Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Về nguồn


« Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn.
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu. »

(ca dao)
Con người ta sinh ra ở đời đều có cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Sống mà không biết nguồn gốc lịch sử dân tộc, không biết tổ tiên mình là ai và mình từ đâu đến, thì sẽ không gìn giữ được cái gia sản tinh thần quý báu của cha ông đã để lại. Tìm về với Tổ Tiên, với văn hoá, lịch sử dân tộc là để bồi dưỡng và làm bừng cháy lên trong ta lòng tự hào dân tộc, tức là phục hưng, phục hoạt đức tin vào giá trị nguồn gốc của mình. Cũng vậy, khi chúng ta biết đem những tiến bộ của thời đại ngày nay bổ túc cho những thiếu xót ngày xưa, hầu để làm nổi bật lên những nét đặc thù của truyền thống, văn hóa, dân tộc là đã biết bảo vệ giá trị nguồn gốc của mình.


Lược về huyền sử Việt, mỗi quốc gia trên thế giới đều có huyền thoại lịch sử dựng nước và vật biểu tượng riêng cho dân tộc mình. Dân Pháp chọn "Gà trống" làm biểu tượng cho giống Gaulois, người Đức chọn chim ưng làm biểu tượng cho sức mạnh, người Hán chọn con "hổ" sau đổi thành "Rồng",…nhưng tất cả chỉ là "Đơn Nguyên", riêng dân tộc Việt chọn Lưỡng Nguyên "Tiên Rồng" làm hèm (totem) cho nòi giống. Rồng biểu tượng cho sự to lớn, lại luôn biến hóa và đầy năng lực phấn đấu. Tiên biểu tượng cho tinh thần cao thượng, sáng suốt và trường thọ. Một sự khác biệt với các dân tộc khác. Rồng Tiên hòa hợp nêu cao hai đặc tính về sự tương sinh, tương quan, âm dương hỗ trợ, sự hợp nhất giữa tinh thần với thể chất, giữa tình và lý. Một nét đặc thù của dân tộc Việt Nam. Người Hán lấy Thần Nông làm huyền thoại dựng nước, nhưng khi nói về Thần Nông là nói về Nông Nghiệp, Văn Minh Nông Nghiệp trồng lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt, mà Hán Tộc lại bắt nguồn từ Văn Minh Du Mục. Điều này còn cho thấy, dân Hán chỉ biết lấy của người khác làm của mình. Khi không có một huyền thoại lịch sử dựng nước riêng cho dân tộc mình vậy thử hỏi xem, Trung Quốc có phải là một dân tộc thuần nhất không? hay Trung Quốc chỉ là một « Tạp Chủng Quốc » vây mượn tứ phiá, cuối cùng thì cũng chẳng biết mình là ai! Cũng vậy, khi chọn vật biểu tượng riêng cho dân tộc mình, người Hán đã chọn "hổ", rồi sau đó đổi thành "Rồng" (thấy người khác có gì hay là "mượn" xài liền!). Hổ biểu tượng cho sự dũng mãnh, Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ bão, cho trí dũng, cho quyền lực. Nhưng quyền lực, sức mạnh, trí dũng không được hướng dẫn bởi một tinh thần cao thượng, thanh tao, trong sáng, hài hòa, thì chỉ biết đi xâm lăng, đàn áp và chiếm đóng kẻ khác mà thôi! Thật ra, ngay cả chính người Tàu cũng không rõ nguồn gốc dân tộc của mình, chỉ cần hỏi một người Tàu nào đó, thì sẽ biết họ từ đâu đến, đến từ vùng nào, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Hoa Nam hay Hán? Nói tóm lại, Tàu không phải là một dân tộc thuần nhất!



- Huyền thoại dựng nước của dân tộc Việt qua truyền thuyết Tiên Rồng – Đức Lạc Long Quân (Rồng) và lấy bà Âu Cơ (Tiên) - sinh bọc trăm trứng (ý chỉ Bách Việt, là trăm họ của Việt Tộc), trăm trứng nở thành trăm con oai hùng lẫm liệt. Trước khi chia tay đem con đi lập nghiệp; Ông đem 50 con xuôi biển, Bà đem 50 con lên núi, và chọn một người hiền nối ngôi tức Hùng Vương đệ nhất,…( ý nói bộ tộc Bách Việt bị linh lạc trong thời kỳ Hoàng Đế “Hoa tộc” chiếm lưu vực Dương Tử Giang).
- Truyền thuyết Thần Kim Qui và Nỏ Thần - Người Việt Nam chỉ biết qua truyện Thần Kim Qui hiện lên giúp vua An Dương Vương xây Thành Cổ Loa. Sau khi xây xong thần tặng cho vua móng rùa làm nẫy nỏ. Mỗi phát bắn ra hàng ngàn mũi tên. Vì vậy ngài mới thắng Đồ Thư và 500000 quân nhà Tần, đánh cho Triệu Đà bại bao phen. Sau Triệu Đà cho con là Trọng Thủy ở rể Âu Lạc, ăn cắp móng rùa, rồi vua An Dương Vương mất nước. Ngược với truyền thuyết đó, trong các cuốn phổ chép về sự tích thời Âu Lạc, thì Vạn Tín Hầu Lý Thân (Lý Ông Trọng) là người vẽ đồ hình, tìm vị trí xây thành Cổ Loa. Cao Cảnh Hầu Cao Nỗ và em là Cao Tứ là tác giả chế ra 3 loại nỏ thần khác nhau, khinh nỗ, trung nỗ và đại nỗ. Nhiều người ít học sử cứ cho rằng không có thành Cổ Loa. Truyện nỏ thần là truyện hoang đường. Sự thật thành Cổ Loa đến thế kỷ thứ 19 vẫn còn. Đến năm 1945 thành vẫn còn được mấy dãy tường trên 4 mét. Theo Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ, trong bộ sách Anh Hùng Lĩnh Nam thì bản phụ chú nghiên cứu về thành Cổ Loa đã được tác giả phỏng theo tài liệu của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội. Như vậy "Nẫy nỏ thần với Thần Kim Qui" là một truyện bịa đặt. Thành Cổ Loa di tích vẫn còn đó, đây là một công trình kiến trúc xây cất theo vòng xoáy trôn óc. Nẫy Nỏ Thần là một sáng tạo khoa học của tiền nhân, chứ không phải là truyện hoang đường. Đều này cho thấy rằng, dân Việt đã sớm có một văn minh hơn các dân tộc chung quanh.

Trong tập « Tinh Hoa Tư Tưởng Việt », tác giả đã nêu ra một số nhận định của các nhà văn nổi tiếng về giá trị của huyền sử như :



« Bộ huyền thoại của một dân tộc là đạo sống của dân tộc ấy. Nếu mất huyền thoại thì bất cứ một dân tộc nào, kể cả những dân tộc văn minh nhất cũng sẽ sụp đổ khủng khiếp ».
( Karl Jung )
« Bộ huyền thoại của một dân tộc không phải là những chuyện hoang đường mà là những chuyện gần chân lý nhất. Hơn nữa bộ huyền thoại là gia sản quý báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống.
 ( Mircea Eliade, Myth and Reality, trang 4)
« Huyền thoại là một sáng tạo tập thể về giấc mơ siêu ý thức của thực tại ».
( Paul Diel, Le symbolisme dans la Mythologie Grecque. )
« Không có bộ huyền thoại thì không thể thành một dân tộc. Dân tộc nào không có bộ huyền thoại không thể được coi là có văn hóa hay văn minh, vì bộ huyền thoại là những câu chuyện diễn tả tinh thần của dân tộc ở mức độ cao nhất và cũng là di sản thiêng liêng của dân tộc đó. »
( Laurens Van Der Post, Pattern of Renewal, Pendel Hill, trang 9)

Như vậy, huyền sử vốn có một giá trị tinh thần của dân tộc ở mức cao độ, vì ít ra đã nêu lên quan niệm sống của một dân tộc, với những ý hướng thâm sâu của tiền nhân.



Tổ Tiên chúng ta rất linh thiêng và lo xa cho con cháu, biết chắc bọn Hán Tộc sẽ không bao giờ để yên cho dân tộc Việt, nên đã đem lịch sử, văn hóa, học thuật, nghệ thuật Việt trao truyền cho hậu thế qua những câu truyện huyền thoại, dân gian, qua các câu ca dao, tục ngữ.

Với những nét đặc thù truyền thống văn hóa, mang đầy đặc thái cổ Việt, cùng với những thâm ý mà tổ tiên muốn trao truyền, dân tộc chúng ta đã thừa hưởng được một kho tàng văn hóa lịch sử vô tận.

Qua những câu truyện cổ tích dân gian, chúng ta có thể rút ra được những bài học thật ý nghiã và thú vị :

- Sự Tích Dưa Hấu – An Tiêm, nói lên tinh thần tự lập, tự lực và tự cường, nhờ vào tài trí thông minh, ý chí, nghị lực, tin tưởng ở sức mình mà đã vượt qua mọi khó khăn thử thách.

- Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày – Hoàng Tử Lang Liêu thứ mười tám, nhờ nếp sống đơn sơ, chất phát, đã biết hòa mình và gắn bó với cuộc sống dân chúng, biết dựa vào thiên nhiên để biến cải cuộc sống. Lấy lá cây xanh, gạo nếp, đậu và những thứ gia vị mà người dân thường dùng hàng ngày để chế ra hai loại bánh. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất. (Ý nghiã vuông tròn, Tổ Tiên chúng ta thường khuyên bảo con cháu sống sao cho phải đạo làm người, tự nghiêm khắc đối với mình, dễ dàng tha thứ đối với người, “trong vuông, ngoài tròn"). Dùng ngũ cốc mộc mạc trong dân gian, chế biến ra hai loại bánh dâng lên vua cha để làm lễ Tạ Ơn Trời Đất, cầu xin cho mưa thuận, gió hòa, nên đã thấu hiểu được đạo lý làm người, « Thiên, Địa, Nhân hòa ». Xứng đáng nhận lãnh trách nhiệm giữ nước, an dân. Sống gần gủi với dân, với nước mới thấu hiểu được ý nguyện của dân và làm theo ý dân một khi ra cầm vận mệnh, điều hành đất nước.

- Từ câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng giết giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ IV, chúng ta rút ra được hai bài học ý nghĩa :



Già, trẻ, trai, gái đều có bổn phận và trách nhiệm cứu dân, cứu nước như nhau. Hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương ba tuổi, phút chốc đã trở thành một thanh niên khôi ngô, tuấn tú ra trận đánh giặc, nhổ tre giết giặc. Tinh thần cứu nước không phân biệt già, trẻ, nam nữ đã được thể hiện suốt dòng lịch sử Việt qua Hai Bà Trưng, cùng các vị Anh Hùng Lĩnh Nam trẻ thời Vua Bà như Bắc Bình Vương Đào Kỳ, Nguyễn Phương Dung, Hoàng Thiều Hoa,…tiếp theo là Bà Triệu, Công Chúa Lý Mỹ Linh, Công Chúa Bảo Hoà ở Vùng 207 Khê Động, Công Chúa Huyền Trân, Lý thường Kiệt, Tôn Đản, Trần Quốc Toản,…v.v, các vị anh hùng tài ba này đã góp phần tô đẹp những trang sử hào hùng, huy hoàng, rực rỡ cho nền độc lập, tự chủ và sự sống còn của dân tộc.
Khi đất nước lâm nguy, xả thân cứu nước, khi thắng trận trở về vua ban bổng lộc, chức tước thì từ chối, để rồi một mình một ngựa lên núi hóa, bay lên trời. Vua và dân nhớ ơn công đức nên đã lập đền thờ tưởng nhớ, ghi ơn. Càng thể hiện rõ tinh thần vì dân, vì nước, chứ không vì danh lợi. Có việc thì đến, xong việc thì đi. Lập đền thờ tưởng nhớ công đức, còn cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa dân Hán và dân Việt. Dân Việt sùng bái các vị Anh Hùng Dân Tộc vì nước quên mình, còn dân Hán chỉ biết chiêm ngưỡng anh hùng cá nhân.

Qua những bài hát câu hò, chúng ta cũng có thể nhìn ra được bài học về biên giới đất nước ta ngày xưa :

« Gió Động Đình Mẹ ru con ngủ,

Cầu Trường Tiền ấp ủ năm canh,
Tiết trời thu lạnh lành lanh,
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông,
Bổng bồng bông, bổng bồng bông,
Võng đào Mẹ bế Con Rồng Cháu Tiên. »

Bài hát hò ru ngủ này nhắc nhở chúng ta về biên cương nước Việt, Bắc (giáp Trung Nguyên) từ Hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), Ba Thục (ngày nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên TQ) tiếp phía Tây, Tây Nam giáp nước Lão Qua, tức Ai Lao, Đông cận biển Đông Hải. Lãnh thỗ chia làm sáu quận, Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chứ không phải như bây giờ, vì bọn Hán lấy thịt đè người, di dân lấn đất, lần rồi dân tộc ta phải tiến xuống phương Nam mở đường sống.

Hoặc qua câu ca dao

« Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu. » 

Nhắc nhở chúng ta đi đâu, làm gì cũng đừng quên nguồn gốc tổ tiên và luôn nhớ rằng mình là người Việt Nam.

Hai câu thơ dưới đây cho chúng ta thấy một sự so sánh thật thú vị và ý nghiã,

« Trúc xinh, trúc đứng đầu đình,

Em xinh, em đứng một mình cũng xinh »

Trúc là biểu tượng cho người quân tử Tàu, phải đứng ở đầu đình hoặc trong cung điện nguy nga lộng lẫy thì mới xinh mới đẹp, điều này còn cho chúng ta thấy sự ham danh, háo lợi, thích được người ta coi trọng.

Còn em xinh, em đứng một mình em cũng xinh, em ở đây là Việt Nam chúng ta qua biểu tượng Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương, có việc thì đến, xong việc thì đi không màng danh lợi, một mình một ngựa không cần ai biết đến, vẫn để tiếng thơm muôn đời.

Tổ Tiên chúng ta thật cao siêu, dùng những từ ngữ thật sâu xa và ý nghiã vô cùng, càng nghĩ càng phải kính phục và khiếp sợ, chẳng hạn như hai chữ « đồng bào », có nghiã là những người cùng chung một bào thai, có phải chăng là bọc trăm trứng trăm con trong huyền thoại Tiên Rồng ?

Tổ Tiên chúng ta lại dùng hai chữ « đất nước » để gọi quê hương mình, Nước Việt Nam, từ nước còn được dùng vào việc dựng nước, cứu nước, giữ nước, yêu nước thương nòi, một sáng tạo độc đáo. Nói đến nước là nói đến sự sống, không có nước con người ta sẽ chết. Mất nước người Việt cũng không còn chổ đứng. Cho nên chúng ta tuyệt không để cho bọn xâm lăng Hán Tộc cướp lấy một tất đất nào của chúng ta nữa, mà chúng ta phải lấy lại những gì mà ĐCSVN vì ngu xuẩn, ham quyền, ham lợi đã dâng cho chúng và những phần đất bị chúng cướp, mà khi xưa dưới thời Vua Trưng, Vua Lý, Vua Quang Trung đã có mộng lấy lại. Ngày nay, qua cuộc chiến không khoan nhượng về tư tưởng, văn hoá, cũng như cuộc chiến của toàn nhân loại với Hán Tộc, chúng sẽ phải trả lại cho Bách Việt những gì thuộc về con cháu Bách Việt, khi đó chúng ta mới xứng đáng hãnh diện là con cháu Dòng Giống Tiên Rồng, lúc đó Tổ Tiên chúng ta mới được mĩn cười dưới chín suối.



Về lịch sử dựng nước của dân tộc Việt, tuy có nhiều trở ngại khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương, như về tính cách bán huyền thoại, niên đại các triều vua, danh hiệu Hùng Vương, Lạc Vương, và nhất là địa bàn nước Văn Lang, v.v…; nhưng nếu dựa vào các thành qủa của: khảo cổ học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, cổ sử Trung Hoa, cổ sử Việt,…và các sách sử cận đại, tất cả đã làm sáng tỏ về thời đại Hùng Vương.

Căn cứ vào lịch trình lập quốc của Trung Hoa, cổ sử Việt cũng như cổ sử Trung Hoa, thì địa bàn của Trung Quốc và Bách Việt được phân định rõ rệt:

Lãnh thổ Trung Hoa trong thời kỳ lập quốc (Hoàng Đế chiếm Suy Vưu, 2697 trc, C.N.) cũng chỉ tới sông Trường Giang (trong vùng Tây Bắc Trung-Hoa ngày nay, giữa trung lưu hai sông Hoàng Hà và Dương Tử). Trong khi đó, Bắc từ Động Đình Hồ, Nam giáp nước Hồ Tôn, Ba Thục tiếp phiá Tây, Đông cận biển Đông Hải là địa bàn của Kinh Dương Vương (Vua của vùng Châu Kinh và Châu Dương) thuộc họ Hồng Bàng với quốc hiệu là Xích Qủy (sau này Lạc Long Quân đổi là Văn Lang). Địa bàn này bao gồm nhiều thị tộc trong khối Bách Việt (Ngô Việt, Mân Việt, U Việt, Lạc Việt, Việt Thường, Âu Việt, Đông Việt, Nam Việt, v.v…). Như vậy, bộ tộc Bách Việt (Viêm Việt) đã sống rải hầu hết phần Trung nguyên Trung Quốc, từ phiá Nam Trường Giang, cộng khu vực triền sông Dương Tử xuống đến Hoa Nam.

Theo truyền thuyết và cổ sử, từ Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 đời vua. Tính từ năm 2879 trc. C.N. đến 258 trc. C.N., tổng cộng 2622 năm. Nếu tính một vua cho một triều đại, kết qủa trung bình mỗi vua trị vì 131 năm, do đó, một số sử gia cũng như nghiên cứu gia cho niên đại Hùng Vương là sai sự thực. Tuy nhiên, để giải thích sự khúc mắc về niên đại Hùng Vương (2622 năm), một số nhà nghiên cứu về cổ sử đã dựa trên cổ tục, cho rằng mỗi triều đại Hùng Vương là một dòng trị vì, mỗi dòng vua gồm nhiều vị vua.

Hoặc theo niên biểu đối chiếu :

- Trung Hoa lập quốc khởi từ Hoàng đế đến cuối Đông Chu (2700 – 256 trc. Tây lịch);



- Việt Nam, kể từ Hồng Bàng thị ra đời đến cuối Hùng Vương thứ 18 (2879 – 258 trc. Tây lịch) gồm 2622 năm là điều phù hợp với quá trình lịch sử của hai nước.

(Xin tìm đọc : "Tinh Hoa Sử Việt" - Đinh Khang Hoạt)



Trong năm ngàn năm lịch sử, dân Việt đã trải hơn ngàn năm Bắc thuộc, bị Tàu đô hộ. Với chính sách đồng hoá « Hưng Hoa Diệt Di », chúng tiêu diệt dân bản xứ bằng phương pháp thống trị dã man và khắc nghiệt, để rồi di dân chiếm đất, phương pháp này được xử dụng từ đời này sang đời khác và mãi cho tới ngày nay. Sự chuẩn bị quân sự để xâm nhập đất nước chúng ta, chúng phân phát các chiến lệnh như « lấy vợ Việt, tiêu tiền Việt, ở đất Việt ». (ngày xưa cũng như hiện giờ chúng đang làm, đem tiền giả, mua nhà, mua đất, mua vợ, mua chức quyền. Chúng thao túng từ thôn quê, làng xã đến chính quyền Trung Ương). Bọn xâm lăng Hán Tộc đã cướp sách, đốt sách, sửa đổi và viết lại lịch sử hầu xóa vết tích Tộc Việt, cũng như gieo, cấy vào đầu người Việt rằng, những tên Thái Thú nham hiểm như Tích Quang, Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp là những người đã dạy dân Việt văn hóa, lễ nghĩa, cũng như trồng trọt, cày cấy, (xin tìm đọc : Việt Nam Trung Tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá, xưa nhất thế giới - tiến sĩ N.T.ThanhCuộc xâm lăng không tiếng súng – Vĩnh Như, để thấy rõ bộ mặt thật của bọn xâm lăng, đừng nghe những gì Hán tộc nói mà hãy nhìn xem những gì chúng đã làm trên quê hương yêu dấu của chúng ta.), câu « ba năm giáo dưỡng tất sẽ thành Tàu » đã được chúng áp dụng một cách triệt để.

Trước sự trường tồn của quốc gia và dân tộc, dân Việt đã thể hiện rõ tinh thần quật khởi qua những cuộc khởi nghiã của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…tất cả đều đã được tổ tiên của dân tộc Việt khai quật và phổ biến rộng rải để nêu cao ý thức và chính nghiã dân tộc.

Sau những cuộc đấu tranh gian khổ, đầy những hy sinh bằng máu và nước mắt, dân tộc Việt đã có được một thời kỳ tự chủ, với một chủ quyền quốc gia Việt hoàn toàn độc lập về mọi mặt. Vì hoàn cảnh địa dư và dân số nước Việt so với Trung Hoa thật là quá nhỏ, nên sự hòa hiếu với Trung Nguyên là điều cần thiết. Lệ triều cống xưa, chẳng qua chỉ là sự hy sinh thể diện đối với kẻ địch mạnh gấp trăm lần khó có cớ gây đem quân đánh chiếm, đó là chính sách uyển chuyển để giữ nước và tồn chủng. Hòa hoãn với Trung Hoa không có nghiã là phụ thuộc quyền cai trị mà chỉ là để sinh tồn. Ngay trong lúc hòa hiếu, các nhà ngoại giao (sứ thần) Việt mỗi khi đi sứ không hề bỏ qua cơ hội phát huy tinh thần bình đẳng dân tộc đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Tinh thần dân tộc đã được đề cao và tôn trọng một cách tế nhị.

Thời đại tự chủ bắt đầu từ vua Đinh Tiên Hoàng dùng sức Vạn Thắng (thắng hết cả mọi thứ về lực lượng cũng như văn hóa) để xây dựng nền độc lập cho dân tộc Việt. Ngọn cờ Bông Lau là biểu hiện của toàn thể dân chúng, là tinh thần của cái sức Vạn Thắng tên Hoa Lư (bông hoa lau) được lấy đặt cho kinh đô nước Đại Cồ Việt cũng là để kỷ niệm cái tinh thần toàn dân cùng nổi dậy theo cởi mở gông xích cho Việt.

Sau đời Đinh nhà tiền Lê (Lê Hoàn) lên thay có theo chế độ trước, nhưng phải dùng vũ lực để đánh tan quân nhà Tống và còn phải dẹp Chiêm Thành, để bờ cõi nước Nam được yên ổn, nên không cải tạo đất nước được bao nhiêu. Đến đời sau là Lê Ngọa Triều, tính tình dâm ác, nên sau khi chết Lý Công Uẩn là Thập Đạo Tướng Quân lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô từ Hoa Lư dời ra Thăng Long, triều Lý cộng tất cả được 215 năm, đã mở mang được nhiều mặt : hành chánh, giáo dục, luật pháp, ngoại giao.

Cuối đời nhà Lý sự xa hoa của triều đình không vừa lòng dân và vì vua đã tỏ ra chuyên chế độc đoán, nên nhà Trần đã lên thay. Vào thời kỳ này, tinh thần quốc gia dân tộc và lòng yêu nước của dân Việt đã lên đến đỉnh cao, lại ổn định trên nhiều mặt : chính trị, xã hội, quốc phòng, cũng như kinh tế,…Nhà Trần đã trị vì tổng cộng là 175 năm.

Lịch sử Việt là một lịch sử truyền kỳ đấu tranh, suốt một ngàn năm đô hộ, với chính sách cai trị tàn bạo, tiêu hủy đền đài di tích lịch sử, văn hóa Việt, cộng thêm ý đồ thâm độc, chủ trương Hán hóa lân bang, người dân Việt đã chứng thực được cái dã tâm thống trị của bọn Hán tộc. Để được tự do và có chủ quyền cho vận mệnh mình và dân tộc, dân Việt đã đấu tranh sống còn với nòi Hán. Không đổ máu, tuyệt không xoay chuyển được thời đại (Huyết Hoa - Thái Dịch Lý Đông A). Điều này còn được thể hiện rõ trong sáu chữ : « Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt » trước ý đồ đen tối của bọn xâm lược, người người đã ý thức và bảo nhau, cứ đi ngang qua đó là thảy một cục đá dưới chân đồng trụ thì không thể nào diệt được chúng ta, càng thể hiện được lòng yêu nước thương nòi của dân Việt. Lịch sử Việt đã chịu biết bao vinh nhục để dân tộc được sống còn, nhờ tinh thần dân tộc và lòng quyết tâm sắt đá được un đúc, nung nấu qua ngàn năm đô hộ của bọn giặc phương bắc. Cái tinh thần này nó đã bắt rễ trong tim óc, trong tâm hồn và ý chí của Tổ Tiên chúng ta và toàn thể con dân nước Việt.

Chúng ta có thể tự hào và phải tự hào hãnh diện rằng, chưa có một dân tộc nào đau khổ và nỗi bật hơn lịch sử dân Việt về sức mạnh chiến đấu cho nền độc lập tự chủ của mình. Việt vẫn là Việt, Hán vẫn là Hán, điều đã làm cho nhiều sử gia, cũng như những nhà nghiên cứu khảo cổ, nhân chủng học trên thế giới phải ngạc nhiên và cho là phép lạ không thể nào giải thích được. Một dân tộc nhỏ bé hiếu hòa, luôn bị bọn xâm lăng phương Bắc dòm ngó, rình rập như hổ đói rình mồi, với một ngàn năm đô hộ và nô lệ, dân tộc Việt vẫn trường tồn và đứng vững thì ắt phải có một cái gì đó.

Trong gian truân và thử thách, dân tộc Việt đã anh dũng, kiên cường chống ngoại xâm và đã lập nên những chiến công huy hoàng, rực rỡ cho dòng sống sử Việt. Phá Tống, kháng Nguyên, bại Mông, phạt Thanh.



Vào thời Lý thế kỷ thứ 11, khi nghe tin Tống triều âm mưu chuẩn bị binh mã chiếm đánh Đại Việt, Lý triều nổi giận sai hai danh Tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân chia hai ngã thủy bộ tiến đánh vào nước Tàu, đi thẳng vào lòng địch không hậu thuẫn phiá sau, thế mà đã một phen làm rúng động triều đình nhà Tống, chiến thuật « Tiên hạ thủ vi cường - Lấy công làm thủ. », một « chiến thuật đánh phủ đầu » mà gần đây chúng ta thường nghe nói tới, điều cha ông ta đã áp dụng từ hàng mấy thế kỷ trước. Dưới triều Lý dân tộc Việt đã hưởng được một đời sống thật sự ấm no, hạnh phúc và thái hòa hơn 200 năm. Đây là một thời kỳ huy hoàng, thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam. Triều Lý đã biết lấy đức an dân, nên đã hóa giải được các mâu thuẫn và thù hằng với triều trước, Vua dân đồng lòng, đất nước yên vui, thái bình. Câu nói của Vua Lý Thánh Tông trong một ngày trời đông giá lạnh : « Trẫm ở nới cung điện ấm cúng mà còn thấy lạnh, huống chi những kẻ trong tù ngục cơm áo chẳng đủ thì khổ sổ biết chừng nào. » nói lên tinh thần trách nhiệm, vì dân vì nước, kẻ ngồi trên ngai vàng là hai vai gánh sơn hà, gánh vác xã tắc và thần dân, chứ không phải ngồi trên đầu, trên cổ dân, coi mình là « ông trời con ». Tư tưởng này đã được thể hiện qua các đời vua Việt thời đó, nên triều Lý mới đứng vững hơn 200 năm.
Nhà Trần vào thế kỷ thứ 13, đã 3 lần đại phá quân Nguyên, một đội quân hùng hậu và tàn ác nhất thời bấy giờ, chúng đã đánh chiếm gần cả thế giới, khi vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì đến ngọn cỏ cũng không còn. Thế nhưng, khi đến Việt Nam chúng đã bị thảm bại 3 lần, nhờ vào tinh thần đoàn kết. Tinh thần này được thể hiện qua Hội Nghị Diên Hồng, vua Nhân Tông đã triệu tập các bô lão dân gian để bàn việc nước, « Thế vận nước nên hoà hay nên chiến ? Tất cả đồng thanh hô lớn quyết chiến!, quyết chiến! ». Nó càng thể hiện sự gắn bó giữ dân chúng và triều đình, càng nêu cao tinh thần dân chủ. Trong hoàn cảnh nguy nan của đất nước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã sẵn sàng hy sinh bản thân mình, gạt bỏ hết mọi tỵ hiềm, gạt bỏ thù nhà, để cùng sát cánh với toàn dân bảo vệ Xã Tắc. Lời nói trung liệt của Vương càng làm cho vua thêm an lòng « nếu bệ hạ muốn hàng xin chém đầu thần trước đã ». Lòng trung dũng của các tướng sĩ, cộng thêm lòng quyết tâm và đoàn kết của toàn dân, mọi người đều khắc trên vai hai chữ « Sát Thát » quyết sống chết cùng giặc Nguyên chứ quyết không thoả hiệp. Hình ảnh Trần Quốc Toản, vì tuổi nhỏ không được vào dự Hội Nghị Diên Hồng, mãi lo nghĩ việc nước, căm hận quân thù xâm chiếm quê hương, giày xéo dân tộc, nên đã bóp nát quả cam lúc nào không hay biết, có võ công cũng chưa chắc bóp nát quả cam dễ dàng như vậy được, đây là sức mạnh đến từ lòng yêu quê hương, yêu dân tộc tha thiết. Phạm Ngũ Lão vì muốn được tòng quân theo Hưng Đạo Vương góp tài sức mình, cứu dân cứu nước, nên ngồi đan thúng bên lề đường chờ Hưng Đạo Vương đi ngang qua, mãi mê suy nghĩ việc nước, nên khi lính đến đuổi đi và rồi đã bị giáo đâm thũng đùi mà cũng không hay biết. Cái tinh thần bất khuất, cái sĩ khí cao ngất trời xanh của Trần Bình Trọng đã làm nhược chí quân thù, « Ta thà làm ma nước Nam , chứ không thèm làm vương đất Bắc ». Không vì chút danh lợi mà bán đứng tổ tiên, dân tộc, bài học để đời cho ĐCSVN hiện nay! Những hình ảnh này là những bằng chứng hùng hồn cho chúng ta thấy tinh thần quốc gia dân tộc đã lên cao độ trong dân gian. Sau khi 3 lần bị bại trận ở Việt Nam và ở Nhật Bản, do bị ngọn gió Itsé làm đắm thuyền, quân Nguyên không còn manh giáp, để rồi từ đó làm tan rã đội quân nhà Nguyên.
Vào đầu thế kỷ thứ 15, khi quân Minh đem quân xâm chiếm nước Việt, cai trị rất tàn ác, với chính sách thâm độc chúng bắt người Việt đồng hoá với người Tàu. Từ ăn mặc ,cúng tế, học hành... việc gì cũng bắt theo Tàu. Chúng phá vỡ những di tích, đền đài lịch sử của dân Việt, thiêu đốt sách vở, vơ vét của cải, châu báu cùng đàn bà con gái đem về Tàu ! Trước cảnh quê hương điêu tàn, dân chúng lầm than, anh hùng áo vải Lê Lợi quyết chí dẹp loạn, cứu nước. Quân Minh chiêu dụ Lê Lợi ra làm quan, ông một mực từ chối và cho rằng « Làm trai ở trên đời nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại bo bo làm đầy tớ người. » Anh Hùng Áo Vải Lê Lợi, người đã từng nằm gai nếm mật, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ, đã sống gần gũi và thực tiễn trong đời sống dân chúng, nên đã thấu hiểu con đường cách mạng mà quốc gia đang đòi hỏi. Ông đã quyết tâm vạch ra con đường mới cho sự sống còn của dân tộc. Mười năm trường kỳ chiến đấu trong gian khổ là mười tự rèn luyện và khắc chế chính bản thân mình. Người nào muốn đi tìm lẽ sống cho dân tộc đều phải hành nan, khổ hạnh, người đó phải là Thắng Nhân, phải tự thắng tất cả những yếu hèn, dục vọng, dốt nát, chia rẽ,... làm vẫn đục tình người. Thắng nhân là cuộc đấu tranh tự thắng trên thể xác, tri thức ; tự thắng trên thể sống chính mình và với người. (Chu Tri Lục IV – Thái Dịch Lý Đông A). Anh Hùng Áo Vải Lê Lợi, người đã áp dụng cái tinh thần « Cương Nhu phối triển » một cách triệt để, sau khi thắng trận vẫn sẵn sàng đem châu báu triều cống, hành động này nói lên cung cách ứng hành xử rất tế nhị của Vua Lê Thái Tổ, không làm mất mặt quân thù, càng giữ cho đất nước mọi bề yên ổn. ». Ngài tiếp nối tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, không vì những cao ngạo, tự ái nhất thời mà quên đi quyền lợi của toàn dân. Câu nói bất hủ trong Bình Ngô Đại Cáo : « Đem đại nghiã để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cuồng bạo. ». Sau khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi, ngài đã giữ trọn tình trọn nghiã không bội lời thề hứa cùng chư quân, để nhớ công lao của Lê Lai, ngài ra chiếu chỉ : « Lễ giổ của Lê Lai trước một ngày, rồi mới tới lễ giỗ của ngài ». Cho nên mới có câu : 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi. Điều này còn cho thấy, ngài có một cách sống thật gương mẫu, tình nghiã vẹn toàn, vuông tròn từ đầu cho đến cuối. Bất cứ một triều đại hay chính quyền nào, khi có quyền thế trong tay mà không biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân của bản thân mình, thì sẽ bị đào thải nhanh chóng.
Vào cuối thế kỷ thứ 18, vua Lê nhu nhược để cho hai họ Trịnh - Nguyễn thao túng, chuyên quyền, đã dẫn đến một cuộc nội chiến tương tàn. Gây ra biết bao đau thương, xã hội chia rẽ, phân ly. Vì ham quyền, ham lợi, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái Hậu đi sang Tàu kêu cầu cứu, (trong các triều vua nước Việt, chưa có một vị vua nào ươn hèn, qụy lụy vang xin kẻ thù truyền kiếp của dân tộc như Lê Chiêu Thống, mang tiếng là vua một nước mà phải theo niên hiệu Tàu), với dã tâm muốn cai trị nước ta từ trước, vua Càn Long nhà Thanh đã sai Tôn Sĩ Nghị khởi quân sang đánh nước Việt. Lúc đất nước lâm nguy, lưỡng đầu thọ địch, giặc nội thù và giặc ngoại xâm, cũng là lúc nhân tài xuất hiện, điều này đã được chứng thực suốt chiều dài lịch sử Việt, vị đại anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ người dân áo vải Tây Sơn dấy binh dẹp nội loạn, rồi chính thức lên ngôi Vua. Sau đó, vua Quang Trung đích thân dẫn binh mã ra Thăng Long phạt Thanh cứu nước nhà ra khỏi âm mưu đô hộ.
Với trí xét đoán rất nhanh và chính xác, với một tinh thần uy dũng song pha, với một bản lãnh võ công dân tộc thuần túy, cùng với tài dàn binh bố trận, khai thác tối đa khả năng quân sự của mình bằng những sáng kiến bất ngờ và đồng thời cũng là một dũng tướng trên chiến trường. Vua Quang Trung có một cách hành quân tốc chiến, tốc thắng, quân của ngài đánh đến đâu là thắng đến đó và điểm đặc biệt nữa là quân của vua Quang Trung đi đến đâu cũng là hành quân trên đất địch, ngài chưa hề bị bại trận. Ngài đúng là một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng ! những trận đánh kinh hồn và nỗi bật nhất là các trận Đống Đa, Quy Nhơn và Gia Định. Với tài dụng binh siêu việt, cùng với lối hành quân thần sầu quỷ khóc, ngài đã tiêu diệt hẳn hơn 10 vạn quân Xiêm chạy về đến đất nước còn được hơn 200 quân, cũng như tiêu diệt hẳn hơn 20 vạn quân Thanh chạy về tới đất nước còn có hơn 100, với ông Tôn Sĩ Nghị áo mũ rách tả tơi, để lại cả các ấn tín Tổng Đốc Vân Nam, để rồi từ đó, bọn xâm lược khiếp sợ không còn dám nghĩ đến việc xâm chiến đất nước chúng ta.
Chúng ta gần đây thường nghe nói đến danh từ « chiến tranh chớp nhoáng » qua hai cuộc chiến tại Afganishtan và Iraq do cách hành quân thần tốc, sấm sét của quân đội Liên Minh. Nhưng chiến thuật hành quân này đã được vua Quang Trung áp dụng từ 200 năm trước và trận nào ngài cũng đánh như vậy!
Vua Quang Trung không những là một thiên tài về quân sự, ngài còn có những viễn kiến về chính trị bằng phương thức đi trước thời đại như dự kế chính trị, với chính sách dự toán hàng năm, cùng với kế hoạch chính trị được vạch ra trước 10 năm. Về mặt văn hoá, ngài chú trọng đến việc xây dựng và phát huy một quốc đạo làm nồng cốt; Ngài cũng là người đầu tiên đã mạnh dạn dùng chữ nôm trong trường thi. Đề thi không cần lấy ở “tứ thư” mà lấy ở "ca dao" hay những việc đã xảy ra trong lịch sử Việt. Đây là một hành động then chốt xây dựng lại học thuật và tạo ra một lớp sỹ phu mới có tinh thần độc lập văn hoá mà không bị nhiễm bởi tư tưởng của bọn xâm lược Hán Tộc.
Sự nghiệp của Vua Quang Trung tuy ngắn ngủi, nhưng rất sáng chói. Sự nghiệp của ngài là cả một khoa học kiêm nghệ thuật về quân sự của thời đại XX, hợp với chiến lược toàn diện chiến của chiến tranh chớp nhoáng, cũng như về chính trị phải nói rằng : "Vua Quang Trung là người của thời đại XX trên kế hoạch xã hội và chính trị". (Chu Tri Lục IV, Thái Dịch Lý Đông A)
Người Pháp thường ví thiên tài quân sự của vua Quang Trung ngang hàng với Napoléon, sự so sánh này đã làm giảm giá trị thiên tài quân sự của ngài, vì ngài chưa hề bại trận, còn Napoléon đã từng bị bại trận ở Trafalgar năm 1805 ở vùng biển Méditerannée nước Pháp, ở Berezina - nước Nga năm 1812 và ở Waterloo - Vương Quốc Bỉ năm 1815. Kể từ sau khi bị bại trận ở Waterloo, đội quân hùng hậu của Napoléon cũng bị tan rã theo. (xin tìm đọc : « Histoire de la France et des Français » – Tome IX, librairie Larousse – André Castelot et Alain Decaux).

Trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc Việt đã 3 lần minh định rõ ràng biên cương lãnh thổ nước Nam là riêng biệt và độc lập, không phải là một tỉnh huyện của Tàu, càng không lệ thuộc Tàu :

- Lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 1,

«  Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh,



Lĩnh Nam riêng một Triều Đình nước ta. »
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)

- Lần thứ hai vào thế kỷ thứ 11,



«  Sông Núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành địa phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời. »
(Danh Tướng Lý Thường Kiệt)

- Lần thứ ba vào thế kỷ thứ 15,



« Nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác. »
(Lời tuyên ngôn của vua Lê Thái Tổ)

X.Y. Thái Dịch Lý Đông A trong tập thơ Đạo Trường Ngâm, đã dùng " Lưỡi Gươm Việt" làm biểu tượng cho tinh thần dân tộc Việt. Lưỡi Gươm Việt dùng vào những cuộc chiến đấu vương đạo, với một sứ mạng cao cả, thiêng liêng là nêu cao chính nghiã, trừ gian diệt bạo, cứu nước giữ nòi. Có ba loại lưỡi gươm, lưỡi bảo kiếm, khí kiếm và tuệ kiếm.

Lưỡi bảo kiếm là lưỡi gươm Tiên trao cho những bậc anh hùng cái thế, với một sứ mệnh thiêng liêng là bảo vệ non song, cứu nước giữ nòi, diệt gian trừ bạo, dẹp tan cường bạo ngoại xâm và dựng nền hòa bình độc lập, tự chủ cho giống nòi. Lưỡi gươm mà thuở Vạn Kiếp Tiên trao cho Đức Thánh Trần Hưng Đạo cây “Phi Thiên Thần Kiếm" để tiêu diệt bọn Mông Cổ. Và cũng chính lưỡi gươm này, tại Thành Lục Niên ở núi Hồng Lĩnh lại hiện ra để trao vào tay người anh hùng áo vải Lê Lợi. Lưỡi gươm chính nghiã đi đến đâu thì thây xác quân Minh tuôn đổ đến đó, để rồi đem lại sự thắng lợi vinh quang cho dân tộc.

Sự sắc bén của những con người uy dũng, hiên ngang, bất khuất, coi cái chết nhẹ như lông hồng đã làm tiêu tan cái nhuệ khí tàn bạo, sắc máu của quân thù. Sự hiên ngang, bất khuất của Trần Bình Trọng nhơn nhơn một mực nói : "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc”, cũng như anh hùng Lê Lai sẵn sàng hy sinh mạng sống, vì nước quên mình, chết để cho tương lai dân tộc được sống mãi. Hai lưỡi khí kiếm trên có sức bén nhọn, được gọt mài bằng khí tiết và lòng trung trực, đã làm sờn gai quân xâm lược.

Tinh thần sáng tác, dùng trí óc để áp đảo tinh thần kẻ địch, chỉ dùng một lời thơ có thể đẩy lui âm mưu thôn tính, xua đuổi cả một đoàn quân tàn bạo như hổ đói rình mồi. Đó là lưỡi tuệ kiếm được ví như bài "Bình Phú" của Trạng Giáp Hải. Cũng như bài thơ ghi trên quạt "Phiếm Minh" của Mạc Đỉnh Chi khi đi sứ bên Tàu, cũng đã làm choáng váng đầu óc bọn thiên triều.

Lưỡi Gươm Việt phải làm bằng Thép Văn Lang, được nung đúc trong lò Viêm Hồng và phải được thắm nhuần tinh hoa sông núi.

"Cùng một lưỡi gươm vẫy nên vạn thắng
Cùng một lưỡi gươm trỏ đến thái bình".

Quả thật là cao siêu, chỉ trong một bài thơ, Cụ Lý Đông A đã diễn tả cả một tinh thần dân tộc Việt trong suốt quá trình dựng nước, cứu nước và giữ nước của cha ông.

Qua những bài học lịch sử trên, chúng ta nhận thấy rằng tinh thần quốc gia dân tộc của dân Việt đã lên đến cao độ, vua dân đồng lòng, tất cả mọi người đều biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên quyền lợi của chính bản thân mình và sẵn sàng dám hy sinh mạng sống mình để cứu đất nước ra khỏi cảnh lầm than, điêu tàn. Các vị vua đều lấy đức để an dân, lo với cái lo của dân, đau với cái đau của dân, nên dân chúng mới mới gắn bó với triều đình, vua dân đồng lòng bảo vệ non sông, xây dựng tổ quốc. Một bài lịch sử quí báu vô giá cho con dân nước Việt, từ ngàn xưa cho đến ngày nay vẫn còn giá trị và phải biết noi theo.

Cái tinh thần quốc gia dân tộc thật đúng nghiã như trong VN Tự Điển của ông Đào Duy Anh :

« Người Quốc Gia là những người đặt tổ quốc lên bản vị tối cao,

Tối cao có nghiã là trên tất cả mọi sự vật, kể cả tôn giáo, đảng phái và cả chính bản thân mình v.v. »

Bất cứ triều đại hay chính quyền nào muốn được tồn tại phải biết dựa vào dòng sống sử Việt để đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc, còn triều đại hay chính quyền nào xa lìa lịch sử dân tộc, chối bỏ sức sống của nòi giống Việt thì sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng. Điển hình như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và ĐCSVN hiện nay, trong cả ba thì ĐCSVN là mang trọng tội nhất. Đưa dân tộc xuống bờ vực thẩm, giết chết hai ba thế hệ, tàn phá tài sản văn hóa, tài nguyên quốc gia, tiếp tay cho ngoại bang hút máu dân lành,...chỉ xứng với hai chữ « Việt Gian », chứ không xứng với chữ « Người Quốc Gia chân chính ».

Thấy sản nghiệp như thấy Tiền Nhân, thấy những Tinh hoa Sử Việt như nghe thấy tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, đang thúc giục chúng ta nhập cuộc để làm nên những trang sử hào hùng cho dân tộc. Lịch sử dân tộc là chìa khoá và là cây gậy thần để đánh thức tất cả con dân nước Việt.

« Không đọc sử không đủ tư cách nói việc quốc gia. Đọc sử không giải được nghiã và không nắm được thể dụng, không thể có được bản lãnh về chính trị. Phải đem một tri thức suốt mặt thống nhất vào một nhỡn quang mới phân tích được một sự tượng trên lịch sử cho thích đáng. » (Chu Tri Lục 4 – Thái dịch Lý Đông A)

Chính trị là lịch sử ngày nay, mà lịch sử là chính trị của thời qua.

Người Trung Hoa luôn luôn tự hào là do chính tài năng đặc biệt của họ đã sản sinh ra nền văn minh cao nhất và lâu đời thế giới. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học, người Trung Quốc khó có thể thực hiện được ý đồ phủ nhận nguồn gốc du mục của mình, và nền văn minh Trung Hoa cũng chỉ là sự thâu hoá tinh hoa văn hoá các dân tộc bản địa.

Theo Edward H. Schafer : « Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nghệ thuật trồng lúa nước và thuần hóa súc vật đã được người Tàu thâu hóa từ những chủng tộc mà họ khinh bỉ tại phương Nam xa xô. »  Ông Edward còn nhận định rằng : « Thật là khó khăn để người Trung Hoa chấp nhận hoặc ngay cả ý thức được rằng họ đã vay mượn tư tưởng từ ngoại nhân... » (xin tìm đọc : Những ngộ nhận trong lịch sử Trung Hoa và lịch Sử Việt Nam của Vĩnh Như)

Nói theo ông Hà Văn Thùy : "nền văn minh Trung hoa nói cho cùng cũng chỉ là đứa con lai tốt đẹp của nền văn minh Nông Nghiệp Bách Việt và nền văn minh Du Mục Hán Tộc. (Xin tìm đọc : “Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá - Hà Văn Thùy")

Người Tàu thường tự hào với câu nói : " Chưa đến Vạn Lý Trường Thành, thì chưa phải là Hảo Hán. " Xét về mặt nhân bản, Vạn Lý Trường Thành được xây trên 8 triệu mạng người dân Trung Hoa, theo DVD phát hành năm 2001, hỏi thử có cái gì mà đáng tự hào. Xét về khía cạch lịch sử, thì Vạn Lý trường Thành được xây lên để chống Hung Nô xâm chiếm, kẻ chuyên môn đi xâm chiếm lân bang nay lại phải rơi vào cảnh này.

Nếu chúng ta đem so sánh sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt với quá trình người Trung Hoa bị các bộ tộc mà chúng cho là Man ri, mọi rợ đã thống trị họ, thì người Hán thật chẳng có gì mà phải hãnh diện. Dưới triều Tống với dân số 120 triệu đã phải triều cống các bộ tộc Liêu (chỉ có 4 triệu dân), và bộ tộc Kim (2 triệu dân). Mông cổ với 2 triệu dân đã chiếm trọn cái lãnh thổ Trung Hoa trong vòng 90 năm và đặt ra nhà Nguyên. Dân Mãn chỉ có 1 triệu đã diệt nhà Minh, đô hộ gần 3 thế kỷ (từ 1616-1911) và lập ra nhà Thanh. Triều Mãn Thanh đã bắt trên 150 triệu chú "ông trời con" phải ngoan ngoãn cắt tóc, thắt bím, mặt y phục Mãn gần 3 thế kỷ. Còn đối với Việt thì sao, bọn Hán Tộc đã bỏ hơn 1000 năm để “Hưng Hoa Diệt Di” mà chúng làm vẫn chưa xong. Và nếu đem so với sự nghiệp giữ nước của tổ tiên chúng ta thì càng không thể nào xứng bằng được. Vào thời Lý , danh tướng Lý thường Kiệt đã đem quân phạt Tống, đời Trần ba lần đại phá quân Nguyên, Anh Hùng Áo Vải Lê Lợi đuổi quân Minh, thâu hồi độc lập. Tiếp đến là vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Tổ Tiên chúng ta thật anh dũng và oai hùng như thế, cớ sao bây giờ dân Việt trong cũng như ngoài nước vẫn cứ mãi mê bị ru ngủ bởi những phim ảnh, nhạc, văn hóa Tàu, vẫn cứ để cho chúng làm một cuộc xâm lăng không tiếng súng, để rồi nước mất nhà tan mà cũng chưa hay biết ! thật hổ thẹn với tổ tiên. Xin tha thiết kêu gọi các bạn trẻ trong cũng như ngoài nước và toàn thể con dân nước Việt, hãy thức tĩnh và trở về với lịch sử dân tộc, tìm lại tổ tiên, cùng nhau góp sức dẫn đưa dân tộc ra khỏi cơn đại nạn này. Dân tộc chúng ta có tính thích nghi rất cao, uyển chuyển và linh động, bọn Hán Tộc đã cố gắng đồng hóa và đô hộ chúng ta với chính sách thâm độc cả ngàn năm mà vẫn không xong, không lẽ bây giờ chỉ có mấy mươi năm mà chúng làm được !.xưa cũng vậy, mà nay cũng vậy, chúng sẽ không bao giờ làm được, lịch sử còn đó, văn hóa vẫn còn đó, ngôn ngữ vẫn còn kia, bản sắc vẫn không thay đổi, nếu có đi chăng nữa, cũng chỉ là rong rêu che phũ.

Dân tộc Việt có tinh thần cởi mở, sẵn sang tiếp nhận và thâu nạp bất cứ luồng tư tưởng ngoại lai nào, mà vẫn giữ vững được nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Phật Giáo du nhập từ Ấn Độ, Tam Giáo từ Trung Hoa, cũng như Thiên Chúa Giáo từ Tây Phương, khi đến Việt Nam đều được đãi lọc, hóa giải những mâu thuẫn và được dung hóa tất cả để tránh những xung khắc với bản sắc văn hóa và Đạo sống Việt. Chỉ còn lại những tinh hoa nào phù hợp với tinh thần người Việt mà thôi.


Khi xưa, do lầm lẫn vì sách vở lịch sử văn hóa nước nhà đã bị bọn xâm lăng Hán Tộc ăn cắp, sửa đổi hoặc viết lại nhằm xóa hết mọi vết tích lịch sử văn hóa của nền văn minh Bách Việt, với một chính sách cai trị thâm độc, dã man và khắc nghiệt như thế chúng ta không làm được gì và dễ bị lầm lẫn. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ rất nhiều và qua các cuộc khai quật gần đây đã cho chúng ta thấy, không còn nghi ngờ gì nữa, các nhà sử học, khảo cổ học, nhân chủng học trên thế giới đang giúp chúng ta chứng mình rằng nền văn minh Bách Việt có trước nền văn minh Trung Hoa ( xin tìm đọc : “Ánh Sáng Mới Dọi vào Một Quá khứ Bị Quên Lãng", do Văn Lang Dịch từ New Light on a Forgotten Past của Tiến Sĩ Wilhem G. Solheim). Thế giới đã giúp chúng ta tìm về cội nguồn tổ tiên của dòng giống Bách Việt, người chủ nhân đích thực của nền Văn Minh Phương Đông, thì không còn lý do gì để cho các vị Giáo Sư vẫn thờ ơ mà tiếp tục giảng dạy cho các thế hệ trẻ những sai lầm tai hại từ hàng thế kỷ đã qua (những tên Thái Thú nham hiểm như Tích Quang, Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp là những người đã dạy dân Việt văn hóa, lễ nghĩa, cũng như trồng trọt, cày cấy,…), lịch sử đã sang trang, kính xin quí vị giáo sư khả kính nhìn nhận sự thật này và kính mong quí vị sẽ là những người đi tiên phong trong việc nhìn nhận những lầm lẫn và ngộ nhận trong quá khứ, để làm gương sáng cho thế hệ con em. Tinh thần tự giác này là một điều đáng khen ngợi và kính trọng, chứ không phải là một điều xấu, làm mất thể diện. Với tinh thần trách nhiệm này, càng làm cho thế hệ trẻ thêm kính trọng, chứ không phải chê trách và khinh khi. Người không biết thì không có tội, nhưng nếu biết mà vẫn không sửa đổi những sai lầm trong quá khứ mới là có tội với tổ tiên, dân tộc, hơn nữa với chính sách thâm độc, tàn ác, đê tiện, muốn đồng hoá dân Việt của bọn Hán Tộc, thì có gì đáng để quí vị giáo sư khả kính phải mặc cảm, tự ti. Có như thế thì thật là phước đức cho dân tộc và mới cứu nỗi dân tộc chúng ta ra khỏi cơn "Quốc Nạn và Dân Tộc Nạn" này. Và từ đó sẽ là bó đuốc châm ngòi cho thế hệ trẻ noi gương, tinh thần tự giác, tự kỷ và tự trọng chính là điểm then chốt trong công việc giáo dục và kiện toàn con người hiện nay.

Người Nhật thăng tiến mau là nhờ họ có tinh thần tự giác và kỷ luật cao, khi làm lỗi họ biết nhận lỗi và dám tự phạt chính mình. Một lỗi lầm có thể làm hại đến bản thân, gia đình hoặc đi xa hơn nữa làm hại đến công ty và cả một dân tộc nữa. Chúng ta vừa được chứng kiến sự việc vừa xảy ra trong thời gian qua, Thị Trường chứng khoáng của một công ty Nhật bị thiệt hại nặng vì lỗi của một nhân viên, hai người lãnh đạo phụ trách nhân viên đã nhận lỗi trước công ty và sau đó từ chức. Đây là điều chúng ta phải nên học hỏi, chứ không thể cải chày, cải cối, đổ lỗi cho người này, người nọ.

Không gì nguy hại đến quốc gia dân tộc hơn là sự lầm lẫn về lịch sử văn hoá. Trong chiến tranh sai lầm về quân sự sẽ mang đến sự bại trận, trong chính trị sai lầm sẽ đưa đến mất chủ quyền, nhưng sai lầm về lịch sử văn hoá dân tộc sẽ đưa đến chỗ diệt vong.

Dân tộc Việt của chúng ta đang đứng trước hai cơn đại nạn, đó là cơn "Quốc Gia Nạn và Dân Tộc Nạn", quốc gia nạn là do ĐCSVN đã bán đứng tổ tiên dân tộc, chạy theo làm tay sai cho ngoại bang, nhận giặc làm cha, dâng đất dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, để cho bọn Hán Tộc tha hồ thao túng ngay trên đất nước thương yêu của chúng ta, giày vò dân tộc, làm nhục quốc thể, làm nhục dòng giống Tiên Rồng. Trên một ngàn năm đô hộ Việt Nam, bọn Hán Tộc tuy chiếm được đất đai, cướp đoạt được tài nguyên và của cải, Hán hoá được đầu óc của đa số các nhà khoa bản, nhưng chúng không tẩy xoá được tâm Việt, hồn Việt của đa số người nông dân Việt sống sau lũy tre làng, nên dân Việt với ý chí giành độc lập vững mạnh, luôn kiên cường quật khởi vùng lên đánh đuổi bọn giặc phương Bắc. Cho dù đất đai bị ngoại bang chiếm đóng, nhưng hồn nước còn, ý chí dành độc lập còn, nên chỉ là quốc gia nạn. Quốc gia nạn tuy đáng sợ, nhưng không tuyệt vọng vì người dân có thể vùng dậy đánh đuổi bọn xâm lăng, điều này đã được chứng minh qua suốt chiều dài lịch sử Việt. Nhưng Dân Tộc nạn nguy hiểm hơn nhiều vì chắc chắn đi đến chỗ diệt vong. Đất nước chúng ta hiện giờ đang đứng trước cơn đại nạn vô cùng nguy kịch, do chính bàn tay nhơ nhuốt của bọn buôn dân bán nước ĐCSVN tạo ra, chúng đã giết chết tương lai dân tộc, giết chết nền văn hoá mà Tổ Tiên bao đời đã để lại, chúng đánh phá truyền thống, phong tục, đạo lý dân tộc, chúng chối bỏ tổ tiên, lại đem những chủ thuyết ngoại lai vong bản về tôn thờ, ca tụng và nhồi nhét vào đầu người dân Việt, để rồi đã lầm lẫn lại càng thêm lầm lẫn hơn, chúng áp dụng chính sách ngu dân một cách triệt để. Cụ Lý Đông A đã nói thật chí lý "Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi óc sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài", ĐCSVN muốn biến cả dân tộc Việt làm nô tài cho bọn Hán Tộc, đúng là cùng một cửa học mà ra nô tài, nhân tài và thiên tài.

Chúng đã vất bỏ truyền thống bất khuất của tổ tiên, nay lại lột luôn cái quyền làm người và quyền sống của người dân. Hiện nay, lãnh thổ của chúng ta bề ngoài tuy vẫn là nước Việt Nam, nhưng bên trong lại do bọn tay sai Việt gian cầm quyền, làm theo chỉ thị của bọn Thiên Triều phương Bắc, đây là một hình thức thống trị gián tiếp. ĐCSVN đang phải chịu ảnh hưởng sâu đậm của một sách lược xóa bỏ tinh thần dân tộc, làm mất dân tộc tính và hồn nước của người Việt. Nói trắng ra là, chúng đã và đang tạo môi trường thuận lợi cho ĐCS Trung Cộng thực hiện mưu đồ Hán hóa dân tộc Việt Nam, bằng một cuộc xâm lăng không tiếng súng về mọi mặt, kinh tế, chính trị, giáo dục, tư tưởng, tôn giáo và văn hóa.

Nếu người Việt còn, tiếng Việt còn, nhưng đầu óc thì đã bị Hán hóa, hồn nước, hồn dân tộc, ý chí độc lập mất thì nước Việt dẫu có còn cũng như không!

Trong giờ phút nguy nan cùng cực của giống nòi, chính là lúc dân tộc ta đang phải lắng nghe được tiếng kêu gào thét của Hồn Thiêng Sông Núi. Hồn Việt còn, chúng ta còn tất cả, chúng ta sẽ bảo vệ được giống nòi, bảo vệ được giang sơn Xã Tắc.

Muốn cứu đất nước ra khỏi cơn Dân Tộc nạn này thì bằng mọi giá, tất cả con dân nước Việt phải thức tĩnh, quay về với lịch sử, bản sắc, truyền thống và nhất là phải tin tưởng vào nền văn hóa dân tộc. Phải đem Hồn Nước về với người Việt, thì dân tộc sẽ được trường tồn và đứng vững trước cái dã tâm, ác độc của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.


Thật đúng như lời của bạn Hồn Việt Người Việt viết : “dân là nước, ĐCSVN là con thuyền chở đầy những rác rưới, cặn bã, hôi thúi, đổ lên đầu người dân, làm cho nước dơ bẩn", điều này đã làm cho người viết nhớ đến vua Duy Tân khi còn nhỏ, khoảng 12-13 tuổi, trong một cuộc đối thoại với nhà cách mạng Trần Cao Vân, ông Trần Cao Vân có hỏi vua, thưa vua : "Nếu nước dơ lấy gì rửa, vua Duy Tân thản nhiên trả lời rằng, lấy máu mà rửa". Ngày nay, cụ Lý Đông A cũng đã từng nói, cuộc cách mạng không đổ máu, tuyệt không xoay chuyển được thời đại (Huyết Hoa – Thái Dịch Lý Đông A), dân tộc ta phải bước lên bàn gột rửa, để gột rửa những căn bệnh tâm lý về lịch sử như : Tâm lý oán thù tổ tiên, miệt thị tổ tiên, quên bỏ tổ tiên, kiêu nịnh tổ tiên, lầm lẫn nguồn gốc. Gột rửa tâm lý ham sống sợ chết, chán sống sợ chết và phó mặc rủi may,..v.v. Dân tộc ta phải lấy tinh thần tre lau vạn thắng của vua Đinh làm biểu tượng, để thắng hơn ngàn năm đô hộ và đồng hoá, thắng tất cả các tính ươn hèn, qụy lụy và chia rẽ,… để quay về với đáy lòng lịch sử dân tộc và làm nên những trang sử mới huy hoàng, rực rỡ cho giống nòi.

Quy Long trận và Kỳ Tuyệt Ca là một mặt trận lý tưởng, đã được nhà cách mạng Lý Đông A diễn tả trong bài Lưỡi Gươm Việt của Tập thơ Đạo Trường Ngâm, là một cuộc cách mạng đại quy mô gồm “hai tầng ba mặt”, “đả phá đi đôi với xây dựng trên ba mặt: toàn diện, triệt để và hướng thượng". Trong cách mạng, rồng là biểu tượng cho sức mạnh phá hoại, cho cuộc cách mạng bằng tấn công, dùng vũ lực để tiến đến vạn thắng. Rùa là biểu tượng cho lý thuyết kiến quốc và là sách lược thủ quốc. Cách mạng của Long đồng thời phải đi liền với kiến thiết của Rùa. Thành quả cuộc cách mạng kiến thiết của mặt trận Quy Long tiếp đầu khúc ca Kỳ Tuyệt là lý tưởng của dân tộc Việt, nền lý tưởng chan chan ánh sáng hòa bình.

Xã hội Việt Nam hiện nay thật bất ổn, nghèo đói, lạc hậu, đạo lý suy đồi, tệ nạn xã hội tràn ngập mọi miền, mọi nơi, mạnh ai nấy vơ, nấy vét, tha hồ mà biển thủ công qũy, bòn mút tài nguyên quốc gia. Không còn một chút lương tri, một chút đạo lý dân tộc, vì đồng tiền sinh sống mà sẵn sàng làm điều bất nghiã, cha mẹ bán con cái, cháu chắt giết ông bà, thật đau đớn lòng người, tủi hổ thay cho cả một dân tộc có một nền văn hoá, văn hiến và văn minh lâu đời. Chính vì thế, cuộc cách mạng mà cụ Lý Đông A đã đề ra cho dân Việt là một cuộc đả phá toàn diện, triệt để và hướng thượng, phải đạp đổ mọi xấu xa, hư thúi, đổ nát do ĐCSVN gây nên, để rồi từ đó kiến thiết lại đất nước, kiến thiết lại con người.

Xã hội được yên ổn, vì con người biết cư xử với nhau trong tình người, nền tảng của một xã hội thăng tiến là nhờ vào việc kiến thiết con người, kiến thiết con người là chú trọng đến vấn đề giáo dục. Giáo dục sao cho người dân có được một tinh thần cao thượng : Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm, thanh cần, gương mẫu, chính đại, quang minh. Giáo dục sao cho người dân được phát triển điều hoà về mọi mặt, từ tinh thần kỷ luật đến tinh thần tự giác, từ tinh thần cầu tiến đến tinh thần hiến ích, từ tinh thần hướng tâm, hướng tha đến tinh thần hướng thượng. Sống hết lòng mình, với tất cả tiềm năng, nghị lực và ý chí, để cho người khác sống một cuộc sống thoải mái và thăng tiến, không chà đạp, áp bức và chèn ép người yếu, và một khi chúng ta đã đủ khả năng để làm chủ sinh mệnh mình thì chúng ta mới có thể đóng góp phần mình để làm cho xã hội được thăng tiến, đó là sống cho người khác vậy! ( Một đề nghị cho công việc giáo dục trẻ em từ thuở bé thơ, chính quyền tương lai nên dành ra một ngân khoảng đặc biệt cho chương trình công dân giáo dục. Chương trình này được đặt trách bởi các đài truyền thanh, truyền hình quốc gia, dưới sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo Dục Toàn Quốc. Chương trình Công Dân Giáo Dục chú trọng đến “Tinh Thần Quốc Gia Dân Tộc”, giáo dục sao cho trẻ thơ có một tấm lòng yêu quê hương, yêu dân tộc không bờ bến, qua những câu truyện cổ tích, huyền thoại, dân gian về quá trình dựng nước, giữ nước và cứu nước của tổ tiên, dưới dạng chuyện kể trước giờ các em đi ngủ hoặc dưới dạng phim vẽ hay phim thật do người đóng. Qua đó, đất nước chúng ta sẽ có những người trẻ tài đức vẹn toàn, để ra gánh vác trách nhiệm với quê hương đất. Phải un đúc, nung nấu tinh thần yêu nước, thương nòi cho con em từ thuở bé thơ thì đất nước mới nảy sinh ra những người con như Vua Duy Tân, như Trần Quốc Toản…Từ đó, thổi một lòng gió mới cho sự phục hưng, phục hoạt dân tộc.)

Gia đình là bộ phận căn bản trong xã hội. Xã hội, quốc gia được ổn định, cân bằng và phát tiển được điều hòa là nhờ vào sự giáo dục cơ bản của gia đình. Trong gia đình, mỗi người biết làm trọn bổn phận của mình đối với mình, đối với gia đình và đối với xã hội.

Muốn cho xã hội được ổn định và phát triển thì vấn đề chính yếu là công việc, khi bắt tay vào một công trình, một công việc, người dân phải hiểu rõ công việc là gì, là sự sống còn, nối, tiến, hoá của xã hội, của con người và của nhân loại. Để rồi nhận thức, hiểu được việc mình làm và đề ra những phương thức thực hành, hành động hữu hiệu để đi đến thành công. Qua đó, người dân mới nhận thức được chân giá trị của công việc mà trở thành bộ phận chính yếu, thành phần tích cực, hữu ích, góp tay vào công việc xây dựng, ổn định và phát triển xã hội trong bổn phận công dân của mình. Nếu mỗi người dân hiểu được công việc mình làm, thấy được khả năng, tài sức, vị trí và trách nhiệm của mình trong xã hội thì họ sẽ làm hết mình, đủ bổn phận mình, cho mình, cho xã hội và cho nhân loại. Để rồi họ hưởng được những thành quả của công việc họ làm, cũng như quyền lợi vật chất mà họ xứng đáng được hưởng, từ đó xã hội được yên ổn, sẽ không còn bất công, sẽ không còn đấu tranh gia cấp, thế giới sẽ được yên vui chung sống trong hòa bình.

đạt được những điều nêu trên, giáo dục mới thực sự phục vụ con người, dân tộc và nhân loại.



Thế giới ngày nay đang sống trong tình trạng mất cân bằng, tàn phá thiên nhiên, đốn rừng xây đập, xử dụng khí đốt, cũng như đào thải các hóa chất một cách bừa bãi thiếu kiểm soát. Vì lợi ích cá nhân, lợi ích quốc gia mình mà bất chấp sự sống còn của nhân loại, đem đến những tai hại trầm trọng cho môi sinh, cho khí hậu và đang đe dọa đến mạng sống con người. Gần đây các nhà khoa học gia, các nhà nghiên cứu chuyên môn đã cảnh báo thế giới về sự thay đổi của khí hậu do hiện tượng nhà kiếm, do sự đào thải khí đốt, đã làm cho các tảng băng ở vùng Bắc Cực bắt đầu tan ra, gây nên lũ lụt, mặt nước biển dâng lên cao hơn. Trục của trái đất bị lệch đi, tốc độ vận chuyển cũng thay đổi do xây đập bừa bãi, sức nặng của một lượng nước lớn động lại ở một nơi, đem đến những ảnh hưởng trầm trọng dưới lòng trái đất, gây nên những trận động đất, sóng thần. Môi sinh bị ô nhiễm do sự đào thải các hóa chất, cũng như sự quản lý vô trách nhiệm của một số quốc gia. Trung Quốc là một trong những quốc gia hội đủ những yếu tố gây nên những hiện tượng tai hại nói trên, với những bằng chứng cụ thể mới đây, qua hai vụ nỗ nhà máy hóa chất làm ô nhiễm các dòng sông, gây tai hại không những cho người dân Trung Quốc mà còn cho cả vùng Đông Nam Á. Sự xây đập bừa bãi trên thượng nguồn của các con sông lớn, bất chấp sự phản đối của các quốc gia dưới hạ nguồn là một hành động vô trách nhiệm. Còn Việt Nam là một bãi chứa rác khổng lồ, do sự ngu xuẩn của ĐCSVN, vì ham tiền, ham lợi mà chấp nhận để cho ngoại bang đem đổ thải những thứ cực độc trên đất nước chúng ta, dân chết mặc dân, tiền đảng bỏ túi.

Con người ta sống biết dựa vào thiên nhiên để biến cải cuộc sống và cũng phải biết tài bồi thiên nhiên bằng trí óc thông minh của mình. Biết cải tạo và chế phục thiên nhiên, để trái đất và con người có được một cuộc sống cân bằng. Khí hậu và môi sinh được điều hòa thì con người mới tránh được thiên tai lũ lụt.

Nếu con người không biết hợp lực cùng nhau để khắc phục những thiên tai và nguy hiểm trước mắt, thì thế giới này, nhân loại này và trái đất này sẽ sớm đi đến sự hủy diệt toàn diện. Muốn khắc phục được những khó khăn đó, mỗi người chúng ta đều phải biết đặt quyền lợi và sự sống còn của nhân loại lên trên quyền lợi quốc gia, cũng như quyền lợi của chính bản thân mình, từ đó con người mới có thể cải tạo, chế phục và tài bồi thiên nhiên, sao cho " Thiên, Địa, Nhân Hòa."

Khi con người và thiên nhiên sống hoà hợp với nhau, thì xã hội sẽ được cân bằng và phải thăng tiến.

Một quốc gia hùng mạnh về kinh tế là vì xã hội đó được cân bằng trong việc áp dụng chính sách phân phối phát triển điều hoà, từ nông thôn đến thành thị. Nông thôn thành thị hoá sao cho sự khác biệt giữa hai nơi không còn nữa. Kỹ thuật tân tiến phải được áp dụng phân chia đồng đều từ miền núi đến miền biển, từ thôn quê đến thành thị đều được hưởng đầy đủ tiện nghi, cuộc sống người dân được thăng tiến. Để cho công nông nghiệp được phát triển toàn diện và cực độ.

Nước Mỹ mạnh nhờ vào sự phát triển cân bằng này, và nhờ vậy mà nước Mỹ đã trở thành siêu cường số một trên thế giới chỉ trong một thời gian ngắn.

Trông người thấy ta, đất nước chúng ta thì thiếu thốn mọi bề, chính vì sự cai trị dốt nát của một chế độ bạo tàn, lấy chủ thuyết vô thần, ngoại lai vong bản làm nền tảng, chỉ biết dùng súng ống để khủng bố dân, chứ nào có lo gì đến đời sống người dân. Xã hội Việt ngày nay chỉ còn danh lợi, đê tiện, giảo quyệt, điêu ngoa, tráo trở, cùng với lối sống thác loạn, thật tệ hại không còn lời lẽ nào tả xiết. Còn đời sống ở thôn quê thì thiếu thốn, cùng cực, không điện, không nước sạch để dùng, ăn uống, tắm rửa đều lấy từ nước sông, dùng phèn để lọc nước, khổ cực trăm bề. Trong lịch sử dân tộc, chưa có triều đại, chế độ nào làm nhục dân tộc bằng ĐCSVN hiện nay, đem phụ nữ và trẻ em Việt làm món hàng xuất khẩu đi làm nô lệ tình dục xứ người, bán người dân đi làm công nhân lao động xứ người mặc sống chết, biết bao người đã chịu uất ức, bất công! Chẳng những vậy, chúng còn tiếp tay cho bọn chủ nhân ông vơ vét, hút máu dân lành đến tận xương tủy ngay chính trên quê hương của chúng ta! Nhưng Tổ Tiên chúng ta rất linh thiêng, dân Việt chúng ta rất sáng suốt, một ngày thật gần đây bọn phản bội này sẽ phải trực diện với Tổ Tiên Dân Tộc.

Lịch sử Việt đã bao lần chứng minh rằng, trong lúc nguy nan cùng cực nhất của giống nòi, cũng chính là lúc mà sức phấn đấu, sức phản kháng của dân tộc tăng đến cao độ. Cho nên, chúng ta có quyền hy vọng cho một ngày mai tươi sáng đang chờ đón dân tộc ta ở phiá trước. Ngày tàn của ĐCSVN phi nhân bán nước, của bọn xâm lăng Hán Tộc đã đến, “giờ phút đấu tranh quyết liệt đã điểm, sự phục sinh của dân tộc Việt đã gần kề". Qua cuộc chiến tranh không khoan nhượng về văn hoá và tư tưởng, cũng như cuộc chiến của toàn thế giới với Hán Tộc, Việt Nam và toàn thể con dân Bách Việt sẽ cùng nhau sánh vai với các cường quốc trên thế giới trong một ngày không xa, chúng ta sẽ đạp đổ hết những đau thương, tủi nhục và ngẩng cao đầu tự hào hãnh diện là người Đại Nam. Ngày mà toàn thể con dân nước Việt từ khắp năm Châu, bốn bể về lại với quê cha đất tổ, ngày hợp đoàn trên Cánh Đồng Tương, nơi mà khi xưa Quốc Tổ, Quốc Mẫu chia tay hẹn ngày đoàn tụ, 50 con theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha ra biển Đông, ngày mà Cộng Đồng Bách Việt ở vùng Đại Nam Hải hội tụ cùng nhau, nhìn nhận lại nguồn gốc Tổ Tiên, anh em xum hợp, tay bắt mặt mừng, ngày mà các dân tộc Bách Việt cùng liên kết với nhau hình thành một khối Đông Nam Á hợp nhất để đủ sức tự vệ, tự lực và tự cường, ngày ấy Việt Nam thật sự xứng đáng với trách nhiệm trưởng Nam của dòng giống Bách Việt. Với tiếng trống đồng Ngọc Lũ reo vang khắp vùng trời Nam, cùng với tiếng réo gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, mỗi nơi, mỗi vùng, từng đoàn người kéo về với những anh hùng dân tộc xuất thân từ vùng đó, hình ảnh Vua Trưng cỡi voi song trận, Ngô Quyền phá quân Nam Hán, vua Đinh với tinh thần Tre Lau Vạn Thắng, Lý Triều phá Tống, Trần Triều kháng Nguyên, Lê Triều bại Minh, Nguyễn Triều phạt Thanh thật oai phong lẫm liệt, ngày mà toàn thể con dân nước Việt tưởng Nhớ Công Ơn dựng Nước và giữ Nước của Quốc Tổ Hùng Vương. Ngày Xuân huy hoàng, rực rỡ của dân tộc trong một đất nước thật sự an vui, thái hoà.

Văn Hóa Phùng Nguyên


Sách tham khảo:

- Thái Dịch Lý Đông A, “Việt Sử Thông Luận”

- Thái Dịch Lý Đông A, “Huyết Hoa”

- Thái Dịch Lý Đông A, “Chu Tri Lục”

- Thái Dịch Lý Đông A, “Đạo Trường Ngâm - Lưỡi Gươm Việt và Lục Niên Thành"

- Duy khang – Đinh Khang Hoạt, “Con đường cách mạng Việt dẫn giải theo Lý Đông A”, tập I-II

- Duy khang – Đinh Khang Hoạt, “Tinh Hoa Sử Việt”,

- Hoài Nguyên – Đinh Khang Hoạt, “Vấn Đề Văn Hóa Việt”

- Vĩnh Như, "Cuộc xâm lăng không tiếng súng "

- André Castelot et Alain Decaux - « Histoire de la France et des Français » – Tome IX, librairie Larousse .
Tài liệu tham khảo:

- Tiến sĩ N.T.Thanh. - Việt Nam Trung Tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá, xưa nhất thế giới.

- Nguyễn Thiếu Dũng - Kinh Dịch – di sản sáng tạo của Việt Nam qua truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Vĩnh Như - Những ngộ nhận trong lịch sử Trung Hoa và lịch Sử Việt Nam

- Hà Văn Thùy - Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá

- Tiến Sĩ Wilhem G. Solheim – "New Light on a Forgotten Past" do Văn Lang Dịch – “Ánh Sáng Mới Dọi vào Một Quá khứ Bị Quên Lãng"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét