Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Kinh dịch linh thể - Kỳ 7

VII. Hà đồ Lạc thư trước tình trạng triết lý hiện đại
1. HÀ ĐỒ
Hà Đồ và Lạc Thư là những thực thể văn hóa xuất hiện hoặc bên ngóai Kinh Dịch, hoặc từ Kinh Dịch nhưng về sau đã được thâu nạp vào Kinh Dịch cách thẩm thấu đến nỗi ngày nay ta không còn ngần ngại coi đó như phần căn bản của kinh Dịchvà nó biểu thị các chiều kích của tâm thức conngười. Nhưng chiều kích đó chỉ là những trạng thức khác nhau của cùng một thực thể duy nhất, cho nên ta có thể học về Hà Lạc hai lối: một là trực giác hai là phân tích. Trước hết là lối trực giác như của các vị hiền triết nhìn bao trùm tất cả mọi trạng thức của một thực thể tâm linh. Khi nhìn theo lối Viên Dung này thì 4 vòng Hà Đồ biểu thị con đường xóay ốc dẫn về Đạo thể, tức là đi lên với Tòan thể, phần nào tương đương với con đường đã diễn đạt trong quẻ Kiền với 4 hào
Hào 2 tương đương với vòng thành (vòng ngoài cùng)
Hào 3 tương đương với vòng sinh
Hào 4 tương đương với vòng hộ pháp
Hào 5 tương đương với vòng đạt Đạo.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 6

VI. Những chặng tiến của Tâm thức con người theo quẻ Kiền
Sau khi đã nắm đựơc mấy điểm then chốt về Kinh Dịch thì bước thứ nhì phải học về tiến trình chuyển hóa của tâm thức con người. Vì đó chính là tinh hoa của Kinh Dịch. Lộ trình tiến hóa đó được đề cập ngay ở đầu quyển Kinh nơi quẻ Kiền với lời Kinh như sau: 
Kiền. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. 
(Chữ hán)
Sơ cửu: tiềm long: vật dụng 
Cửu nhị: hiện long tại điền, lợi kiền đại nhận. 
Cửu tam: quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ: vô cữu. 
Cửu tứ: hoặt dược tại uyên: vô cữu. 
Cửu ngũ: phi long tại thiên: lợi kiền đại nhân. 

Kinh dịch linh thể - Kỳ 5

V. Kinh Dịch như một Tâm Linh pháp
Khi tôi nhìn ra được vũ trụ toàn thể viên dung và tôi xử đối theo đó thì gọi là Đạo. Nói khác Đạo bao gồm ba yếu tố là âm, dương, hòa: khi tôi thấy cả âm lẫn dương hòa hợp thì tôi có cái nhìn của triết gia, của người hiểu Đạo.
Nhưng tại sao lại rất hiếm triết gia? Vì thường con người chỉ thấy có âm hoặc dương: âm tán dương tụ. Tán tụ là hai luật nền móng của vũ trụ. Tán là nhất thể, khi tỏa ra thì thành vạn vật lẻ tẻ riêng biệt, đó la luật mà khoa học ngày nay khởi đầu nhận ra sự giãn nở của vũ trụ. Tụ là từ sự vật đa tạp quy tụ lại một mối, một luật được khoa học nhận ra và đặt tên là luật tổng hấp dẫn (attraction universelle).
Đây là bước vĩ đại mà khoa học mới đi được để tới gần lại với nền minh triết, còn chính minh triết đã nhận ra lâu trước khi luật tán tụ đó như hai mối liên hệ ràng buộc vạn vật với nhau mật thiết đến độ gọi là vạn vật nhất thể. Chữ thể nói lên một cơ thể sống động mà âm là thở ra, dương là hút vào; bởi vạn vật đều vâng theo nhịp đó, nên vũ trụ kể là một thân thể sống động. Lối nhìn này còn thấu triệt hơn cả cái nhìn của khoa học mới nhìn thấy vũ trụ như một sự vật giãn ra co vào, co giãn cách máy móc vòng ngoài chưa hẳn như một thể sống động thở hút bao hàm cả vòng trong tức âm dương hòa hợp không còn là tụ hay tán vì nó thuộc bình diện khác hẳn, bình diện sống, mà sống là hòa hợp.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 4

IV. Giải nghiã câu "Thần vô phương" xuyên qua những trang huyền sử Đông Tây
Bài trước đã bàn về “Dịch vô thể”, bài này sẽ bàn về câu “Thần vô phương”. Thần có vô phương thì Dịch mới vô thể. Dịch có vô thể thì mớt đạt thần. Thần với linh là một. Người ta quen gọi là Thần linh. Hiểu được thần là hiểu được linh, tức cũng là hiểu được nhân tính, vì thế hiểu được thần là bước quan trọng nhất để đạt thân, nó sẽ gây ảnh hưởng quyết liệt vào con đường sứ mệnh của nhân loại. Triết thành công hay thất bại cũng đều năm ở chỗ này, thế mà xưa rầy người ta hiểu thần trật lất. Và vì thế câunói về thần hay nhất tìm được trong lịch sử triết học vẫn là câu “Thần vô phương” của Kinh Dịch. Bởi thế chúng ta sẽ tìm hiểu thâu triệt ý nghĩa câu đó xuyên qua những trang huyền sử liên hệ.
Câu hỏi trước tiên đặt ra là tại sao kinh Dịch lại định nghĩa là Thần vô phương, là “không góc”. Đây là một câu nói rất phong phú nhưng quá đúc kết nên cần minh giải thêm. Ta biết trong kinh Dịch thì phương chỉ cái gì là góc cạnh, giới mốc, và do đó chỉ tất cả những gì hạn cục, xác định, ngược lại Viên là tròn chỉ những gì không có góc, do đó cũng là cái gì không bị giới hạn, cái gì bao la. Như thế trong câu nói “thiên viên địa phương” thì thiên viên chỉ cái gì vô biên, còn địa phương chỉ cái gì rõ rệt, đã hiện ra hình tích xác định. Như vậy câu định nghĩa thần vô phương kéo theo những yếu tố sau đây: trước hết là thần bao gồm khắp cả không bị giới mốc nào hết, nên đặc tính trước nhất là khôn glệ thuộc vào cái gì đã hiện ra hình tích cụ thể, để có thể trở thành vật đích cho giác quan. Khi lệ thuộc thì gọi là vật thể, vật chất. Chúng ta biết sách Trung Dung là bản tóm lược Kinh Dịch đã định nghĩa Trung là “Trung lập nhi bất ỷ”. Đừng hiểu hai chữ Trung lập theo nghĩa chính trị, nhưng phải hiểu theo nghĩa minh triết, lúc đó lập sẽ là động từ tự lập chứ không dựa (ỷ) không lệ thuộc, y như câu “thần vô phương” không lệ thuộc vào góc cạnh nào hay cái gì có hạn, vì hễ đã có là có trong xác định nên bị giới hạn. Cái gì lệ thuộc vào giới hạn là vật chất. Vật chất bất động đầy nọa tính.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 3

III. Từ biện chứng pháp tới Dịch pháp

Nói đến biện chứng là nói đến sự động giữa hai đôi cực nghịch chiều và một tổng hợp. Nếu dùng thuật ngnữ Hegel thì hai cực kêu là chính đề và phản đề còn tổng đề là hòa hợp hai cực lại. Và tổng đề cuối cùng là tinh thần tuyệt đối. Đó là một tư tưởng đang đóng vai trò trổi vượt trong thế giới hiện đại và tất nhiên nó cũng quyến dũ giới trí thức Đông phương một cách đặc biệt, đến độ cho biện chứng như một chân lý cuối cùng đã học được với triết Tây. Nhưng lâu lâu có người chợt ra rằng trong Kinh Dịch cũng đã manh nha một phương pháp biện chứng, tiết rằng các đời sau đã không biết khai triển để đưa tới trình độ biện chứng pháp khoa học nền triết Đông vẫn còn thấp kém. Đó là ý nghĩ của lớp đàn anh, còn chúng ta sẽ hỏi có thực biện chứng pháp đã đáng như vậy chăng, nghĩa là đã vượt xa “biện chứng ấu trĩ” của Kinh Dịch chăng? Hay ngược lại biện chứng mới chỉ là học mót của Kinh Dịch nhưng mới học được có phần ngoại diện? Đó là điểm chúng ta tìm hiểu ở đây.
Người ta không rõ Hegel (1770-1831) có được Kinh Dịch khởi hứng cho trong việc thiết lập biện chứng pháp chăng, chỉ biết rằng Leibniz (1646-1716) đã chú trọng đến Kinh Dịch lâu năm trước, nên đời Hegel những yếu tố chính của Dịch pháp đã trở thành quen thuộc với người Đức, cho nên rất có thể Hegel đã nhờ nó mà sáng tạo ra biện chứng pháp. Vấn đề này không quan trọng. Điều quan trọng là thẩm định về hậu quả của biện chứng, và nó khác với Dịch pháp của Kinh Dịch như thế nào. Để trả lời xác đáng ta hãy phân tích cơ cấu dịch pháp của Kinh Dịch. Để dễ thấy hơn sự dị biệt xin dùng một số thuật ngữ của Hegel để nói về Kinh Dịch, theo đó thì hai hạn từ (termes) chính đề và phản đề trong Kinh Dịch là Thiên và Địa, còn tổng đề là Nân. Nhân chỉ tổng hợp của Thiên và Địa, vì thế Nho giáo định nghĩa Nhân là “Thiên Địa chi đức” và cùng với thiên địa được kêu là Tam tài. Dịch Kinh đã biểu thị Tam tài trong ba cặp hào của một quẻ. Trong đó hai hào dưới là địa, hai hào giữa là nhân, hai hào trên là thiên. Quả là một cơ cấu tượng hình rất rõ rệt nên rất có thể đã gợi ra ý biện chứng cho Hegel.

Kinh dịch linh thể - Kỳ 2

II. HAI LỐI ĐỌC DỊCH


Có hai lối đọc Kinh Dịch: một là của Hán Nho, hai là lối Việt Nho. Đọc theo lối Việt Nho đã mất từ lâu vì thế hôm nay khi muốn bàn đến lối đó thì cần phải sửa soạn hơi xa bằng khởi hành từ trạng thái hiện thời, vì trạng thái hiện thời gây ra phần lớn do ta Hán Nho. Cần nhìn vào hiện trạng chúng ta mới hiểu được thấm thía lối đọc Dịch của Việt Nho.


Có khi nào bạn tra hỏi về căn nguyên sâu xa nhất đã gây nên cuộc chém giết tương tàn đang phá vỡ quê hương chúng ta đã từ 20 năm nay chăng? Tất nhiên là có, hết mọi người Việt Nam đã suy nghĩ điều ấy và câu thưa đến trước hết trong trí mọi người là tại Việt cộng. Chính Việt cộng đã gây nên cuộc chiến đau thương này, mà sở dĩ như vậy vì họ đã thâu nhận ý hệ ngoại lai, khiến họ không còn nhìn ra người trong nước là anh em cùng ruột thịt, mà chỉ nhìn thấy đó là kẻ thù.


Thưa như trên là đúng nhưng mới là đợt chính trị chưa đủ sâu xứng với triết. Vì lý do sâu xa nằm trong câu nói của Heidegger đại khái rằng Tây Au đang ở trong trạng thái Hư vô, và khi Hư vô truyền bá đi tới đâu là gieo tai họa tới đó. Đấy mới là lý lẽ chính, nó sâu hơn câu thưa trên một độ. Tuy nhiên cũng chưa là sâu xa nhất. Lý do sâu xa nhất phải tìm trong sự phân tích tỷ mỷ lịch sử triết học Tây Au như Heidegger đã làm và nhờ đó ông nhận ra rằng triết Tây đã mất ý thức về nét-gấp-đôi: triết Tây đã nhìn tất cả vạn vật theo nguyên lý đồng nhất tức là theo một chiều lý trí, và do đó đã đưa sự chết vào lòng con người, đã đuổi thần minh ra khỏi vũ trụ, và xô đẩy vạn vật vào một thế đứng im lìm làm toàn bằng biểu tượng hay ý niệm. Chính sự phân tích của Heidegger đã lôi ra ánh sáng sự thực rùng rợn này là người ta đã lầm lẫn lấy biểu tượng làm thần linh: điều ấy có nghĩa là người ta tin tưởng vật chất là tinh thần, tưởng chết là sống và vì tưởng làm như vậy nên người ta đã tô tạo điều tin tưởng lầm lẫn đó bằng những hệ thống nguy nga đồ sộ rồi bảo vệ chúng bằng những tổ chức tinh vi, lại được thêm uy tín vô biên vì khoa học kỹ thuật. Đã thế khoa học còn tạo phương tiện hùng mạnh cho những ý hệ trên kia có cơ hội tràn lan khắp nơi để đán sụp đổ mọi văn hóa khác. Trong số những nền văn hóa bị tiêu diệt này có Việt Nam mà Việt Nam lại bị nặng hơn hết. Tôi nói tiêu biểu vì ở các nơi khác thì sự gục ngã của nền văn hóa cổ không lấy chi làm lớn lao, thí dụ Phi Luật Tân to vo một mình giữa Thái Bình Dương hay các dân bản thổ Mỹ Châu không liên hệ tới đất liền. Ngược lại Việt Nam ta đại biểu cho nền văn hóa nông nghiệp hùng mạnh nhất hoàn cầu, hơn hẳn nông nghiệp của người Dravidien bên An hay người cổ Hy Lạp bên Au đều bị gục ngã trước sức mạnh của văn minh du mục công thương. Còn Việt Nam là duy nhất còn khả năng cầm cự bên trời Đông cho đến đầu thế kỷ 20 thì mới gục ngã trước văn hóa Tây phương. Sự gục ngã này không có nghĩa là đổi nếp sống mới, cái đó chỉ thật ở vỏ ngoài, còn nội dung thì là đi tụ7 sự sống sang sự chết. Vì sống là tương quan linh động giữa hai đối cực, vậy mà văn hóa Tây Au chỉ có nhất cực thì làm sao có được tương quan, mà thiếu tương quan là chết. Vì thế khi văn hóa ta bị sụp đổ trước nền văn hóa Tây Au thì cũng là đi vào thế giới chết khô. Điều này nếu nói ra trước đây một hai chục năm thì dễ bị coi là câu nói càn, nhưng nay thì đó chỉ là lặp lại lời những thức giả lờn nhất của Tây Au, và những ai đã đi sâu vào nền văn hóa Tây Au đều nhận ra cả rồi. Vì thế xin thông qua.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Dịch kinh linh thể - Kỳ 1


I. KHI TỔ TIÊN VIỆT TỘC ĐÓNG DẤU TRÊN KINH DỊCH

Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

Trung cộng xúi Lào xây đập thủy điện Xayaburi để khủng bố Việt Nam

Năm 1077, Lý thường Kiệt trong lúc ngăn chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Ông đã thay mặt quốc dân Ðại Việt khẳng định :” NAM QUỐC SƠN HÀ, NAM ÐẾ CƯ “.Ngày nay ngụy quyền CSVN tiếm quyền dân-nước, đã đi ngược lại lòng dân, ý nước khi công khai phủ nhận quyền làm chủ đất nước mình, qua ngàn trăm hành động nhục nhã,khiến cả nước bị người Tàu bốc lột, khinh thường, chèn ép. Nhưng nhục nhã nhất cũng vẫn là hành động của bọn chóp bu Hà Nội, bắt buộc người dân cả nước cung nghinh ngọn đuốc máu của Tàu đỏ khi tới Sài Gòn vào ngày 29-4-2008. Thái độ hèn kém mất tư cách của nhóm lảnh đạo đảng, đã chôn vùi danh dự và uy tín của VN khắp thế giới vì sự bưng bợ Trung Cộng ra mặt. Ðây là ngọn đuốc máu, biểu tượng của một đế quốc côn đồ, lưu manh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, đã bị năm châu nguyền rũa tẩy chay khinh bĩ vì cướp nước Tây Tạng, bá đạo trên Đông Hải,chụp giựt trên thị trường thương mại, chà đạp nhân quyền và ỷ mạnh hiếp yếu. Thế mà chỉ có VC một mình một chợ, muối mặt a dua và ca tụng kẻ thù cướp nước mình và mới nhất là việc công khai “ đầu hàng Tàu đỏ “ ,sau khi bị Hoa Kỳ từ chối không giúp đô la để cứu đảng trong cơn mạt vận từ đầu năm 2011 tới nay.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử dân tộc Việt

Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau:
  1. 1. Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.
  2. Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.
  3. Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử.

Phát hiện kinh dịch thời đại Hùng Vương

Đọc sử ta thường gặp một nghịch lý: càng gần thời điểm xảy ra sự kiện ta cứ đinh ninh có nhiều thông tin chính xác hơn thời gian xa sự kiện, nhưng có khi lại ngược hẳn, càng xa sự kiện xảy ra càng có cơ hội phát hiện nhiều thông tin gần với sự thực.
Trường hợp thời đại Hùng Vương không phải là ngoại lệ. Các sử gia dưới thời các vương triều tuy ở gần thời đại Hùng Vương hơn chúng ta nhưng họ lại bị hạn chế nhiều mặt nên không có được những thông tin xác thực về thời đại này. Với các sử thần Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Lê Tung, Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ, Hùng Vương là thời đại huyền sử, không đáng tin chỉ có thể để ở phần ngoại sử, nhưng với các nhà sử học ngày nay thời đại Hùng Vương là thời đại có thực, không phải là thời man di như dư luận nhầm lẫn mà lại là thời đại chính sử tồn tại gần hai nghìn năm, là buổi bình minh rực rỡ của lịch sử dân tộc, một thời mở nước, dựng nước vẻ vang, oanh liệt của Việt Nam. Các sử gia các thời đại trước chỉ dựa vào truyền thuyết và một số thông tin không được khách quan và chuẩn xác của các sử gia Trung hoa như Tư Mã Thiên, Lịch Đạo Nguyên, Cao Hùng Trưng... nên không thể tiếp cận với sự thực. Các sử gia ngày nay được sự hỗ trợ của khoa khảo cổ học, đã phát hiện được nhiều di chỉ, nhiều di vật minh chứng hùng hồn cho kết luận của mình, tất nhiên có tính thuyết phục hơn.

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam ?

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này.  Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá, xưa nhất thế giới.

Tiến Sĩ N.T.Thanh

Lời xác minh của tác giả:
Những ý kiến trong bài nghiên cứu sau đây hoàn toàn khách quan dựa trên những tài liệu lịch sử và khảo cổ Việt Nam, Trung hoa, Pháp, Hoa Kỳ và Nga. Chúng tôi không hề đưa ra một sự kiện lịch sử chủ quan có thể làm hại đến văn hóa của một quốc gia nào khác. Chúng tôi chỉ vì sự thât của lịch sử dân tộc và nhân loại, Nếu có điều gì bất như ý đối vi cá nhân hay quốc gia nào, kính mong quý vị học giả các nước liên quan đến tài liệu trong bài nầy thông cảm cho, chúng tôi xin đa tạ.
Trong Việt Nam Sử lược, sử gia Trần Trọng Kim đã viết: "Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao Chỉ và Cửu chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, vì trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới..." Sử gia Đào Duy Anh cũng viết "Họ (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á Đông khác."
Sách vở của các vị sử gia trên đã dạy dân học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ cong lưng theo thế mà học về lịch sử nước nhà. Có lẻ hai ông sử gia trên đã dựa một cách tiêu cực vào sử Trung Hoa mà không cố tình suy luận và phán đoán về sử liệu nước nhà (một gương sáng mà chúng cần lưu ý: Đại Hàn và Trung Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật Bản hiện nay).

Ý thức cách mạng Dân chủ đáy tầng tại Việt Nam - Hoa lục và Á châu

Nguyễn Anh Tuấn
Political Scientist

The Vietnamese-American Political Science Study Group in USA for Democracy of Vietnam and Asia.

I.SỰ TRỖI DẬY CỦA LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI TRƯỚC LUẬT TRỜI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TRÊN THẾ GIỚI .

Nhân loại ngày nay đang đứng trước những làn sóng lịch sử của TỰ DO DÂN CHỦ và làn sóng này đang lan tràn  tới Tunisia, Ai Cập, rồi vào Yemen, Libya và khắp cả vùng Trung Đông. Để rồi đây, làn sóng này sẽ lan tràn vào Việt Nam, Hoa Lục, Bắc Hàn và các nước Á Châu, để xô đổ các nhà độc tài và các chế độ độc tài man rợ, ích kỷ, độc ác, tham lam, mù quáng đầy dục vọng quyền lực đã chống lại Trời đất và đạo lý của Trời, chống lại sự thật và lẽ phải, chống lai sự sống và quyền sống của con người khắp nơi- đặc biệt là tại Á Châu - nơi những chế độ độc tài lạc hậu và phản tiến hóa này đã hiện diện trên dòng sinh mệnh của con người và dòng sử mệnh của Đông phương từ hơn 2000 năm qua, đã hành hạ và hiếp đáp bao thế hệ con người cho đến nay vẫn chưa chịu buông tha cho họ.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Bách Việt và Asean trên vùng định mệnh

Ðinh Việt Nhân
 
 
1. Dẫn nhập

Tựa đề của bài tiểu luận này lấy từ loạt bài “Trăm Việt trên vùng định mệnh”(TVTVĐM) của học giả Phạm Việt Châu (PVC). Loạt bài TVTVĐM xuất hiện lần đầu trên tạp chí Bách Khoa từ năm 1969 đến năm 1974. [1] Viết trong thời kỳ sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam, tư tưởng của học giả PVC là một viễn kiến chính trị vượt không gian và thời gian. Những biến chuyển kinh tế, chính trị gần đây trên trường quốc tế, nhất là các tranh chấp tại biển Đông, lại càng làm tăng giá trị cảnh cáo của viễn kiến đó.

Các ý chính trong sách TVTVĐM có thể tóm lược như sau. Thứ nhất, các quốc gia Đông Nam Á (ĐNÁ) có chung nguồn gốc Bách Việt. Nói rõ hơn, tổ tiên dân ĐNÁ ngày nay là bộ tộc Bách Việt, đã nam thiên xuống Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Căm Bốt, Miến Điện, Thái Lan, Lào, v.v..., theo nhiều đợt khác nhau trong quá khứ. Thứ hai, các hậu duệ của bộ tộc Bách Việt đã đi tới đoạn đường chót của cuộc hành trình lịch sử, không còn nơi nào, chỗ nào để mà thiên di xa hơn nữa, trong khi áp lực truyền kiếp từ phương Bắc vẫn tiếp tục đè nặng xuống. Thứ ba, các quốc gia ĐNÁ chỉ có thể xây dựng được một thế đứng độc lập bằng cách triệt tiêu các ý hướng dựa vào các đế quốc mới. Các nước ĐNÁ cần quần tụ trong bình đẳng, hỗ tương, vừa giữ được thế tự lập đơn vị, vừa tạo ra sức mạnh tập thể. [2]

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Chuyển hướng của Thế giới

Cục diện thế giới thay đổi mau chóng khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố đường lối mới của Mỹ đối với các tranh chấp do Bắc Kinh gây ra trên vùng biển Đông của Việt Nam tại Diễn Đàn An Ninh  Khu Vực, được Hiệp Hội các nước Đông Nam Á tổ chức tại Thăng Long vài tuần lễ trước đây . Chủ trương của Mỹ được Bà Ngoại Trưởng trình bày rất rõ ràng: “Mỹ không đứng vào phía nào trong cuộc tranh chấp này, Mỹ ủng hộ việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông được các quốc gia Đông Nam Á chủ trương, yêu cầu các phía tuân thủ quy tắc hành xử đã được các bên thỏa thuận trước đây ” . Lời tuyên bố của phía Mỹ được ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đồng thanh  bày tỏ sự ủng hộ cao độ qua các lời phát biểu của các vị đó trong Diễn Đàn . Một việc hầu như ít thấy sảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hình thành tổ chức khu vực này . Trước các lời phát biểu liên quan đến lập trường thống nhất của tập thể các nước chủ nhà, Ngoại Trưởng Trung Cộng bỏ phòng họp ra ngoài , có lẽ để xin chỉ thị từ Bắc Kinh hoặc để tránh bị làm nhục tại Hội Nghị Quốc Tế mà Bắc Kinh tự nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng thao túng  dựa vào sức mạnh tài chánh cũng như quân sự của mình như họ đã từng làm trước đây tại các hội nghị do các nước ĐNÁ tổ chức.

Biển Đông hoàn toàn không phải là nội hải như biển Caspian hoặc Hắc Hải , cũng khác nhiều với vùng biển Baltic, nên một nước nào đó xử dụng sức mạnh cơ bắp xác nhận quyền làm chủ hoàn toàn theo cách nào đó, ngay tức khắc sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường đối với an ninh khu vực cũng như toàn cầu . Bắc Kinh trong thời gian qua đã hành động theo chiều hướng đó bất chấp quy luật hành xử được các phía thỏa thuận trước đây . Thế giới cũng như Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á hành động quyết liệt , thực tế chỉ là các đáp ứng đối với thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh đối với an ninh khu vực cũng như đối với thế giới mà thôi . Trên căn bản đó, xin được cập nhật hóa các diễn biến mới nhất liên quan đến cục diện trong vùng mới diễn biến trong tuần lễ qua.

Cuộc chiến trên mạng điện toán toàn cầu

Chiến tranh hiện đại không đơn giản chỉ diễn biến trên chiến trường theo lối cổ điển ; theo đó hai phía đối nghịch một khi không giải quyết được mâu thuẫn, một trong hai phía tuyên chiến với phía bên kia, tung quân đối đầu trên chiến địa theo cách đánh kiểu mã thượng dựa trên một số điều lệ bất thành văn mà các phía mặc nhiên nhìn nhận và cùng tôn trọng như những quy luật hành xử trên chiến trường , cũng giống như hai võ sỹ giác đấu trên đấu trường thời La Mã vậy . Hình thức chiến tranh như vậy đã vĩnh viễn chấm dứt sau Thế Chiến II cũng là lúc khởi đầu của chiến tranh lạnh với những cách đánh khác chẳng theo quy luật hành xử theo lối cổ điển . Cuộc giác đấu trong chiến tranh lạnh diễn biến dưới mọi hình thức khác nhau như cuộc tỷ thí tổng lực giữa hai thế lực tương tranh ; các phía không hề tuyên chiến , chẳng điều động quân đội đối diện trên chiến trường được hai phía chọn lựa . Tình hình này tạo ra cảm tưởng lẫn lộn giữa chiến tranh với hòa bình trong suốt gần 45 năm  cuối của thế kỷ 20 .

TỔNG QUAN

Tình hình tổng quát như vậy trong chiến tranh lạnh đã để lại rất nhiều nghi vấn khác nhau liên quan đến chính trị thế giới . Khác hẳn với các cuộc chiến trước đó – khi hai bên dàn quân trên chiến trường thì các bí mật không nhiều nên các sử gia có thể dựa vào các diễn biến đó để luận về sử - chiến tranh lạnh khác hẳn , nên người nghiên cứu thực sự không thể có đủ các sử liệu để trên căn bản đó mà phân tích mà luận bàn . Quá nhiều bí mật trong chiến tranh lạnh sẽ chẳng bao giờ được công khai nói đến trong chỗ công khai, hoặc giả nếu có được nói tới theo đúng đòi hỏi của luật pháp mỗi quốc gia quy định thời hiệu nhất định các sử liệu ấy phải được phổ biến cho dân chúng được biết (như theo Luật của Mỹ chẳng hạn) thì các tài liệu được bạch hóa ấy cũng đã được sửa chữa, hiệu chỉnh lại hầu như hoàn toàn , nên các tài liệu được bạch hóa ấy thực tế chẳng đem lại lợi ích gì cho những nhà nghiên cứu vòng ngoài . Pentagon Papers chính là tiêu biểu cho cách thức bạch hóa như vậy.

Á châu liệu có thể tránh được chiến tranh hay không ?

Về căn bản thì lý thuyết chính trị cũng như chiến tranh không thay đổi từ khi con người có sử cho đến gây giờ, nhưng cách thức ứng dụng thay đổi theo thời gian . Xử dụng sức mạnh quân sự nhằm chiếm đoạt quyền cai trị đối với lãnh thổ khác là việc đã luôn sảy ra trong suốt chiều dài lịch sử từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim . Nhưng quan niệm về tước đoạt cũng đã thay đổi mau chóng kể từ cuối thế kỷ 19 khi một phần nhân loại cảm nhận được rằng sự tước đoạt theo lối suy nghĩ cũ không bao giờ có thể vĩnh viễn tồn tại trong lâu dài được . Chiến tranh tiếp nối chiến tranh để rồi lại dẫn đến việc hình thành một sức mạnh mới cũng dựa trên sự tước đoạt, để rồi lại dẫn đến chiến tranh mới ngày càng trở nên khốc liệt hơn so với các hình thái chiến tranh đã sảy ra trước đó .

Như thế, chiến tranh không thể được coi là giải pháp tối hậu có khả năng giải quyết vĩnh viễn các mâu thuẫn giữa loài người với nhau . Trớ trêu thay, thuyết phục cũng chẳng bao giờ có thể giải quyết được mâu thuẫn về quyền lợi liên quan đến an ninh của các quốc gia . Khái niệm về quốc gia, an ninh quốc gia, về quyền sở hữu, về quyền lực và cách xử dụng quyền lực đang thay đổi tuy tiệm tiến nhưng rất ngoạn mục trong thê kỷ 20 so với thế kỷ 19 và còn thay đổi mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21 này . Như thế : vấn đề là xử dụng chiến tranh như thế nào để củng cố cho quá trình thuyết phục mà thôi.

Thành lập NATO phương đông

Nhiều cuộc phô diễn  quân sự liên tục tại Thái Bình Dương của Mỹ cùng các đồng minh trên vùng biển Hawai cũng như vùng biển Triều Tiên; các lời tuyên bố mạnh của nhiều quan chức cao cấp Mỹ liên quan đến Biển Đông ; hàng loạt các cuộc thăm viếng của các giới chức Anh đến Ấn Độ ; các dấu hiệu khác cho thấy lần đầu tiên kể từ sau khi rút khỏi Đông Dương năm 1955 theo thỏa hiệp Geneve chia đôi VN năm 1954, Pháp đang tỏ dấu hiệu cho thấy cũng đang chuẩn bị trở lai vùng Đông Dương theo một cách nào đó ; Nga cũng đang tập trận tại vùng Sibia với phương tiện chiến tranh được tăng cường mạnh mẽ, song song với việc mở rộng quan hệ quân sự với VN ; Nhật cũng đang tìm kiếm cách thức củng cố quan hệ chính trị an ninh với VN . Đối lại với các diễn biến đó, Bắc Kinh lên tiếng đả kích dữ dội nhắm vào Mỹ , tập trận bắn đạn thật trên quy mô lớn kết hợp hai hạm đội tại vùng biển Đông của nước ta .

Đụng độ quân sự tuy chưa sảy ra theo cách thức kiểu cổ điển, nhưng hình thái chiến tranh hiện đại nhất thực tế đã sảy ra rồi . Tình hình này đặt ra câu hỏi là : có sự khác biệt nào giữa việc Âu Châu xâm lăng Á Châu để biến thành thuộc địa hồi thế kỷ 19, với cuộc trở lại Á Châu của các thế lực Phương Tây hôm nay hay không ? và rồi tương lai của Á Châu sẽ ra sao ? một lần nữa trọng tâm tranh chấp tại Á Châu vẫn tập trú vào vùng bán đảo Đông Dương nà VN là điểm chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến tối hậu này . Lịch sử đang được lập lại nhưng với chủ hướng mới, hy vọng mới ; cũng khá giống với chính tình Âu Châu trước khi thế chiến II nổ ra vào năm 1939 để dẫn đến chỗ quân Mỹ phải có mặt lâu dài tại Tây Âu để giúp ổn định tình hình tại đấy, xây dựng lại Tây Âu, đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh lạnh ; để dẫn đến chỗ về căn bản thì toàn Âu Châu được thống nhất về một mối vào cuối thế kỷ 20 .

Trận đồ tại phương đông

Đụng độ trực tiếp giữa Phương Tây với Trung Cộng chưa nổ ra , nhưng cuộc chiến ngôn ngữ ngày một gia tăng ,các chuẩn bị chiến trường ngày một cụ thể hơn và từng bước tăng tốc độ của các cuộc dàn binh bố trận . Nhiều vấn đề cách nay chỉ vài tháng còn nổi lên thành chủ đề hàng đầu đối với giới truyền thông quốc tế , nay lẳng lặng chìm xuống cứ y như là những vấn đề như vậy đã từng  không hề tồn tại trong thực tế , thay vào đó là những vấn đề có vẻ như được tạo dựng nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới . Vấn đề họp Sáu Bên liên quan đến hồ sơ nguyên tử của Bắc Triều Tiên lẳng lặng chìm xuồng , hồ sơ nguyên tử của Iran hầu như được coi như xong sau Nghi Quyết cấm vận Iran được LHQ thông qua với thái độ được coi là miễn cưỡng của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề này , phiên họp của G20 tại Toronto, Canada cũng chẳng được mấy quan tâm , vấn đề tràn dầu tại Vịnh Mexico kéo dài đã trên hai tháng với đầy dãy những tin tức trái ngược nhau - tưởng chỉ là tai nạn khoan dầu - lại là chủ đề lớn trên thế giới từ Âu sang Mỹ . Thế giới còn khối truyện để bàn .

Bất ổn khắp nơi báo hiệu chuyển biến lớn

Bất ổn toàn cầu gia tăng mỗi ngày trên khắp các châu lục báo hiệu nhiều chuyến lớn sẽ sảy ra trong tương lai không xa . Bài viết này tập trú vào việc xem xét các khả năng diễn biến tiếp theo đối với thế giới . Vì lý do tế nhị đặc biệt , tôi vẫn không thể trình bày chi tiết các  dự kiến cụ thể và chi tiết đối với các diễn biến ấy , kính mong quý bạn đọc thông cảm .

1 – Nam Mỹ gia tăng bất ổn

Ngay từ buổi khởi đầu của lịch sử dành độc lập của các quốc gia Nam Mỹ đã khác biệt quá nhiều với các quốc gia Bắc Mỹ chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ . Xã hội Nam Mỹ đặt căn bản trên việc xây dựng xã hội nông nghiệp với đa số là dân lai ba dòng máu : thổ dân , da đen Châu Phi cùng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha . Trong khi Bắc Mỹ đặt căn bản trên nền tảng xã hội công nghiêp , phân biệt chủng tộc , được lãnh đạo chặt chẽ bởi Hội Kín Freemason nhằm xây dựng một hệ thống xã hội Duy Lý Hiện Đại . Do thế Nam Mỹ không hình thành được thế lực chủ đạo định hướng đi trong lâu dài , đắm chìm trong các tranh chấp nội bộ giữa các thế lực bảo thủ nông nghiệp kết hợp với tinh thần Kyto Giáo mang nặng sắc thái của thời Trung Cổ bên Âu Châu còn sót lại . Liên tiếp trong gần hai thế kỷ các xã hội Nam Mỹ vẫn không tìm được lối thoát thỏa đáng nhằm đặt căn bản cho xã hội mới hợp lý hơn , người dân được phục vụ tốt hơn.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Bàn thêm về chính trị thực tiễn

Lê Văn Xương
 
Khi ông Bush trẻ còn làm Tổng Thống Mỹ , nhân dịp khi ông tiếp Nguyễn Tấn Dũng tại nhà trắng , trên làn sóng này tôi có nói : Tổng Giám Mục Kiệt và ông Dũng là đệ tử của Giám Mục Bùi Tuần hiện hưu dưỡng tại Long Xuyên . Trong dịp khác  tôi có nói người Việt nên đứng sau Dũng , mới đây cũng trên làn sóng này tôi lại kêu gọi Đảng CS nên cử Dũng làm Tổng Thống . Khi Đức Tổng Giám Mục Kiệt chuẩn bị rời Tổng Giáo Phận Hà Nội qua việc Tòa Thánh cử Giám Mục Nhơn làm Phó với quyền thế vị tại Tổng Giáo Phận Hà Nội . Trên Diễn Đàn tôi trình bày là Tổng Giám Mục Kiệt sẽ rời nhiệm vụ , vì công việc đã xong , tùy việc mà chọn người .
Một số vị thính giả trong nước qua anh Toàn có bày tỏ sự tức dận , khi đặt vấn đề là : “ phải chăng tôi thay đổi lập trường , chuyển qua ủng hộ thế lực bán nước , tiêu biểu là Dũng , Triết, Mạnh ” Một số vị khác tại hải ngoại , theo như những gì tôi thâu lượm được , “bày tỏ sự bất bình trước các lời tuyên bố kiểu nêu trên” . Nhưng đa số im lặng chờ xem , vì đa số những gì tôi đã phát biểu đều sảy ra đúng như dự kiến . Nhiều việc đã sảy ra còn xác nhận những gì tôi đã nói ở mức độ cao hơn hẳn so với những gì mà người ngoài hiểu biết về hiện tình thế giới và đất nước . Thay vì giải thích các thắc mắc của quý vị thính giả xa gần một cách trực tiếp , hôm nay tôi chỉ xin giải thích gián tiếp , dựa trên căn bản của lịch sử thực mà người ngoài ít có cơ hội được biết cụ thể.

Quan hệ Nga - Mỹ và bài toán Á Châu

Lê Văn Xương
 
1        -  TOÀN CẢNH

Người xem cờ dù mẫn tiệp đến đâu , vẫn là người xem cờ ; cho dù đôi khi họ cũng sốt ruột và âu lo như người chơi cờ . Cuộc cờ chính trị toàn cầu phức tạp hơn hẳn so với ván cờ mà ta quan sát , vì có quá nhiều yếu tố tiềm ẩn không hề để lộ ra trên bề mặt để ta có thể căn cứ vào đó để tính toán các nước cờ kế tiếp , kế tiếp liên tục trong cả một tiến trình lâu dài của lịch sử . Một khi quân cờ này chuyển động thì ngay tức khắc nó sẽ tác động lên những quân cờ khác như một chuỗi phản ứng dây chuyền chẳng bao giờ ngưng nghỉ . Dự kiến được chuỗi các phản ứng đó thật chẳng dễ chút nào . Khốn thay : muốn làm việc nước đến nơi đến chốn , chúng ta cần được học hỏi để có thể tiến dần đến chỗ có thể nắm bắt được chuỗi phản ứng dây chuyền đó .

Sự quan sát bằng cách học tại các trường đại học lớn được giảng dạy bởi các giáo sư danh tiếng thế giới là rất cần thiết để người học được cung cấp một nền tảng vững chắc để nắm bắt tình hình thế giới . Các vị giáo sự tại các trường lớn trở thành danh tiếng vì họ biết nhiều về bí ẩn lịch sử không hề được để lộ ra ngoài , nên người học qua các bài giảng dạy có thể đánh hơi được một số những bí ẩn đằng sau các cánh cửa khép kín . Không đủ nhạy bén để đánh hơi được bí ẩn lịch sử , anh cũng chỉ là người có bằng cấp mà thôi . Những bài viết được đăng trên Diễn Đàn chỉ nhằm mục đích duy nhất là : tìm cách đánh hơi được những gì không xuất hiện trong chỗ công khai . Xem cờ chính trị thế giới khó khăn như vậy . Người làm chính trị còn khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Cắt giảm vũ khí nguyên tử, khởi đầu cuộc chạy đua mới

Lê Văn Xương
 
Có thể nhiều vị thính giả thấy tôi nói quá nhiều về chiến tranh , truyện gì dù lớn hay nhỏ đều quy về chiến tranh cả , nên đã làm cho nhiều vị nghĩ rằng tôi là người hiếu chiến . Thực ra không phải như vậy . Tôi luôn nhấn mạnh đến chiến tranh là để lưu ý quý bạn trẻ sớm ý thức được tầm quan trọng của khoa học nghiên cứu về an ninh quốc gia vốn là lãnh vực chúng ta còn rất yếu kém . Đối với an ninh của đất nước , vốn là vấn đề sinh tử của bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ , dù đông hay tây , dù siêu cường hay nhược tiểu , đều phải được mọi giới quan tâm đúng mức . Thịnh suy của một quốc gia được thể hiện trong cách mà quốc gia ấy quan niệm thế nào , chuẩn bị ra sao nhằm đáp ứng được với các diễn biến quốc tế về mọi mặt , trực tiếp hay gián tiếp , xa hay gần tác động vào tình hình của quốc gia ấy . Các diến biến ấy trước mắt nhà nghiên cứu đều là chiến tranh cả . Tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề đó , để sau này các thế hệ trẻ VN là người làm chủ đất nước thật sự biết : tránh các vết xe đổ của người đi trước.

Đại chiến thương mại giữa Tầu với Thế giới

Lê Văn Xương

Thế giới đang bước qua một khúc quanh mới đầy hung hiểm khó lường khi Bắc Kinh một mực nhất định không chịu điều chỉnh lại giá trị đồng Yuan cho phù hợp với trị giá thực của đồng nhân dân tệ của Tầu . Vấn đề này đã xuất hiện trong thời gian gần 10 năm trước khi Ông G. W Bush lên làm Tổng Thống . Ông Bush thực tế không có nhiệm vụ giải quyết vấn đề này , chỉ tập trú vào việc đánh các nhóm cực đoan Hồi Giáo do Bin Laden lãnh đạo , đồng thời cải tổ lại guồng máy an ninh của nước Mỹ . Nước Mỹ sau 9-11 đã đổ quân lật đổ chính quyền Taliban tại Afghanistan năm 2001 , lật đổ chế độ Sadam Hussein tại Irak năm 2003 ; thực tế đem quân trấn thủ hai vùng sung yếu thuộc trung Đông cũng như Nam Á nhằm ngăn chặn đà bành trướng của các tổ chức cực đoan Hồi Giáo . Tại cả hai mặt trận ấy , ông Bush cũng không có nhiệm vụ giải quyết dứt điểm như suy nghĩ của nhiều người ít am tường về chính trị toàn cầu , thường muốn tạo chiến thắng quân sự trong ngắn hạn . Chiến tranh vũ trang kiểu cổ điển thực ra chỉ là một mặt của cả một kế sách chính trị sâu rộng hơn hẳn mà người ngoài cuộc khó lòng hiểu nổi . Mối quan hệ giữa Mỹ với Tầu trong thời Ông Bush làm Tổng Thống phải được coi là tốt đẹp , mặc dù đôi lúc Tầu cũng gây khó dễ đối với chủ trương của Mỹ nhắm vào Irak liên quan đến vũ khí giết người hàng loạt WMD mà chắc chắn là Sadam Hussein có sở đắc . Cũng trong thời gian Ông Bush làm Tổng Thống , thặng dư thương mại của Tầu đối với Mỹ tăng vọt so với thời ông Bill Clinton làm Tổng Thống . Tầu rất mong muốn Ông John Mc Cain lên làm Tổng Thống là vậy.

Quyền lực sử dụng quyền lực

Lê Văn Xương

KHỞI ĐẦU CỦA VĂN MINH .

Lịch sử loài người là lịch sử của quá trình dài liên tục không bao giờ ngưng nghỉ ghi dấu quá trình đấu tranh giữa con người với nhau cũng như với tự nhiên , lịch sử ấy là thống nhất trên bước đường Duy Dân của mình . Mỗi giai đoạn khác nhau đánh dấu các tiến bộ khác nhau , các mâu thuẫn khác nhau  trong quá trình hình thành cái mới , đào thải cái cũ trong một tiến trình khép kín không bao giờ ngưng nghỉ như một vòng kín ngày càng chuyển dịch nhanh hơn, ngày càng trở nên hợp nhất hơn . Cho nên mâu thuẫn tất yếu tồn tại và luôn phát sinh như con người luôn đi bằng hai chân và vĩnh viễn cứ đi bằng hai chân vậy . Tiến bộ của ngày hôm qua thực tế gây ra mâu thuẫn của ngày hôm nay , con người ngày hôm nay phải giải quyết mâu thuẫn mới trên căn bản mới dựa vào các khám phá khoa học của ngày hôm nay chứ không thể ngồi nguyền rủa ngày hôm qua được . Sự sống là vậy . Những ai cứ bám vúi vào ngày hôm qua để bắt ngày hôm nay cứ phải hành động suy nghĩ như ngày hôm qua thậm chí như ngày hôm kia là hoàn toàn lỗi thời và lạc hậu , họ tất yếu sẽ bị lịch sử đào thải không thương tiếc ; mà quả thực họ đang chết về mặt tinh thần đấy , cái chết về mặt vật chất chỉ còn là thời gian ngắn ngủi phía trước mà thôi.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Bão táp đang hình thành ở phương Đông

Lê Văn Xương

Thế giới hiện bị bao phủ bởi mối quan hệ Mỹ với Hoa Lục CS : chứng khoán lên hay xuống , chỉ giá các loại tiền tệ , tỷ lệ thất nghiệp tăng hay giảm , kinh tế thế giới có được ổn định đến đâu ? ; trong lâu dài Phương Tây liệu có thể thiết lập được một chỉ tệ chung cho thế giới để từng bước giảm bớt cách biệt giữa nước giầu với nước nghèo như một bước căn bản nhằm thực hiện trong thực tế khái niệm về quốc gia toàn cầu hay không , tất cả đều lệ thuộc vào mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ với Tầu .
Tầu được một số nhà nghiên cứu nói đến như thế lực lớn tạo ảnh hưởng mạnh đối với thế giới trong thế kỷ 21 này . Tầu cũng rất lấy làm thích thú với đánh giá kiểu đó và Tầu đem các điều đó nói với dân Tầu về một nước Trung Hoa vĩ đại được các thế lực đã từng khinh mạt Tầu trong quá khứ nay phải biết đến sức mạnh của Tầu . Tầu nghĩ rằng cứ theo các kế sách hiện nay thì chẳng bao lâu nữa Tầu sẽ xâm lăng toàn cầu bằng các cuộc di dân trên quy mô rộng lớn có kết hợp với kinh tế chính trị quân sự cũng như văn hóa trong dài hạn để chỉ cuối thế kỷ 21 này Tầu sẽ cai trị cả thế giới này mà chẳng cần đến việc xử dụng quân sự nhằm tước đoạt như Hitler , Napoleon hay Staline đã vội làm nên đã thất bại hoàn toàn . Nhưng Tầu vẫn phải tăng cường tối đa sức mạnh quân sự , nước Tầu vẫn phải chấp nhận hy sinh nhiều hơn nữa cho một nước Tầu vĩ đại trong tương lai , đủ sức đè bẹp sức mạnh của Phương Tây đã thống trị thế giới này trong suốt 5 thế kỷ qua.

Đóng góp ý kiến

Phạm Minh Phương
Trọng kính gừi anh !

Rất chân thành cám ơn những thịnh tình anh dành cho em. Em hết lòng cảm thông san sẻ với anh qua bài viết " CẦN GẤP RÚT KHÔI PHỤC KỶ LUẬT QUỐC GIA   " trong đó anh nêu lên những quan tâm vô cùng thiết thực và cấp bách nhất đối với đất nước và dân tộc. Bất cứ ai sanh ra và lớn lên trên dải đất quê hương có hình chữ S đều ít nhiều có lần phải nêu cho mình những câu hỏi như : tại sao nước ta luôn luôn nằm trong tầm ngắm của Đại Hán , tại sao đất nước ta cũng chia hai như nước Đức và Đại Hàn nhưng không có ngày nào ngủ ngon giấc bởi bàn tay quân khủng bố chuyên nghiệp, tại sao quê tôi mãi mãi nghèo lắm ai ơi , mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn , nghĩa là bốn mùa lúc nào cũng thiếu thốn đói khổ, tại sao dân ta vừa kiêu căng , ngạo mạn, vô kỷ luật nhưng cũng vô cùng bảo thủ ,v.v....

Những câu hỏi tương tự chắc chắn không thể nào không được đặt ra bởi những tấm lòng thiết tha với tiền đồ dân tộc. Chúng ta giờ đây rất cần đến những tấm lòng yêu nước hơn bao giờ hết từ cấp lãnh đạo đến lê dân. Nhưng trọng trách tiên quyết vẫn phải là chánh quyền, lúc này chúng ta không thể làm được gì với kẻ cầm quyền vô trách nhiệm như hiện nay, nhưng trong tương lai không thể xem thường trong thời hậu CS. Một đất nước văn minh không thể có những con dân tắc trách, thiếu kỷ cương, tùy tiện, ích kỷ , v.v.... Muốn tiến bộ phải có kỷ cương, phải có giáo dục, bất kể thường dân hay trí thức.

Hai mặt trận, một cuộc chiến

Lê Văn Xương

Trong năm đầu làm chủ Bạch Cung , Ông Obama đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ nhiều hơn hẳn so với năm đầu của hai vị Tổng Thống Mỹ cộng lại , báo chí Mỹ gọi ông Obama là ngôi sao quả không sai . Nhưng ngôi sao Obama có giữ vững được tỷ lệ tín nhiệm của quần chúng đến mức nào lại là vấn đề khác . Thực tế thì sau một năm làm chủ Bạch Cung , tỷ  lệ ủng hộ Ông cũng như của Đảng Dân Chủ nói chung lại bị giảm sút thấp hơn so với tỷ lệ ủng hộ của quần chúng trong năm đầu của hai vị Tổng Thống tiền nhiệm . Kế hoạch cải tổ đầy tham vọng do ông đề ra khi tranh cử xem ra không thể giữ được hào khí lúc đầu , tranh cử thì dễ thực hành khó khăn hơn nhiều , ngay cả khi cử tri Mỹ đã dành cho Đảng Dân Chủ đa số cần thiết tại cả hai viện Quốc Hội . Kể ra thì dân Mỹ tỏ ra quá nóng ruột về đủ mọi vấn đề đối nội cũng như đối ngoại , các vấn đề như vậy không thể giải quyết chỉ trong một năm ngắn ngủi làm chủ Bạch Cung của bất cứ vị Tổng Thống nào , Ông Obama chẳng phải là ngoại lệ .

KINH TẾ MỸ VẪN PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN

Năm thứ nhất của nhiệm kỳ với tổng thống Obama

Lê Văn Xương

Chủ trương đổi mới được Ông Obama và Đảng Dân Chủ đề ra trong cuộc bầu cử năm 2008 đã đưa Ông Obama trở thành Tổng Thống da mầu đầu tien của lịch sử nước Mỹ , đồng thời Đảng Dân Chủ đã nắm được thế đa số tuyệt đối tại Thượng Viện , đa số thường tại Hạ Viện . Đã một năm khi Ông Obama trở thành chủ củ Bạch Cung , thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu xem chủ trương đổi mới đã tiến đến đâu về đối nội cũng như đối ngoại .

ĐỐI NỘI  . Bốn vấn đề cần được nêu ra để bàn luận .

1 - Thứ nhất là : vấn đề cải tổ bảo hiểm y tế toàn dân .

Ai cũng biết chi phí bảo hiểm y tế tại Mỹ quá cao so với bất cứ quốc gia đã công nghiệp hóa nào trên thế giới , cao đến mức độ khó có thể hiểu nổi , nhưng người dân Mỹ vẫn cứ than phiền , các nhà thương hoặc các công ty bảo hiểm vẫn than phiền là thường bị lỗ lã . Vậy việc gì sảy ra đằng sau hiện tượng đó .Nhìn chung thì chữa bệnh là một truyện , đầu tư nghiên cứu về kỹ thuật mới hiện đại lại là một truyện khác , duy trì đội ngũ rất lớn bác sỹ cùng các chuyên viên y tế trên quy mô cả nước để có thể đáp ứng được với hàng loạt các hiểm nguy có thể sảy ra bất cứ lúc nào tại nội địa nước Mỹ lai là một truyện khác nữa . Cả ba điều vừa nêu nói lên một khía cạnh đặc trưng của hệ thống tổ chức xã hội Mỹ , đặt tầm quan trọng tối đa về mặt an ninh cho nước Mỹ cũng như tạo điều kiện để khoa học kỹ thuật luôn dẫn đầu thế giới . Lãnh vực y tế , vận tải hay các lãnh vực khác cũng thế thôi .

Năm thánh, báo hiệu sự hợp nhất tôn giáo toàn cầu ?

Lê Văn Xương

1  -  Khái Luận .

Để đọc bài này , xin được nêu lên vài vấn đề sau theo quan điểm cá nhân liên quan đến chủ đề được trình bày hôm nay .
Thứ nhất : từ ngữ Công Giáo được xử dụng tại nước ta thường gây ngộ nhận đối với một số người Việt ít quen với lịch sử tôn giáo nói chung, nên thường mặc nhiên coi Công Giáo đồng nghĩa với Quốc Giáo . Cách nhìn này xuất phát từ thời Pháp Thuộc khi quyền lực chính trị, kinh tế , tôn giáo do Pháp áp đặt lên nước ta . Lịch sử các mối quan hệ lâu dài giữa các nhánh theo Thiên Chúa Giáo khác hẳn với những gì mà người VN không theo Thiên Chúa Giáo suy nghĩ . Từ ngữ Công Giáo được các tu sỹ người Việt xử dụng như danh xưng chính thức để ám chỉ khối tín đồ tuân thủ các giáo điều do Tòa Thánh La Mã giải thích từ các lời truyền dạy trực tiếp từ Chúa Jesus, hoặc thông qua các Tông Đồ tiên khởi của Chúa , hoặc thông qua những vị được Giáo Hội nhìn nhận là Thánh đã đóng góp vào việc  giải thích các tín điều của Chúa Jesus một cách chính đáng nhất.