu thần trật lất. Và vì thế câunói về thần hay nhất tìm được trong lịch sử triết học vẫn là câu “Thần vô phương” của Kinh Dịch. Bởi thế chúng ta sẽ tìm hiểu thâu triệt ý nghĩa câu đó xuyên qua những trang huyền sử liên hệ.
Câu hỏi trước tiên đặt ra là tại sao kinh Dịch lại định nghĩa là Thần vô phương, là “không góc”. Đây là một câu nói rất phong phú nhưng quá đúc kết nên cần minh giải thêm. Ta biết trong kinh Dịch thì phương chỉ cái gì là góc cạnh, giới mốc, và do đó chỉ tất cả những gì hạn cục, xác định, ngược lại Viên là tròn chỉ những gì không có góc, do đó cũng là cái gì không bị giới hạn, cái gì bao la. Như thế trong câu nói “thiên viên địa phương” thì thiên viên chỉ cái gì vô biên, còn địa phương chỉ cái gì rõ rệt, đã hiện ra hình tích xác định. Như vậy câu định nghĩa thần vô phương kéo theo những yếu tố sau đây: trước hết là thần bao gồm khắp cả không bị giới mốc nào hết, nên đặc tính trước nhất là khôn glệ thuộc vào cái gì đã hiện ra hình tích cụ thể, để có thể trở thành vật đích cho giác quan. Khi lệ thuộc thì gọi là vật thể, vật chất. Chúng ta biết sách Trung Dung là bản tóm lược Kinh Dịch đã định nghĩa Trung là “Trung lập nhi bất ỷ”. Đừng hiểu hai chữ Trung lập theo nghĩa chính trị, nhưng phải hiểu theo nghĩa minh triết, lúc đó lập sẽ là động từ tự lập chứ không dựa (ỷ) không lệ thuộc, y như câu “thần vô phương” không lệ thuộc vào góc cạnh nào hay cái gì có hạn, vì hễ đã có là có trong xác định nên bị giới hạn. Cái gì lệ thuộc vào giới hạn là vật chất. Vật chất bất động đầy nọa tính.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 3

III. Từ biện chứng pháp tới Dịch pháp

Nói đến biện chứng là nói đến sự động giữa hai đôi cực nghịch chiều và một tổng hợp. Nếu dùng thuật ngnữ Hegel thì hai cực kêu là chính đề và phản đề còn tổng đề là hòa hợp hai cực lại. Và tổng đề cuối cùng là tinh thần tuyệt đối. Đó là một tư tưởng đang đóng vai trò trổi vượt trong thế giới hiện đại và tất nhiên nó cũng quyến dũ giới trí thức Đông phương một cách đặc biệt, đến độ cho biện chứng như một chân lý cuối cùng đã học được với triết Tây. Nhưng lâu lâu có người chợt ra rằng trong Kinh Dịch cũng đã manh nha một phương pháp biện chứng, tiết rằng các đời sau đã không biết khai triển để đưa tới trình độ biện chứng pháp khoa học nền triết Đông vẫn còn thấp kém. Đó là ý nghĩ của lớp đàn anh, còn chúng ta sẽ hỏi có thực biện chứng pháp đã đáng như vậy chăng, nghĩa là đã vượt xa “biện chứng ấu trĩ” của Kinh Dịch chăng? Hay ngược lại biện chứng mới chỉ là học mót của Kinh Dịch nhưng mới học được có phần ngoại diện? Đó là điểm chúng ta tìm hiểu ở đây.
Người ta không rõ Hegel (1770-1831) có được Kinh Dịch khởi hứng cho trong việc thiết lập biện chứng pháp chăng, chỉ biết rằng Leibniz (1646-1716) đã chú trọng đến Kinh Dịch lâu năm trước, nên đời Hegel những yếu tố chính của Dịch pháp đã trở thành quen thuộc với người Đức, cho nên rất có thể Hegel đã nhờ nó mà sáng tạo ra biện chứng pháp. Vấn đề này không quan trọng. Điều quan trọng là thẩm định về hậu quả của biện chứng, và nó khác với Dịch pháp của Kinh Dịch như thế nào. Để trả lời xác đáng ta hãy phân tích cơ cấu dịch pháp của Kinh Dịch. Để dễ thấy hơn sự dị biệt xin dùng một số thuật ngữ của Hegel để nói về Kinh Dịch, theo đó thì hai hạn từ (termes) chính đề và phản đề trong Kinh Dịch là Thiên và Địa, còn tổng đề là Nân. Nhân chỉ tổng hợp của Thiên và Địa, vì thế Nho giáo định nghĩa Nhân là “Thiên Địa chi đức” và cùng với thiên địa được kêu là Tam tài. Dịch Kinh đã biểu thị Tam tài trong ba cặp hào của một quẻ. Trong đó hai hào dưới là địa, hai hào giữa là nhân, hai hào trên là thiên. Quả là một cơ cấu tượng hình rất rõ rệt nên rất có thể đã gợi ra ý biện chứng cho Hegel.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 2

II. HAI LỐI ĐỌC DỊCH


Có hai lối đọc Kinh Dịch: một là của Hán Nho, hai là lối Việt Nho. Đọc theo lối Việt Nho đã mất từ lâu vì thế hôm nay khi muốn bàn đến lối đó thì cần phải sửa soạn hơi xa bằng khởi hành từ trạng thái hiện thời, vì trạng thái hiện thời gây ra phần lớn do ta Hán Nho. Cần nhìn vào hiện trạng chúng ta mới hiểu được thấm thía lối đọc Dịch của Việt Nho.


Có khi nào bạn tra hỏi về căn nguyên sâu xa nhất đã gây nên cuộc chém giết tương tàn đang phá vỡ quê hương chúng ta đã từ 20 năm nay chăng? Tất nhiên là có, hết mọi người Việt Nam đã suy nghĩ điều ấy và câu thưa đến trước hết trong trí mọi người là tại Việt cộng. Chính Việt cộng đã gây nên cuộc chiến đau thương này, mà sở dĩ như vậy vì họ đã thâu nhận ý hệ ngoại lai, khiến họ không còn nhìn ra người trong nước là anh em cùng ruột thịt, mà chỉ nhìn thấy đó là kẻ thù.


Thưa như trên là đúng nhưng mới là đợt chính trị chưa đủ sâu xứng với triết. Vì lý do sâu xa nằm trong câu nói của Heidegger đại khái rằng Tây Au đang ở trong trạng thái Hư vô, và khi Hư vô truyền bá đi tới đâu là gieo tai họa tới đó. Đấy mới là lý lẽ chính, nó sâu hơn câu thưa trên một độ. Tuy nhiên cũng chưa là sâu xa nhất. Lý do sâu xa nhất phải tìm trong sự phân tích tỷ mỷ lịch sử triết học Tây Au như Heidegger đã làm và nhờ đó ông nhận ra rằng triết Tây đã mất ý thức về nét-gấp-đôi: triết Tây đã nhìn tất cả vạn vật theo nguyên lý đồng nhất tức là theo một chiều lý trí, và do đó đã đưa sự chết vào lòng con người, đã đuổi thần minh ra khỏi vũ trụ, và xô đẩy vạn vật vào một thế đứng im lìm làm toàn bằng biểu tượng hay ý niệm. Chính sự phân tích của Heidegger đã lôi ra ánh sáng sự thực rùng rợn này là người ta đã lầm lẫn lấy biểu tượng làm thần linh: điều ấy có nghĩa là người ta tin tưởng vật chất là tinh thần, tưởng chết là sống và vì tưởng làm như vậy nên người ta đã tô tạo điều tin tưởng lầm lẫn đó bằng những hệ thống nguy nga đồ sộ rồi bảo vệ chúng bằng những tổ chức tinh vi, lại được thêm uy tín vô biên vì khoa học kỹ thuật. Đã thế khoa học còn tạo phương tiện hùng mạnh cho những ý hệ trên kia có cơ hội tràn lan khắp nơi để đán sụp đổ mọi văn hóa khác. Trong số những nền văn hóa bị tiêu diệt này có Việt Nam mà Việt Nam lại bị nặng hơn hết. Tôi nói tiêu biểu vì ở các nơi khác thì sự gục ngã của nền văn hóa cổ không lấy chi làm lớn lao, thí dụ Phi Luật Tân to vo một mình giữa Thái Bình Dương hay các dân bản thổ Mỹ Châu không liên hệ tới đất liền. Ngược lại Việt Nam ta đại biểu cho nền văn hóa nông nghiệp hùng mạnh nhất hoàn cầu, hơn hẳn nông nghiệp của người Dravidien bên An hay người cổ Hy Lạp bên Au đều bị gục ngã trước sức mạnh của văn minh du mục công thương. Còn Việt Nam là duy nhất còn khả năng cầm cự bên trời Đông cho đến đầu thế kỷ 20 thì mới gục ngã trước văn hóa Tây phương. Sự gục ngã này không có nghĩa là đổi nếp sống mới, cái đó chỉ thật ở vỏ ngoài, còn nội dung thì là đi tụ7 sự sống sang sự chết. Vì sống là tương quan linh động giữa hai đối cực, vậy mà văn hóa Tây Au chỉ có nhất cực thì làm sao có được tương quan, mà thiếu tương quan là chết. Vì thế khi văn hóa ta bị sụp đổ trước nền văn hóa Tây Au thì cũng là đi vào thế giới chết khô. Điều này nếu nói ra trước đây một hai chục năm thì dễ bị coi là câu nói càn, nhưng nay thì đó chỉ là lặp lại lời những thức giả lờn nhất của Tây Au, và những ai đã đi sâu vào nền văn hóa Tây Au đều nhận ra cả rồi. Vì thế xin thông qua.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Dịch kinh linh thể - Kỳ 1


I. KHI TỔ TIÊN VIỆT TỘC ĐÓNG DẤU TRÊN KINH DỊCH

Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

Trung cộng xúi Lào xây đập thủy điện Xayaburi để khủng bố Việt Nam

Năm 1077, Lý thường Kiệt trong lúc ngăn chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Ông đã thay mặt quốc dân Ðại Việt khẳng định :” NAM QUỐC SƠN HÀ, NAM ÐẾ CƯ “.Ngày nay ngụy quyền CSVN tiếm quyền dân-nước, đã đi ngược lại lòng dân, ý nước khi công khai phủ nhận quyền làm chủ đất nước mình, qua ngàn trăm hành động nhục nhã,khiến cả nước bị người Tàu bốc lột, khinh thường, chèn ép. Nhưng nhục nhã nhất cũng vẫn là hành động của bọn chóp bu Hà Nội, bắt buộc người dân cả nước cung nghinh ngọn đuốc máu của Tàu đỏ khi tới Sài Gòn vào ngày 29-4-2008. Thái độ hèn kém mất tư cách của nhóm lảnh đạo đảng, đã chôn vùi danh dự và uy tín của VN khắp thế giới vì sự bưng bợ Trung Cộng ra mặt. Ðây là ngọn đuốc máu, biểu tượng của một đế quốc côn đồ, lưu manh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, đã bị năm châu nguyền rũa tẩy chay khinh bĩ vì cướp nước Tây Tạng, bá đạo trên Đông Hải,chụp giựt trên thị trường thương mại, chà đạp nhân quyền và ỷ mạnh hiếp yếu. Thế mà chỉ có VC một mình một chợ, muối mặt a dua và ca tụng kẻ thù cướp nước mình và mới nhất là việc công khai “ đầu hàng Tàu đỏ “ ,sau khi bị Hoa Kỳ từ chối không giúp đô la để cứu đảng trong cơn mạt vận từ đầu năm 2011 tới nay.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử dân tộc Việt

Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau:
  1. 1. Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.
  2. Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.
  3. Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử.

Phát hiện kinh dịch thời đại Hùng Vương

Đọc sử ta thường gặp một nghịch lý: càng gần thời điểm xảy ra sự kiện ta cứ đinh ninh có nhiều thông tin chính xác hơn thời gian xa sự kiện, nhưng có khi lại ngược hẳn, càng xa sự kiện xảy ra càng có cơ hội phát hiện nhiều thông tin gần với sự thực.
Trường hợp thời đại Hùng Vương không phải là ngoại lệ. Các sử gia dưới thời các vương triều tuy ở gần thời đại Hùng Vương hơn chúng ta nhưng họ lại bị hạn chế nhiều mặt nên không có được những thông tin xác thực về thời đại này. Với các sử thần Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Lê Tung, Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ, Hùng Vương là thời đại huyền sử, không đáng tin chỉ có thể để ở phần ngoại sử, nhưng với các nhà sử học ngày nay thời đại Hùng Vương là thời đại có thực, không phải là thời man di như dư luận nhầm lẫn mà lại là thời đại chính sử tồn tại gần hai nghìn năm, là buổi bình minh rực rỡ của lịch sử dân tộc, một thời mở nước, dựng nước vẻ vang, oanh liệt của Việt Nam. Các sử gia các thời đại trước chỉ dựa vào truyền thuyết và một số thông tin không được khách quan và chuẩn xác của các sử gia Trung hoa như Tư Mã Thiên, Lịch Đạo Nguyên, Cao Hùng Trưng... nên không thể tiếp cận với sự thực. Các sử gia ngày nay được sự hỗ trợ của khoa khảo cổ học, đã phát hiện được nhiều di chỉ, nhiều di vật minh chứng hùng hồn cho kết luận của mình, tất nhiên có tính thuyết phục hơn.

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam ?

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này.  Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá, xưa nhất thế giới.

Tiến Sĩ N.T.Thanh

Lời xác minh của tác giả:
Những ý kiến trong bài nghiên cứu sau đây hoàn toàn khách quan dựa trên những tài liệu lịch sử và khảo cổ Việt Nam, Trung hoa, Pháp, Hoa Kỳ và Nga. Chúng tôi không hề đưa ra một sự kiện lịch sử chủ quan có thể làm hại đến văn hóa của một quốc gia nào khác. Chúng tôi chỉ vì sự thât của lịch sử dân tộc và nhân loại, Nếu có điều gì bất như ý đối vi cá nhân hay quốc gia nào, kính mong quý vị học giả các nước liên quan đến tài liệu trong bài nầy thông cảm cho, chúng tôi xin đa tạ.
Trong Việt Nam Sử lược, sử gia Trần Trọng Kim đã viết: "Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao Chỉ và Cửu chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, vì trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới..." Sử gia Đào Duy Anh cũng viết "Họ (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á Đông khác."
Sách vở của các vị sử gia trên đã dạy dân học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ cong lưng theo thế mà học về lịch sử nước nhà. Có lẻ hai ông sử gia trên đã dựa một cách tiêu cực vào sử Trung Hoa mà không cố tình suy luận và phán đoán về sử liệu nước nhà (một gương sáng mà chúng cần lưu ý: Đại Hàn và Trung Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật Bản hiện nay).

Ý thức cách mạng Dân chủ đáy tầng tại Việt Nam - Hoa lục và Á châu

Nguyễn Anh Tuấn
Political Scientist

The Vietnamese-American Political Science Study Group in USA for Democracy of Vietnam and Asia.

I.SỰ TRỖI DẬY CỦA LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI TRƯỚC LUẬT TRỜI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TRÊN THẾ GIỚI .

Nhân loại ngày nay đang đứng trước những làn sóng lịch sử của TỰ DO DÂN CHỦ và làn sóng này đang lan tràn  tới Tunisia, Ai Cập, rồi vào Yemen, Libya và khắp cả vùng Trung Đông. Để rồi đây, làn sóng này sẽ lan tràn vào Việt Nam, Hoa Lục, Bắc Hàn và các nước Á Châu, để xô đổ các nhà độc tài và các chế độ độc tài man rợ, ích kỷ, độc ác, tham lam, mù quáng đầy dục vọng quyền lực đã chống lại Trời đất và đạo lý của Trời, chống lại sự thật và lẽ phải, chống lai sự sống và quyền sống của con người khắp nơi- đặc biệt là tại Á Châu - nơi những chế độ độc tài lạc hậu và phản tiến hóa này đã hiện diện trên dòng sinh mệnh của con người và dòng sử mệnh của Đông phương từ hơn 2000 năm qua, đã hành hạ và hiếp đáp bao thế hệ con người cho đến nay vẫn chưa chịu buông tha cho họ.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Bách Việt và Asean trên vùng định mệnh

Ðinh Việt Nhân
 
 
1. Dẫn nhập

Tựa đề của bài tiểu luận này lấy từ loạt bài “Trăm Việt trên vùng định mệnh”(TVTVĐM) của học giả Phạm Việt Châu (PVC). Loạt bài TVTVĐM xuất hiện lần đầu trên tạp chí Bách Khoa từ năm 1969 đến năm 1974. [1] Viết trong thời kỳ sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam, tư tưởng của học giả PVC là một viễn kiến chính trị vượt không gian và thời gian. Những biến chuyển kinh tế, chính trị gần đây trên trường quốc tế, nhất là các tranh chấp tại biển Đông, lại càng làm tăng giá trị cảnh cáo của viễn kiến đó.

Các ý chính trong sách TVTVĐM có thể tóm lược như sau. Thứ nhất, các quốc gia Đông Nam Á (ĐNÁ) có chung nguồn gốc Bách Việt. Nói rõ hơn, tổ tiên dân ĐNÁ ngày nay là bộ tộc Bách Việt, đã nam thiên xuống Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Căm Bốt, Miến Điện, Thái Lan, Lào, v.v..., theo nhiều đợt khác nhau trong quá khứ. Thứ hai, các hậu duệ của bộ tộc Bách Việt đã đi tới đoạn đường chót của cuộc hành trình lịch sử, không còn nơi nào, chỗ nào để mà thiên di xa hơn nữa, trong khi áp lực truyền kiếp từ phương Bắc vẫn tiếp tục đè nặng xuống. Thứ ba, các quốc gia ĐNÁ chỉ có thể xây dựng được một thế đứng độc lập bằng cách triệt tiêu các ý hướng dựa vào các đế quốc mới. Các nước ĐNÁ cần quần tụ trong bình đẳng, hỗ tương, vừa giữ được thế tự lập đơn vị, vừa tạo ra sức mạnh tập thể. [2]

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Chuyển hướng của Thế giới

Cục diện thế giới thay đổi mau chóng khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố đường lối mới của Mỹ đối với các tranh chấp do Bắc Kinh gây ra trên vùng biển Đông của Việt Nam tại Diễn Đàn An Ninh  Khu Vực, được Hiệp Hội các nước Đông Nam Á tổ chức tại Thăng Long vài tuần lễ trước đây . Chủ trương của Mỹ được Bà Ngoại Trưởng trình bày rất rõ ràng: “Mỹ không đứng vào phía nào trong cuộc tranh chấp này, Mỹ ủng hộ việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông được các quốc gia Đông Nam Á chủ trương, yêu cầu các phía tuân thủ quy tắc hành xử đã được các bên thỏa thuận trước đây ” . Lời tuyên bố của phía Mỹ được ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đồng thanh  bày tỏ sự ủng hộ cao độ qua các lời phát biểu của các vị đó trong Diễn Đàn . Một việc hầu như ít thấy sảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hình thành tổ chức khu vực này . Trước các lời phát biểu liên quan đến lập trường thống nhất của tập thể các nước chủ nhà, Ngoại Trưởng Trung Cộng bỏ phòng họp ra ngoài , có lẽ để xin chỉ thị từ Bắc Kinh hoặc để tránh bị làm nhục tại Hội Nghị Quốc Tế mà Bắc Kinh tự nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng thao túng  dựa vào sức mạnh tài chánh cũng như quân sự của mình như họ đã từng làm trước đây tại các hội nghị do các nước ĐNÁ tổ chức.

Biển Đông hoàn toàn không phải là nội hải như biển Caspian hoặc Hắc Hải , cũng khác nhiều với vùng biển Baltic, nên một nước nào đó xử dụng sức mạnh cơ bắp xác nhận quyền làm chủ hoàn toàn theo cách nào đó, ngay tức khắc sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường đối với an ninh khu vực cũng như toàn cầu . Bắc Kinh trong thời gian qua đã hành động theo chiều hướng đó bất chấp quy luật hành xử được các phía thỏa thuận trước đây . Thế giới cũng như Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á hành động quyết liệt , thực tế chỉ là các đáp ứng đối với thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh đối với an ninh khu vực cũng như đối với thế giới mà thôi . Trên căn bản đó, xin được cập nhật hóa các diễn biến mới nhất liên quan đến cục diện trong vùng mới diễn biến trong tuần lễ qua.

Cuộc chiến trên mạng điện toán toàn cầu

Chiến tranh hiện đại không đơn giản chỉ diễn biến trên chiến trường theo lối cổ điển ; theo đó hai phía đối nghịch một khi không giải quyết được mâu thuẫn, một trong hai phía tuyên chiến với phía bên kia, tung quân đối đầu trên chiến địa theo cách đánh kiểu mã thượng dựa trên một số điều lệ bất thành văn mà các phía mặc nhiên nhìn nhận và cùng tôn trọng như những quy luật hành xử trên chiến trường , cũng giống như hai võ sỹ giác đấu trên đấu trường thời La Mã vậy . Hình thức chiến tranh như vậy đã vĩnh viễn chấm dứt sau Thế Chiến II cũng là lúc khởi đầu của chiến tranh lạnh với những cách đánh khác chẳng theo quy luật hành xử theo lối cổ điển . Cuộc giác đấu trong chiến tranh lạnh diễn biến dưới mọi hình thức khác nhau như cuộc tỷ thí tổng lực giữa hai thế lực tương tranh ; các phía không hề tuyên chiến , chẳng điều động quân đội đối diện trên chiến trường được hai phía chọn lựa . Tình hình này tạo ra cảm tưởng lẫn lộn giữa chiến tranh với hòa bình trong suốt gần 45 năm  cuối của thế kỷ 20 .

TỔNG QUAN

Tình hình tổng quát như vậy trong chiến tranh lạnh đã để lại rất nhiều nghi vấn khác nhau liên quan đến chính trị thế giới . Khác hẳn với các cuộc chiến trước đó – khi hai bên dàn quân trên chiến trường thì các bí mật không nhiều nên các sử gia có thể dựa vào các diễn biến đó để luận về sử - chiến tranh lạnh khác hẳn , nên người nghiên cứu thực sự không thể có đủ các sử liệu để trên căn bản đó mà phân tích mà luận bàn . Quá nhiều bí mật trong chiến tranh lạnh sẽ chẳng bao giờ được công khai nói đến trong chỗ công khai, hoặc giả nếu có được nói tới theo đúng đòi hỏi của luật pháp mỗi quốc gia quy định thời hiệu nhất định các sử liệu ấy phải được phổ biến cho dân chúng được biết (như theo Luật của Mỹ chẳng hạn) thì các tài liệu được bạch hóa ấy cũng đã được sửa chữa, hiệu chỉnh lại hầu như hoàn toàn , nên các tài liệu được bạch hóa ấy thực tế chẳng đem lại lợi ích gì cho những nhà nghiên cứu vòng ngoài . Pentagon Papers chính là tiêu biểu cho cách thức bạch hóa như vậy.

Á châu liệu có thể tránh được chiến tranh hay không ?

Về căn bản thì lý thuyết chính trị cũng như chiến tranh không thay đổi từ khi con người có sử cho đến gây giờ, nhưng cách thức ứng dụng thay đổi theo thời gian . Xử dụng sức mạnh quân sự nhằm chiếm đoạt quyền cai trị đối với lãnh thổ khác là việc đã luôn sảy ra trong suốt chiều dài lịch sử từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim . Nhưng quan niệm về tước đoạt cũng đã thay đổi mau chóng kể từ cuối thế kỷ 19 khi một phần nhân loại cảm nhận được rằng sự tước đoạt theo lối suy nghĩ cũ không bao giờ có thể vĩnh viễn tồn tại trong lâu dài được . Chiến tranh tiếp nối chiến tranh để rồi lại dẫn đến việc hình thành một sức mạnh mới cũng dựa trên sự tước đoạt, để rồi lại dẫn đến chiến tranh mới ngày càng trở nên khốc liệt hơn so với các hình thái chiến tranh đã sảy ra trước đó .

Như thế, chiến tranh không thể được coi là giải pháp tối hậu có khả năng giải quyết vĩnh viễn các mâu thuẫn giữa loài người với nhau . Trớ trêu thay, thuyết phục cũng chẳng bao giờ có thể giải quyết được mâu thuẫn về quyền lợi liên quan đến an ninh của các quốc gia . Khái niệm về quốc gia, an ninh quốc gia, về quyền sở hữu, về quyền lực và cách xử dụng quyền lực đang thay đổi tuy tiệm tiến nhưng rất ngoạn mục trong thê kỷ 20 so với thế kỷ 19 và còn thay đổi mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21 này . Như thế : vấn đề là xử dụng chiến tranh như thế nào để củng cố cho quá trình thuyết phục mà thôi.

Thành lập NATO phương đông

Nhiều cuộc phô diễn  quân sự liên tục tại Thái Bình Dương của Mỹ cùng các đồng minh trên vùng biển Hawai cũng như vùng biển Triều Tiên; các lời tuyên bố mạnh của nhiều quan chức cao cấp Mỹ liên quan đến Biển Đông ; hàng loạt các cuộc thăm viếng của các giới chức Anh đến Ấn Độ ; các dấu hiệu khác cho thấy lần đầu tiên kể từ sau khi rút khỏi Đông Dương năm 1955 theo thỏa hiệp Geneve chia đôi VN năm 1954, Pháp đang tỏ dấu hiệu cho thấy cũng đang chuẩn bị trở lai vùng Đông Dương theo một cách nào đó ; Nga cũng đang tập trận tại vùng Sibia với phương tiện chiến tranh được tăng cường mạnh mẽ, song song với việc mở rộng quan hệ quân sự với VN ; Nhật cũng đang tìm kiếm cách thức củng cố quan hệ chính trị an ninh với VN . Đối lại với các diễn biến đó, Bắc Kinh lên tiếng đả kích dữ dội nhắm vào Mỹ , tập trận bắn đạn thật trên quy mô lớn kết hợp hai hạm đội tại vùng biển Đông của nước ta .

Đụng độ quân sự tuy chưa sảy ra theo cách thức kiểu cổ điển, nhưng hình thái chiến tranh hiện đại nhất thực tế đã sảy ra rồi . Tình hình này đặt ra câu hỏi là : có sự khác biệt nào giữa việc Âu Châu xâm lăng Á Châu để biến thành thuộc địa hồi thế kỷ 19, với cuộc trở lại Á Châu của các thế lực Phương Tây hôm nay hay không ? và rồi tương lai của Á Châu sẽ ra sao ? một lần nữa trọng tâm tranh chấp tại Á Châu vẫn tập trú vào vùng bán đảo Đông Dương nà VN là điểm chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến tối hậu này . Lịch sử đang được lập lại nhưng với chủ hướng mới, hy vọng mới ; cũng khá giống với chính tình Âu Châu trước khi thế chiến II nổ ra vào năm 1939 để dẫn đến chỗ quân Mỹ phải có mặt lâu dài tại Tây Âu để giúp ổn định tình hình tại đấy, xây dựng lại Tây Âu, đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh lạnh ; để dẫn đến chỗ về căn bản thì toàn Âu Châu được thống nhất về một mối vào cuối thế kỷ 20 .

Trận đồ tại phương đông

Đụng độ trực tiếp giữa Phương Tây với Trung Cộng chưa nổ ra , nhưng cuộc chiến ngôn ngữ ngày một gia tăng ,các chuẩn bị chiến trường ngày một cụ thể hơn và từng bước tăng tốc độ của các cuộc dàn binh bố trận . Nhiều vấn đề cách nay chỉ vài tháng còn nổi lên thành chủ đề hàng đầu đối với giới truyền thông quốc tế , nay lẳng lặng chìm xuống cứ y như là những vấn đề như vậy đã từng  không hề tồn tại trong thực tế , thay vào đó là những vấn đề có vẻ như được tạo dựng nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới . Vấn đề họp Sáu Bên liên quan đến hồ sơ nguyên tử của Bắc Triều Tiên lẳng lặng chìm xuồng , hồ sơ nguyên tử của Iran hầu như được coi như xong sau Nghi Quyết cấm vận Iran được LHQ thông qua với thái độ được coi là miễn cưỡng của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề này , phiên họp của G20 tại Toronto, Canada cũng chẳng được mấy quan tâm , vấn đề tràn dầu tại Vịnh Mexico kéo dài đã trên hai tháng với đầy dãy những tin tức trái ngược nhau - tưởng chỉ là tai nạn khoan dầu - lại là chủ đề lớn trên thế giới từ Âu sang Mỹ . Thế giới còn khối truyện để bàn .

Bất ổn khắp nơi báo hiệu chuyển biến lớn

Bất ổn toàn cầu gia tăng mỗi ngày trên khắp các châu lục báo hiệu nhiều chuyến lớn sẽ sảy ra trong tương lai không xa . Bài viết này tập trú vào việc xem xét các khả năng diễn biến tiếp theo đối với thế giới . Vì lý do tế nhị đặc biệt , tôi vẫn không thể trình bày chi tiết các  dự kiến cụ thể và chi tiết đối với các diễn biến ấy , kính mong quý bạn đọc thông cảm .

1 – Nam Mỹ gia tăng bất ổn

Ngay từ buổi khởi đầu của lịch sử dành độc lập của các quốc gia Nam Mỹ đã khác biệt quá nhiều với các quốc gia Bắc Mỹ chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ . Xã hội Nam Mỹ đặt căn bản trên việc xây dựng xã hội nông nghiệp với đa số là dân lai ba dòng máu : thổ dân , da đen Châu Phi cùng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha . Trong khi Bắc Mỹ đặt căn bản trên nền tảng xã hội công nghiêp , phân biệt chủng tộc , được lãnh đạo chặt chẽ bởi Hội Kín Freemason nhằm xây dựng một hệ thống xã hội Duy Lý Hiện Đại . Do thế Nam Mỹ không hình thành được thế lực chủ đạo định hướng đi trong lâu dài , đắm chìm trong các tranh chấp nội bộ giữa các thế lực bảo thủ nông nghiệp kết hợp với tinh thần Kyto Giáo mang nặng sắc thái của thời Trung Cổ bên Âu Châu còn sót lại . Liên tiếp trong gần hai thế kỷ các xã hội Nam Mỹ vẫn không tìm được lối thoát thỏa đáng nhằm đặt căn bản cho xã hội mới hợp lý hơn , người dân được phục vụ tốt hơn.